Bài 2 : QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
I. MỤC TIÊU
Học sinh :
- Mô tả được cấu tạo của cơ quan vận chuyển
- Thành phần của dịch vận chuyển
- Động lực đẩy dòng vật chất di chuyển
- Rèn luyện kĩ năng quan sát,phân tích, so sánh
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Tranh phóng to các hình 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5 trong sách giáo
khoa
-Máy chiếu qua đầu nếu dùng bản trong
-Phiếu học tập
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
1. Giáo viên treo so đồ hình 1.3, yêu cầu 1 học sinh lên chú thích
các bộ phận cũng như chỉ ra con đường xâm nhập của nước và khoáng
từ đất vào mạch gỗ.
*Hãy phân tích cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ muốn
khoáng ở rễ cây ?
*Giải thích vì sao các cây loài cây trên cạn không sống được trên
đất ngập mặn ?
2. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1
Sau khi học sinh trả lời được bài cũ, giáo
viên đặt vấn đề :
Vậy con đường vận chuyển của nước và
các ion khoáng từ trung trụ rễ đến lá và
các cơ quan khác của cây như thế nào ?
Giáo viên : Giới thiệu trong cây có hai
dòng vận chuyển :
+Dòng mạch gỗ (còn gọi là dìng nhựa
nguyên hay dòng đi lên)
+Dòng mạch rêy (còn gọi là dòng nhựa
luyện hay dòng đi xuống)
* Hoạt động 1 I.DÒNG MẠCH GO
Giáo viên : Cho học sinh quan sát hình
2.1
? hãy mô tả con đường vận chuyển của
dòng mạch gỗ trong cây ?
Học sinh : dòng mạch gỗ từ rễ qua thên
lên lá, qua các tế báo nhu mô cuối cùng
qua khí khổng ra ngoài.
1.cấu tạo của mạch gỗ
* Hoạt động 2
Giáo viên : cho hcọ sinh quan sát hình
2.2
? Hãy cho biết quản bào và mạch gỗ khác
nhau ở điểm nào ? bằng cách điền vào
phiếu số 1 :
Mạch gỗ gồm các tế bào chết (quản
bào và mạch ống) nối kế tiếp nhau
tạo thành con đường vận chuyển
nước và các ion khoáng từ rễ lên lá.
Phiếu học tập số 1
Tiêu chí so
sánh
Quản bào Mạch ống
Đường
kính
Chiều dài
Cách nối
Nội dung : Phiếu học tập
Học sinh : Thảo luận, hoàn thành phiếu
học tập, học sinh :
? Hãy nêu thành phần của dịch mạch gỗ ?
Học sinh đọc sách giáo khoa nêu được
các thàng phần của dịch.
* Hoạt động 3
Giáo viên : Cho học sinh quan sát hình
2.3 và 2.4
? hãy cho biết trước và các uon khoáng
được vận chuyển trong mạch gỗ nhờ
những động lực nào ?
Học sinh : nêu được 3 động lực
-Ap suất rễ tạo động lực đầu dưới
-Thoát hơi nước là động lực đầu trên
-Lực liên kết giữa các phân tử nước và
với mạch gỗ
Học sinh cũng giải thích được mạch gỗ
có cấu tạo thích nghi với quá trình vận
chuyển nước, muối khoáng từ rễ lên lá.
Thành phần của dịch mạch gỗ
-Thành phần chủ yếu gồm : Nước,
các ion khoáng, ngoài ra còn có các
chẫt hữu cơ.
3. Động lực đẩy dòng mạch gỗ
-Động lực gồm :
+Ap suất rễ (động lực đầu dưới) tạo
ra sức đẩy nước từ dưới lên
+Lực hút do thoát hơi nước ở lá
(động lực đầu trên)
+Lực liên kết giữa các phân tử nước
với nhau và với vách mạch gỗ tạo
thành một dòng vận chuyển liên tục
từ rễ trên lá.
* Hoạt động 4
Giáo viên : Cho học sinh quan sát hình
2.2 và hình 2.5, đọc mục II
? mô tả cấu tạo của mạch rây ?
? thành phần dịch của mạch rây ?
? động lực vận chuyển ?
? từ đó nêu điểm khác nhau giữa dòng
mạch gỗ và dòng mạch rây ? bằng cách
điền vào phiếu học tập số 2 :
Phiếu học tập số 2
Tiêu chí so
sánh
Mạch gỗ Mạch rây
Cấu tạo
Thành phần
dịch
Động lực
II.DÒNG MẠCH RÂY
Học sinh thảo luận, hoàn thành phiếu học
tập số 2.
Giáo viên cho 1 học sinh trình bày các
em khác theo dõi, bổ sung hoàn chỉnh.
2.Thành phần của dịch mạch rây
-Thành phần gồm : Đường saccarôzơ,
các axit amin, vitamin, hoocmon thực
vật …
3.Động lực của dòng mạch rây
-Động lực của dòng mạch rây là sự
chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ
quan cho (lá) và cơ quan nhận (mô).
IV. CỦNG CỐ
-1 vì sao khi ta bóc vỏ quanh cành hay thân cây thì một thời gian
sau phía trên chỗ vỏ bị bóc phình to ra ?
- 2 sự hút nước, muối khoáng ở rễ khác sự hút nước, muối khoáng
ở cây như thế nào ?
3. Sự hút nước từ rễ lên lá qua những giai đoạn nào ?
V. BÀI TẬP VỀ NHÀ
- Làm bài tập : 1, 2, 3, 4, 5 sách giáo khoa
-Làm thí nghiệm sau quan sát hiện tượng và giải thích.
Thí nghiệm : Lấy 1 bao pôlyêtylen trắng bao quanh 1 cành nhỏ có
lá của cây trồng trong chậu hoặc ngoài vườn rồi cột miệng bao lại, để 1
ngày sau đó quan sát.
Phần bổ sung kiến thức
* Từ những kiến thức đã học về sự vận chuyển nước và các chất
trong cây, hãy giải thích tại sao trong tự nhiên có những cây cao hàng
chục mét (cây chò chỉ), bên cạnh đó lại có những cây thấp bé chỉ cao
vài cm (rêu chân tường cùng tồn tại ?