Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

6 lý do quan trọng khiến bạn vẫn chưa giỏi tiếng Anhx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.64 KB, 5 trang )

6 lý do quan trọng khiến bạn vẫn chưa giỏi tiếng Anh
Sau đây là 6 lý do quan trọng khiến bạn chưa giỏi tiếng Anh được. Nếu bạn muốn giỏi tiếng Anh
thì hãy nghiền ngẫm thật kỹ 6 điều này:
1. Bạn rất muốn giỏi tiếng Anh vì bạn biết rõ tiếng Anh rất cần thiết cho sự thành công của
bạn. Nhưng thật ra bạn vẫn chưa thật sự mong muốn đến cháy bỏng đển độ có thể đốt cháy
bất cứ điều gì khác để đạt được nó. Bạn phải thật sự mong muốn giỏi tiếng Anh đến nỗi điều
này cứ ám ảnh bạn mỗi ngày, ngày nào mà không học tiếng Anh được sẽ khiến bạn khó chịu, bứt
rứt cả ngày hôm sau. Nếu đến giờ học tiếng Anh của bạn mà có bạn bè rủ bạn đi ăn sinh nhật thì
bạn liền lập tức từ chối không chút ngần ngại, có thể mất tình bạn nhưng không thể bỏ học tiếng
Anh. Bạn đã làm được điều này chưa?
2. Bạn muốn học tiếng Anh đến khi nào giỏi thì thôi. Nhưng bạn chưa có kế hoạch cụ thể là
phải đến ngày giờ nào, mấy tháng nữa thì phải giỏi tiếng Anh. Bạn có một mục đích cụ thể
nhưng không có một kế hoạch rõ ràng. Bất cứ người thành công nào đều có một mục đích rõ ràng
và kế hoạch thực hiện rõ ràng, có ngày tháng năm cụ thể. Bạn sẽ đi đến đích nhanh hơn nếu có bản
đồ rõ ràng bên cạnh. Bạn sẽ không thể cho người khác mượn tiền nếu người đó chỉ hứa sẽ trả tiền
mà không nói rõ ngày nào trả. Có thể bản kế hoạch sẽ không chính xác 100%, có thể bạn sẽ phải
sửa đổi, nhưng bắt buộc phải có bên cạnh bạn trong quá trình nhắm thẳng hướng đến mục tiêu.
Bạn đã thực hiện điều này chưa?
3. Bạn rất muốn học giỏi tiếng Anh trong một thời gian ngắn. Nhưng việc giỏi tiếng Anh là
một công việc lớn, và bạn phải chia nhỏ nó ra từng bước để thực hiện. Ví dụ bạn chia thành 5
bước để thực hiện trong 5 tháng, xong bước 1 bạn làm tiếp bước 2, và cứ thế đến hết bước 5 và
bạn sẽ thành công. Làm cách nào để bạn có thể bẽ gãy 1 bó đũa? Thật đơn giản nếu bạn bẻ gãy
từng chiếc một. Bạn đã thực hiện điều này chưa?
4. Đôi khi bạn tự hỏi tại sao trí nhớ bạn kém quá, vốn từ tiếng Anh học rồi một thời gian lại
quên? Vậy bạn đã đọc bao nhiêu cuốn truyện hay sách tiếng Anh rồi? Hãy chọn những sách
có chủ đề hay hoặc là sở thích của bạn. Khi bạn đọc hiểu xong bất cứ cuốn nào thì vốn từ của bạn
sẽ tăng lên rất nhiều và bạn cũng nhớ rất lâu khó quên được. Vốn từ nhiều là nền tảng của mọi nền
tảng để bạn giỏi tiếng Anh được. Bạn đã thực hiện điều này chưa?
5. Bạn rất muốn nói tiếng Anh với người khác. Nhưng bạn sợ nói sai và bị chê cười. Những
người nói giỏi tiếng Anh trước đây cũng vậy. Nhưng họ vượt qua được điều đó từng chút một. Nói
sai thì mới biết là sai và sửa lại. Những người giỏi tiếng Anh không bao giờ chê cười những bạn


