Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Giáo trình ngoại khoa cơ sở pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.49 KB, 122 trang )

HỌC VIỆN QUÂN Y
Chủ biên: GS.TS. Phạm Gia Khánh
NGOẠI KHOA
CƠ SỞ
(Giáo trình giảng dạy đại học)
Nhà xuất bản quân đội nhân dân
Hà Nội - 2005
Nhà xuất bản mong bạn đọc góp ý kiến, phê bình
355 - 616 N
QĐND - 2005
Thư ký biên soạn: PGS.TS. Phạm Vinh Quang
Tham gia biên soạn:
1. TS. Hoàng Mạnh An.
Phó giám đốc Bệnh viện 103.
2. PGS.TS. Đỗ Tất Cường.
Phó giám đốc Bệnh viện 103.
3. PGS.TS. Trần Đình Chiến.
Chủ nhiệm bộ môn Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện 103.
4. TS. Hoàng Văn Chương.
Giảng viên bộ môn Gây mê - Bệnh viện 103.
5. BS CKII. Lê Hồng Đức.
Phó chủ nhiệm Bộ môn Gây mê - Bệnh Viện 103.
6. TS. Trần Minh Đức.
Chủ nhiệm Phòng khám bệnh - Bệnh viện 103.
7. BS CKII. Nguyễn Văn Đại.
Chủ nhiệm khoa Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện 103.
8. PGS.TS. Đặng Ngọc Hùng.
Phó giám đốc Học viện Quân y - Giám đốc Bệnh viện 103.
10
73 - 2005
9. PGS.TS. Lê Trung Hải.


Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật bụng - Bệnh viện 103.
10. TS. Mai Xuân Hiên
Chủ nhiệm khoa Hồi sức - Bệnh viện 103.
11. ThS. Lê Nam Hồng.
Phó chủ nhiệm khoa Hồi sức - Bệnh viện 103.
12. Ths. Đặng Văn Hợi.
Phó chủ nhiệm bộ môn Gây mê - Bệnh viện 103.
13. GS.TS. Phạm Gia Khánh.
Giám đốc Học viện Quân y.
14. TS. Tô Vũ Khương.
Phó chủ nhiệm bộ môn Hồi sức - Bệnh viện 103.
15. PGS.TS. Vũ Hùng Liên.
Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật thần kinh - Bệnh viện 103.
16. TS. Ngô Văn Hoàng Linh.
Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật lồng ngực - Bệnh viện 103.
17. PGS.TS. Vũ Huy Nùng.
Phó chủ nhiệm bộ môn Phẫu thuật bụng - Bệnh viện 103.
18. TS. Phạm Đăng Ninh.
Phó chủ nhiệm bộ môn Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện 103.
19. PGS.TS. Nghiêm Đình Phàn.
Chủ nhiệm bộ môn Ngoại dã chiến - Bệnh viện 103.
20. TS. Nguyễn Đức Thiềng.
Chủ nhiệm bộ môn Gây mê - Bệnh viện 103.
21. PGS.TS. Phạm Vinh Quang.
Phó chủ nhiệm bộ môn Phẫu thuật lồng ngực - Bệnh viện 103.
22. PGS.TS. Bùi Quang Tuyển.
Chủ nhiệm bộ môn Phẫu thuật thần kinh - Bệnh viện 103.
23. BS CKII Vũ Thắng.
Phó chủ nhiệm bộ môn Phẫu thuật tiết niệu - Bệnh viện 103.
24. TS. Nguyễn Văn Xuyên.

Giáo vụ bộ môn Phẫu thuật bụng - Bệnh viện 103.
11
lời nói đầu
goại khoa cơ sở và triệu chứng học ngoại khoa là những kiến
thức rất cơ bản giúp sinh viên đi thực tập lâm sàng có kết quả,
nó đặc biệt cần thiết đối với sinh viên bắt đầu học ngoại khoa. Với mục
đích đó các Bộ môn ngoại - Học viện Quân y đã biên soạn cuốn sách
này. Cuốn sách gồm 2 phần: Phần 1 là một số kiến thức cơ bản về
ngoại khoa và phần 2 là triệu chứng học về ngoại khoa.
N
Cuốn sách được biên soạn khá công phu, sát với chương trình
đào tạo. Tuy đã nhiều cố gắng nhưng có thể không tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của các quý độc giả để cuốn
sách được hoàn hảo hơn.
giám đốc học viện quân y
12
GS.TS. phạm gia khánh
ngoại khoa cơ sở
mục lục
Tr
ang
Lời nói đầu
Phần I: ngoại khoa cơ sở
9
1. Lịch sử phát triển ngoại khoa … 11
2. Những nguyên tắc ngoại khoa cơ bản … 27
3. Vô khuẩn trong ngoại khoa …. 41
4. Đại cương gây tê 45
13
5. Gây mê 51

6. Cân bằng nước, điện giải … 65
7. Sốc 76
8. Cấp cứu ngừng tim phổi … …… 84
9. Sự liền vết thương … 89
10. Vận chuyển người bị thương 93
11. Cố định tạm thời gãy xương 97
12. Cầm máu tạm thời 102
13. Chuẩn bị trước mổ và chăm sóc bệnh nhân sau mổ…………………. 106
Phần II: triệu chứng học ngoại khoa 113
1. Triệu chứng học cơ quan vận động 115
1.1. Kỹ thuật và các nguyên tắc thăm khám cơ quan vận động 115
1.2. Đại cương gẫy xương …………… 122
1.3. Đại cương sai khớp ……. 134
1.4. Khám chi trên ……………… ………. 140
1.5. Khám khung chậu và chi dưới ……… 158
2. Triệu chứng học cơ quan tiêu hoá, tiết niệu - sinh dục 180
2.1. Triệu chứng học và thăm khám bệnh thực quản … 180
Tr
ang
2.2. Phương pháp khám bụng trong ngoại khoa … 187
2.3. Hội chứng tắc ruột …. 195
2.4. Triệu chứng chảy máu đường tiêu hoá 197
2.5. Hội chứng chảy máu trong … 200
2.6. Hội chứng vàng da tắc mật …………………………… 203
2.7. Hội chứng viêm phúc mạc …… 209
2.8. Triệu chứng học cơ quan tiết niệu - sinh dục 219
2.9. Khám xét cơ quan tiết niệu - sinh dục……………………………… 225
3. Triệu chứng học thần kinh 231
14
3.1. Triệu chứng tổn thương dây thần kinh ngoại vi … …. 231

3.2. Các phương pháp chẩn đoán bệnh lý cột sống - tuỷ sống . 238
3.3. Khám chấn thương sọ não 246
4. Triệu chứng học ngoại khoa một số bệnh các cơ quan vùng cổ, ngực và
mạch máu 260
4.1. Thăm khám và triệu chứng học khối u vùng cổ … 260
4.2. Triệu chứng học và các phương pháp thăm khám tuyến vú … 271
4.3. Thăm khám và triệu chứng học chấn thương ngực kín và vết thương ngực
287
4.4. Thăm khám và triệu chứng học bệnh mạch máu ngoại vi 295
Tài liệu tham khảo 309

