Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu Tập luyện TDTT để phòng chống các bệnh ở người cao tuổi pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.13 KB, 4 trang )

Tập luyện TDTT: Phương pháp phòng
chống bệnh ở người cao tuổi
(TTVN Online) - Theo các nhà nghiên cứu y học TDTT, các
bệnh về đường hô hấp, trí não, xương khớp…là những căn
bệnh thường hay gặp ở người cao tuổi. Để phòng chống các
căn bệnh này, đồng thời góp phần rèn luyện sức khoẻ, người
cao tuổi cần phải tích cực, chủ động rèn luyện TDTT.
Phòng chống các bệnh về đường hô hấp
Khi về già, hiệu suất trao đổi chất cơ bản, công năng của hệ thống
thần kinh thực vật và điều tiết thân nhiệt đều suy giảm. Do đó năng
lực thích ứng với thời tiết cũng giảm sút theo.
Ở người cao tuổi, các bệnh về đường hô hấp có thể nhận biết rõ nhất
vào lúc trời lạnh giá. Người cao tuổi vào mùa đông thường dễ bị
mắc hoặc tái phát các bệnh cảm cúm, viêm sưng họng, phế quản,
phổi. Không ít trường hợp đã bị tử vong. Để có thể nâng cao năng
lực đề kháng với thời tiết giá lạnh, phòng chống các bệnh về đường
hô hấp, người già cần phải tăng cường tập luyện TDTT một cách
chủ động. Tập ngoài trời là hình thức nâng cao khả năng chống chọi
với thời tiết giá lạnh. Tuy nhiên, những ai chưa có thói quen tập
ngoài trời hoặc sức yếu nên thận trọng khi tập luyện. Đặc biệt,
những người cao tuổi đang mắc các bệnh về đường hô hấp không
nên tập ngoài trời vào buổi sáng sớm nhất là những hôm gió mùa.
Khi tập đến lúc ra mồ hôi nên chú ý làm chậm lại hoặc nghỉ ngơi
một chút. Lúc đó không nên cởi quần áo ngoài ngay dù đã cảm thấy
khá nóng.
Phòng chống thoái hoá não
Thoái hoá não là tình trạng hay xuất hiện khi về già. Não người già
thường hay mệt mỏi. Chính vì vậy, tập luyện để phòng chống thoái
hoá não ở người cao tuổi là một phương pháp hữu hiệu. Để góp
phần rèn luyện cho trí não, người già nên tranh thủ thời gian rèn
luyện bằng nhiều hình thức thể dục sức khoẻ phong phú và đa dạng


như đi dạo, đi bộ, ngắm phong cảnh tự nhiên, thoải mái hoặc chạy,
bơi chậm, thái cực quyền.
Thậm chí có khi cần điều dưỡng lâu dài và hoạt động nhẹ nhàng,
thoải mái ở những nơi phong cảnh tốt lành. Nhờ đó công năng của
vỏ não sẽ được phục hồi, thậm chí trở nên nhạy bén hơn. Ngoài ra,
luyện khí công, đặc biệt là luyện tập trung yên tĩnh và thả lỏng về
tâm thể cũng là một phương pháp để phòng chống thoái hoá não.
Luyện khí công sẽ góp phần nâng cao tiềm năng tinh thần, tập trung
sức chú ý và khả năng tự kiềm chế. Thực nghiệm cho thấy luyện khí
công từ 12-16 tháng, tư duy lôgic, trí nhớ xa và gần đều được cải
thiện.
Người bệnh tiểu đường cẩn thận khi vận
động
Thưa bác sĩ, ông tôi bị bệnh đái tháo đường, năm nay ông 70
tuổi. Tôi được biết tập luyện thể thao cũng là một cách hiệu
quả để điều trị bệnh này. Thế nhưng theo thông tin trên báo
chí, tập luyện thể thao với người bệnh tiểu đường cũng có tính
hai mặt. Bác sĩ có thể tư vấn về cách luyện tập hiệu quả.
(nguyen_mt…@yahoo.com)

