Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Sinh học 10 nâng cao - Tiết 7 (bài 8): CACBOHIDRAT (SACCARIT) VÀ LIPIT doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.72 KB, 14 trang )

Tiết 7 (bài 8):
CACBOHIDRAT (SACCARIT) VÀ LIPIT

I/ MỤC TIÊU
1/ Kiến thức
a/ Cơ bản
Học xong bài này, học sinh phải:
-Phân biệt được thuật ngữ: đơn phân, đa phân, đại phân tử.
-Nêu được vai trò của cacbohydrat và lipit trong tế bào và cơ thể.
-Phân biệt được saccarit và lipit về cấu tạo, tính chất, vai trò.
b/ Trọng tâm
Nhận biết được các dạng hợp chất hữu cơ quan trọng cấu tạo nên tế bào,
cơ thể và chức năng của chúng.
2/ Kỹ năng
-Phân tích, so sánh, khái quát hóa.
-Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế.
II/ CHUẨN BỊ
1/ Giáo viên
-Hình 8.1, 8.2, 8.3, 8.4, 8.5, 8.6, 8.7 sách giáo khoa.
Phiếu học tập số 1:
TÌM HIỂU CACBOHIDRAT
Đường đơn Đường đôi Đường đa
Ví dụ
Cấu trúc
Tính chất

Phiếu học tập số 2
CẤU TRÚC LIPIT ĐƠN GIẢN
Mỡ Dầu Sáp
Thành phần
Trạng thái


2/ Học sinh
-Vai trò của cacbohydrat và lipit trong tế bào và cơ thể .
-Phân biệt saccharit và lipit về cấu tạo, tính chất, vai trò.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/ Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ
-Trình bày cấu trúc hóa học, đặc tính lý – hóa và ý nghĩa sinh học của
nước.
2/ Bài học
Trong cơ thể của chúng ta có nhiều loại hợp chất hữu cơ như
cacbohydrat, lipit, axit nucleic, protein, … chúng đóng vai trò vô cùng quan
trọng trong việc hình thành và duy trì sự sống. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu
về 2 hợp chất là cacbohydrat và lipit. Chúng ta đi vào bài 8.

Hoạt động 1: CACBOHYDRAT (SACCARIT)
Mục tiêu: Học sinh phân biệt được các loại đường đơn, đường đôi,
đường đa cũng như trình bày được chức năng của cacbohydrat.

Hoạt động của thầy - trò Nội dung

Cacbohydrat là các chất hữu cơ
được cấu tạo từ C, H, O theo công
thức chung (CH
2
O)
n
, tỷ lệ giữa H và
O là 2:1

Tùy theo loại cacbohydrat mà có
cấu trúc khác nhau. Để tìm hiểu rõ

hơn về cấu trúc của các loại
cacbohydrat các em hoạt động nhóm
và hoàn thành phiếu học tập số 1
trong vòng 5 phút.
Học sinh hoạt động nhóm, nghiên
cứu hình 8.1, 8.2 và 8.3 để hoàn
thành phiếu học tập, đại diện nhóm
I/ Cacbohydrat (saccarit)



1/ Cấu trúc của cacbohydrat





(đáp án phiếu học tập số 1)




trình bày các nhóm khác bổ sung.
Giáo viên nhận xét hoàn thiện kiến
thức.
-GV: Tại sao đường đơn có tính
khử mạnh?
Học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ
để trả lời:
(Tính khử mạnh là do trong cấu

trúc có nhóm aldehit (H – C = O) và
nhóm ketoz (C=O) có khuynh hướng
nhường điện tử).
-GV: Các loại đường glucozơ,
fructôzơ, ribôzơ khác biệt nhau như
thế nào về cấu trúc?
HS: Đường glucôzơ và fructôzơ
có 6C, đường ribôzơ có chứa 5C.
Đường glucôzơ và ribôzơ có nhóm
aldehit, còn đường fructôzơ có chứa
nhóm ketoz.
GV: Trong tế bào, các phân tử





