15
Ngoại khoa cơ sở
giáo trình giảng dạy đại học
Chịu trách nhiệm xuất bản: Phạm Quang định
Chịu trách nhiệm bản thảo: Học viện Quân y
Biên tập: Phòng Biên tập sách quân
sự-lịch sử NXBQĐND
BS. Nguyễn Văn Chính
BS. trịnh nguyên hoè
Trần Thị Hường
Trình bày: trịnh thị thung
Bìa: BS.
Nguyễn Văn Chính
Sửa bản in: trần thị tường vi
BS. trịnh nguyên hoè
Trần Thị Hường

tác giả


nhà xuất bản quân đội nhân dân
23 - lý nam đế - hà nội - ĐT: 8455766
In xong và nộp lưu chiểu tháng 7 năm 2005. Số xuất bản 336-100/XB - QLXB. Số trang 312. Số lượng
1000 cuốn. Khổ sách 19 X 27. In và đóng xén tại xưởng in Học viện Quân y
bài giảng bệnh học nội khoa
sau đại học
16
tập I
Chịu trách nhiệm xuất bản: Phạm gia đức
Biên tập: trần lưu việt
BS. Nguyễn Văn Chính
BS. trịnh nguyên hoè
Trình bày: trịnh thị thung
Bìa: BS.
Nguyễn Văn Chính
Sửa bản in: trần thị tường vi
BS. trịnh nguyên hoè

tác giả

nhà xuất bản quân đội nhân dân
23 - lý nam đế - hà nội - ĐT: 8455766
In xong và nộp lưu chiểu tháng 6 năm 2005. Số xuất bản 336-100/XB - QLXB.
Số trang 310. Số lượng 1000 cuốn. Khổ sách 19 X 27. In tại xưởng in Học viện Quân y
17
Phần I
Ngoại khoa cơ sở
18
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGOẠI KHOA
Phạm Gia Khánh

Phạm Vinh Quang
1. Lịch sử ngoại khoa.
Ngoại khoa có một bề dày lịch sử và sự phát triển như ngày nay là nhờ sự
đóng góp to lớn của nhiều lĩnh vực.
ở thời tiền cổ, thuật ngữ "ngoại khoa" không chỉ là các phương pháp điều trị
bệnh mà còn là các biện pháp để thực hiện các nghi lễ (cúng quỷ thần, lễ siêu thoát).
Vào khoảng 4000 năm trước công nguyên, người cổ đại đã biết cách thắt và
khâu buộc, cầm máu vết thương. Từ 3000 năm trước công nguyên, người Ai Cập
đã biết sử dụng những loại chỉ được chế tạo từ ruột động vật để khâu vết thương
và chữa gẫy xương, khoan sọ để giải thoát "thần kinh" cho người bệnh.
Vào thời kỳ La Mã cổ đại, Hippocrate (người Hi Lạp, sinh năm thứ 460 trước
công nguyên) đã xuất bản hơn 70 cuốn sách y học về gẫy xương, sai khớp và
những bệnh cần điều trị ngoại khoa.
19
Trong thời kỳ của các nền văn minh cổ đại, Hippocrate đã biết dùng nước
đun sôi để nguội và rượu để rửa các vết thương, cố định ổ gẫy để chữa gãy
xương, nắn chỉnh để chữa sai khớp, áp nhiệt để đốt các búi trĩ và cầm máu bằng
các dùi sắt nung đỏ, chích tháo mủ để điều trị các ổ áp xe Trong cuốn sách
"Corpus Hippocratum", Ông đã mô tả các đặc điểm của thoát vị, bệnh loét dạ
dày.
Năm 1478, Aulus Cornelius Celsus - nhà bách khoa toàn thư người La Mã ở
nửa đầu thế kỷ thứ nhất trước công nguyên đã mô tả tình trạng nhiễm trùng với 4
đặc điểm: "sưng, nóng, đỏ, đau”, về một số phương pháp điều trị ngoại khoa. ở
thời kỳ này, nhà danh y Hi Lạp Herophile (sinh năm thứ 320 trước công nguyên)
đã tiến hành phẫu tích tử thi để nghiên cứu về giải phẫu người.
Erasistrate (sinh năm thứ 310 trước công nguyên) đã đề xuất phương pháp
chữa tắc ruột và thoát vị nghẹt bằng mổ bụng. Clauduis Galen (sinh vào năm thứ
130 trước công nguyên) đã biết luộc dụng cụ trước khi sử dụng cho phẫu thuật,
sử dụng chỉ để thắt mạch máu, chữa các vết thương cơ, thần kinh, mạch máu, gẫy
xương, sai khớp và chích bỏ máu, mổ lợn, khỉ, bò để nghiên cứu về giải phẫu.

A.C.Celsus (nửa đầu của công nguyên) đã biết cách thắt buộc mạch máu, chữa
vết thương bụng, dùng bông và giấm để chữa vết thương.
Hoa Đà (sinh năm 190 sau công nguyên) đã dùng bột gây tê để mổ vết thương,
lấy mũi tên, mổ bụng, khoan sọ, thiến hoạn
Mặc dù ngoại khoa được tách ra thành một chuyên ngành của y học từ rất
sớm (khoảng 200 năm trước công nguyên) nhưng không thể phát triển được
trong suốt thời kỳ trung cổ do sự thống trị của đạo giáo và do Giải phẫu học -
môn khoa học nền tảng của ngoại khoa vẫn chưa phát triển.
Sự phát minh ra thuốc súng và những cuộc chiến tranh triền miên giữa các
nhà nước phong kiến cùng với sự phát triển của chuyên ngành Giải phẫu đã tạo
những điều kiện thuận lợi cho ngoại khoa phát triển.
Môn Giải phẫu học trong thời kỳ này cũng rất phát triển nhờ các công trình
nghiên cứu của Leonard de Vinci (1452 - 1519), Andreas Vealius (1514 - 1584),
Andreas Vesalius (1514 - 1564), Gabriel Fallope (1523 - 1562) và các nghiên
cứu về Sinh lý học với các công trình về tuần hoàn máu của William Harvey
(1587 -1657), về tuần hoàn bạch huyết của Gaspard Aselli (1581-1626), Fean
Pecquet (1622 - 1674) về tế bào và mao mạch của Marcelo Malpighi (1628 -
1694)
Các thầy thuốc ngoại khoa lúc này đã tập hợp lại thành phường, hội để hành
nghề. Trong những thế kỉ XIV, XV, XVI, nghề phẫu thuật vẫn chưa được xã hội
công nhận chính thức. Phẫu thuật viên chỉ được coi như những người thợ cạo
hành nghề chích bỏ máu, chích áp xe, nhổ răng, rạch mổ thoát vị.
Từ năm 1540, nhờ đạt được thoả thuận về phạm vi hành nghề mà các phẫu
thuật viên không phải làm nghề cắt tóc và những người thợ cắt tóc cũng chỉ
20
được phép chữa răng. Phải đến những thập kỷ đầu của thế kỷ XVIII, chuyên
ngành ngoại khoa mới chính thức được xã hội công nhận.
Vào năm 1800, George III đã công nhận trường Đại học Ngoại khoa Hoàng
Gia ở Luân Đôn.
ở nước Pháp, ngày 12 tháng 12 năm 1731, vua Lui thứ 15 đã phê chuẩn thành

