Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu 5 bệnh tật trẻ thường gặp và cách phòng tránh pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.38 KB, 9 trang )



5 bệnh tật trẻ thường gặp
và cách phòng tránh

Sổ mũi, ho, đau mắt… là các chứng bệnh thường gặp ở
trẻ. Hãy đọc để tìm hiểu về 5 loại bệnh tật và tìm hiểu
cách làm thế nào để ngăn chặn chúng các mẹ nhé!
Theo số liệu từ bệnh viện Mayo, 5 lý do hàng đầu khiến trẻ
nghỉ học là chúng bị những chứng bệnh như cảm lạnh thông
thường, cúm dạ dày, nhiễm trùng tai, đau mắt đỏ và đau cổ
họng. Tìm hiểu những khía cạnh mới của mỗi loại bệnh tật sẽ
giúp bạn biết cách chống đỡ chúng một cách hiệu quả nhất.

Cảm lạnh thông thường
Có hơn 200 loại virus có thể gây ra cảm lạnh thông thường,
trong số đó rhinovirus là phổ biến nhất. Như các bác sỹ đã
chỉ ra, kháng sinh không phải là một điều trị hiệu quả khi trẻ
bị cảm lạnh thông thường do virus gây ra.
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
Bệnh cúm dạ dày hay viêm dạ dày ruột do virus
Thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh có thể dẫn đến
nhiều bệnh do vi khuẩn, virut gây ra, trong đó bệnh viêm dạ
dày ruột do Rota virus là bệnh hay gặp. Đây là những virus
gây ra hội chứng tiêu chảy cấp, có thể dẫn đến tử vong nếu
người bệnh không được điều trị kịp thời và còn làm cho dịch
bệnh lây lan.
Nhiễm trùng tai Trẻ em có nhiều khả năng bị nhiễm trùng tai
hơn người lớn, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, do hệ miễn dịch của
các bé còn khá yếu. Theo thống kê, có khoảng 2/3 số trẻ em


bị nhiễm trùng tai ít nhất một lần trước giai đoạn lên hai tuổi.
Và tình trạng nhiễm trùng tai thường gây ra bởi virus hoặc vi
khuẩn nên nó thường bắt đầu khi bé bị nhiễm virus, chẳng
hạn như cảm lạnh. Nhiễm trùng tai luôn luôn bắt đầu từ mũi,
một hệ quả khi màng mũi tiết chất nhầy quá mức và các
đường dẫn lưu (mũi, xoang, tai) không hoạt động tốt.
Đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc do virus adeno
gây nên, xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết
chuyển mùa, cơ thể người dễ mệt mỏi, hệ thống miễn dịch
hoạt động yếu, tạo điều kiện cho virus dễ tấn công.
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
Trẻ em bị đau mắt đỏ thường kèm theo các triệu chứng sốt,
đau họng, dễ bị nhầm là viêm họng. Việc điều trị bệnh đau
mắt đỏ rất dễ, bệnh đau mắt đỏ nếu được chữa trị kịp thời sẽ
không để lại biến chứng nhưng nếu tự ý dùng thuốc hay điều
trị không dứt điểm sẽ bị viêm, loét giác mạc.
Viêm họng
Virus là nguyên nhân gây ra phần lớn các bệnh viêm họng và
có thể được đi kèm với các dấu hiệu suy hô hấp khác, trong
đó có ho và chảy nước mũi. Theo nghiên cứu, các nhà khoa
học thấy có khoảng 200 chủng virut và vi khuẩn khác nhau
gây bệnh viêm mũi họng, chính vì thế mà trẻ có thể vừa mắc
loại virut này lại nhiễm tiếp loại virut khác trong lúc cơ thể
đang suy giảm miễn dịch sau đợt nhiễm bệnh trước.
Làm thế nào để ngăn chặn những bệnh tật thông thường
Tất cả năm loại bệnh tật trên đều có điểm chung? “Khi hỗ trợ
miễn dịch suy giảm và sự cân bằng vi khuẩn mất đi, có nghĩa

