Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Dạy con kỹ năng từ chối pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.45 KB, 5 trang )

Dạy con kỹ năng từ chối


Khi con bạn lớn lên,
chúng sẽ phải đối mặt
với những quyết định
khó khăn trong cuộc
đời và có không ít lần
chúng sẽ phải nói lời
từ chối. Vì vậy, là một
phụ huynh, bạn hãy
dạy cho trẻ kỹ năng từ
chối ngay từ nhỏ.

Ngay từ lúc bước vào trường mầm non, tiếp xúc với
bạn bè cho đến lúc trưởng thành và bước vào đời,
nghệ thuật nói lời từ chối sẽ ảnh hưởng không nhỏ
đến sự thành công của một con người, nhất là trong
cuộc sống hiện nay, khi mà giới trẻ phải đối mặt với

Hãy đặt ra những tình huống
và cùng trẻ thực hành.
rất nhiều cám dỗ như thuốc lá, ma tuý, rượu bia
Không ít đứa trẻ cho rằng từ chối người khác là một
biểu hiện đáng ghét và sẽ làm tổn thương họ. Chính
vì thế, bạn hãy dạy con mình nghệ thuật nói không
trong những tình huống cần thiết để trẻ có thể tự tin
hơn trong các quyết định của mình. Sau đây là một
vài cách để các bậc cha mẹ dạy con mình cách từ
chối.


Nói “không” như thế nào?

• “Không, cảm ơn!” là câu nói đơn giản và thẳng
thắn nhất mà mọi người đều có thể chấp nhận được.
Thế nhưng, chính sự ngắn gọn và dứt khoát của nó
khiến nhiều người e ngại rằng nó không được khéo
léo cho lắm. Bạn hãy đưa ra một số trường hợp mà
trẻ cần phải sử dụng lời từ chối này, chẳng hạn như
khi có người mời hút thuốc, khi được một người lạ
cho quà

• Lặp đi lặp lại nhiều lần: Hãy nói với trẻ rằng chúng
phải biết lặp đi lặp lại lời từ chối của mình nhiều lần
nếu đối phương liên tục chèo kéo và tạo áp lực cho
trẻ. Một khi đã đưa ra lời từ chối, hãy kiên quyết với
những gì đã nói và đừng để đối phương lay chuyển.
Trẻ có thể nhắc lại nhiều lần một lời từ chối, ít nhất là
khi không biết giải thích hay trình bày như thế nào.

• Đưa ra lý do: Có thể đó là lý do hết sức đơn giản
như “Tôi không được phép làm điều đó” hoặc “Đó là
điều không tốt cho cả tôi và bạn”, “Tôi không thích
làm điều này”… Quan trọng nhất là bạn phải chỉ cho
trẻ nói ra với một thái độ tự tin và cương quyết, như
vậy trẻ sẽ từ chối hiệu quả và tránh khỏi những cuộc
tranh cãi không cần thiết.

• Tìm cách tránh xa hoặc cố tình phớt lờ: Cách này
chỉ áp dụng trong một vài trường hợp khi trẻ cảm thấy
không an toàn hoặc gặp phải những lời đề nghị xấu

từ người lạ.

• Thay đổi chủ đề hoặc đề nghị làm một việc khác:
Cách này rất hiệu quả khi từ chối bạn bè và ngăn họ
làm những việc tai hại. Bạn có thể hướng dẫn trẻ nói
rằng “Thay vì làm việc này chúng ta hãy…” hoặc
“Mình nghĩ là như thế này… sẽ tốt hơn”. Với một cách
nói thông minh và khéo léo, con bạn không chỉ tránh
được những hành động xấu mà còn góp phần giúp
bạn mình tránh xa điều đó.

• Khẳng định chính mình: Đây là yếu tố quan trọng
nhất trong tất cả các chiến thuật trên. Nếu con bạn có
thể khẳng định được lập trường của mình có nghĩa là
trẻ đã học được một kỹ năng sống quan trọng. Từ
chối thành công mà không bị mất lòng người khác
chứng tỏ con bạn là một đứa trẻ thông minh và quyết
đoán. Điều đó rất cần sự chỉ dạy và hướng dẫn của
cha mẹ. Không ít người căn dặn con cái không được
làm điều này, điều khác mà quên chỉ dạy cho trẻ cách
từ chối trước những cám dỗ ấy.

Giúp trẻ thực hành

Giống như mọi bài học khác, trẻ cũng cần được thực
hành kỹ năng từ chối mà mình học được từ cha mẹ.
Tùy thuộc vào từng độ tuổi mà trẻ sẽ phải đối mặt với
những tình huống khác nhau, điều quan trọng nhất là
bạn phải lường trước những tình huống có thể xảy ra
với trẻ và giúp chúng thực hành với những tình huống

đó. Bạn hãy bắt đầu bằng cách hỏi xem trẻ sẽ làm gì
nếu bị yêu cầu làm một việc mà trẻ không thích. Bạn
có thể đóng vai là người đưa ra những lời đề nghị
không tốt để trẻ thực hành trong những tình huống cụ
thể. Điều này sẽ giúp trẻ tiếp thu nhanh và ghi nhớ rất
lâu. Một khi con bạn đã học được kỹ năng từ chối, trẻ
sẽ cư xử khéo léo hơn và biết cách bảo vệ mình
trong những trường hợp không có cha mẹ bên cạnh.

×