lập Hội ngoại khoa. Ngày 2 tháng 7 năm 1748, Viện Hàn lâm phẫu thuật của nhà
vua Pháp được thành lập. Chương trình đào tạo về ngoại khoa được Pierre Joseph
Desault (1744 - 1795) xây dựng.
Vào những thập kỷ sau của thế kỷ XIX, ngoại khoa đã có những bước tiến và
sự phát triển đáng kể, làm tiền đề cho sự phát triển vượt bậc của ngoại khoa trong
thế kỷ XX.
Năm 1858, nhà giải phẫu bệnh Rudolf Virchow đã đưa ra lý thuyết về bệnh
lý tế bào. Vào giữa thế kỷ XVIII, Morgagni tin rằng: mọi bệnh đều phát triển ở
các cơ quan của cơ thể. Vào đầu thế kỷ XIX, phẫu thuật viên người Ph¸p Xavier
Bichat đã khẳng định: các cơ quan của cơ thể đều được cấu tạo bởi các mô, giới
hạn cuối cùng của các quá trình bệnh lý khu trú ở các tế bào.
ở nước ta, từ thế kỷ XIV đến thế kỷ thứ XVIII, vào các thời đại nhà Lý, Trần,
Lê đã có những bài thuốc y học cổ truyền chữa gẫy xương, viêm tấy phần mềm.
Tuệ Tĩnh, vị danh y ở thế kỷ thứ XIV đã dùng cao dán để điều trị các vết thương
do dao chém, các bài thuốc để chữa bỏng, để trị dòi, bọ tại vết thương, vết bỏng.
Hải Thượng Lãn ông (1720 - 1791) đã có những bài thuốc uống, thuốc rửa, thuốc
dùng tại chỗ để điều trị các thương tích do bị đánh, bị thương (các vết đứt, vết
chém), các vết bỏng.
2. Gây mê và khử trùng.
Trước khi có các phát minh về tiệt trùng, khử khuẩn, thì tỉ lệ các vết thương
bị nhiễm khuẩn và tình trạng tử vong do nhiễm khuẩn rất cao gây ảnh hưởng lớn
đến kết quả phẫu thuật trong nhiều thế kỷ.
+ Vào năm 1840, bác sỹ sản khoa người Hungari Ignaz Semmelweis và Oliver
Wendell đã tiến hành khử trùng buồng đỡ và môi trường xung quanh bằng vôi
và khử trùng tay người đỡ đẻ bằng dung dịch clo.
+ Việc ứng dụng phương pháp gây mê trong phẫu thuật vào năm 1840 được
coi là phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử của y học.
Vào năm 1842, bác sĩ Crawford W. Long (người Georgia) đã sử dụng
phương pháp gây mê ête để cắt bỏ những khối u nhỏ trên da. Năm 1844, H.Wells
đã nghiên cứu sử dụng protoxydazot để gây mê. Năm 1898, Augurt Bier đã đề

xuất phương pháp gây tê tủy sống. Năm 1947, J.Y. Simpson (người Anh) đã sử
dụng cloroform để gây mê và dùng cocain để gây tê từ năm 1884. Năm 1904,
Eichnom sử dụng novocain để gây tê tại chỗ. Việc Jame Young Simpson công
bố phương pháp gây mê trong phẫu thuật đã mở ra một kỷ nguyên mới cho sự
phát triển của ngoại khoa.
21
+ Mặc dù kính lúp và kính hiển vi đã được Leuenhook (1632 - 1723) phát
minh từ những thế kỷ trước, nhưng mãi tới thế kỷ XIX mới có những phát hiện
về vi sinh vật. Năm 1864, nhà khoa học người pháp, Louis Pasteur đã phát triển
lý thuyết mầm bệnh và đề xuất phương pháp dùng nhiệt để tiệt khuẩn.
+ Joseph Listera (sinh năm 1827 ở Essex) là người đã có công phát triển và
ứng dụng các nguyên lý khử trùng trong thực hành ngoại khoa. Quy trình khử
trùng bằng cách nhúng dụng cụ phẫu thuật vào dung dịch axít carboxylic và xịt
hơi nước để khử trùng môi trường trong phòng mổ đã được Lister công bố vào
năm 1867.
Năm 1882, Robert Kock đã phân lập được trực khuẩn lao.
Từ năm 1881, phương pháp khử khuẩn bằng các nồi hơi với áp suất cao đã
được áp dụng khá rộng rãi. William Halsted đã đề xuất sử dụng găng tay cao su
dùng trong phẫu thuật từ năm 1890.
Năm 1994, Jgnaz Phillip Smelwis (người Hunggary) đã đề xuất: cần rửa sạch
bàn và ngón tay bằng dung dịch clorua vôi trước khi phẫu thuật và giặt sạch các
đồ vải, dụng cụ được sử dụng trong phẫu thuật
2. Phẫu thuật bụng.
Lịch sử phát triển của phẫu thuật bụng đã có từ rất lâu. Từ thời kỳ cổ đại,
Hippocrate đã có những tài liệu mô tả chứng thoát vị, loét dạ dày, tá tràng. Các
danh y Hi Lạp khác như Era sistrate (sinh năm thứ 310 trước công nguyên), đã
biết mổ bụng chữa tắc ruột và thoát vị. A.C Celsus (thế kỷ đầu của công nguyên)
đã mô tả cách chữa vết thương bụng. Hoa Đà đã tiến hành mổ bụng và thiến,
hoạn.
Vào thế kỷ XIX, các phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa viêm trước khi vỡ, phẫu

thuật điều trị ung thư thực quản và dạ dày của Billroth, phẫu thuật điều trị thoát
vị bẹn cải tiến của Bassini và Halsted đã được giới y học thời kỳ này đánh giá
cao.
Vào những năm 1880 do chưa có những hiểu biết về khử trùng nên phẫu
thuật viên không dám mở bụng để trị tắc ruột, thoát vị nghẹt. Năm 1809, bác sỹ
Ephraim mcDowell người Kentucky đã dũng cảm cắt bỏ thành công một khối u
buồng trứng lớn cho bà Jane Todd Crawford. Nếu phẫu thuật không thành công,
Ông có thể bị những người dân trong thị trấn Danville, kentucky treo cổ.
Nhưng nguyên lý cơ bản của kỹ thuật khâu nối ruột đã được phát minh từ đầu
thế kỷ XIX nhưng phải tới vài thập kỷ sau kỹ thuật này mới được đưa vào sử
dụng. Trong thời gian này, Guillaume Dupuytren (người Pháp) đã tiến hành
những thí nghiệm liên quan đến kỹ thuật khâu nối ruột.
Một sinh viên của Dupuytren là Antoine Lembert là người đã đề xuất mối
khâu rời (sau này được mang tên ông - mối khâu Lembert) cho phép áp tối đa các
mặt thanh mạc của ruột.
ở châu Mỹ, những công trình nghiên cứu của nhà giải phẫu bệnh Reginald
Heber Fitz cùng các phẫu thuật viên như Charles Mac-Burney, Henry B, Sands
22
(New York), John B. Murphy (Chicago) đã góp phần quan trọng trong việc thúc
đẩy sự phát triển của ngoại khoa. Năm 1886 Fitz đã chính thức đưa căn bệnh
viêm ruột thừa vào giảng dạy.
Charles Mac-Burney, giáo sư ngoại khoa của trường Y, làm việc ở bệnh viện
New York là người đã tìm ra điểm thăm khám phát hiện ruột thừa viêm vào năm
1889 (điểm này được gọi là điểm Mac-Burney), 5 năm sau ông lại công bố đường
rạch da trong phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa viêm (đường Mac-Burney).
Sự kiện dẫn lưu thành công áp xe ruột thừa cho Vua Edward VII nước Anh,
giúp cho Ông lên ngôi vua vào năm 1902 đã khiến cho dư luận quan tâm nhiều
hơn đến vai trò của ngoại khoa, tạo điều kiện cho ngoại khoa phát triển.
3. Phẫu thuật thần kinh.
Thế kỷ XIX đánh dấu sự phát triển đặc biệt của Phẫu thuật thần kinh, Phẫu