là những kẻ xấu đã giành chiến thắng,”. Để chống lại cả hai
nguyên nhân này, thì bạn có thể tăng cường hệ thống miễn
dịch cho con bạn nhờ sự giúp đỡ của các loại thực phẩm hữu
cơ. Khuyến khích trẻ ăn nhiều trái cây và rau quả. Nếu được
hãy cố gắng bổ sung nấm vào thực đơn của trẻ vì chúng rất
tốt cho hệ thống miễn dịch.
Một thành phần quan trọng để xây dựng một hệ thống miễn
dịch khỏe mạnh là bảo vệ các vi khuẩn khỏe mạnh.
Probiotics có thể đến từ nguồn thực phẩm như sữa tươi, sữa
chua, phô mai…Hãy thận trọng với những thực phẩm có
lượng lớn đường, vì chúng “lấn át” lợi ích của các vi khuẩn
có lợi.
Ngoài việc cung cấp các loại thực phẩm, thay đổi hành vi
cũng có thể giúp xây dựng hệ thống miễn dịch cho con của
bạn. Dưới đây là những lời khuyên dễ dàng cho một cuộc
sống không có mầm bệnh.
Rửa tay
Hãy nhắc cho trẻ rửa tay thường xuyên, kể cả trước hoặc sau
khi ăn và sau khi sử dụng nhà vệ sinh. Bạn có thể tạo hứng
thú cho trẻ hơn khi đề nghị chúng vừa hát bài hát Happy
Birthday vừa rửa tay.
Ngủ
Giấc ngủ đầy đủ là một kho vũ khí quan trọng trong việc bảo
vệ trẻ khỏi cảm lạnh, cũng như rút ngắn quá trình nhiễm
lạnh Theo các chuyên gia tư vấn sức khỏe và dinh dưỡng,
trẻ em dưới 1 tuổi cần được đáp ứng khoảng 14 đến 16 giờ
ngủ. Trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 3 là 12 đến 14 giờ, trẻ em
tuổi từ 3-6 nên ngủ ít nhất 10 đến 12 giờ, trẻ em từ 7 đến 12
được yêu cầu khoảng 10 đến 11 giờ, còn thanh thiếu niên nên
ngủ từ 8 và 9 giờ mỗi đêm.

Hắt hơi hoặc ho
Nên khuyến khích trẻ che miệng khi ho hoặc hắt hơi, và nếu
có thể, sử dụng khăn giấy hoặc khăn tay thay vì dùng tay của
chính mình che miệng khi ho.
Tập thể dục thường xuyên
Hãy chắc chắn con của bạn được tập luyện thường xuyên!
Khuyến khích trẻ tham gia nhiều loại vận động và các hoạt
động thể thao phù hợp. Cách thức đó không chỉ rèn luyện sức
khỏe mà còn giúp trẻ có cơ hội phát triển tâm lý lành mạnh.
Hạn chế tiếp xúc
Cố gắng giữ cho trẻ khỏe mạnh, hạn chế tiếp xúc với trẻ em
và người lớn bị bệnh. Trong khi bị bệnh là một phần để hệ
thống miễn dịch của đứa trẻ phát triển mạnh mẽ hơn thì việc
giữ cho trẻ khỏe mạnh từ những người bị bệnh khác là một
cách dễ dàng để tránh tạo ra chu kỳ nhiễm bệnh, khiến cho
tất cả mọi người bị bệnh lâu hơn.
Tránh hút thuốc gián tiếp
Hút thuốc gián tiếp có thể gây kích thích phổi và xoang của
trẻ em, giống như người lớn. Khi tiếp xúc liên tục có thể là
một trong những yếu tố nguy cơ gây ra các vấn đề hô hấp.
Hãy bổ sung vitamin
Bổ sung nhiều vitamin cho trẻ, đặc biệt là vitamin D trong
mùa đông, thời điểm chúng ta ít được nhận ánh sáng mặt trời,
sẽ giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ.
Không dùng chung chai nước
Trẻ em nên tránh uống chung chai nước và các vật dụng cá
nhân khác với những đứa trẻ khác để tránh mắc cảm lạnh.

×