“Rèn luyện kỹ năng tự học - chìa
khóa để học tập có hiệu quả”
PhẦN I: TÌM HIỂU VỀ KỸ NĂNG TỰ HỌC
Mục tiêu học tập
Tài liệu này nhằm góp phần giúp cho sinh viên ĐH xây dựng kỹ năng học tập có
hiệu quả. Sau khi tham khảo tài liệu này, SV có khả năng:
Phát biểu được về tầm quan trọng của việc xây dựng kỹ năng học tập có hiệu quả.
Mô tả và giải thích được những nội dung của việc lập kế hoạch học tập, phương
pháp học “ SQ3R”.
Kể được một số chiến thuật, phương pháp và kỹ thuật để xây dựng kỹ năng học
tập có hiệu quả.
I/ Mở Đầu
Nhiều sinh viên cho rằng chỉ cần cố gắng học là có thể đạt kết quả tốt, nhưng thật
ra, học ở ĐH khác với học ở trung học rất nhiều, và biết cách học có hiệu quả ở
ĐH là một điều quan trọng mà có khi chưa được chú ý đúng mức.
Hệ quả của phương pháp học không tốt là lãng phí thời gian, thành tích học tập
kém, thậm chí thi rớt dẫn đến chán nản, thất vọng và bất mãn.
Học đối với SV là cuộc sống, là tương lai. Vậy nên thời gian học tập vô cùng quý
giá, không thể lãng phí được. Do đó, ngay ngày hôm nay, các bạn hãy tạo và phát
triển nơi mình một kĩ năng học tập có hiệu quả.
Những chiến thuật, phương pháp và kĩ thuật học tập cơ bản được mô tả trong tài
liệu náy đã được đúc kết từ kinh nghiệm học tập của những SV giỏi, xuất sắc để
giúp các bạn SV tiếp thu bài vở tốt hơn, đạt thành tích học tập cao hơn và nói
chung học tập có hiệu quả hơn.
II/ Kỹ năng học tập có hiệu quả
1/ Kế hoạch học tập:
a/ Lập kế hoạch học tập là điều cần thiết:
Trước khi làm bất cứ chuyện gì, nên lập kế hoạch. Nếu không có kế hoạch thì
không làm chủ được thời gian, nhất là khi có điều gì bất trắc xảy đến. Một kế
hoạch học tập tốt cũng giống như chiếc phao cứu hộ vậy. Mỗi người, tùy vào nhu
cầu của mình, sẽ lập một kế hoạch học tập riêng, kế hoạch đó có thể thay đổi khi
cần, nhưng điều quan trọng là phải tuân thủ kế hoạch đã đề ra.
b/ Kế hoạch học tập giúp quản lý thời gian:
Bất cứ ai cũng có 168 giờ mỗi tuần, nhưng có người sử dụng quỹ thời gian đó có
hiệu quả hơn người khác. SV có rất nhiều thứ để làm, bạn hãy liệt kê tất cả công
việc cho từng ngày ( ngủ, chưng diện, đi lại, ăn uống, kiếm tiền, đi chơi, tham gia
công tác đoàn thể, xã hội, thể thao…) sau đó, nếu bạn thấy còn ít hơn 30 giờ mỗi
tuần để tự học thì bạn hãy kiểm điểm lại xem tại sao mình phí thời gian như vậy.
c/ Học ở đâu:
Bạn có thể học ở bất kỳ nơi nào, mặc dù rõ ràng có một số nơi thuận lợi hơn cho
việc học. Thư viện, phòng đọc sách, phòng riêng là tốt nhất. Quan trọng là nơi đó
không làm phân tán sự tập trung của bạn. Cho nên hãy làm cho việc lựa chọn nơi
học thích hợp trở thành một phần của thói quen học tập của bạn.
d/ Khi nào nên học tập:
Nói chung chỉ nên học lúc chúng ta thoải mái, minh mẫn, vào đúng khoảng thời
gian đã lên kế hoạch để học. Nguyên tắc là không học trong vòng 30 phút sau khi
ăn, và trước khi đi ngủ,không học ngốn vào giờ chót trước khi đến lớp.
