Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

giao lưu với khách hàng về những kiến thức liên quan đến sản phẩm pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.8 KB, 5 trang )

Làm thế nào để có thể giao lưu với
khách hàng về những kiến thức liên
quan đến sản phẩm

Hiểu rõ sản phẩm một cách toàn diện là cơ sở để giao lưu tốt với khách hàng.
Nhân viên marketing cần phải nắm rọ một số thông tin về sản phẩm của công
ty. Xin xem chi tiết sau đây:
Hiểu rõ những kiến thức liên quan tới sản phẩm của công ty.
Tên sản phẩm.
Đặt tính vật lý: Bao gồm vật liệu, chất lượng, quy cách, mỹ quan, màu sắc và
bao bì.
Công năng của sản phẩm.
Hàn lượng kỷ thuật, đặc trưng của kỹ thuật.
Giá cả và phương thức thanh toán.
Phương thức vận chuyển.
Quy cách và ký hiệu v.v…
Trong lúc đang giới thiệu sản phẩm cho khách hàng, nhân viên marketing
còn phải thể hiện như một công trình sư chuên nghiệp, bình tĩnh và vững
vàng, nên khách quan và bình tĩnh giới thiệu về cấu tạo, đặc trưng kỹ thuật và
vị trí trình độ kỹ thuật trước mắt trong ngành của sản phẩm cho khách hàng
biết. Tất nhiên, lúc này ngôn ngữ của nhân viên marketing phải đơn giản dể
hiểu, không khoe khoang những thuật ngữ chuyên nghiệp mà khách hàng khó
hiểu. Trong trường hợp này, nếu nhân viên marketing giới thiệu sản phẩm
càng toàn diện và tỉ mỉ, thể hiện một phong cách ung dung, trầm tĩnh, sẽ càng
tạo ra ấn tượng chuyên nghiệp và đáng tin cậy cho khách hàng. Trên cơ sở
này, cuộc giao lưu sẽ thuận tiện hơn so với việc chỉ biết nói luyến thoắng và
khoe khoang, tuyên truyền.

Giá trị do sản phẩm có thể mang tới cho khách hàng
Trong lúc mua vào sản phẩm, tất cả khách hàng đều quan tâm đến giá trị của
sản phẩm có thể mang lại, nếu sản phẩm không có giá trị, khách hàng sẽ


không muốn mua nó. Nếu chính bản thân nhân viên marketing không nắm rõ
được giá trị thực tế của sản phẩm, tất nhiên khách hàng sẽ không thể tin vào
sản phẩm, cho nên cần giới thiệu như sau;

Giá trị thương hiệu của sản phẩm. Theo sự phổ cập và nâng cao về ý thức
thương hiệu trong nhiều lĩnh vực, khách hàng thường quan tâm đến danh
tiếng của thương hiệu sản phẩm.
So sánh về giá cả. Đây là một yếu tố quan trọng đối với những khách hàng
kỹ tính. Trong lúc mua những sản phẩm giá trị tương đối cao, khách hàng sẽ
suy nghĩ kỹ càng hơn.

Đặc trưng dịch vụ của sản phẩm. Khách hàng ngày càng quan tâm đến dịch
vụ sau bán hàng của sản phẩm, nhưng dịch vụ của sản phẩm không chỉ là
dịch vụ sau bán hàng, mà còn bao gồm những dịch vụ trước và trong khi bán
hàng.

Ưu thế đặc biệt của sản phẩm. Ví dụ như những hàm lượng kỹ thuật mới
của sản phẩm, sự sáng tạo mới về chức năng v.v…

Hiểu rõ toàn diện về tình hình của công ty
Nhân viên marketing nên tìm hiểu cụ thể những tình hình cần thiết của công
ty, ví dụ như mục tiêu phát triển lâu dài hoặc phương hướng phát triển trong
tương lai của công ty, những hành động quan trọng gần đây và ý nghĩa của
nó, lịch sử phát triển công ty và những thành quả to lớn mà công ty đã giành
được, tên tuổi của những nhân viên quản lý chính của công ty và trách nhiệm
xã hội mà công ty phải gánh vác.


Tìm hiểu nhiều về những thông tin liên quan tới đối thủ cạnh tranh
Tìm hiểu nhiều về những thông tin liên quan tới đối thủ cạnh tranh để có thể

giải quyết những vấn đề của khách hàng nêu ra một cách dể dàng, đây cũng
là yêu cầu về nhân viên marketing, tức là phải hiểu rõ toàn diện về sản phẩm
của công ty. Nếu không có sự so sánh với đối thủ về các tình huống, nhân
viên marketing không thể nắm rõ được những ưa thế cạnh tranh của sản
phẩm của công ty,do đó cũng không thể giới thiệu được cho khách hàng về
đặc điểm của giá trị sản phẩm một cách hiệu quả nhất.

Theo dõi những động thái liên quan tới sản phẩm
Tìm hiểu một cách chuyên nghiệp, rộng rãi và cụ thể về những kiến thức liên
quan tới sản phẩm, đây không chỉ là nói về việc tìm hiểu những quy cách ở
trạng thái tĩnh và đặc tính của sản phẩm, thực ra, việc nhân viên marketing
tìm hiểu những thông tin liên quan tới sản phẩm là một quá trình ở trạng thái
động, nhân viên marketing cần phải liên tục lấy được các thông tin về sản
phẩm, đồng thời, từ đó lựa chọn ra các thông tin hiệu quả nhất đối với khách
hàng để cố gắng đáp ứng yêu cầu của họ. Nhân viên marketing có thể thông
qua các bộ phận của công ty, đồng nghiệp, khách hàng và sự phân tích một
cách khoa học của chính bản thân mình để nắm lấy động thái của sản phẩm
công ty hiện có. Chỉ có thể nắm được nhiều thông tin liên quan tới động thái
của sản phẩm, trong lúc giao lưu với khách hàng mới có thể thể hiện rõ giá trị
của sản phẩm. Tất nhiên, trong hoàn cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt, các
thông tin của nhiều sản phẩm hầu hết đều liên tục thay đổi, rất có thể nhân
viên marketing sẽ không thể nắm bắt được các thông tin một cách toàn diện
và chính xác. Gặp phải những trường hợp này, nhân viên marketing nên nói
cho khách hàng biết sự thật, tuyệt đối không chỉ vì muốn khoe khoang mình
“bác học” và “nhiều kiến thức” mà nói bừa bãi để lừa đảo khách hàng, như
vậy sẽ làm cho khách hàng tránh xa mình.

Nhắc nhở nhỏ
Sau khi tìm hiểu đầy đủ về bạn cũng như những sản phẩm của bạn, khách
hàng mới có thể ra quyết định mua sản phẩm.

Nhân viên marketing nên tìm hiểu những kiến thức chuyên nghiệp gì?
1.Những tình hình liên quan tới sản phẩm, liên tục tìm hiểu thêm những kiến
thức của sản phẩm cho đến khi ngày càng hoàn thiện.
2.Tìm hiểu tình hình của công ty
3. Không chỉ hiểu rõ sản phẩm của mình, bạn còn nên hiểu được sản phẩm
của đối thủ cạnh tranh.
4. Liên tục theo dõi những động thái liên quan tới sản phẩm.

×