Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Con nói dối - Nên lo hay mừng? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.3 KB, 4 trang )

Con nói dối - Nên lo
hay mừng?

Người xưa thường nói, "Ra
đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ" vì
con trẻ ngây thơ, không giấu
diếm điều gì. Nhưng rồi bạn phát
hiện ra thiên thần của mình
cũng nói dối như ai. Vậy có
nên lo lắng không?

Để đánh giá mức độ giấu diếm của
thanh thiếu niên, Tiến sĩ tâm lý
Nancy Darling ở Mỹ đã tiến hành
một nghiên cứu đặc biệt với đối tượng là những
người dưới 21 tuổi - tất cả đều nói, “vì bố mẹ đã cho
ta mọi thứ, ta nên nói với bố mẹ mọi thứ. ”Nhưng đến

Tưởng tượng ra
một "sự thật
khác"
cuối cuộc điều tra, những “chuột bạch” này lần đầu
tiên thấy được bằng con số cụ thể, mình đã nói dối và
phá luật bao nhiêu lần. Nghiên cứu trên cho thấy 98%
thanh thiếu niên đã từng nói dối ít nhất một lần trong
đời. Tại nước ta, nghiên cứu của Hội Khoa học tâm lý
Giáo dục VN cũng cho ra con số không kém đó là
bao.
Vậy từ khi nào mà 98% cho rằng nói dối là sai lại biến
thành 98% nói dối?
Việc ấy bắt đầu từ rất sớm. Thật ra thì những trẻ


sáng dạ đã có thể bắt đầu nói dối từ khi mới lên 2
hoặc 3 tuổi. Một đứa trẻ nói dối phải nhận biết được
sự thật, tưởng tượng ra một “sự thật” khác và thuyết
phục cho người khác tin vào “sự thật” đó. Việc này
đòi hỏi cả các kỹ năng xã hội và nhận thức cùng phải
phát triển ở một mức độ mà thật thà không cần đến.
Bố mẹ có con nói dối, do đó, vừa có thể coi là được
phúc vừa có thể coi là bị họa, tùy thuộc vào cách mà
họ nhìn nhận. Nếu đứa con 4 tuổi của bạn nói dối
khiến bạn tin sái cổ, đó là một dấu hiệu cho thấy bé
có khả năng tư duy tốt. Và ngược lại, thiên thần thông
minh sáng dạ của bạn cũng có nguy cơ trở thành một
đứa dối như cuội.
Trẻ trong độ tuổi nhi đồng có thể nói dối do không
phân biệt được thế giới thực tại với những tưởng
tượng phong phú của chính mình. Còn đến tuổi đi
học, những lý do để trẻ nói dối lại càng nhiều hơn và
phức tạp hơn; chính yếu vẫn là để khỏi bị phạt,
nhưng thêm vào đó còn là cách để tăng thêm sức
mạnh cho trẻ, cảm giác được kiểm soát – bằng cách
lôi kéo bạn bè, chứng tỏ bản thân, và biết rằng có thể
đánh lừa bố mẹ. Khi vào tiểu học, nhiều đứa trẻ bắt
đầu nói dối như một cơ chế đối phó, tránh bị thất
vọng hay để nhận được sự chú ý.

Từ người lớn đến trẻ em, ai cũng đều có thể nói dối
nên bạn đừng vội thất vọng về bé, nhưng nếu mức độ
và tần suất nói dối tăng lên (có thể là nói dối nhiều lần
trong 6 tháng trở lên) thì lại là một dấu hiệu nguy
hiểm: cuộc sống của trẻ đã có gì đó thay đổi, theo

chiều hướng xấu; và có thể là biểu hiện của chứng rối
loạn hành vi. Bố mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến
gặp các chuyên gia. Nếu nói dối trở thành một chiến
thuật thành công để đối phó với những tình huống xã
hội khó khăn thì con của bạn sẽ ngày càng phụ thuộc
vào đó.

×