e/ Học cho giờ lý thuyết:
Nếu bạn học trước để chuẩn bị cho giờ lên lớp, cần đọc tất cả những tài liệu, cần
đọc trước và ghi chú thích những điểm chưa hiểu. Nếu bạn học sau giờ lên lớp,
cần chú ý xem lại những thông tin ghi chép được.
f/ Học cho giờ cần phát biểu, trả bài ( chẳng hạn giờ Ngoại ngữ):
Bạn nên dùng khoảng thời gian ngay trước các giờ học này để luyện tập kỹ năng
phát biểu với các học viên khác ( nếu cần). Điều này sẽ giúp bạn hoàn thiện kỹ
năng phát biểu.
g/ Sửa đổi kế hoạch học tập.
Đừng lo ngại khi phải sửa đổi kế hoạch. Thật sự kế hoạch chỉ là cách bạn dự tính
sẽ dùng quỹ thời gian của mình như thế nào, cho nên một khi kế hoạch không
hiệu quả, ta có thể sửa đổi nó. Nên nhớ rằng, việc lập kế hoạch là giúp bạn có
thói quen học tốt hơn và khi đó việc lập kế hoạch sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Bạn phải ý thức một sự thật đơn giản là tuân theo đúng kế hoạch học tập đã định
là một chuyện rất khó làm, trong khi vỡ kế hoạch là một việc dễ làm nhất trên thế
gian này.
2/ Các chiến thuật học tập có hiệu quả.
a/ Phát triển kỹ năng tư duy:
Mọi người đều có kỹ năng tư duy, nhưng không phải ai cũng dùng nó một cách
có hiệu quả. Kỹ năng tư duy có hiệu quả khó đạt được ngay nhưng có thể phát
triển dần dần. Người có tư duy tốt sẽ thấy được lối ra trong khi người tư duy kém
chỉ thấy toàn ngõ cụt. Vì thế, nếu bạn không phải là người có tư duy tốt, hãy tạo
cho mình thói quen tự đặt câu hỏi trong lúc đọc. Bạn cũng có thể trao đổi với các
học viên khác mà bạn cho là những người có tư duy tốt, hỏi họ xem, lúc họ thắc
mắc một vấn đề, hay có một sáng kiến gì đó thì họ làm gì. Dần dần bạn sẽ thu
nhập được những kinh nghiệm quý giá để giúp mình có tư duy tốt hơn.
b/ Liên hệ việc học hiện tại với những mục tiêu lâu dài.
Có sinh viên thích học chỉ để học và có những sinh viên nghĩ là việc học sẽ có ích
cho những mục tiêu lâu dài hơn. Do đó cần hiểu ngững điều mình học (một bài)
lồng ghép vào bối cảnh rộng hơn (một chương một môn học…) như thế nào.
c/ Học tập một cách tích cực.
Đừng học thụ động mà hãy biến việc học tập thành một quá trình tích cực. Sử lý
tất cả những điều đọc được, nghe được bằng ngôn từ của chính mình để có ý
nghĩa hơn.
d/ Xác định cách thức học phù hợp nhất với mình.
Có nhiều cách phân loại cách thức học ( learning styles ) :
+ Nhìn, nghe, cảm nhận cơ và sờ ( Dunn)
+ Tưởng tượng, phân tích, lô gích và hành động (Kolb và Mc Carthy)
+ Cần xác định cách thức nào phù hợp nhất với mình và sử dụng nó càng
nhiều càng tốt trong lúc học tập để tiếp thu bài.
e/ Tập kiên nhẫn:
Học tập là một quá trình đòi hỏi sự đầu tư thời gian, không nóng vội được và tiến
bộ cũng phải từng bước.
f/ Sử dụng nhiều phương pháp học tập:
Để học thuộc bài chỉ cần đọc lại nhiều lần, tuy nhiên có nhiều cách để lập lại:
xem lại phần ghi chép và lập phiếu, làm bài tập, học nhóm … Phương pháp học
tùy theo người học, và cũng tùy theo môn học.
g/ Sử dụng phương pháp học SQ3R (survey,question,read, recite, review).
