Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Vùng đất Nam Bộ trong văn chương Sơn Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.82 KB, 4 trang )

VÙNG ĐẤT NAM BỘ
TRONG VĂN CHƯƠNG SƠN NAM
Minh Nguyệt
Nhà Văn Sơn Nam
Tôi nhớ cách đây vài năm trước, ba tôi có mượn ở thư viện
Westminster một tác phẩm của nhà văn Sơn Nam, với tựa đề là
Hương Rừng Cà Mau. Thú thật, lúc đầu, tôi không chú tâm lắm,
nhưng hôm đó, muốn đọc sách mà lại bận đi thư viện mượn, tôi
mượn tạm tác phẩm này của ba tôi đọc. Sau khi đọc xong câu
chuyện ngắn đầu tiên thì tôi đã không thể nào buông tác phẩm
Hương Rừng xuống được nữa. Tôi có cảm giác như mình hoàn
toàn bị cuốn hút trong quê hương mà tôi không chưa bao giờ có
cái gì hết được biết, một mảnh đất đầy những chuyện rừng,
chuyện đời, chuyện săn bắn, và tình người trong thế giới hoang
sơ, kỳ bí, lạ lùng, thâm u của miền Cà Mau, của những con người
di dân Nam Bộ trong công cộng khẩn hoang miền Nam, và những
khúc chiết tình tiết giữa người và người, giữa người và thiên
nhiên, giữa người và rừng trầm, sông sâu, giữa người và thú
rừng hoang dã, giữa người và những đau khổ sâu sắc lẫn hạnh
phúc nhẹ nhàng và tâm hồn bình dị của họ qua những câu chuyện
kể của ông, đã gây cho người đọc phải bồi hồi xúc động, ngậm
ngùi đến tê buốt trái tim dù đã đặt tác phẩm xuống rồi, nhưng vẫn
còn phải ngơ ngẫn vì những câu chuyện ngắn thâm sâu nhưng ẩn
dấu một tình cảm thắm thiết sâu đậm của những con người nông dân miền nam hiền lành và ít chữ của
ông. Trước khi chúng ta bước vào thế giới đặc biệt của một thời đã qua của những con người di dân Nam
Bộ, cần cù, nhẵn nại và đầy tính chất mạo hiểm, chúng ta hãy dành chút thời giờ tìm hiểu nhà văn Sơn
Nam qua tiểu sử của ông.
Tiểu Sử
Được biết, nhà văn Sơn Nam, tên thật của ông Phạm Minh Tây. Ông ra đời tại Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Theo vào ngày 11-12-1926. Theo tư liệu của Wikipedia, hiện nay ông vẫn đang sinh sống tại Sài Gòn.
Ông học tại Cần Thơ, sau đó, kháng chiến chống Pháp. Sau Hiệp Định Genève 1954. Ông được nhiều


người yêu, gọi là “Ông già Nam Bộ”, “Pho tự điển sống về miền nam”, hay là “Nhà Nam Bộ Học.” Theo
nhà văn Trần Bách Thụ, trong bản văn biên khảo, ông đã nói về nhà văn Sơn Nam như sau. “Không chỉ là
một nhà văn, nhà khảo cứu với hàng chục tác phẩm được yêu thích, nhà văn Sơn Nam còn là một pho sử
liệu sống về văn hóa, lịch sử, con người vùng đất phương Nam thời khẩn hoang. Mới đây, một bức tượng
chân dung ông đã được đặt tại Làng du lịch Bình Quới như một sự ghi nhận những đóng góp của ông đối
với văn hóa Nam Bộ…” Qua đoạn văn mà tôi đã trích của nhà văn Trần Bách Thụ, chúng ta có thể thấy
rằng nhà văn Sơn Nam đã có một sự đóng góp không nhỏ đối với nền văn hoá Nam Bộ. Thiếu những mẩu
chuyện này của ông, những con người lưu lạc tha hương như tôi, và hàng triệu người khác trên đất người,
kể cả những con người trong thế kỷ trào lưu, hiện đại hóa với những vô minh vật chất của thế giới ngày
nay, tại quê hương Việt Nam khi đọc những tác phẩm của ông, có thể thấy được một quê hương xưa kia,
qua những tác phẩm có thể được xem là để đời, cho chúng ta thấy được một miền đất Nam Bộ của ngày
xưa, trong công cuộc khẩn hoang đặc biệt, hiền hòa và bình dân như con người Nam Bộ, và những mẩu
chuyện trong cuộc đời của họ, để thấy được một giai đoạn lịch sử của những con người Nam Bộ cần cù,
nhẵn nại, đầy tình người, đầy sự mạo hiểm, đầy lòng nhân hậu đối với mảnh đất mà họ đang khai hoang,
và những nỗi nhọc nhằn khốn khổ của họ, mang mác như hương rừng U Minh, và sâu sắc như tâm hồn
bình dị của họ.
Tình Người Trong Văn Chương Nhà văn Sơn Nam
Nếu ai đã từng đọc qua những tác phẩm của bậc lão thành nhà văn Sơn Nam, chúng ta phải công nhận
rằng, trong những câu chuyện kể về núi rừng U Minh, đầy những câu chuyện bàng bạc và thắm đượm tình
người. Những áng văn của ông, kể qua về những mẫu đối thoại vụn vặt, tuy trà dư tửu lậu về chuyện đời
của những người dân Nam Bộ nói lên tâm hồn mộc mạc đơn sơ, nhưng đầy gắn bó, không rõ rệt trên bề
mặt nhưng vẫn ẩn tàng một tình người sâu sắc trong trái tim của con người Nam Bộ…
Ông Cả gả con gái Út về rừng, vùng đất mà ông nghe toàn chuyện đĩa kinh hoàng…
“Bà Cả thở dài :
- Tôi ngại quá. Mình có mụn con gái. Gả đi xa xôi không nói làm gì. Ngặt xứ đó kỳ quái, hiểm nguy. Nội cái
tên Cạnh Đền nghe cũng dị hợm
- Tưởng bà ngại điều gì chớ chuyện đó thì dễ. Dân ở dưới hiền lành lắm. Bộ thiên hạ ăn thịt con gái mình
sao mà nguy hiểm?
- Tức chết đi ! Nói vậy mà không hiểu ! Ông không nghe người ta hát sao ?
Xứ đâu hơn xứ Cạnh Đền,

Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội lềnh như bánh canh.
Ông Cả nghe qua, cười ngất hồi lâu. Bà Cả càng sôi gan :
- Ông cười tôi nói bậy à ? Ở xứ đó chạng vạng là ai nấy phải vô mùng để ăn cơm
- Nhưng sự thật là họ ăn cơm sớm, hồi cỡ bốn giờ chiều để khỏi cần vô mùng. Bà nghe ai nói lại vậy ?
- Ông có tài binh vực cho xứ Cạnh Đền. Dẹp chuyện muỗi một bên, tôi bàn qua chuyện đỉa để ông có giỏi
thì cãi. Nè, tôi nghe nói phen đó cô dâu nọ ở chợ Cần Thơ gả xuống. Cổ xuống bến làm cá, xong xuôi
đem trút vô chảo, nấu canh chua. Dè đâu chừng con đỉa đeo trong khứa cá. Cô dâu nọ bị đuổi vì tội nấu
canh chua bằng đỉa. Oan ức quá. Xứ đỉa nhiều, đâu ai dè trước !” Cô Út Về Rừng”
Một nổi buồn mang mác của người già Nam Bộ, gã con gái ở chốn rừng thiêng nước độc, họa hoằn lắm
mới có cơ hội gặp con gặp rễ, kể cả những đứa cháu ngoại dễ thương xinh xinh, nhưng biết làm sao, ông
phải ngậm ngùi ở tình cảnh gả người con gái về nơi chốn xa xôi… Đọc đoạn này trong câu chuyện ngắn
của nhà văn Sơn Nam, chúng ta phải rung động xúc cảm…
“Ông Cả im lặng, nghĩ đến cái ngày gần đất xa trời của mình. Nó không còn bao xa nữa. Ngày đó, ai phò
giá triệu, ai rinh quan tài ? Nhìn bụi tre già dưới bến mà ông tủi thân : Măng non mọc kề bên gốc. Phận
ông có khác ; con gái, con rể và đám cháu ngoại ở chốn xa xôi kia làm sao được gần gũi để ông thấy mặt
lần đầu - và cũng là lần chót - khi ông tàn hơi. Nước mắt muốn tươm ra, ông cố dằn lại. Ông hiểu đời ông
chưa tới mức đen tối, còn chút ánh sáng lập lòe trong tương lai vô biên vô tận …“Cô Út Về Rừng”
Hay nỗi đau của người cha bất lực trước căn bệnh nan y của người con gái xinh đẹp của ông…
“Ông hương giáo đã hiểu nguồn cơn. Mớ tóc rối nằm cuộng đống trên bàn khiến ông xúc cảm, không che
giấu được cơn buồn. Chiếc gương mờ soi đôi má ửng của Hoàng Mai, màu ửng đỏ lạ thường, không biến
đổi dầu khi nàng sợ hãi. - Từ hồi tấm bé, làn da của Hoàng Mai mịn quá, bóng quá. Trăm sự đều do đó mà
ra Ông thở dài, cũng như ông đã thở dài hồi mấy năm trước, tuy gió bấc về không lạnh lắm nhưng
Hoàng Mai đòi đốt lửa để sưởi rồi dẫm chân lên than hồng mà cưòi. Ðêm đến, ông nghe tiếng rên khe khẽ.
Ngỡ là con gái nhuốm bịnh, ông đến gọi cửa đôi ba lần. Hoàng Mai nằm đó, tỉnh mà như say, hơi thở hổn
hển, đôi mắt úp vào chiếc gối mềm như trốn tránh mấy sợi tơ trăng buông xuống từng hồi, khi gió rạt rào
khẽ rung làm hở ra mấy mí lá che trên đầu vách. Bịnh của nàng, ông doán được, ngặt không muốn nói rõ
tên ra : bịnh nan y - bịnh cùi. Ông chỉ khuyên con gái năng đi duốc vì ở rừng này "phong" nhiều lắm. “
“Hương Rừng”.
Kể cả nỗi ngượng ngùng của người thanh niên lỡ trót yêu người con gái ở rừng hoang U Minh, nhưng
đành phải ngẫn mặt quay lưng trước căn bệnh hiểm nghèo của nàng…

