Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

bai2.van chuyen cac chat trong cay.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.52 KB, 3 trang )

Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11
Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh
A - CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
Bài 2. VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
-------- o0o --------
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
Mô tả được các dòng vận chuyển vật chất trong cây bao gồm:
- Con đường vận chuyển.
- Thành phần của dịch được vận chuyển.
- Động lực đẩy dòng vật chất di chuyển.
II. Kiến thức trọng tâm
Con đường vận chuyển vật chất trong cây gồm dòng mạch gỗ và dòng mạch rây. Sự phù
hợp giữa cấu tạo và chức năng vận chuyển.
III. Phương pháp và phương tiện dạy học:
- Phương pháp:
o Phương pháp chính: thảo luận nhóm.
o Phương pháp xen kẽ: giảng giải và vấn đáp.
- Phương tiện dạy học:
o Hình 1.3/trang 8, hình 2.1/trang 10, hình 2.2/trang 11, hình 2.4/trang 12, hình 2.5
và 2.6/trang 13 – SGK, tranh: con đường vận chuyển vật chất theo dòng mạch gỗ
và dòng mạch rây ở su hào.
o Phiếu học tập:
Chỉ tiêu so sánh I. Dòng mạch gỗ II. Dòng mạch rây
1. Cấu tạo
2. Thành phần của dịch được
vận chuyển
3. Động lực đẩy dòng vật chất
được vận chuyển
IV. Nội dung và tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh. <1 phút>


2. Kiểm tra bài cũ: <4 phút>
Sử dụng 2 trong các câu hỏi sau:
1/. Mô tả cấu tạo ngoài của hệ rễ cây trên cạn ? Mối liên hệ giữa nguồn nước trong đất và sự phát
triển của hệ rễ?
* Thực vật thủy sinh và một số thực vật ở cạn không có lông hút vậy chúng hấp thụ nước
và các ion khoáng như thể nào?
2/. Hãy so sánh hai hấp thụ nước và hấp thụ ion khoáng về cơ chế và điều kiện xảy ra hấp thụ?
* Vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết?
3/. Hãy mô tả con đường di chuyển của nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ? Nêu
các tác nhân môi trường ảnh hưởng đến sự hấp thu nước và các ion khoáng?
* Vì sao các loài cây trên cạn không sống được trên đất ngập mặn?
3. Vào bài: <2phút>
Yêu cầu học sinh xem lại hình 1.3/trang 8 và chỉ ra điểm kết thúc của con đường xâm nhập
hướng tâm ở rễ.
GV giới thiệu: Bài 2 nghiên cứu tiếp con đường xâm nhập của nước và các ion khoáng từ
trung trụ của rễ lên lá cũng như các cơ quan khác của cây trên mặt đất (theo dòng mạch gỗ) và
Tuần: 02 Tiết: 02 --- Trang 1 ---
Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11
Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh
dòng vận chuyển vật chất từ lá xuống rễ và đến các cơ quan dự trữ như hạt, quả, củ, … (theo dòng
mạch rây).
4. Tiến trình bài học: <35 phút>
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài mới
 Yêu cầu học sinh nhìn vào
tranh mô tả con đường vận
chuyển của dòng mạch rây và
dòng mach gỗ?

 Học sinh nhìn tranh mô tả
* Dòng mạch gây: (thuận chiều

trọng lực) Vận chuyển các hợp
chất hữu cơ từ các tế bào quang
hợp trong phiến lá chảy vào cuống
lá rồi đến nơi cần sử dụng hoặc dự
trữ.
* Dòng mạch gỗ: (ngược chiều
trọng lực) vận chuyển nước và ion
khoáng từ đất vào đến mạch gỗ
của rễ rồi tiếp tục dâng lên theo
mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến
lá và những phần khác của cây
 phân nhóm học sinh
 nhiệm vụ của mổi nhóm
Quan sát hình 2.2; 2.3; 2.4;
2.5; 2.6 SGK nội dung kiến
thức SGK, hoàn thành phiếu
học tập
 Dẩn dắc học sinh hoản chỉnh
phiếu học tập
 Quan sát hình 2.2; 2.3;
2.4; 2.5; 2.6 SGK, nội dung
kiến thức, thảo luận -> ý
kiến ->hoàn thành phiếu
học tập
 Trình bày sản phẩm
Đáp án phiếu học tập
Chỉ tiêu so sánh I Dòng mach gỗ II Dòng mạch rây
1. Cấu tạo: - Gồm các tế bào chết là quản bào và
mạch ống. Các tế bào cùng loại nốí kế
tiếp nhau tạo thành ống dài từ rễ  lá

