Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Khuyết tật bẩm sinh và cách phòng chữa ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.05 KB, 1 trang )

Khuyết tật bẩm sinh và cách phòng chữa
Khuyết tật bẩm sinh là những bất thường hình thái có thể biểu hiện ngay từ khi mới sinh hoặc biểu hiện
muộn hơn nhưng đã có nguồn gốc ngay từ khi sinh.
Khuyết tật bẩm sinh là những bất thường hình thái có thể biểu hiện ngay từ khi mới sinh hoặc
biểu hiện muộn hơn nhưng đã có nguồn gốc ngay từ khi sinh. Khuyết tật có thể ở dạng đơn: chỉ
có một cơ quan, một bộ phận của cơ thể bị dị dạng, ví dụ như thừa ngón, dính ngón đơn
thuần nhưng cũng có nhiều trường hợp đa dị tật như vừa bị dị dạng phần đầu mặt, vừa bị tật
ở tim, vừa dị dạng ở các cơ quan sinh dục, vừa rối loạn phát triển các phần khác của cơ thể.
Nguyên nhân gây khuyết tật bẩm sinh
Ngày nay, nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật, người ta đã giải thích được nguyên nhân của khoảng
50% số khuyết tật bẩm sinh, còn lại là chưa rõ nguyên nhân. Sau đây là một số nguyên nhân
của khuyết tật bẩm sinh:
Do bố, mẹ hoặc cả bố mẹ mang sẵn gen, mang sẵn nhiễm sắc thể bị đột biến truyền lại cho
con.
Bố mẹ chưa mang sẵn gen, hoặc nhiễm sắc thể bị đột biến nhưng trong quá trình tạo tinh trùng
hoặc tạo trứng đột biến xảy ra tạo nên tinh trùng hoặc trứng bất thường. Tinh trùng hoặc trứng
này thụ tinh với trứng hoặc tinh trùng bình thường tạo nên hợp tử, rồi phôi thai bất thường dẫn
đến sơ sinh dị dạng.
Ða số khuyết tật bẩm sinh (20-25%) là do đột biến nhiều gen, đồng thời có tác động của các
tác nhân trong môi trường. Thuộc vào nhóm nguyên nhân này có các khuyết tật của tim, của
hệ thần kinh như não úng thủy, tật đầu nhỏ, tật không não, nứt đốt sống, tật sứt môi hở hàm
ếch. Ba nhóm nguyên nhân nêu trên đều có liên quan với những rối loạn vật chất di truyền như
đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể. Như vậy nếu chỉ tính các khuyết tật bẩm sinh đã rõ
nguyên nhân thì nguyên nhân di truyền chiếm khoảng gần 90%.
Ngoài các nguyên nhân di truyền, khuyết tật bẩm sinh còn do tác động của nhiều tác nhân có
tên chung là các tác nhân gây quái thai. Các tác nhân này có thể là:
- Tia X, các tia bức xạ ion hóa.
- Các hóa chất độc hại, kể cả một số dược liệu hoặc thuốc, rượu.
- Một số virut, vi khuẩn do mẹ bị nhiễm trong khi mang thai.
- Một số chất chuyển hóa trong cơ thể mẹ khi mẹ bị mắc một số bệnh như tiểu đường, động
kinh


Tác động gây khuyết tật bẩm sinh của các tác nhân nêu trên phụ thuộc vào giai đoạn thai bị
tác động, nếu tác động vào giai đoạn đang tạo mầm cơ quan (tuần thứ 3 đến hết tuần thứ 9)
thì sẽ xuất hiện các dị dạng hình thái, nhưng nếu tác động sau tuần thứ 9 sẽ xuất hiện các rối
loạn chức năng của cơ quan được tạo thành.
Khuyết tật bẩm sinh cũng có thể do sự không hòa hợp yếu tố Rh của mẹ và con.
Khuyết tật bẩm sinh cũng có thể do các sang chấn trong cuộc đẻ
Biện pháp hạn chế khuyết tật bẩm sinh
- Biện pháp tích cực nhất là tránh tiếp xúc với các nhân tố có khả năng gây đột biến, gây quái
thai, nhất là với các bà mẹ đang mang thai trong giai đoạn tạo mầm cơ quan. Nếu bắt buộc
phải tiếp xúc do yêu cầu của công việc thì phải có các biện pháp phòng hộ thích hợp.
- Phát hiện sớm những người mang gen hoặc nhiễm sắc thể bị đột biến, đặc biệt phát hiện
những người lành mang gen bệnh để tránh sự kết hôn giữa hai người cùng mang một loại gen
bệnh. Tư vấn di truyền trước hôn nhân là một việc cần làm. Khi nghi phôi thai mắc tật bẩm
sinh nên đến các trung tâm di truyền để chẩn đoán trước sinh.
Chữa khuyết tật bẩm sinh:
ở một số nước tiên tiến, trong một số trường hợp người ta đã chữa bệnh di truyền bằng sửa
chữa hoặc thay thế gen đột biến nhưng trong điều kiện thực tế của nước ta hiện nay, chúng ta
mới chỉ áp dụng phương pháp điều trị triệu chứng. Một trong các phương pháp điều trị triệu
chứng thường dùng hiện nay là phục hồi chức năng cho trẻ bị khuyết tật. Phục hồi chức năng
có thể thực hiện được ở các trung tâm phục hồi chức năng, các cơ sở y tế địa phương hoặc gia
đình. Ði đôi với việc tổ chức các trường chuyên cho trẻ bị khuyết tật chuyên biệt, đưa trẻ bị
khuyết tật hòa nhập với cộng đồng là biện pháp tốt để phục hồi chức năng cho trẻ bị khuyết
tật.
Tác giả: GS.TS. Trịnh Văn Bảo

×