Bài 13 : THỰC HÀNH : PHÁT HIỆN DIỆP LỤC VÀ CAROTENOIT
I. MỤC TIÊU
Học sinh
- Chuẩn bị được dụng cụ thí nghiệm và tiến hành được thí nghiệm
và tiến hành được thí nghiệm phát hiện được diệp lục trong lá và
carotenoit trong lá, củ, quả.
II. CHUẨN BỊ
- Dụng cụ
- Cốc thuỷ tinh 20 – 50ml
- Ống đong 20-50ml có chia độ
-Ống nghiệm
+Kéo học sinh
+Hoá chất
+Nước sạch
+Cồn 90-96
o
-Mẫu thực vật để chiết sắc tố
+Lá có mày vàng
+các loại quả có màu vàng đỏ : Giấc, hồng
+Các loại củ có màu đỏ vàng : cà rốt, nghệ
III. NỘI DUNG VÀ CÁCH TIẾN HÀNH
1. Chiết rút diệp lục
Cân khoảng 0,2g các mẩu lá đã loại bỏ cuống lá và gân chính. Nếu
không có cân thích hợp, thì chỉ cần lấy khoảng 20-30 lát cắt mỏng
ngang lá (không có gân chính). Dùng kéo cắt ngang lá thành từng
lát cắt thật mỏng để có nhiều tế bào bị hư hại. Gắp bỏ các mảnh lá
vừa cắt vào các cốc đã ghi nhãn (đối chứng hoặc thí nghiệm), với
khối lượng (hoặc số lát cắt) tương đương nhau. Dùng ống đong
lấy 20ml cồn, rồi rót lượng cồn đó vào cốc thí nghiệm. Lấy 20ml
nước sạch và rót vào cốc đối chứng. Nước cũng như cồn phải vừa
ngập mẫu vật thí nghiệm. Để các cốc chứa mẫu trong 20-25 phút.
2. Chiết rút carôtenôit
Tiến hành các thao tác chiết rút carôtenôit từ lá vàng, quả và củ
tương tự như chiết rút diệp lục.
Sau thời gian chiết rút (20-30) phút, cẩn thận nghiêng các cốc, rót
dung dịch có màu (không cho mẫu thí nghiệm lẫn vào) vào các ống
đong hãy ống nghiệm sạch, trong suốt.
Quan sát sát màu sắc trong các ống nghiệm ứng với dịch chiết rút
từ các cơ quamn khác nhau của cây từ các các cốc đối chứng và thí
nghiệm, rồi điền kết quả quan sát được (nếu đúng màu ghi trên đầu cột,
thì ghi dấu +; nếu không đúng màu ghi trên đầu cột, thì ghi dấu “-” )
vào bảng.
V. THU HOẠCH
Mỗi học sinh kẻ bảng trên vào vở thực hành, ghi kết quả quan sát
được vào các ô tương ứng.
Rút ra nhận xét về : Độ hoà an của các sắc tố trong các dung môi
(nước và cồn)
Trong mẫu thực vật nào có sắc tố gì
Vai trò của lá xanh và các loại rau, hoa, quả trong dinh dưỡng của
con người.
Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm trước lớp
Bài 14 : THỰC HÀNH : PHÁT HIỆN HÔ HẤP Ở THỰC VẬT-
I. MỤC TIÊU
Học sinh
Sau khi học xong bài, học sinh phải có khả năng thực hiện các thí
nghiệm.
- Phát hiện hô hấp của thực vật qua sự thải CO
2
- Phát hiện hô hấp ở thực vật qua sự hút O
2
II. CHUẨN BỊ
- Mỗi nhóm 5-6 hoc sinh cùng chuẩn bị dụng cụ và tiến hành thí
nghiệm.
- Mẫu vật : Hạt mới nhú mầm (hạt lúa, ngô hay các loại đậu)
- Dụng cụ : Bình thuỷ tinh có dung tích 1 lít, nút cao su có khoan 2
lỗ vừa khí với ống thuỷ tinh hình chữ U.
- Phều thủy tinh, ống nghiệm, cốc có mỏ
- Bình thủy tinh có cỡ vừa nêu và có nút cao su không khoan lỗ
+ Hoá chất : Nước bari [Ba(OH)2] hay nước vôi trong [CA(OH)
2
]
diêm.
III. NỘI DUNG VÀ CÁCH TIẾN HÀNH
1. Thí nghiệm 1 : Phát hiện hô hấp qua sự thải CO
2
Tiến hành thí nghiệm :
- Cho vào bình thủy tinh 50g các hạt mới nhú mần. Nút chặt bình
bằng nút cao sau đã găn sống thuỷ tinh hình chữ U và phễu (hình
14.1).
Công việc này học sinh phải tiến hành trước giờ lên lớp ít nhất từu
1,5 – 2 giờ (chuẩn bị theo nhóm). Do hô hấp của hạt, CO
2
tích luỹ
lại tron bình CO
2
nặng hơn không khí nên có không thể khuếch
tán qua ống và phuễu vào không khí xung quanh.
- Vào thời điểm bắt đầu thí nghiệm, cho đầu ngoài của ống hình
chữ U vào ống nghiệm có chứa nước bari (hay nước vôi) trong
suốt. Sau đó, rót nước từ từ từng ít một qua phuễu vào bình chứa
hạt. Nước sẽ đẩy không khí ra khỏi bình vào ống nghiệm. Vì
không khí đó giàu CO
2
nước bari sẽ bị vẩn đục.
-Để so sánh, lấy 1 ống nghiệm có chứa nước bari (hay nước vôi
trong suốt) và thở bằng miệng vào đó qua 1 ống thuỷ tinh hay ống
nhựa. Nước vôi trong trường hợp này cũng bị vẩn đục. Học sinh tự
rút ra kết luận về hô hấp của cây.
2. Thí nghiệm 2 : Phát hiện hô hấp qua sự hút O
2
(hình 14.2)
Lấy 2 phần hạt mới nhú mầm (mỗi phần : 50g). Đổ nước sôi lên
một trong 2 phần hạt đó để giết chết hạt. Tiếp theo, cho mỗi phần hạt
vào mỗi bình và nút chặt. Thao tác đó phải được học sinh tự tiến hành
trước giờ lên lớp từ 1,5-2 giờ.
Đến thời điểm thí nghiệm, mở nút bình chứa hạt sống (bình a) và
nhanh chóng đưa nến (que diêm) đang cháy vào bình. Nến (que diêm)
bị tắt ngay, vì sao ? Sau đó, mở nút của bình chứa hạt chết (bình b) và
lại đưa nến hay diêm đang cháy vào bình, nến tiếp tục cháy, vì sao ?
V. THU HOẠCH
Mỗi học sinh phải viết tường trình các thí nghiệm trên, rút ra kết
luận cho từng thí nghiệm và chung cho cả 2 thí nghiệm.
Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.