SQ3R là viết tắt của các từ tiếng Anh “survey, question, read,recite,review”
(quan sát, hỏi, đọc, trả bài và ôn tập). Việc đọc sách giáo khoa không giống như
đọc một cuốn tiểu thuyết, từ chương đầu đến chương cuối mà cần phải hiểu và
ghi nhớ các thông tin. SQ3R không phải là một phương pháp đọc sách giáo khoa
nhanh hơn, mà là một chiến thuật học tập để tiếp thu bài nhanh hơn, sâu rộng
hơn, để sau đó giúp giảm thời gian xem lại bài trước khi thi, nhờ chúng ta đã đầu
tư thời gian nhiều hơn cho việc học tập trước đó.
+ Survey - Quan sát tổng thể: Là nhìn tổng thể về vấn đề mà bạn sặp đọc trước
khi đi vào chi tiết, cũng giống như bạn xem bản đồ trước khi lên đường. Nếu bạn
chưa từng biết nơi bạn cần đến, thì việc xem bản đồ là điều không thể thiếu.
Bước này chỉ mất khoảng 5-10 phút nhưng rất quan trọng vì nó giúp bạn tập
trung vào chương đang đọc:
o Đọc tựa đề giúp não bạn bắt đầu tập trung vào chủ đề của chương đó.
o Đọc phần giới thiệu hay tóm tắt, giúp bạn thấy được chương đó phù hợp
với mục tiêu của tác giả như thế nào đồng thời cho bạn một cái nhìn tổng quát về
những điểm chính.
oXem các tiêu đề nhỏ giúp hình thành một khung sườn gắn các ý chi tiết cả
chương.
oQuan sát các biểu đồ, bản đồ, hình vẽ và những hỗ trợ về hình ảnh khác.
+ Question - Đặt câu hỏi: Những vấn đề quan trọng mà bạn cần phải học thường
chính là câu trả lời cho những câu hỏi. Câu hỏi nên tập trung vào nội dung
học( Cái gì, tại sao, bằng cách nào, người nào, khi nào và ở đâu). Trong quá trình
đọc hay học, bạn nên tự đặt cho mình nhiều câu hỏi và sau đó tự trả lời. Làm như
vậy bạn sẽ tiếp thu tài liệu hơn và nhớ các chi tiết dễ dàng hơn, vì quá trình này
sẽ để lại một dấu ân sâu sắc hơn trong ký ức của bạn. Đừng ngại ghi lại những
câu hỏi lên lề sách, tập chép hay bất cứ nơi nào bạn cảm thấy thuận tiện.
+ Read - Đọc : Đọc không phải là lướt mắt qua cuốn sách, mà phải chủ động để
có thể trả lời các câu hỏi bạn tự đặt ra, hay thầy cô, tác giả nêu ra. Nên chú ý các
từ in nghiêng hoặc in đậm vì tác giả muốn nhấn mạnh những điều này. Khi đọc
không được bỏ qua các bảng, đồ thị, hình ảnh minh họa, vì đôi khi chúng có thể
diễn đạt một ý nào đó còn rõ ràng hơn cả đoạn văn.
Thường các ý chính được minh họa bằng nhiều thí dụ. Khi đọc bạn hãy cố gắng
tách các chi tiết ra khỏi ý chính vì tuy các chi tiết có thể giúp hiểu ý chính hơn
nhưng khó có thể nhớ hết được.
+ Recite - Trả bài : đôi khi bạn cần ngưng đọc để nhớ lại những tiêu đề chính,
những khái niệm quan trọng cần nắm trong các dòng chữ in nghiêng hay in đậm,
ý nghĩa của những hình minh họa. Cố gắng tự xây dựng lại nội dung chính của
đoạn bạn vừa đọc bằng ngôn từ và tư duy của riêng mình. Liên hệ những điều
mình vừa đọc với những điều đã biết.