- Quản bào và mạch ống đều có các lỗ
bên nốí với ống mạch bên canh để tạo
dòng vận chuyển ngang
- Gồm các tế bào sống là ống rây và
tế bào kèm, các ống rây nước và ion
khoángối đầu với nhau thành ống
dài đi từ lá  rễ.
2. Thành phần
địch của mạch:
-Chủ yếu là nước và các ion khóang,
ngoài ra còn có các chất hữu cơ (axit
amin, amit, vitamin, hoocmon) được
tổng hợp ở rễ
- Các sản phẩm đồng hóa ở lá chủ
yếu là: saccarozơ, axit amin, …một
số ion khoáng được sủ dụng lại.
3. Động lực đẩy
dòng mạch
Là sự phối hợp của 3 lực:
+ Lực đẩy ( áp suất rễ)
+ Lực hút do thoát hơi nước qua lá
+ Lực liên kết giữa các phân tử nước
với nhau và với thành mạch gỗ.
-Thụ động: Là sự chênh lệch áp suất
thẩm thấu giữa cơ quan cho và cơ
quan nhận.
- Chủ động: cần tiêu hao ATP
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của
học sinh
Nội dung mở rộng

 Các nhóm học sinh thảo luận
trả lời các câu hỏi sau:
 Vì sao mạch gỗ là các tế
bào chết, dạng ống rỗng còn
mạch rây là các tế bào sống
không có dạng ống rỗng?
Thảo luận trả
lời câu hỏi
- Các tế bào mạch gỗ là các tế bào chết chúng
không còn màng và các bào quan, thành thứ
cấp được linhin hóa bền chắc. Mạch rây là các
tế bào sống và tế bào kèm nhằm cung cấp
năng lượng cho vận chuyển một số chất theo
Tuần: 02 Tiết: 02 --- Trang 2 ---
Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11
Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh
 Giải thích hiện tượng ứ giọt
ở mép lá sau những đêm ẩm
ước?
 Giải thích hiện tượng dâng
lên của vạch thủy ngân trong
ống nghiệm?
 Bổ sung câu trả lời của học
sinh
cơ chế chủ động.
- Ban đêm cây hút nhiều nước và nước được
vận chuyển liên tục  lá và thoát ra ngoài.
Nhưng qua đêm ẩm ước độ ẩm tương đối của
không khí cao, bão hòa hơi nước, nên không
thêt hình thành hơi nước thóat ra ngoài không

khí như ở ban ngày. Do đó nước ứ qua mạch
gỗ ở tận đầu cuối lá, hoặc nơi có thủy khổng
và do sức căng bề mặt nên giọt nước hình tròn
treo đẩu ngọn lá.
5. Củng cố và dặn dò: <2 phút>
 Những đặc điểm cấu tạo nào của mạch gỗ phù hợp với chức năng?
 Tốc độ vận chuyển của dòng mạch gỗ và dòng mạch rây có gì khác nhau?
 Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể đi lên được không? Vì sao?
Dặn dò: Đọc và ghi nhớ nội dung tóm tắt trong khung.
6. Bài tập về nhà <1 phút>
- Học sinh trả lời các câu hỏi ở cuối bài trong SGK.
- Vẽ hình 2.1, 2.2, 2.5 và 2.6 vào vở.
Ngày soạn: 31/08/2008
Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên soạn
NGÔ DUY THANH
Tuần: 02 Tiết: 02 --- Trang 3 ---

×