nói kém và luôn khuyến khích họ sửa sai và nói nhiều thêm nữa, vì họ đã quá kinh nghiệm với
điều đó. Sợ bị chê cười chỉ là nỗi lo và sự tưởng tượng của chính bạn mà thôi. Khi thực hành thì
bạn sẽ thấy điều đó là sai hoàn toàn.
6. Bạn có biết rằng niềm tin của bạn quyết định mọi thứ không? Nếu bạn có niềm tin là bạn
chắc chắn làm được thì bạn sẽ làm được. Vì sao bạn thiếu niềm tin? Vì việc đó khó và bạn thấy
ít người làm được. Nhưng tại sao bạn có thể chạy được xe máy? Chỉ vì bạn thấy xung quanh bạn
ai ai cũng đi được xe máy. Niềm tin là như vậy, nó ảnh hưởng và ra lệnh đến từng tế bào trong con
người bạn. Vậy bạn hãy tin tuyệt đối rằng bạn sẽ giỏi tiếng Anh được, tin tuyệt đối, niềm tin sẽ
thấm đến từng tế bào của bạn, cài đặt vào tiềm thức bạn và bạn sẽ làm được điều đó.
taybacmy.com
Làm sao để học và sử dụng tiếng Anh hiệu quả??
tay bac my


Thứ nhất, phải có một cái nhìn đầy đủ và rõ ràng đối với việc học tiếng Anh. Để đơn giản ta hãy liên
tưởng đến “cây học tiếng Anh” như sau:

1. Phần gốc rễ của cây: chính là việc học Từ vựng (ngữ nghĩa của từ) và Ngữ pháp (cấu trúc câu –
cách dùng từ, sắp xếp từ trong câu). Đây là phần quan trọng nhất để nuôi sống các bộ phận khác còn lại của
“cây học tiếng Anh”. Gốc rễ càng nhiều, càng sâu, càng rộng thì cây càng chắc, càng cao, càng to khỏe.

2. Phần thân cây: chính là việc rèn luyện 4 kỹ năng NGHE – NÓI – ĐỌC – VIẾT để có thể truyền đạt Ý
của mình đến người khác và hiểu được Ý người khác muốn truyền đạt đến mình. Để có 4 kỹ năng này thì phải
thực hành tiếng Anh thường xuyên mỗi ngày liên tục trong một thời gian dài ít nhất 1 năm trở lên.

3. Phần cành nhánh lá: đó là các chủ đề, tình huống giao tiếp trong cuộc sống. Học tiếng Anh thì phải
Thực hành, và sẽ Thực hành theo những chủ đề, tình huống giao tiếp khác nhau thì ta mới sử dụng tiếng Anh tốt
được.

4. Phần Hoa quả: chính là thành quả mà ta gặt hái được sau khi bền bỉ luyện tập theo thời gian. Khi đó ta

sẽ có khả năng giao tiếp, sử dụng thành thạo tiếng Anh trong mọi tình huống, chủ đề khác nhau trong cuộc sống.
Và những thành công trong công việc, học tập, bằng cấp chứng chỉ quốc tế, thu nhập cao mà ta có được
khi ta có được khả năng sử dụng tiếng Anh tốt.