BTO: Bạn thân mến, để điều trị bệnh tiểu đường, ngoài chế độ ăn
uống, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì vận động thường
xuyên có ý nghĩa quan trọng với người bệnh. Theo nhiều nghiên
cứu, tập luyện giúp cơ thể tiêu hao năng lượng, tránh được sự tích
lũy lượng mỡ thừa trong cơ thể. Duy trì hoạt động thể lực đều đặn
sẽ không bị béo phì, làm cho cơ thể dễ dàng tiêu thụ đường, do đó
giảm nồng độ đường trong máu. Đối với bệnh nhân tiểu đường có
thể giảm liều insulin hoặc một số thuốc hạ đường huyết… Tập
luyện thể thao có rất nhiều lợi ích với người bệnh tiểu đường, chắc
chắn bạn cũng đã nghiên cứu về vấn đề này để chăm sóc sức khoẻ

cho ông mình. Tuy nhiên đúng như bạn tìm hiểu, người bệnh luyện
tập thể thao sẽ có mặt tốt nhưng cũng có những hạn chế ảnh hưởng
đến sức khoẻ. Không phải ai cũng kiên trì luyện tập và hiểu được
tập như thế nào để có hiệu quả tốt nhất.
Nếu không có phương pháp tập luyện phù hợp sẽ có nguy cơ hạ
đường máu trong và sau khi tập luyện. Thường gặp và nguy hiểm
nhất là hiện tượng hạ đường máu quá thấp, khi đó bệnh nhân sẽ cảm
thấy đói, run tay chân, vã mồ hôi hoặc hôn mê. Nếu tập luyện nhiều
và mức độ bài tập nặng quá như chạy đường dài, tốc độ nhanh, chơi
bóng rổ, bóng chuyền suốt trận đấu... sẽ có nguy cơ tăng đường máu
trong vòng vài giờ sau khi tập. Bệnh nhân tiểu đường týp 1 nếu tập
theo kiểu này sẽ bị rơi vào tình trạng nhiễm xêtôn. Những người có
kèm theo các bệnh tim mạch nếu tập quá sức cũng sẽ bị đau thắt
ngực, loạn nhịp tim. Nhiều người bệnh nặng, yếu, tập thể dục nhiều
còn có thể bị hạ huyết áp… .
Nhìn chung với người bệnh tiểu đường không nên tập thể thao gắng
sức, không nên tập những môn vận động mạnh, đặc biệt với người
bệnh tuổi cao, sức yếu. Ông bạn có thể tham gia tập các môn như: đi
bộ, yoga, thái cực trường sinh đều rất tốt cho bệnh tiểu đường.
Trong đó, đi bộ nhẹ nhàng được xem là biện pháp rèn luyện thích
hợp nhất, vừa đi bộ vừa hít thở sâu một cách đều đặn, không nên tập
những bài tập tốn nhiều sức. Theo nghiên cứu trong những năm gần
đây, đi bộ nhanh 30 phút/ ngày có khả năng phòng ngừa sự phát
triển của tiểu đường týp 2 ở bệnh nhân béo phì và những người có
triệu chứng tăng đường huyết. Nếu ông bạn có thể lực tốt có thể tập
luyện bài tập mức độ cao nhưng phải tập để thích nghi dần dần.
Thời gian tập thường từ 15-30 phút mỗi ngày, nếu thấy thấm mệt thì
không được gắng sức. Ngoài ra, bạn lưu ý về chế độ dinh dưỡng,
theo dõi sát tình trạng sức khỏe, sinh hoạt của ông, đưa ông đi khám
sức khỏe định kỳ để biết được hiệu quả của quá trình luyện tập. Bác

sĩ sẽ hướng dẫn cho ông bạn những phương pháp chăm sóc sức
khỏe tiếp theo phù hợp với tình trạng bệnh.

Bác sỹ thể thao

×