Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Không phải lúc nào cha mẹ cũng là người thầy tốt pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.38 KB, 5 trang )

Không phải lúc nào cha mẹ
cũng là người thầy tốt



Đôi khi v
ì thương con mà cha mẹ vô tình hạn chế trẻ phát huy tính độc lập, t
ự do học hỏi.
Nhà trường muốn con bạn cùng lớp đi cắm trại
trong rừng, tham gia hoạt động ngoài trời còn bạn
thì lo lắng sợ con bị đau. Vô tình bạn đã hạn chế
sự tự do học hỏi và khám phá của trẻ.

Cha mẹ ở bên con cái họ từ khi chúng được sinh ra. Họ dạy
con những giá trị sống và chia sẻ những sở thích với chúng.
Cha mẹ có thể là một người thầy vô cùng quan trọng trong
cuộc đời của con. Tuy nhiên, các nhà tâm lý Mỹ đã đưa ra
một số hạn chế sau ở những người thầy ấy:

1 Quá gần gũi về cảm xúc

Trong khi các giáo viên có thể tổ chức cho con bạn
học tập và khám phá qua một chuyến đi xa đến một
thành phố lớn thì bạn lại lo lắng và thấy rằng một
chuyến đi như thế là quá nguy hiểm.
Nhà trường có thể muốn con bạn cùng cả lớp đi cắm
trại trong rừng, tham gia những hoạt động ngoài trời
và bạn thì luôn lo lắng rằng con có thể bị đau

Quan sát cách cha mẹ dạy con, các nhà khoa học đã
nhận thấy hạn chế rất lớn từ sự gần gũi về mặt tình


cảm là sẽ vô tình khiến cha mẹ tạo ra những giới hạn
đối với sự tự do học hỏi và khám phá của con mình,
để hướng tới một cảm giác an toàn.

2 Mong mỏi đồng nhất về mặt sở thích

Một điều tự nhiên, khi cha mẹ là nhà khoa học, họ sẽ
hướng con mình vào niềm yêu thích khoa học.
Nhưng sự thật là đứa trẻ có thể thích vẽ hơn là ngồi
làm toán.

Nếu cha mẹ yêu thích thể thao, họ có thể luôn mong
con mình được thi đấu trong đội tuyển bóng đá của
trường, nhưng sự thật là đứa trẻ có thể thích ngồi đọc
sách hơn là chạy nhảy trên sân

Trong cách dạy con, cha mẹ thường mắc phải sai lầm
là mong đợi và luôn cố gắng hướng những sở thích
của con theo sở thích của bản thân mình. Điều đó
cũng vô tình hạn chế sự phát triển tự nhiên của trẻ,
thậm chí có thể làm thui chột đi năng khiếu thực sự
của chúng.

3 Muốn áp đặt một số giá trị

Cha mẹ thường áp đặt những giá trị mà họ tôn thờ
lên con cái họ. Điều này không sai, nhưng ngày nay,
mọi thứ thay đổi từng ngày. Những trẻ sinh ra thời
nay đang lớn lên trong một thế giới rất khác so với
thế giới mà cha mẹ chúng từng sinh ra và trưởng

thành.
Một vài cha mẹ, đặc biệt là những cha mẹ có tuổi
thường không theo kịp những thay đổi nhanh chóng
trong xã hội, đời sống hay công nghệ. Và nếu bạn áp
đặt những chuẩn mực và giá trị trong xã hội mình đã
trưởng thành lên con cái, có thể con bạn sẽ không
thể thích nghi và hoà nhập với xã hội mà chúng đang
sống.

Không ít những sinh viên ngày nay thấy rằng cha mẹ
họ có cái nhìn khá hạn hẹp. Cha mẹ luôn là những
người thầy dạy quan trọng trong cuộc đời của con cái
nhưng chính cha mẹ phải học cách cho con cái biết
học từ cuộc sống, từ thầy cô, từ sách báo, từ những
thất bại của chính chúng để trưởng thành.

×