thuật lồng ngực và Phẫu thuật cấy ghép tạng.
Các công trình nghiên cứu của Harvey Cushing, Walter Dandy đã mở ra
một giai đoạn phát triển mới cho chuyên ngành Phẫu thuật thần kinh.
Phương pháp khoan sọ Trephin là một phẫu thuật xuất hiện sớm nhất trong
lịch sử phát triển ngoại khoa, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của
chuyên ngành Phẫu thuật thần kinh. Khi mới xuất hiện, phương pháp này chỉ
được dùng để điều trị chứng tâm thần, để làm giảm áp lực nội sọ trong chấn
thương sọ não hoặc để điều trị chứng động kinh. Harvey là người đã sáng chế ra
một lược đồ giúp cho các bác sĩ gây mê có thể liên tục thu thập được những
thông tin về hô hấp và huyết áp của bệnh nhân. Vài năm sau ông đã sáng chế ra
máy đo huyết áp phục vụ cho các phòng mổ. Tại bệnh viện Johns Hopkins, Ông
đã sáng lập ra các phòng phẫu thuật thực hành để có thể dạy cho sinh viên các
phương pháp phẫu thuật thực nghiệm hiện đại trên chó.
4. Phẫu thuật lồng ngực.
+ Trước khi khâu thành công vết thương tim vào năm 1890, chuyên ngành
Phẫu thuật lồng ngực mới chỉ thực hiện được các thủ thuật dẫn lưu mủ, máu
màng ngoài tim. Các phương pháp điều trị ngoại khoa đối với những thương tổn
của tim (chấn thương, bẩm sinh, thoái hóa, tổn thương sau nhiễm trùng) đã được
đề cập đến khá chi tiết trong các cuốn sách của Meade, Richardson và Johnson.
Năm 1902, từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên động vật, Lauder Brunton
cho rằng: có thể điều trị được các bệnh van tim bằng phẫu thuật. Cho đến tận
năm 1925, một đồng nghiệp của Lauder Brunton ở London là Henry Souttar đã
thực hiện thành công phẫu thuật nong van hai lá bằng ngón tay qua đường tiểu
nhĩ trái để điều trị bệnh hẹp lỗ van hai lá cho một cô gái 19 tuổi. Phẫu thuật van
tim bắt đầu phát triển mạnh từ năm 1940.
Năm 1928, Elliot Cutler and Claude Beck đó tổng kết 12 trường hợp phẫu
thuật van với tỷ lệ tử vong là 83%.
Các thí nghiệm về phẫu thuật tim được bắt đầu từ những năm 1880. Năm 1882
M. H. Block- nhà phẫu thuật người Đức đó thông báo vể các dạng tổn thương tim.
ông đã khâu thành công vết thương tim trên thỏ và khẳng định phương pháp phẫu

thuật này có thể áp dụng trên người.
23
Phẫu thuật thay van động mạch chủ đã được một số tác giả tiến hành từ
năm 1965.
Một trong những người tiên phong trong chuyên ngành phẫu thuật tim là
Michael E. DeBakey. Năm 1934, Ông đã phát minh ra loại bơm cuộn - đảm
nhiệm chức năng cơ học của tim trong máy tim - phổi nhân tạo, chế tạo các loại
động mạch nhân tạo. Ông là người đầu tiên tiến hành các phẫu thuật điều trị
phồng động mạch chủ bụng và động mạch chủ ngực, phẫu thuật cắt bỏ lớp áo
trong của động mạch chủ, động mạch cảnh (năm 1953), là người đầu tiên sử
dụng các đoạn tĩnh mạch nông làm cầu nối để điều trị thành công bệnh tắc động
mạch vành (năm 1964).
Sự ra đời của phương pháp gây mê nội khí quản vào năm 1910 đã giải quyết
được những khó khăn về kĩ thuật mà chuyên ngành Phẫu thuật lồng ngực đã gặp
phải trong suốt một thời gian dài. Mặc dù John H. Gibbon đã bắt đầu nghiên cứu
về máy tuần hoàn ngoài cơ thể từ trước chiến tranh thế giới lần thứ II, cho đến
tận những năm cuối của thập kỷ 30 (thế kỷ XX), máy hô hấp nhân tạo, thiết bị hạ
nhiệt và tim phổi nhân tạo mới ra đời.
Vào những năm đầu thập niên 40 (thế kỷ XX), Blalock, Edwards A. Park Helen
Taussig, Edwards A. Park, Helen Taussig và Vivien Thomas đã phát triển thành
công phương pháp điều trị ngoại khoa tứ chứng Fallot.
+ Sơ lược lịch sử phát triển của máy tuần hoàn ngoài cơ thể:
Năm 1812, LeGallois đã khẳng định tính khả thi của việc chế tạo máy tuần
hoàn nhân tạo.
Năm 1869, Ludwig và Schmidt đã tiến hành những thử nghiệm về khả năng
cung cấp ôxy nhân tạo cho máu.
Năm 1882, Schraeder là người đầu tiên đã chế tạo thành công thiết bị cung
cấp ôxy cho máu trong hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể (bubble oxygenator).
Năm 1885, Frey và Gruber đã chế tạo thành công màng lọc ôxy (film oxygenator)
đầu tiên.

Năm 1916, McLean đã tìm ra heparin cho phép máu của cơ thể có thể chảy
qua hệ thống các ống nhân tạo trong một thời gian dài (mà không bị đông lại).
Năm 1934, DeBakey đã phát minh ra loại bơm cuộn (roller pump) dùng để
bơm máu, thay cho chức năng cơ học của tim trong hệ thống tuần hoàn ngoài cơ
thể (máy tim - phổi nhân tạo).
Năm 1937, Gibbon đã mô tả trong cuốn sách “Lịch sử ngoại khoa” một máy
tim-phổi nhân tạo và thông báo về một trường hợp mổ thực nghiệm trên động vật
với máy tim-phổi nhân tạo đầu tiên thành công.
Năm 1944, Kolff đã phát triển phương pháp thẩm tách máu bằng “thận nhân
tạo” (phương pháp điều trị bằng tuần hoàn ngoài cơ thể đầu tiên được ứng dụng
trên người trong lịch sử y học).
Năm 1953, Gibbon đã mổ đóng lỗ thông liên nhĩ thành công cho một bệnh
nhân nữ 18 tuổi dưới tuần hoàn ngoài cơ thể.
24
Năm 1956, ca phẫu thuật tim mở đầu tiên sử dụng máy tim-phổi nhân tạo
được thực hiện thành công ở Đức (tại vùng Zenker thuộc thành phố Marburg).
Năm 1965, Bramson đã chế tạo thành công màng lọc ôxy đầu tiên.
Năm 1968, Raffert và cộng sự đã mô tả loại bơm máu ly tâm dùng cho máy
tuần hoàn ngoài cơ thể. Năm 1994, toàn thế giới đã mổ được trên 650.000 trường
hợp với máy tuần hoàn ngoài cơ thể (trung bình mổ được gần 2000 trường hợp
mỗi ngày).
5. phẫu thuật mạch máu, vi phẫu thuật.
Sự phát triển của chuyên ngành Phẫu thuật mạch máu có thể chia ra làm hai
thời kỳ: thời kỳ thắt mạch và thời kỳ phẫu thuật tái tạo, phục hồi sự lưu thông của
các mạch máu.
6.1. Thời kỳ thắt mạch:
Từ thời kỳ đế quốc La Mã, thời kỳ Phục Hưng tới giữa thế kỷ XX, phẫu thuật
thắt mạch máu vẫn là phẫu thuật chính, cơ bản trong xử trí vết thương mạch
máu.
Từ thời kỳ Hippocrate, người ta đã tiến hành thắt buộc các mạch máu và cắt

