Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Dạy bé yêu tập nói ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.48 KB, 8 trang )

Dạy bé yêu tập nói


Bạn đang nuôi một chiếc
“máy phát thanh” tí hon
trong nhà hay đến tận
bây giờ vợ chồng bạn vẫn
phải lo lắng vì con mình
chưa chịu nói ra một
tiếng nào?

Những tiếng ú ớ, bập bẹ dễ
thương của con vẫn chưa làm cho cha mẹ chúng thật sự vui
sướng được, mãi cho đến khi chúng phát âm ra những từ
ngữ đầu tiên.

Ngay từ khi mới sinh, trẻ con đã tự tạo ra những âm thanh
cho riêng mình để chuẩn bị cho ngày chúng biết nói, thông
thường trong khoảng 1 năm đầu đời.



Tập nói là một trong những kỹ năng phức tạp nhất bé sẽ
phải trải qua. Trong khi một vài trẻ rất nhanh nhạy trong
việc này thì số còn lại sẽ cần nhiều thời gian học cách phối
hợp giữa não và miệng để phát âm ra một từ ngữ nào đó.

Nhà nghiên cứu những bất thường trong chức năng Karen
Nitsche ở Melbourne cho biết: Trẻ con nắm bắt ngôn ngữ ở
những mức độ rất khác nhau. Nhưng vẫn có những khuôn
khổ tổng quát nhằm để đánh giá một đứa bé phát âm từ


vựng và xây dựng chúng lại thành một câu nhanh như thế
nào.

“Chúng ta đồng ý với nhau nhận định chung rằng bé sẽ bắt
đầu phát âm một từ đơn lẻ trong khoảng một năm đầu đời,
sau đó chúng sẽ biết ghép hai từ lại đi chung với nhau bắt
đầu từ 2 tuổi trở lên”, cô Karen là người từng có nhiều
khảo sát, thực nghiệm thực tế, làm việc tại Trung tâm chăm
sóc sức khỏe cộng đồng, nhận định như thế.

Nếu bạn nghi ngờ con mình gặp vấn đề về ngôn ngữ thì nên
đưa bé đi khám và điều trị càng sớm càng tốt. Mặc dù vậy,
trước lúc bé 2 tuổi thì cũng đừng nên quá lo lắng về vấn đề
này, vì điều đó chưa cần thiết. “Nhưng nếu con bạn đã lên 2
mà vẫn còn giao tiếp với cha mẹ chủ yếu bằng tay chân thì
thật sự đã đến lúc chúng ta nên xem xét cần phải làm gì đối
với chúng rồi đấy!”, Karen tư vấn thêm.

Những bước đầu tiên

Ngay từ khi sinh ra, bé đã chuẩn bị từng ngày cho tận đến
lúc chính mình nói ra được những tiếng đầu tiên. Bé đang
quan sát bạn rất kỹ, bắt chước, luyện tập làm theo và cố
gắng hiểu ra cách phối hợp hoạt động giữa miệng và môi
như thế nào.

Thật không có gì đáng ngạc nhiên khi những âm đầu tiên
bé nói ra được là những âm “môi”, chẳng hạn như “b”, “m”
hay “w”. Đó là những âm bé rất dễ quan sát và bắt chước
theo những cử động môi của cha mẹ.


Trẻ em hiểu nhiều hơn những điều chúng có thể nói ra, vậy
nên những bé dưới 1 tuổi mặc dù chưa thể kêu “cha!” được,
nhưng sẽ nhanh chóng liếc mắt nhìn ra cửa nếu như bạn
hỏi: “Mấy giờ thì cha về hả con?”

Khi lên một, trẻ phải nói được một từ để miêu tả một điều
gì đó, ví như “mẹ” – “banh” – hay “con bò”, dù có thể chưa
được rõ ràng lắm.



Tiến triển hơn nữa

Khi bé đã quen với việc vận dụng từ ngữ, thường sẽ xảy ra
một hiện tượng được xem như là “bùng nổ” từ vựng ở
những đứa trẻ trên 18 tháng tuổi. Lúc lên hai, bé thường sẽ
sở hữu trong trí mình khoảng 200 từ ngữ đơn giản.