đường thường tồn tại ở dạng mạch
vòng. Bột khô đường glucôzơ ở dạng
mạch thẳng, khi hòa tan trong nước
nó hình thành cấu trúc vòng, cấu trúc
vòng bền vững trong dung dịch.
-GV: Phân biệt đường
monosaccarit và đường đisaccarit?
HS: Đường monosaccarit là đường
đơn có từ 3 – 7 nguyên tử Cacbon
trong phân tử. Đisaccarit là loại
đường đôi gồm hai phân tử đường
đơn liên kết với nhau bằng liên kết
glicôzit.
-GV: Khi thủy phân đường
saccarôzơ ta có thể thu được sản
phẩm là đường đơn glucôzơ và
fructôzơ.
-GV: Liên kết glicôzit ở xenlulôzơ
và tinh bột có gì khác nhau?
HS: LK glicôzit ở xenlulôzơ bị phá



















2/ Chức năng của cacbohydrat
-Là thành phần xây dựng nên
hủy sẽ thu được glucôzơ và fructôzơ.
Liên kết ở tinh bột phân nhánh nhiều.

-GV: Trong đời sống hàng ngày,
các loại thực phẩm nào có chứa
cacbohydrat: đa số cây lương thực,
nhiều loại rau, quả, …
-GV: Vậy trong tế bào và cơ thể
cacbohydrat có vai trò gì?
-GV: Tại sao khi mệt, đói uống
nước đường, nước mía ta thấy khỏe
hơn?
HS: vì đường cung cấp trực tiếp
nguồn năng lượng cho cơ thể.
Vậy, từ những vấn đề trên, các em
hãy khái quát vai trò của
cacbohydrat.





nhiều bộ phận của tế bào (xenlulôzơ
cấu trúc nên thành tế bào thực vật,
pentôzơ tham gia cấu tạo ADN,
ARN).
-Một số pôlisaccarit kết hợp với
prôtêin để vận chuyển các chất qua
màng, nhận biết các vật thể lạ.
-Là nguồn dự trữ, cung cấp năng
lượng cho các hoạt động sống của tế
bào và cơ thể.

Đáp án phiếu học tập số 1:

Đường đơn Đường đôi Đường đa
Ví dụ -Glucôzơ,
fructôzơ,
galactôzơ.
-saccarôzơ, mantôzơ,
lactôzơ.
-Xenlulôzơ, tinh bột,
glicôgen.
Cấu
trúc
-Có từ 3 – 7
nguyên tử cacbon
trong phân tử.


-Dạng mạch thẳng
hoặc vòng
-Do hai phân tử
đường đơn liên kết
với nhau nhờ liên kết
glicôzit (loại 1 phân
tử nước)
-Pôlysaccarit tạo
thành do nhiều phân
tử đường đơn bằng
các phản ứng trùng
ngưng loại nước.
+Tạo mạch thẳng:
xenlulôzơ.
+Tạo mạch phân
nhánh: tinh bột,
glicôgen.
Tính
chất
Khử mạnh Mất tính khử Không có tính khử

Hoạt động 2: LIPIT
Mục tiêu: Học sinh nắm được cấu trúc lipit đơn giản và lipit phức tạp cũng
như chức năng của lipit.

Gv tiến hành thí nghiệm để
chứng minh tính chất của este.
-Cho đường vào cốc nước 
đường tan.
-Cho dầu ăn vào nước  dầu

không tan.
-Cho vài giọt nước rửa chén
vào cốc nước có dầu hoặc vào
cốc dầu  dầu tan.
GV: Vậy tính chất của lipit là
gì?
HS: Lipit là nhóm chất hữu cơ
không tan trong nước chỉ tan
trong dung môi hữu cơ như este,
benzen, …
Giáo viên nhận xét, bổ sung
II/ Lipit











1/ Cấu trúc của lipit
a/ Lipit đơn giản: Mỡ, dầu, sáp


Mỡ Dầu Sáp
và thông báo cho học sinh tính
chất của lipit.