cụt để điều trị bệnh hoại thư các chi thể tại vị trí mà các mạch máu bị tắc để tránh
biến chứng chảy máu.
Antyllus đã đề nghị phương pháp điều trị ngoại khoa phồng động mạch bằng
phương pháp thắt mạch máu ở đầu trung tâm của túi phồng.
William Hunter đã đề nghị thắt động mạch ở đầu trung tâm của túi phồng để
cầm máu.
Kết quả nghiên cứu về các vòng tuần hoàn chi thể và những biện pháp cải
thiện tuần hoàn bên của V.N. Tonkov, V.A. Oppel, B.A. Dolgo - Saburov, Port,
Lerich đã góp phần cải thiện kết quả phẫu thuật thắt mạch máu.
6.2. Thời kỳ phẫu thuật tái tạo, phục hồi sự lưu thông mạch máu:
Năm 1759, Hallowel (nước Anh) đã khâu phục hồi thành công tổn thương
mặt bên của động mạch cánh tay.
Carrel đã đặt nền móng cho chuyên ngành Phẫu thuật mạch máu vào cuối thế
kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đề xuất 12 vấn đề chủ yếu cần chú ý trong điều trị thông
động-tĩnh mạch làm cơ sở cho kỹ thuật cấy ghép tổ chức cơ quan sau này.
Năm 1879, nhà phẫu thuật người Nga là EKK đã thực hiện thành công miệng
nối bên-bên hai mạch máu (tĩnh mạch chủ dưới và tĩnh mạch cửa).
Năm 1882, Schede đã khâu hồi phục thành công một trường hợp rách thành
bên tĩnh mạch.
Năm 1895, I. Ph. Sabanhiev đã thực hiện lấy thử vật tắc ở động mạch đùi nhưng
không thành công. Mãi tới năm 1911 tại Pháp, Labey mới tiến hành phẫu thuật
lấy bỏ vật tắc ở động mạch đùi thành công. Sau đó phẫu thuật loại bỏ tắc mạch ở
ngã ba động mạch chủ bụng được Bauer thực hiện thành công tại Thụy Điển.
25
Sự phát hiện ra heparin của Mc Lean năm 1916 và sử dụng nó vào trong lâm
sàng ở cuối những năm 30 của thế kỷ XX cùng với kỹ thuật chụp cản quang
mạch máu (C.A. Reiberg, 1924; Sicard và Foresetier, 1923; Dos Santos, 1925) và
thành công trong lĩnh vực gây mê, tuần hoàn nhân tạo vào những năm 50 - 60
của thế kỷ XX là một bước phát triển nhảy vọt của chuyên ngành Ngoại khoa
phục hồi mạch máu.

Trong thời kỳ đại chiến thế giới lần thứ hai và những năm đầu sau chiến
tranh, các nhà ngoại khoa tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu phương pháp
điều trị ngoại khoa các vết thương mạch máu và phình mạch (B.V. Petrovski,
A.P. Krymov, G.G. Karavanov, A.I. Arutynnov ).
Năm 1903, Matas đã đề xuất phương pháp điều trị phồng động mạch (sau này
mang tên Ông) bằng cách mở túi phồng và khâu kín lỗ động mạch từ bên trong
lòng túi phồng.
Năm 1906, Goyanes là người đầu tiên đã sử dụng mảnh ghép tĩnh mạch tự
thân để thay thế một túi phồng động mạch ở vùng khoeo.
Govans (1906) và Lexer (1907) đã thay thế thành công đoạn khuyết động
mạch bằng một đoạn tĩnh mạch tự thân .
Năm 1916, Lexer đã sử dụng một đoạn tĩnh mạch hiển để thay thế cho một
túi phồng động mạch nách sau chấn thương.
Bernheim đã sử dụng tĩnh mạch tự thân để thay thế thành công hai trường
hợp phồng tĩnh mạch khoeo.
Việc sử dụng các thuốc cản quang (nitrat iodua) tiêm vào trong lòng động
mạch đã được Brooks đề xuất từ năm 1924.
Năm 1927, Moniz và Santos đã sử dụng thuốc cản quang loại thorium
dioxide bơm vào lòng động mạch để chụp động mạch não và động mạch chủ.
Dos Santos (1947) đã đề nghị phẫu thuật loại bỏ nghẽn tắc động mạch, Kunlin
(1949) đề xuất tạo đường lưu thông phụ (cầu nối) (by - bass) bằng tĩnh mạch qua
chỗ tắc.
Năm 1951, Dubost đã cắt bỏ thành công một phình động mạch chủ bụng,
DeBakey và Bahnson đã cắt bỏ thành công một phồng động mạch chủ ngực.
Năm 1953, Gibbon đã mổ thành công các phồng động mạch chủ bụng và
động mạch chủ ngực với máy tuần hoàn ngoài cơ thể
Năm 1952,Voorhees và Blakemore đã sử dụng động mạch nhân tạo (Vinyon-N,
Dacron và Gore-Tex) vào thực hành lâm sàng.
Từ năm 1960, Jacolson và Suarez đã tiến hành những nghiên cứu thực
nghiệm về vi phẫu thuật. Nhờ sự hỗ trợ của kính hiển vi phẫu thuật, với các kim

khâu có kích thước từ 50 - 60 micron đường kính và các dụng cụ đốt cầm máu
lưỡng cực, phẫu thuật viên có thể nối được các mạch máu có đường kính dưới
2mm. Sự phát triển của vi phẫu thuật đã cho phép nối mạch, nối dây thần kinh,
nối các ngón chân, ngón tay bị đứt rời, nối mạch trong ghép các mạch tự do gồm
26
da và tổ chức dưới da có bó mạch thần kinh nuôi dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi
cho phẫu thuật tạo hình phát triển.
Carrel đã công bố kỹ thuật khâu nối mạch máu của mình vào năm 1902, khi
Ông chưa đầy 30 tuổi. Với kỹ thuật khâu nối mạch máu đơn giản nhưng vô cùng
hiệu quả này, Ông đã đoạt giải thưởng Nobel về Y học vào năm 1912.
Năm 1965, Komatu và Tâmi đã khâu nối thành công một ngón tay cái bị cắt
đứt hoàn toàn. J. Cobbelt đã tiến hành chuyển một ngón chân lên để thay thế cho
một ngón tay bị đứt lìa thành công vào năm 1968.
7. Điện phân, cân bằng dịch thể, dinh dưỡng, hoá trị liệu, phẫu thuật nội tiết
và X quang.
Cho đến tận những năm 1850, nhờ kết quả các công trình nghiên cứu của
Claude Bernard, vai trò của máu và các dịch thể trong cơ thể mới được hiểu biết
một cách đầy đủ. Ông là người đầu tiên sử dụng từ “milieu” để chỉ tình trạng nội
môi của cơ thể và chỉ ra được những tiêu chuẩn về sinh lý học cho phép các cơ
quan có thể tồn tại một cách độc lập.
Trong thế kỷ XX, Walter Cannon là người dã đưa ra luận thuyết về ổn định
nội môi và Henderson là người đã đưa ra lí thuyết về cơ chế cân bằng acid-base
trong cơ thể.
Năm 1952 giáo sư ngoại khoa Moseley đã xuất bản cuốn sách về phản ứng
trao đổi chất, về hiệu quả và tầm quan trọng của việc duy trì quá trình trao đổi
chất đối với bệnh nhân sau phẫu thuật.
Jonathan Rhoads, Stanley Dudrick là những người tiên phong nghiên cứu các
vấn đề về dinh dưỡng đối với các bệnh nhân phẫu thuật, đưa ra khái niệm tổng
thể về phương pháp nuôi dưỡng ngoài đường tiêu hoá.
Năm 1940, Charles Huggins đã có những nghiên cứu về vai trò của các tuyến