“Chú hiểu ý. "À té ra bấy lâu nay ông hương giáo thương mình". Chú đánh bạo tìm bàn tay nàng. Nàng lắc
đầu : - Em hơi mệt, như vậy Rồi nàng nâng tay áo lên, thứ tay áo lỏng thỏng quá rộng quá dài : - Anh
nắm cái chéo tay áo này, em cũng đủ vui rồi. Cảm động làm sao ! Ngạc nhiên làm sao ! Một mùi hôi hám
từ trong tay áo bay ra. Khi níu cái chéo tay áo của người đẹp. Tư Lập thấy rõ ràng bên trong : ngón tay của
nàng rụng mất hồi nào, chỉ có năm cuộn vải nhỏ vấn khéo léo thay thế. Hôm sau, chú viện cớ ra đi lúc mùa
bông tràm nở trắng rực. Chú không thèm làm nghề ăn ong nữa. Hàng trăm tấm kèo bằng cây mun, chú
giao lại cho ông hương giáo. Chú về ở Long Xuyên. Nhưng hương rừng có ma lực quyến rũ. Lúc mới đến
thì vui. Ở lâu lại sanh buồn. Xa cách lâu ngày thì đâm ra nhớ không nguôi, không trở lại thì không
được…”“Hương Rừng”.
Nhà văn Sơn Nam đã cho chúng ta thấy được những hình ảnh trong cuộc đời của người dân Nam Bộ mà
người đọc cũng phải cảm giác đau xót cho người ở cảnh ngộ không lối thoát, nhưng họ vẫn nhẫn nhục
chịu đựng. Ngọn bút của ông thật tài ba, làm thấm thấu cả tâm hồn, làm người đọc muốn bật khóc trước
nỗi đau thương của một thời khai hoang ở vùng đất âm u của người dân Nam Bộ.
Thú Rừng Hoang Dã Trong Văn Chương Của Nhà văn Sơn Nam.
Người dân Nam Bộ phải đối đầu với những con thú rừng chực chờ, có thể lấy mạng của họ bất cứ lúc nào,
nhưng họ vẫn háo hức ngắm nhìn những con sấu trong ao hồ đầy lau sậy.
“Cái ao lớn ước một công đất, bên bờ, dưới nước, toàn là lau sậy, dây cóc kèn. Sấu nổi lên, chen vào
những bức tranh mầu xanh ấy những vệt đen chi chít : con thì nằm dài như chiếc xuồng lường, con thì
dùng hai chân trước mà vạch sậy, ngóng mỏ xéo lên trời như họng súng thần công đại bác. Biết có loài
người đến quan sát, chúng vẫn điềm nhiên sưởi nắng, bắt cá . Duy có con sấu già trợn mắt hướng về lũ
người rồi bò thối lui vào giữa lòng ao, để thủ thế.” (Bắt Sấu Rừng U Minh Hạ)
Nhưng họ vẫn không sợ hiểm nguy. Những con người Nam Bộ của núi rừng U Minh Hạ, không những phải
đối đầu với cảnh rừng thiêng nước độc, nỗi lo âu sinh kế, họ còn phải đối đầu với những con thú rừng
nguy hiểm, có thể ăn thịt họ bất kỳ lúc nào. Biết vậy, mà họ vẫn không hề có một chút nao núng, chùn
bước, hay động lòng…Sự dũng cảm của họ được ghi chép qua ngòi bút tài tình của nhà văn Sơn Nam.
“Sấu bò lên rừng theo con đường đào sẵn hồi nãy. Tức thời, ông Năm Hên chạy lại. Sấu há miệng hung
hăng đòi táp ổng. ổng đút vô miệng sấu một khúc mốp. Sấu táp lại, dính chặt hai hàm răng : như mình
ngậm một cục mạch nha quá lớn, muốn há miệng cho rộng để nhả ra cũng không được. Sau khi bị khúc
mốp khóa miệng, còn cái đuôi đập qua đập lại.” (Bắt Sấu Rừng U Minh Hạ)
Họ sống bằng đủ nghề, ngoài việc bắt cá, nuôi ong, bắt sấu, ruộng nông, họ lưu lạc nay đây qua mai đó