Điều thứ hai là, rất quan trọng, để “cây học tiếng Anh” sống được, sống khỏe và phát triển tốt, ngày một
cứng cáp và vững chắc cao lớn hơn, ta phải tưới nước, bón phân cho cây mỗi ngày. Có thể ban đầu “trồng
cây” bạn sẽ hăng hái, nỗ lực, nhưng chỉ được một thời gian đầu, có thể bạn học rất giỏi, nhưng sau đó bạn chủ
quan không rèn luyện thường xuyên mỗi ngày, hoặc học ngắt quãng, từ đó sẽ dẫn đến việc học tiếng Anh bị ngắt
đoạn, chập chờn, cà giựt và bạn sẽ yếu dần và nản chí, mất đam mê và sẽ chấm hết. Bao nhiêu công sức, thời
gian, tiền bạc mà bạn đã đầu tư cho việc học tiếng Anh sẽ mất hết. Thật là đáng tiếc! Và hầu hết những bạn đã
học tiếng Anh một thời gian dài mà không giỏi, không giao tiếp được đều vì lý do này. Bạn hãy cố gắng bền bỉ
học tiếng Anh thường xuyên mỗi ngày trong một thời gian dài ít nhất 1 năm trở lên, tiếng Anh của bạn chắc chắn
sẽ mau chóng tiến bộ và bạn sẽ có “cái đà” để chạy tiếp xa hơn.
Để có thể học tiếng Anh thường xuyên mỗi ngày (dù chỉ 1 tiếng đồng hồ) thì trước tiên bạn hãy
trang bị cho mình một tinh thần chiến đấu lâu dài và bền bỉ, sau đó hãy tham gia, quăng mình vào môi
trường tiếng Anh để có giáo viên hướng dẫn, có bạn bè để giao tiếp thực hành để bản thân luôn có niềm
vui học, có áp lực học, có giáo viên hỗ trợ giải quyết những vướng mắc, khuyến khích mình trong việc học,
có sự tranh tài, thi thố, có các bài kiểm tra đánh giá năng lực bản thân sau một thời gian rèn luyện, v.v.. và
cuối cùng là bạn phải có sự tự học, ôn bài trên lớp, tự làm bài tập rèn luyện ở nhà. Chỉ như vậy, chắc chắn
bạn sẽ giỏi tiếng Anh nhanh dần theo thời gian.

Làm sao để học và sử dụng tiếng Anh hiệu quả? Chắc bạn đã có câu trả lời cho chính mình rồi phải
không. Tây Bắc Mỹ chúc bạn luôn cố gắng rèn luyện, đam mê tiếng Anh và đạt được điều bạn muốn!

taybacmy.com

Hãy nhìn cuộc sống bằng đôi mắt long lanh
Bài thơ "Sống đẹp" của Sa môn Thích Hạnh Hải:
"Sống không giận không hờn không oán trách
Sống mỉm cười với thử thách chông gai

Sống vươn lên theo kịp ánh ban mai
Sống an hòa với những người chung sống
Sống là động nhưng lòng luôn bất động
Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương
Sống yên vui danh lợi mãi coi thường
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến"

Tư duy của người thành công - hạnh phúc
(Sưu tầm và trích dẫn từ bài "Tài khoản Tự học Suốt đời" của diễn giả Trần Thành Nam)
-------------------
Hôm nay tôi chỉ muốn chia sẻ về một Tài khoản mà tôi yêu thích nhất, đó là Tài khoản Giáo dục
và Đào tạo, mà tôi gọi là Tài khoản Tự học Suốt đời.
Tài khoản này thể hiện quan điểm, tâm thức về sự Học khác nhau hoàn toàn giữa người thành
công, giàu có với người nghèo và thất bại.
Người nghèo coi việc học chủ yếu là để có một nghề, giỏi một nghề nào đó để đi làm kiếm lương
cao chức trọng và từ đó sống giàu có thành công. Vì thế họ trả lời các câu hỏi tư duy về việc học
như sau:
1. Học cái gì? Học cái (nghề) người khác cần, xã hội cần;
2. Tại sao học cái đó? Để đi làm nghề đó lấy (trao đổi lấy) lương. Nếu giỏi thì sẽ có lương cao, và
có thể cả chức trọng kèm theo nữa.
3. Học khi nào, ở đâu? Học từ khi còn trẻ đến khi đi làm. Học ở trường dạy nghề.
Vì mục đích và tư duy như vậy nên người nghèo thường hỏi người khác, nhờ người khác quyết
định việc chọn học nghề gì cho mình. Vì chỉ người khác mới biết cái người khác cần, xã hội cần là
gì. Đó là những lý do bên ngoài bản thân mỗi người.
Vì chấp nhận suốt đời đi làm nghề đó đổi lấy tiền lương để hy vọng sẽ có cuộc sống giàu sang
hạnh phúc, người nghèo vô tình nhầm lẫn phương tiện (học giỏi nghề) thành mục tiêu thành công.
Bởi vì, với người nghèo:
Giỏi nghề = lương cao (+chức trọng) = Thành công Hạnh phúc
Vì sự nhầm lẫn tai hại này nên người nghèo thường mắc những sai lầm lớn sau:
- Họ học để có bằng cấp bằng mọi giá, vì nghĩ rằng: Bằng cấp = Thành công;