Để thực hiện bước này, bạn có thể lấy tay che phần trả lời cho câu hỏi mình tự
đặt ra và trả lời thuộc lòng. Nếu không trả lời được thì đọc lại một lần nữa đoạn
chứa câu trả lời. Nếu bạn lặp đi lặp lại điều này trong lúc đọc thì bạn sẽ nhớ tốt
hơn.
+ Review - Ôn tập : ôn tập giúp hoàn chỉnh việc tổ chức tư liệu học trong tư duy
của mình và đưa vào bộ nhớ. Chúng ta nhớ là nhờ đọc đi đọc lại nhiều lần và trả
lời đi trả lời lại nhiều lần. Đọc lại là một bước quan trọng ở giai đoạn này. Đọc lại
để đánh giá xem mình đã đựợc gì sau quá trình học tập. Trong lúc ôn tập nên xem
lại những điều ghi chép để làm sáng tỏ những điểm bị bỏ xót hay chưa hiểu. Thời
điểm tốt nhất để ôn tập bài là ngay sau khi học, không nên chờ đến trước ngày thi
mới ôn lại. Ôn lại trước ngày thi là lần ôn tập sau cùng. Nếu bạn phân bố thời
gian tốt nhất thì đây được xem là bước hoàn chỉnh kiến thức của mình đối với tài
liệu học tập.
Làm thế nào để bắt đầu áp dụng SQ3R ?
Cần phải lên kế hoạch và bắt đầu sớm vì phương pháp SQ3R đòi hỏi nhiều thời
gian để chuẩn bị bài.
Đọc bài trước khi nghe giảng sẽ biến bài giảng thành một buổi ôn tập và cho
phép hiểu bài sâu hơn, đồng thời sẽ xác định những điều khó hiểu để hỏi giáo
viên trong lớp hoặc sau đó.
h/Khi nào nên và không nên dùng phương pháp SQ3R ?
Phương pháp này ít hiệu quả Nếu bạn đang đọc một cuốn sách giáo khoa tập
trung vào việc giải quyết vấn đề (ví dụ như sách toán), hay sách học ngoại ngữ.
Còn đối với sách ngoại ngữ thì vấn đề sẽ là từ vựng, cấu trúc câu và các thì sử
dụng chứ không phải nội dung của phần đang đọc.
Phương pháp SQ3R đặc biệt hữu ích với các lại sách cung cấp thật nhiều thông
tin và bạn cần phải nắm vững vấn đề sâu (Ví dụ như sinh học, tâm lý, xã hội
học).
Hàng ngàn sinh viên đã theo các bước học tập của phương pháp SQ3R và đạt
thành tích cao với ít stress hơn.
3/ Một số kỹ thuật học tập có hiệu quả :
+ Đọc đi đọc lại :
Đọc lại những gì đã ghi chép sau buổi học hay trước khi đi ngủ sẽ giúp nhớ bài
tốt hơn. Sau 9 tuần, những sinh viên xem lại bài trong ngày còn nhớ 75% bài,
những sinh viên không làm điều đó không nhớ đến 50% sau một ngày và ít hơn
25% sau 9 tuần.
Có thể đọc một tài liệu nhiều lần, mỗi lần với một mục tiêu khác. Do đó, trước
mỗi lần đọc, bạn nên xác định mục tiêu của lần đọc đó là gì và đọc theo đúng
mục tiêu đó.
+ Nắm ý chính:
Nắm được ý chính của tác giả trong mỗi đoạn văn và hiểu nó theo cách riêng của
mình là điều cốt lõi của việc học có hiệu quả. Bạn nên tạo thói quen tìm ra ý
chính cuả đoạn để dần dần tóm lược được cả quyển sách.
+ Trích lược những chi tiết quan trọng :
Thông thường mỗi ý chính trong một bài đều có liên quan đến một chi tiết quan
trọng. Nhận diện được càng nhiều chi tiết quan trọng thì càng chuẩn bị tốt cho thi
cử vì đã liên hệ được các ý tưởng và kiến thức nền tảng. Xác định càng nhiều liên
hệ giữa các chi tiết và các ý, giữa các ý với nhau thì học tập đạt hiệu quả càng
cao hơn.