qua nghề len trâu, kiếm cỏ cho đàn trâu ăn giữa rừng hoang, lẫn lộn với voi và cọp. Chỉ cần họ sơ xuất,
hơn nửa gia tài của họ có thể bị mất hết.
“Từ Ba Thê cả bầy trâu len qua miệt Bảy Núi. Oai vệ lắm kìa ! Voi đi một lần đôi ba chục con là cùng, cọp
đi hai ba con là nhiều ; cảnh đó ở miệt rừng ai cũng thấy. Ðằng này, trâu lội nước năm ba trăm con, đen
đầu, đặc nước ” (Mùa Len Trâu)
Nhưng có người vẫn vui sống, dù chiến tranh, dù mất mát, đau khổ chụp xuống người họ…Họ vẫn vui thú
với cái nghề giăng câu của họ, vừa để độ sinh độ nhật, vừa tận hưởng cái thú tiêu dao giữa đất trời và
sông nước, như trường hợp của ông lão giăng câu ở Rừng U Minh Hạ.
“Đứa con trai độc nhứt của ông đã bị "A lơ măn" (người Ðức) giết lúc phải cầm súng giữ vùng An Sác Lo
Ren cho Pháp. Ta có thể nói : ông mù vì khói lửa của trận Âu châu đại chiến kỳ nhứt. Còn lại một mình,
ông cất căn chòi ở Rộc Lá, ấp Tây Sơn. Có người chất vấn “Ðã mù sao còn giăng câu được ? “Ông đáp
“Mù lòa là mắt không thấy, chớ nào phải vô tri vô giác ? Con người có thể thấy bằng lỗ tai, bằng hai bàn
tay, bằng mũi Mình đây đui mù, như thiếu cây cột cái, nhưng nếu khéo léo một chút cũng cất được mái
nhà nhỏ che gió che mưa hà huống là việc giăng câu ! Giăng câu lúc ban đêm, cặp mắt không cần thiết.
Người không mù, họ đốt lửa trước xuồng un muỗi cho vui mắt, ấm lòng, chớ nào phải soi đường đi. Ðó là
chưa nói tới loài cá! Nó ở dưới nước, núp trong cỏ, người có mắt cũng như tôi, làm sao thấy cá được. Phải
dùng óc xét đoán để hiểu tánh ý của nó, nhờ đó mình mới giăng được nhiều cá, ngày càng vui thú với
nghề nghiệp của mình.” (Người Mù Giăng Câu)
Chúng ta có thể thấy được một giai đoạn lịch sử của những người dân Nam Bộ trong công cuộc khai khẩn
núi rừng Cà Mau. Đọc văn của nhà văn Sơn Nam, làm ta càng gợi thêm nỗi nhớ nước nhớ nhà, nhớ quê
hương, nhớ cả đến cảnh rừng một thời mà cha ông của chúng ta đã dầy công xây dựng, dù phải hy sinh
cả thân mạng họ, một miền Nam Bộ chỉ còn lại phảng phất lại trong tâm tưởng của kẻ lưu lạc xứ người, và
một xứ Nam Bộ, những người đã trưởng thành trên mảnh đất Hoa Kỳ cũng phải kinh ngạc ở một giai
đoạn lịch sử của quê hương Việt Nam vào một thuở thật xa xưa mà họ chưa từng được biết đến.
Tôi xin được kết thúc bằng những vần thơ của nhà văn Sơn Nam.
“Tới Cà Mau - Rạch Giá
Cất chòi, đốt lữa giữa rừng thiêng
Muỗi, vắt nhiều như cỏ,
Chướng khí mù như sương.
Thân không là lính thú

Sao chưa về cố hương?
Chiều chiều nghe vượn hú,
Hoa lá rụng, buồn buồn …
Phong sương mấy độ qua đường phố,
Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê ”
-Sơn Nam.
Xin cảm tạ nhà văn Sơn Nam, đã cho tôi được biết được giai đoạn lịch sử đó của núi rừng Nam Bộ qua
ngòi bút đầy tình người của ông… Xin hết lòng tạ ơn ông…
07/20/2007
Minh Nguyệt

×