Trẻ cũng bắt đầu tập liên kết những từ này lại với nhau và
có thể tự đặt được những câu đơn giản, chẳng hạn như
“Cha đi rồi”, hay “Đi chơi đi”…

Âm tiếp theo bé có thể học biết là những âm phát ra từ sâu
trong cuống họng, ví như “t” – “d” – và “n”. Khi đã lên ba
hay bốn tuổi, bé bắt đầu biết kết hợp từ 3 đến 4 từ lại với
nhau và phát âm một từ chuẩn hơn, tròn trịa hơn.

“Có thể bé vẫn còn mắc lỗi và kết hợp từ ngữ rất lộn xộn,
nhưng đến 3 tuổi, bé có khả năng hiểu được hầu hết tất cả

mọi người”, Karen cho biết.

Những ngăn trở

Một vấn đề thường gặp nhất của trẻ con ở tuổi này là
“chậm biết nói”. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc
này, và lý do đầu tiên các chuyên gia đề cập đến là có trục
trặc với khả năng nghe của bé. Nhiễm trùng tai nếu lặp đi
lặp lại có thể ảnh hưởng đến thính giác, từ đó tác động trực
tiếp đến khả năng nói. “Nếu thính giác có vấn đề sẽ ảnh
hưởng nghiêm trọng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ.”

Hoặc trong một vài gia đình, các thành viên không thường
xuyên trò chuyện với nhau, đó cũng là một nguyên nhân
quan trọng hạn chế khả năng nói của trẻ con. “Hãy luôn trò
chuyện với con, bất cứ điều gì, kể lại việc bạn đang làm
cũng được, vì bạn biết bé chỉ có thể học nói thông qua việc
nghe mà thôi.”

Trong nhiều trường hợp đặc biệt, có thể xảy ra những vấn
đề hiếm gặp hơn. Đó có khả năng là do sự trì hoãn nhận
thức, chậm phát triển trí tuệ hoặc thậm chí là bệnh tự kỷ.
Đó cũng có thể là vấn đề xảy ra với miệng, như bị tắt lưỡi
hay rối loạn trong việc phối hợp các cơ quan phát âm với
nhau.

Dạy con như thế nào?

Karen hướng dẫn để giúp các bậc cha mẹ biết cách làm
mẫu, lặp lại và dạy bé chỉnh sửa khi sai. Có nghĩa là phải

lặp lại những từ ngữ mình đang nói để khắc sâu được ấn
tượng trong đầu bé, liên tục sửa chữa để bé phát âm chuẩn
hơn. Cha mẹ cũng được hướng dẫn cách trò chuyện mẫu,
diễn tả lại cho bé biết bất cứ việc gì đang xảy ra với bản
thân mình, như tường thuật một buổi tắm chẳng hạn.

“Nên nói một cách nghiêm túc và sắp xếp đàng hoàng như
người lớn, nhưng cũng nhớ phải đơn giản hóa các từ ngữ đi
đã!”, Karen nhắc nhở.

Mở rộng ra thêm vấn đề trẻ đang nói cũng là một cách rất
tốt để củng cố và gia tăng thêm vốn từ vựng cho con. Ví dụ
như nếu con thích thú chỉ vào chiếc xe hơi, thì bạn nên bắt
đầu khơi gợi ra chuyện chiếc xe đã được sơn màu đỏ như
thế nào, cách đây vài phút nó đang chạy rất nhanh còn bây
giờ đã dừng lại rồi.

Vậy nên, hãy cố gắng trò chuyện với con thật nhiều và
động viên bé đáp lại bạn. Chỉnh sửa cho bé những lỗi sai và
dạy con thêm nhiều từ vựng mới, thế là bạn đã có một chiếc
“máy phát thanh” tí hon trong nhà mình rồi đấy!

Một vài nguyên tắc nhỏ cần nhớ:

- Luôn tìm cơ hội trò chuyện với con thật nhiều, cố gắng
vận dụng những giao tiếp bằng mắt.

- Lặp lại theo con và yêu cầu bé lặp lại theo bạn, giúp bé
hiểu được một cuộc đối thoại 2 chiều là như thế nào.


- Đọc nhiều sách cho con nghe.

- Đưa ra nhiều chọn lựa trong lời nói chứ không chỉ đặt
những câu hỏi có/không, ví dụ như nên hỏi: “Con muốn ăn
táo hay là chuối nào?”

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×