Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

10 bước ngoặt quan trọng trong tuổi thơ bé (Phần 1) Thông qua các môn chơi đồng pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.07 KB, 9 trang )

10 bước ngoặt quan trọng
trong tuổi thơ bé (Phần 1)


Thông qua các môn chơi đồng đội bé được giáo dục cách giao tiếp
với bạn bè và tuân thủ theo các luật lệ của trò chơi.


Khi nghe chữ “bước ngoặt quan trọng”, chắc hẳn
bạn sẽ nghĩ ngay đến những tấm hình thật dễ
thương đã lưu lại biết bao nhiêu khoảnh khắc
“đầu tiên” trong album ảnh của con: Nụ cười đầu
tiên, cái vẫy tay đầu tiên, và rất nhiều cái “đầu
tiên” khác nữa.

Đó không chỉ là những ký ức đẹp đẽ thôi đâu, mà còn
là biểu hiện của những nỗ lực rất lớn trong suốt quá
trình theo dõi con trưởng thành. Những phát triển này
làm cho cha mẹ cảm thấy hạnh phúc và vui sướng
biết bao, tuy nhiên nó cũng đặt ra nhiều thách thức.
Nhưng không hề gì, chúng tôi sẽ giúp bạn một vài
đặc điểm tiêu biểu để dễ theo dõi quá trình lớn lên
của con.

5 đến 6 tuổi

1. Các môn thể thao đồng đội

Con bạn không chỉ được rèn luyện sức khỏe và khả
năng phối hợp đồng đội, mà còn học được nhiều điều
qua các tương tác trong nhóm. "Thông qua các môn


chơi đồng đội bé được giáo dục cách giao tiếp với
bạn bè và tuân thủ theo các luật lệ của trò chơi", ông
Michael Wasserman, bác sĩ nhi khoa trung tâm Y tế
Ochsner, New Orleans, cho biết. Thêm vào đó, bé
còn học biết sự kiên nhẫn và nhường nhịn mọi người.
Nói cách khác, tham gia một đội bóng đá không phải
là gợi ý tồi chút nào!

Bên cạnh đó, nên nhớ rằng các phụ huynh không nên
quá hiếu thắng, gây áp lực buộc con mình phải giành
chiến thắng. Các môn thi đấu đồng đội là một cơ hội
tuyệt vời nhằm truyền tải tinh thần thể thao đến bé,
cách phối hợp ăn ý và tính kiên trì khi đương đầu với
khó khăn thông qua những buổi luyện tập. Tuy nhiên,
thời gian đầu cũng đừng nên trông đợi nhiều vào khả
năng làm việc nhóm của trẻ, “Đứa con gái Eva 5 tuổi
của tôi đã chơi bóng ném được một năm nay, nhưng
bọn trẻ vẫn chưa thật sự hiểu được ý nhau để đưa
bóng đi nhanh hơn. Tuy nhiên, việc quan sát chúng
dần kết nối với nhau, thật sự rất tuyệt vời", ông Erika
Hanson ở Fargo chia sẻ.

2. Tập lái xe đạp

Để giúp trẻ làm quen với cảm giác chạy xe trên mặt
đường thì cần sự trợ giúp của bố mẹ. Ngay cả khi bé
chạy xe đạp 3 bánh thì vẫn cần sự giám sát chặt chẽ
của người lớn, thử tượng tượng xem một đứa trẻ sẽ
như thế nào nếu chỉ mỗi bé và chiếc xe đạp chạy trên
đường? Tuy nhiên mọi việc sẽ được thay đổi khi bé

đã thật sự sẵn sàng. Hầu hết trẻ em đều có thể tự
điều khiển được xe sau khi trải qua các buổi tập. "Đó
là lúc chúng đã có thể giữ thăng bằng và cơ bắp cũng
đủ cứng cáp", tiến sĩ tâm lý Aaron Cooper nói.

ợc xe đạp l
à một trong những thành công lớn đầu đời của bé.

