Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cẩn thận với bệnh gan ở người cao tuổi pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.54 KB, 3 trang )

Cẩn thận với bệnh gan ở người cao tuổi

Người cao tuổi khi bị bệnh gan thường khó điều trị và khó phục hồi hơn ở người
trẻ. Biểu hiện bệnh và phương pháp điều trị cũng khác nhau tùy lứa tuổi. Lưu
lượng máu qua gan, kích thước gan và khả năng phục hồi của gan giảm dần theo
tuổi. Sự suy giảm này biểu hiện: giảm chức năng gan, suy giảm khả năng phục hồi
của gan sau các bệnh viêm gan do virut, suy gan kịch phát và viêm gan do thuốc.
Những thay đổi sinh hóa và tế bào ở bệnh nhân gan cao tuổi
Gan ít bị ảnh hưởng của quá trình lão hóa hơn các cơ quan khác trong cơ thể. Tuy nhiên
theo thời gian, chức năng gan, tế bào gan bị suy giảm dần. Tế bào gan không những giảm
dần khả năng sản xuất các protein gan mà còn tích lũy các protein bất thường như:
glucose-6-phosphate dehydrogenase, phosphoglycerate kinase, NADP cytocrome c
reductase, aminoacyl-tRNA synthetase, superoxide dismutase, lipofuscin (gây rối loạn
quá trình sinh hóa xảy ra trong tế bào gan). Tế bào gan ít nhạy cảm với insulin và
corticosteroid, do đó giảm giải mã và tổng hợp protein. Những thay đổi tổ chức học ở tế
bào gan người cao tuổi bao gồm: tăng kích thước tế bào, tăng số lượng nhân bất thường,
tăng tần số bất thường nhiễm sắc thể, tăng khối lượng và số lượng các lysosomes. Những
thay đổi về chuyển hóa thuốc: giảm thải trừ các loại thuốc được chuyển hóa qua gan bởi
hệ thống cytochrome-P 450 như: midazolam, phenytoin, propanolol, acetaminophen. Tuy
nhiên hoạt tính men của cytochrome P-4503A và P4502E 1 không thay đổi theo tuổi; vì
thế người cao tuổi cũng có thể nhạy cảm với các thuốc gây độc cho gan như:
acetaminophen và ethanol. Thành phần cholesterol của mật gia tăng theo tuổi cũng như
chỉ số tạo sỏi, do kết hợp giữa sự gia tăng bài tiết cholesterol và giảm sản xuất acid mật.
Tỷ lệ sỏi mật gia tăng theo tuổi, biến chứng của bệnh sỏi mật sẽ diễn tiến nặng.
Đặc điểm một số bệnh gan ở người cao tuổi
Viêm gan virut cấp tính: Ở người cao tuổi, viêm gan do virut cấp tính biểu hiện thầm
lặng, kéo dài, diễn biến nặng hơn người trẻ có thể do giảm khả năng miễn dịch.
Viêm gan A: Ít gặp ở người cao tuổi do tính miễn nhiễm cao. Song tỷ lệ tử vong lại gia
tăng theo tuổi: độ tuổi 15-39 là 0,4%, nhưng trên 40 tuổi là 1,1% và trên 65 tuổi là 4%.
Viêm gan B và D: Cũng ít gặp ở người cao tuổi. Biểu hiện bệnh thường liên quan đến
đường mật, bệnh lâu hồi phục. Thời gian HBsAg chuyển âm tính thường dài hơn và nguy


cơ tiến triển thành bệnh gan mạn tính cao. Người cao tuổi không đáp ứng tốt với chủng
ngừa viêm gan B, rất có thể do có sự giảm các tế bào sinh kháng thể B. Do đó ở người
cao tuổi phải chủng ngừa viêm gan B liều cao mới có kết quả.
Viêm gan virut mạn tính: Tiến triển viêm gan virut mạn tính B và C ở người cao tuổi
tương tự như các lứa tuổi khác. Nhưng cần lưu ý rằng xét nghiệm HBeAg âm tính
và/hoặc nồng độ HBV DNA huyết tương thấp, chứng tỏ sự sao chép virut ở bệnh nhân
cao tuổi kém hơn, nên có thể giảm điều trị bằng thuốc kháng virut. Việc phối hợp
peginterferon và ribavirin trong điều trị viêm gan C mạn tính cho kết quả tốt ở người trẻ
nhưng lại giảm dung nạp thuốc ở bệnh nhân cao tuổi, mặt khác những tác dụng phụ do
interferon, thiếu máu do ribavirin có tác động xấu. Viêm gan mạn tính B và C có nguy cơ
phát triển ung thư tế bào gan (HCC), vì sự phát triển HCC tương quan với thời gian viêm
gan mạn tính nên bệnh nhân xơ gan cao tuổi do viêm gan B hoặc C mạn tính phải được
kiểm tra định kỳ siêu âm gan và tìm alphafetoprotein 6 tháng/lần.
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu: Chiếm tỷ lệ khoảng 20% dân số, hay gặp ở người
béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp, trong đó khoảng 10% tiến triển đến xơ gan, suy gan,
ung thư gan.
Bệnh gan tự miễn: Viêm gan tự miễn điển hình thường xảy ra ở phụ nữ tuổi trung niên.
Điều trị thường khó khăn do tác dụng phụ của việc dùng corticoid kéo dài ở phụ nữ sau
mãn kinh, vì họ đã có sẵn nguy cơ cao các bệnh loãng xương, béo phì, tăng huyết áp,
glaucome
Bệnh gan chuyển hóa: Hereditary hemochromatosi (bệnh gan ứ sắt) thường gặp ở bệnh
nhân nữ trên tuổi 65, có triệu chứng: mệt mỏi, tiểu đường, lãnh cảm, viêm khớp, thiếu hụt
men alpha-1 antitrypsin. Thiếu men alpha-1 antitrypsin có thể là nguyên nhân của 5%
bệnh nhân trên 65 tuổi bị xơ gan.
Biến chứng xơ gan ở người cao tuổi: Tăng áp lực tĩnh mạch cửa, biểu hiện thường là
chảy máu ồ ạt do vỡ tĩnh mạch thực quản và là nguyên nhân tử vong. Việc phục hồi sau
khi có cổ trướng, xuất huyết thường khó và hay tái phát, khả năng sống thấp. Ung thư tế
bào gan thường khó điều trị, tỷ lệ tử vong cao.


×