+ Đừng đọc to :
Đọc to không giúp nhớ bài tốt hơn. Bạn không nên đọc to lên vì mấp máy môi
khiến việc đọc bị chậm lại và kém hiệu quả. Muốn bỏ thói quen đó thì nên bỏ
ngón tay đè lên môi. Bạn nên cố gắng tập đọc nhanh hơn và nhớ nhiều hơn. Sau
một thời gian bạn sẽ ngạc nhiên vì làm được điều đó dễ dàng hơn. Rèn luyện khả
năng đọc nhanh, đọc sâu là vô cùng cần thiết, và hãy duy trì khả năng này suốt
đời.
+ Ghi chép như thế nào:
Không thể ghi kại tất cả những gì thầy giáo nói vì tốc độ nói là 150-200 chữ
trong một phút mà khả năng ghi chép tối đa là 25 chữ trong một phút. Cho nên
chỉ có thể ghi lại những ý chính và bổ sung sau.
Ghi chép là một khả năng cần được học và rèn luyện mà đa số mọi học sinh đề
không có.
Phương pháp ghi chép được coi là Modified outlie :
Đặt tựa đề riêng co đề mục.
Ghi lùi sang phải từng chi tiết liên quan với đề mục.
Dùng những chấm riêng cho từng dòng.
Xuống dòng cho mỗi chi tiết
Chừa chỗ trống nhiều.
Chừa lề trái rộng 1/3 chiều ngang tờ giấy.
+ Kỹ thuật ghi nhanh :
Dùng từ viết tắt.
Không viết nguyên âm.
Dùng chữ bắt đầu một từ.
Dùng ký hiệu quy ước.
Tạo những từ viết tắt riêng cho mình nhưng tránh thay đổi.
+ Ghi chép ở đâu.
Bạn cần lưu trữ những điều ghi chép sao cho hợp lý và dễ học. Nên nhớ rằng
ngay cả bạn cũng không thể đọc được những gì bạn ghi chép thì ghi thật vô ích.
Tốt nhất là nên lưu trữ trong một tập, gồm nhiều trang giấy rời, có ngăn cách giữa
các môn học. Nên tạo cho mình thói quen ghi vào tập ghi chép này. Nếu bạn
quên không mang theo tập này thì ít ra cũng phải có một tập giấy rời để sẵn và
nhanh chóng gắn tờ giấy đó vào vào tập ghi chép đó. Cố gắng bảo quản tập giấy
này vì nó rất dễ sờn rách.
+ Đánh dấu trong sách :
Bạn nên dùng bút dạ quang thay vì gạch chân các đoạn, vì kinh nghiệm cho thấy
những đoạn được đánh dấu bằng bút dạ quang dễ nhớ hơn. Tuy nhiên, không nên
đọc rồi tô những đoạn quan trọng vì nó ít có hiệu quả.
+ Ghi chép cái gì .
Tìm hiểu, đặt câu hỏi và lắng nghe.
Ghi chép chính xác và xúc tích là điều cần thiết. Bạn nên tập thói quen ghi chép
như đã mô tả trong phương pháp SQ3R. Ví dụ : Như khi bạn nghe giảng, nên
hình thành các câu hỏi trong đầu. Công việc của bạn là phải chú ý tập trung vào
các điểu chính của bài, chép lại và sắp xếp chúng theo ngôn từ của mình. Nếu bạn
thực hiện tốt bước này, việc ôn bài sẽ đơn giản và hiệu quả.
+ Sắp xếp những điều ghi chép.
Tất cả những gì được ghi chép cần được sắp xếp theo từng mục trên thẻ. Bạn có
thể phân loại, xếp các thẻ theo nhu cầu của mình.Điều quan trọng là ghi chính
xác tiêu đề để tham khảo trên phần đầu của thẻ. Dùng thẻ này để học,ôn bài, tổ
chức thông tin cho các bài báo cáo đều rất tốt. Nếu có máy tính thì nên sắp xếp