Bé vừa trải qua cảm xúc vui sướng tột độ vì chạy
được xe, nhưng lại ngã nhào liền ngay sau đó. Đừng
quá lo lắng, việc bé đột ngột tăng tốc vượt ra khỏi sự
kiểm soát của bạn và té ngã cũng bình thường thôi.
Thậm chí ngay cả lúc đã tuân thủ đúng theo những
quy tắc an toàn rồi nhưng bé vẫn có thể ngã bất cứ
lúc nào. “Hãy đi đến thật bình tĩnh, đừng chạy vội lại
và tỏ ra hốt hoảng vì như thế chỉ làm bé cảm thấy sợ
thêm mà thôi. Cho con biết rằng tai nạn đã xảy ra và
bây giờ có thể tiếp tục tập tiếp được rồi!” Nhưng điều
quan trọng là gương mặt bạn phải thể hiện sự hãnh
diện về con. “Nét mặt phải gửi đến cho con bạn thông
điệp rằng chúng rất mạnh mẽ và tuyệt vời!”, Cooper
khuyên.

7 đến 8 tuổi

3. Thay răng

Một số trẻ bắt đầu rụng răng sữa khi đến 5 tuổi. "Thời
điểm thay răng rất khác nhau giữa các bé, sẽ thật
hiếm nếu trong lứa tuổi này mà trẻ vẫn chưa gặp một

vấn đề nào về răng miệng ", tiến sĩ Wasserman cho
biết. Thứ tự thay răng cũng rất khác nhau, thông
thường răng hàm trên sẽ rụng trước rồi đến răng hàm
dưới. Nhưng dù thay răng cách nào đi nữa, với hàm
răng như thế thì nhiều bé sẽ mặc cảm, ngại cười và
rất sợ phải chụp hình.

Tuy nhiên, bé có thể sẽ rất vui khi chiếc răng đầu tiên
của mình mất đi, đặc biệt là khi bạn bè của bé đã trải
qua việc đó rồi, số còn lại sẽ có một chút lo lắng:
"Đứa con trai 8 tuổi của tôi bị rụng rất nhiều răng và
cháu cứ lo nghĩ không biết đến bao giờ những chiếc
răng thay thế mới mọc lên", Cooper chia sẻ.

àm răng sún, bé s
ẽ mặc cảm, ngại cười và rất sợ phải chụp hình.

Trấn an con bằng những lời động viên rằng răng mới
rồi sẽ mọc lên thôi và cũng đừng ngạc nhiên khi bé bị
tật nói ngọng trong một thời gian, "Răng bị mất tạm
thời có thể ảnh hưởng đến vị trí lưỡi và cách phát
âm", tiến sĩ Wasserman cho biết. Nếu thấy một chiếc
răng nào mọc lên không ngay ngắn, bạn có thể đến
nha sĩ để chỉnh hình răng cho bé. Cũng có một số
trường hợp răng sữa không tự rụng mà bạn phải đưa
bé đi nhổ để đảm bảo hàm răng đều cho bé.

4. Làm nhiều việc vặt hơn

Chắc chắn, cho đến lúc này bé đã “giúp đỡ” bạn rất

nhiều việc lặt vặt xung quanh nhà. Có lúc chúng giúp
bạn vo gạo nấu cơm, dù rằng cơm quá nhão hoặc
quá khô, sắp xếp mền gối trên giường và quét nhà.

Một trong những lý do làm cho những đứa trẻ 7, 8
tuổi trở nên thật tuyệt vời là bé muốn chứng minh cho
cha mẹ thấy thật sự chúng đã lớn. Bé không chỉ đủ
cao lớn để với tới những kệ sách hay ngăn kéo, mà
còn có khả năng phân biệt và sắp xếp chúng theo
đúng trình tự, vị trí”, tiến sĩ Wasserman nói. "Con gái
tôi bảy tuổi của tôi đã tự ngồi thiết kế cho những con
búp bê của mình những kệ giày dép riêng biệt", cháu
cũng đã biết tự lau dọn nhà cửa, dọn dẹp giường ngủ
và chăm sóc những con vật nuôi trong nhà.

Nếu con bạn không chịu cầm chén của mình đến bỏ
vào bồn rửa sau khi ăn, hãy nhắc nhở bé làm việc đó.
Hãy để bé tự chuẩn bị bữa ăn sáng cho mình, nhưng
bạn có thể hỗ trợ bằng cách xếp nhiều thức ăn vào tủ
lạnh để bé có nhiều chọn lựa hơn. Giao cho bé một
số công việc nhà, cho bé thời gian để tập làm quen
với mỗi nhiệm vụ mới.

×