nội tiết trong bệnh học cũng như ảnh hưởng của nó đối với các bệnh ung thư.
ông đã đoạt giải Nobel y học năm 1966 nhờ công trình nghiên cứu về vai trò của
các thuốc kháng androgen, estrogen, phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn đối với việc
ngăn chặn sự phát triển của ung thư tiền liệt tuyến.
Năm 1921, Alexander Fleming đó mô tả và tách chiết thành công loại men
phân giải. Năm 1928, Fleming nhận thấy có một loại nấm mốc (penicillin) ở
không khí trong phòng thí nghiệm có khả năng ngăn cản sự phát triển của vi
khuẩn. Từ khi Fleming phát hiện ra nấm penicillin, mãi tới năm 1935, Gerhard
Domagk mới trưng bầy loại nấm này cùng với các chất diệt khuẩn khác và tới tận
năm 1940 thì ngành Dược phẩm Mỹ mới chế tạo thành công thuốc penicillin và
đưa vào thị trường sử dụng như là một sản phẩm thương mại.
Sự kiện Rontgen tình cờ phát hiện ra tia X vào năm 1895 là một phát minh
quan trọng, có một ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của y học. Walter B.
Cannon (1901) đã sử dụng tia X để nghiên cứu về quá trình hấp thụ thức ăn.
8. Phẫu thuật nội soi.
Lịch sử phát triển của phẫu thuật nội soi có thể chia ra 3 giai đoạn:
27
8.1. Thời kỳ sử dụng nguồn sáng tự nhiên (từ thời Hippocrate đến năm 1805):
Ngay từ những ngày đầu của nền văn minh nhân loại, người ta đã biết sử
dụng các loại ống khác nhau trong thực hành y học. Thủ thuật thụt tháo và dùng
các loại ống thông để đưa các chất dinh dưỡng vào cơ thể đã được tiến hành từ
thời kỳ cổ xưa ở Ai Cập, Hi Lạp và La Mã cổ đại.
Hippocrate đã mô tả phương pháp thăm khám nội soi trực tràng, âm đạo, cổ
tử cung, tai, mũi từ những năm 460-357 trước công nguyên. Ngay từ những ngày
đầu tiên của nền văn minh nhân loại, người ta đã biết sử dụng nguồn sáng tự
nhiên để chiếu sáng các khoang nằm sâu trong cơ thể.
8.2. Thời kỳ sử dụng ánh sáng phản xạ tự nhiên hoặc sử dụng nguồn sáng nhân
tạo (từ 1805 - 1957):
+ Giai đoạn 1: hệ thống ống mở (1805 - 1879).
Vào năm 1805, Phillipe Bozzini tạo ra dụng cụ soi bàng quang, trực tràng với sử

dụng nguồn ánh sáng từ một ngọn nến được phản chiếu qua một hệ thống
gương.
Atoni J. Desormeaux đã chế tạo loại ống nội soi dạ dày và bàng quang, âm
đạo và tử cung sử dụng nguồn sáng từ một ngọn đèn và một thấu kính để hội tụ
ánh sáng. Bevan đã sử dụng ống soi thực quản để lấy dị vật thực quản từ năm
1868.
Năm 1869, Pantaleoni đã soi tử cung và đốt polip bằng dung dịch nitrat bạc
thành công cho một phụ nữ 60 tuổi.
Năm 1874, Stain đã cải biên một chiếc máy chụp ảnh để chế tạo ra loại ống
soi có khả năng chụp ảnh các tổn thương giải phẫu bệnh của bàng quang.
Năm 1867, Bruck là người đầu tiên phát minh ra loại ống soi sử dụng nguồn
sáng phát ra từ những sợi bạch kim nối với nguồn điện đặt ở trên đầu.
+ Giai đoạn 2: sử dụng ống soi cứng (1879 - 1936).
Năm 1879, Max Nitze đã chế tạo thành công loại ống nội soi bàng quang sử
dụng hệ thống các lăng kính và nguồn ánh sáng phát ra từ những sợi bạch kim
đặt ở trên đầu.
Năm 1880, Edison đã lắp một bóng đèn vào đầu ngoại vi của ống nội soi
bàng quang và thiết kế một rãnh riêng trong lòng của ống nội soi dành cho phẫu
thuật.
Năm 1889, Boisseau du Rocher đã chế tạo thành công phần lăng kính gắn vỏ
ở đầu ống nội soi.
Năm 1881, Mikulicz sử dụng một loại bóng đèn nhỏ làm nguồn sáng để soi
dạ dày.
Năm 1898, Killian đã soi phế quản thành công nhờ bố trí hệ thống nguồn
sáng trên đầu qua một chiếc gương phản chiếu.
+ Giai đoạn 3: sử dụng ống soi nửa mềm (1936 - 1957).
28
Việc phát minh ra loại ống nội soi nửa mềm đã cho phép đưa được ống nội
soi qua những chỗ uốn cong, gấp khúc của các cơ quan nội tạng.
Năm 1881, Johann Von Mickulicz đã chế tạo thành công loại ống soi nửa

mềm cho phép uốn cong ống khoảng 30 độ so với đoạn dưới của ống.
Năm 1936, Wolf và Schindler đã chế tạo thành công ống soi dạ dày nửa mềm
có chiều dài 77 mm, đường kính 12mm và 48 kính lúp lồng vào nhau.
Năm 1952, Rudolph Schindler đã cho ra đời loại ống soi nửa mềm mới dựa
trên những nguyên tắc về quang học của Lange từ năm 1917.
+ Giai đoạn 4: sử dụng ống soi mềm (1957 đến nay).
Năm 1898, Lange và Meltzing đã chế tạo thành công ống soi dạ dày mềm có
gắn máy quay phim và công bố kết quả soi dạ dày bằng loại ống này trên 15 bệnh
nhân. Một phiên bản hiện đại hơn của loại ống soi dạ dày mềm có quay phim dạ
dày đã được phát triển và công bố sau đó 62 năm.
Basil Hirschowitz, C Wilbur và Peters Lawrence Curtis đã chế tạo thành
công ống soi dạ dày ống mềm sử dụng các sợi thủy tinh, có những lỗ quan sát ở
thành bên của ống nội soi và sử dụng bóng đèn ở đầu ngoại vi làm nguồn sáng.
Năm 1930, Heinrich Lamm đã chế tạo được những sợi thủy tinh mảnh có thể
gấp khúc, uốn cong mà vẫn không làm giảm khả năng dẫn truyền ánh sáng. Có
hai loại bó sợi thủy tinh: loại bó sợi thủy tinh được tạo ra bởi các sợi thủy tinh
độc lập, có tỉ trọng khác nhau, rời rạc, chất lượng truyền ánh sáng của loại này
khá thấp. Loại các sợi thủy tinh dính liền nhau, có kết cấu giống hệt nhau có chất
lượng cao hơn và cho phép truyền ánh sáng tốt hơn, cho các hình ảnh trung thực
và rõ nét hơn.
Năm 1933, Hischowitz đã chế tạo thành công ống nội soi dạ dày-tá tràng đầu
tiên sử dụng các bó sợi thủy tinh để dẫn truyền ánh sáng.
Năm 1962, Hischowitz đã thông báo về kinh nghiệm của mình trong soi dạ
dày-tá tràng bằng loại ống soi nói trên ở 500 bệnh nhân.
+ Giai đoạn ứng dụng nội soi hiện đại trong chẩn đoán và điều trị bệnh:
Tháng 2 năm 1957, Hischowitz, Peter và Curtiss đã sử dụng loại ống soi dạ dày
tự tạo để soi thành công cho vợ của một sinh viên nha khoa bị loét hành tá tràng.
Năm 1961, Hischowitz đã công bố trên tờ báo Lancet về những kết quả thăm
khám nội soi dạ dày và mỏm tá tràng.
Phương pháp chẩn đoán nội soi kết hợp với siêu âm đã cho phép mở rộng