- Họ có thể học và làm những việc họ không hề yêu thích, suốt cuộc đời.
- Họ học thường rất giỏi, nhưng lại không Thành công và Hạnh phúc;
- Họ ngừng học khi đã có bằng cấp, cũng vì nghĩ rằng Bằng cấp = Thành công rồi, học làm gì nữa?
- Họ có mặc cảm về kiến thức và việc học, nên thường rất tự kiêu hoặc tự ti...
- Họ thường bị trói buộc chặt vào nghề nghiệp, bằng cấp cảu mình, làm họ giảm cơ hội thành công
hạnh phúc thay vì ngược lại...
Còn người giàu thì sao?
Người giàu coi việc học là phương pháp, nguyên tắc tối ưu để thực hiện mục tiêu thành công và
hạnh phúc. Nhưng dù sao đó chỉ là phương sách tối ưu, không phải mục đích. Vì thế họ trả lời các
câu hỏi tư duy về việc học như sau:
1. Học cái gì? Học tất cả những gì họ cần để sống thành công hạnh phúc;
2. Tại sao học những cái đó? Những cái đó có thể giúp họ thực hiện kế hoạch làm giàu, sống thành
công hạnh phúc của họ nhanh nhất, hiệu quả nhất.
3. Học khi nào, ở đâu? Học mọi lúc, mọi nơi, suốt đời, từ bất kỳ ai.
Vì mục đích và tư duy như vậy nên người giàu thường tự quyết định việc chọn học nghề gì cho
mình sau khi tham khảo, học hỏi ý kiến người thành công khác. Nhưng chỉ chính họ mới biết cái
họ cần là gì. Đó là những lý do bên trong bản thân mỗi người.
Vì biết rõ tại sao mình học điều gì đó nên người giàu luôn sử dụng những điều học được cho chính
mình, trong cuộc sống và công việc của mình, chứ không phải cho người khác.
Nên khi điều gì đó không sử dụng được, họ sẽ không học nữa, và dành thời gian công sức cho việc
học điều khác cần thiết hơn.
Cuối cùng, người giaù có thói quen học là để đưa vào cuộc sống, mà cuộc sống luôn thay đổi và
phát triển nên nhu cầu học của người giàu cũng luôn thay đổi, dẫn đến việc học trở thành thói quen
suốt đời.
Chính tâm thức trên, cách trả lời các vấn đề tư duy như trên là cơ sở để người giàu có, thành công
thiết lập Tài khoản Tự học suốt đời
Bài thơ chúng tôi viết về Tài khoản này như sau:
Học - Đầu tư tốt nhất
Vào chính bản thân mình
Vì Tự do Tài chính

Tự học là Thói quen;
Chúc các bạn xây dựng cho mình Thói quen Tự học mọi lúc, mọi nơi, từ mọi người và suốt đời để
sống Thành công Hạnh phúc. Các bạn có thể làm điều đó ngay từ bây giờ, ở đây.
Bạn có thể sống Thành công Hạnh phúc từ Bây giờ, Ở đây.
Tôn vinh giá trị thực học
"Chỉ có thực học mới có thể có năng lực thực; Chỉ có năng lực thực mới có thể làm thực; Chỉ
có làm thực mới có thể tạo ra giá trị thực; Chỉ có thể tạo ra giá trị thực mới có thể sống thực.
Tất cả bắt đầu từ thực học!"

×