Gv yêu cầu học sinh hoàn
thành phiếu học tập “cấu trúc
lipit đơn giản” trong thời gian 5
phút.
Học sinh nghiên cứu SGK,
hoàn thành phiếu học tập, đại
diện nhóm trình bày, các nhóm
khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, bổ sung, hoàn
thiện kiến thức.

-GV: Tại sao vào mùa lạnh,
trời hanh và khô người ta thường
bôi kem (sáp) chống nẻ?
-HS: Kem (sáp) có thành phần
là lipit có tác dụng chống thoát
hơi nước và giữ cho da mềm.
-GV yêu cầu học sinh dựa vào
Thành
phần
Axit
béo no,
glixêrol
Axit
béo
chưa
no,
glixêrol
1 đơn vị
axit

béo,
rượu
mạch
dài
Trạng
thái
Nửa
lỏng,
nửa rắn
Lỏng Rắn khi
ở nhiệt
độ
thường.




b/ Lipit phức tạp: Photpholipit và
steroit




hình 8.6 và 8.7 SGK để mô tả
cấu trúc phân tử photpholipit.
Học sinh thảo luận và trả lời
câu hỏi:









-GV: Phân tử stêrôit có đặc
điểm gì giống và khác so với
phân tử photpholipit?
HS nghiên cứu hình vẽ, trả
lời:
+Giống: được cấu tạo từ các
nguyên tố C, H, O.
+Khác: Stêrôit các nguyên tử
-Photpholipit gồm một phân tử
glixêrol liên kết với hai phân tử axit béo
và nhóm photphát.
-Photpholipit có tính lưỡng cực:
+Đầu ancol phức ưa nước.
+Đuôi kị nước (mạch cacbua hydro
dài của axit béo).
-Sterôit chứa các nguyên tử kết vòng
đặc biệt là colesteron và axit mật.






2/ Chức năng của lipit





kết vòng.

Ở màng tế bào, lớp kép
photpholipit có các đầu ưa nước
quay ra ngoài, các đầu kỵ nước
hướng vào nhau. Từng phân tử
có thể chuyển động tự do trong
các lớp của chính bản thân nó do
đó cấu hình là động. Tuy nhiên
sự phân phân bố lớp kép là bền
vững và không dễ bị phá vỡ. Đây
là cơ sở cấu trúc cho các loại
màng tế bào.
Lipit có nhiều loại đảm nhận
những chức năng khác nhau, vậy
chức năng đó là gì?
-GV: Lipit có những chức
năng nào? Chức năng đó do lipit
nào đảm nhận?
Học sinh nghiên cứu sách giáo



-Là thành phần quan trọng cấu tạo
nên hệ thống các màng sinh học
(photpholipit, colesteron)
-Là nguyên liệu dự trữ năng lượng

(dầu, mỡ), dự trữ nước.
-Tham gia vào nhiều chức năng sinh
học khác nhu: hoocmon, sắc tố diệp lục,
vi tamin A, D, E

khoa và trả lời câu hỏi.

-Vì sao động vật ngủ đông
như gấu thường có lớp mỡ rất
dày? (dự trữ năng lượng)
3/ Củng cố
-Phân biệt Cacbohydrat và lipít
*Giống: đều cấu tạo từ C, H, O, đều có thể cung cấp năng lượng cho tế
bào.
*Khác:
Cacbohydrat Lipit
Cấu trúc hóa
học
Tỷ lệ C, H, O là khác nhau
Tính chất

-Tan nhiều trong nước.
-Dễ phân hủy.
-Kị nước, tan trong dung môi
hữu cơ.
-Khó phân hủy.
Vai trò -Đường đơn: Cung cấp năng
lượng, cấu trúc nên đường
đa.
-Đường đa: dự trữ năng

lượng, tham gia cấu trúc tế
bào, kết hợp với protein, …
-Tham gia cấu trúc màng
sinh học, là thành phần của
các hoocmon, vitamin, dự trữ
năng lượng, ….
4/ Dặn dò
-Học bài, làm bài, chuẩn bị bài mới: phân biệt các bậc cáu trúc của
protein và tìm công thức tổng quát của các axit amin.
5/ Nhận xét, đánh giá sau giờ học
6/ Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:



×