hơn khả năng chẩn đoán của phương pháp nội soi ống mềm.
Năm 1980, tại Hội nghị nội soi tiêu hoá lần thứ tư tổ chức của châu âu ở
Hamburg, Strohm và Classen đã thông báo kết quả sử dụng ống nội soi mềm kết
hợp với siêu âm kiểu xuyên tâm. Phương pháp nội soi kết hợp với siêu âm đã góp
phần quan trọng trong chẩn đoán các khối u hạ niêm mạc dạ dày, phát hiện độ
sâu mà khối u đã thâm nhiễm tới, phát hiện những di căn ung thư vào tổ chức hạch
29
bạch huyết ở xung quanh, phát hiện những khối u có kích thước nhỏ của tụy tạng
có đường kính < 2 cm và kiểm tra đường mật, túi mật, thuỳ trái, thùy phải của gan.
Ngoài khả năng để chẩn đoán, phương pháp nội soi còn có khả năng điều trị
một số bệnh như chảy máu đường tiêu hoá trên (tiêm ephedrin, kẹp cầm máu
bằng các clip, gây dính tổ chức bằng polimer, đốt cầm máu bằng các đầu đốt điện
đơn và lưỡng cực, buộc cầm máu bằng các loại chỉ chun giãn, sử dụng đầu đốt
điện, sử dụng liệu pháp gây xơ, làm đông đặc mạch máu bằng siêu âm).
Năm 1939, Crafoord, Frenckner đã mô tả phương pháp sử dụng cồn etanol 98%,
dung dịch muối natri, thrombin, dextrose, ephedrin, adrenalin, dung dịch epinephrin
đậm đặc để cầm máu các tĩnh mạch thực quản bị giãn vỡ qua nội soi.
Năm 1964, Gensic và Labuda đã chế tạo và ứng dụng thành công trong nội
soi loại laser - agon, hồng ngọc, nhôm, ytri (Nd-YAG).
Năm 1983, Fruhmorgan đã ứng dụng loại laser vào nội soi thành công.
Năm 1976, Tytgat đã đưa được ống nội soi qua chỗ hẹp của đoạn thực quản-
tâm vị do bị một khối ung thư chèn ép.
Năm 1980, Gauderer đã mô tả kỹ thuật nội soi dạ dày qua da (PEG). Bốn
năm sau, Ponsky và Aszodi đã tiến hành trường hợp mở dạ dày và mở tiểu tràng
bằng phương pháp nội soi qua da đầu tiên.
Mỹhe thực hiện ca mổ cắt túi mật nội soi đầu tiên vào năm 1985.
Năm 1970, Oi đã tiến hành soi đường mật nội soi ngược dòng thành công,
mở đầu cho một thời kỳ điều trị sỏi đường mật bằng phương pháp nội soi.
Năm 1974, Classen và Demling và Kawai đã tiến hành lấy sỏi đường mật và
cắt các khối u nhú đường mật thành công.

Phẫu thuật nội soi ổ bụng trải qua 3 thời kỳ: nội soi ổ bụng chẩn đoán, nội soi
ổ bụng điều trị và nội soi ổ bụng hiện đại có sử dụng máy vi tính và màn hình.
- Thời kỳ nội soi ổ bụng chẩn đoán:
Năm 1901, Georg Kelling đã mô tả kỹ thuật soi dạ dày và thực quản bằng
ống soi bàng quang (do Nitze và Leiter thiết kế) đưa qua một trocar.
Năm 1902, Fielder đã bơm khí đã được lọc vào ổ bụng trước khi soi
(Koelioskopie).
Năm 1901, Jacobaeus công bố về kỹ thuật soi ổ bụng bằng ống soi bàng quang
không bơm khí ổ bụng.
Năm 1901, Von Ott ở St. Detersburg đã miêu tả kỹ thuật soi ổ bụng cho một
phụ nữ có thai bằng ống soi “culdoscopic” (kỹ thuật “ Ventroscopy”).
Năm 1911, Jacobaeus đã công bố kết quả nội soi ổ bụng trên 115 trường hợp,
trong đó chỉ có một trường hợp bị biến chứng chảy máu nặng; Kelling miêu tả bề
ngoài của gan, các khối u và bệnh lao trên 45 trường hợp nội soi ổ bụng.
Năm 1911, Bernkeim (người Mỹ) mô tả phương pháp nội soi ổ bụng bằng
ống nội soi trực tràng đưa xuyên qua một vết rạch nhỏ ở thượng vị vào sâu
30
12mm dùng gương soi tai-mũi-họng để kiểm tra mặt trước dạ dày, gan và cơ
hoành.
Năm 1912, Nordentoft đã chế tạo thành công loại trocar có gắn đèn nội soi.
Korbsch (1921), Goetze (1921) và Unverricht (1923) đã giới thiệu loại kim
chuyên dụng để bơm khí khoang ổ bụng và máy bơm khí vào khoang ổ bụng.
Các dụng cụ này cho phép mở rộng tầm quan sát ảnh qua nội soi.
Năm 1920, orndoff (người Mỹ) đã chế tạo thành công loại trocar có đầu hình
chóp sắc nhọn có thể dễ dàng chọc qua thành bụng.
Năm 1924, Zollikoffer đã chế tạo thành công loại van gắn vào vỏ của trocar
có tác dụng tự động ngăn không cho khí thoát ra ngoài sau khi bơm khí carbon
dioxide vào khoang ổ bụng.
Kalk (người Đức) đã chế tạo thành công loại ống nội soi có lỗ bên cho phép
quan sát tổn thương ở một góc khoảng 45

o
- 50
o
so với trục dọc, thiết kế dụng cụ
sinh thiết trong quá trình nội soi ổ bụng, là người đề xuất và ủng hộ kỹ thuật chọc
hai lỗ trong nội soi ổ bụng.
Năm 1938, Veress (người Hugari) đã chế tạo thành công loại kim có bộ phận
gạt ở bên trong làm thay đổi hướng của lưỡi cắt tạo điều kiện cho việc cắt sinh
thiết nhanh gọn, và một loại kim bơm khí khoang ổ bụng an toàn.
Năm 1946, Decker đã đề xuất phương pháp thay đổi vị trí đưa ống nội soi
vào khoang ổ bụng để làm giảm thiểu các biến chứng tổn thương ruột và mạch
máu.
- Thời kỳ nội soi ổ bụng phẫu thuật (1933 - 1987):
Năm 1933, Fervers lần đầu tiên đã mô tả kỹ thuật mổ bụng qua ống nội soi có
gắn những thiết bị sinh thiết và đốt cầm máu, sử dụng khí dioxit carbon để bơm
vào khoang ổ bụng.
Năm 1934, Jhon Ruddock đã chế tạo thành công và đưa vào sử dụng hệ
thống vật kính chuyên dụng, loại kìm sinh thiết và dụng cụ đốt điện.
Năm 1936, Boesch (Đức) đã tiến hành phẫu thuật nội soi sử dụng dao điện
đơn cực để cắt vòi dẫn trứng gây triệt sản, Andreson (Mỹ) đã sử dụng nhiệt làm
đông đặc vòi dẫn trứng để triệt sản.
Năm 1937, Hope đã sử dụng nội soi ổ bụng để chẩn đoán và phẫu thuật cấp cứu
chửa ngoài tử cung.
Năm 1941, Power và Barnes (Mỹ) đã sử dụng dao điện đơn cực cắt vòi trứng
thành công.
Năm 1942, Donaldson và Colleagues (Mỹ) đã treo tử cung thành công bằng
phẫu thuật nội soi.
Palmer (1962), Frangeheim (1963) đã sử dụng điện đông để thực hiện triệt
sản qua nội soi.
31

Năm 1952, Hopkins (Nhà vật lý người Anh) đã phát minh ra hệ thống thấu
kính dạng que cho phép truyền năng lượng ánh sáng lên gấp đôi, hình ảnh rõ nét,
trung thực.
Năm 1966, Wittmoser đã chế tạo thành công loại dao điện dùng trong quá
trình nội soi .
Corson (1973), Rioux và Cloutier (1974), Frangcheim (1972) đã sử dụng
điện để cầm máu trong phẫu thuật nội soi.
Năm 1944, Palmer đã chế tạo thành công dụng cụ bơm khí tự động có thể theo
dõi áp lực ổ bụng
Năm 1969, Semm đã chế tạo thành công dụng cụ cắt tổ chức thành từng
mảnh, dụng cụ ngăn cản sự thất thoát khí CO
2
được bơm vào khoang ổ bụng, kỹ
thuật thắt buộc chỉ trong phẫu thuật nội soi, thiết bị tưới rửa, hút, loại kéo nhỏ,
dụng cụ gắn clíp, kẹp hình thoi.
Năm 1982, Semm đã chế tạo thành công các dụng cụ khâu vi phẫu nội soi điều
trị chửa ngoài tử cung, triệt sản, cắt vòi trứng, cắt buồng trứng, tách dính vòi
buồng trứng, tách tua loa vòi trứng, thiết bị gây dính mạc nối, thiết bị khâu ruột,
thiết bị cầm máu nội mạc tử cung, sinh thiết khối u, tái tạo và tạo hình sau thủng
tử cung và cắt bỏ ruột thừa nội soi.
Năm 1970, Steptoe và Edwards lần đầu tiên đã lấy được noãn bào để thụ tinh
trong ống nghiệm bằng phẫu thuật nội soi.
Năm 1972, Hulka đã tiến hành triệt sản bằng phương pháp cơ học sử dụng
các chíp có thể co giãn được.
Năm 1978, Hasson đề xuất phương pháp phẫu thuật nội soi ổ bụng mở.
Những ứng dụng của laser CO
2
trong phát triển các dụng cụ điện đông lưỡng
cực đối với phẫu thuật nội soi đã được Maurice Bruhat, James Daniell ứng dụng
thành công vào thực hành lâm sàng để cắt bỏ các khối u nằm sâu trong niêm mạc

tử cung, điều trị chửa ngoài tử cung, tách dính, rạch tháo dịch vòi tử cung, rạch
và hút các nang của buồng trứng (hội chứng Stein-Leventhal), làm tiêu các dây
chằng tử cung điều trị chứng đau do kinh nguyệt.
Hope (1937) đã công bố những tài liệu đầu tiên về việc sử dụng nội soi ổ bụng
để chẩn đoán phân biệt chửa ngoài tử cung. Anderson (1937) đã sử dụng đốt điện
để triệt sản. Power và Barnes (1941) đã trình bày kỹ thuật đốt qua ống nội soi để
triệt sản. Palmer (1947) đã sử dụng phương pháp nội soi để chẩn đoán nguyên
nhân chứng vô sinh ở phụ nữ và chế tạo thành công loại kẹp sinh thiết khoan để
sinh thiết buồng trứng. Frangenheim (1959) đã cải tiến thành công dụng cụ
quang học sử dụng trong phẫu thuật nội soi ổ bụng. Kalk (1929) đã chế tạo thành
công hệ thống thấu kính chếch trước 135 độ và đề xuất sử dụng lỗ chọc thứ 2 để
sinh thiết gan. Ruddock (1934) phát triển lỗ chọc đơn để soi màng bụng phẫu
thuật và các dụng cụ sinh thiết trong quá trình nội soi.
32
Năm 1970, việc áp dụng nội soi để sinh thiết gan, nghiên cứu các rối loạn của
gan và đường mật, xử trí cấp cứu bụng đã được các tác giả như Kalk, Wanhagat,
Beck và Hemming ở Đức; Berci, Gaisford và Boyce ở Mỹ; Cuschieri ở Anh và
Bắc Ailen triển khai khá rộng rãi.
Pergola, Etienne, Delavierre (Pháp), Canossi, Spinelli, Sotnikovet, Berezov,
Nikora (URRS), Cuschieri, Gross(Anh và Bắc Ailen), Devita, Gaisford;
Sugarbaker (Mỹ) là những người đầu tiên tiến hành mổ nội soi điều trị một số
bệnh ung thư.
Năm 1986, Warshaw, Tepper và Shipley đã sử dụng phẫu thuật nội soi để điều
trị ung thư tụy tạng với tỉ lệ chính xác trên 93%.
Năm 1979, Frimberger (Đức) đã tiến hành phẫu thuật cắt túi mật và lấy sỏi
túi mật bằng phương pháp nội soi. Năm 1983 Lukichev và Colleagues đã mổ cắt
túi mật nội soi điều trị viêm túi mật cấp.
- Thời kỳ phẫu thuật nội soi hiện đại có sử dụng tin học và màn hình vô tuyến
(1987 đến nay):
Sự xuất hiện loại chíp máy tính quay phim truyền hình gắn với ống nội soi

vào năm 1986 đã mở ra kỷ nguyên mới cho sự phát triển của phẫu thuật nội soi
dưới hướng dẫn của video.
Năm 1987, Mouret (Lyon-Pháp) đã phẫu thuật cắt túi mật nội soi sau khi bộc
lộ rãnh ngang của gan và đáy túi mật.
Năm 1988, Dubois và Mouret đã tiến hành phẫu thuật nội soi cắt túi mật
thành công.
Các phẫu thuật nội soi khác cũng được nhiều tác giả trên thế giới thực hiện:
cắt thực quản (Buess, 1989), cắt dây X chọn lọc cao (Dubois, 1989), cắt thân dây
X (Kakhouda và Mouret, 1990), cắt màng phổi, nội soi lồng ngực để mở cơ
thực quản (Cuschieri, 1990), mở cơ tim bằng đường bụng (Cuschieri, 1991), cắt
dạ dày bán phần (Goh,1992), cắt dạ dày-ruột, cắt bỏ lách, soi ống mật chủ và lấy
sỏi ống mật chủ qua da, tạo vành hậu môn giả, tạo tấm bọc trong thoát vị
Phẫu thuật nội soi trong những năm gần đây đã phát triển hết sức nhanh chóng
và chiếm lĩnh rất nhiều chuyên khoa khác nhau.
9. Cấy ghép cơ quan.
Phẫu thuật cấy ghép cơ quan đã có từ rất lâu. Từ thời xa xưa, những người
Hindus cổ đã biết sử dụng da vùng mông để phẫu thuật chỉnh sửa mũi và tai. Vào
năm 700 trước công nguyên, người ấn Độ đã sử dụng vạt da chuyển từ vùng trán
hoặc vùng má phục vụ cho các phẫu thuật tạo hình mũi (phẫu thuật tạo hình mũi
“kiểu ấn Độ”).
Cấy ghép da là một mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của phẫu thuật
cấy ghép cơ quan. Những nghiên cứu và phát hiện trong lĩnh vực cấy ghép tế bào
và cấy ghép mô dị loại là nền tảng cho sự phát triển của y học và phẫu thuật học
33

×