Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ IEC 529 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.94 KB, 52 trang )

529 @ IEC 1989 - 1 -



TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ IEC
529
ypg1404501612.doc 07/05/14 1 / 52
529 @ IEC 1989 - 2 -

TIÊU CHUẨN IEC
QUỐC TẾ 529

xuất bản lần thứ 2
1989 - 11
Mức bảo vệ
do vỏ bọc
( Mã IP )
ypg1404501612.doc 07/05/14 2 / 52
529 @ IEC 1989 - 3 -

ypg1404501612.doc 07/05/14 3 / 52
529 @ IEC 1989 - 4 -

NỘI DUNG.
Lời tựa.
Mở đầu.
1.Lĩnh vực áp dụng 6
2.Đối tượng 6
3.Các định nghĩa 7
4. Cách đặt tên 9
5. Các mức bảo vệ chống tiếp cận với các bộ phận nguy hiểm và chống xâm nhập của các vật thể rắn ngoại


lai, được chỉ định bàng con số đặc trưng thứ nhất 11
6. Các mức bảo vệ chống sự xâm nhập nước được chỉ bởi con số đặc tính thứ hai 15
7. Các mức bảo vệ chống tiếp cận với các bộ phận nguy hiểm được chỉ bằng chữ phụ thêm 17
9. Các ví dụ định danh với Code IP 19
10. Ký hiệu 20
11. Các yêu cầu chung về thử nghiệm 20
12. Thử nghiệm đối với bảo vệ chống tiếp cận với các bộ phận nguy hiểm được chỉ bởi con số đặc trưng
thứ nhất 22
13. Các thử nghiệm đối với bảo vệ chống xâm nhập của các vật thể rắn ngoại lai được chỉ bằng số đặc
trưng thứ nhất 25
14 . Các thử nghiệm đối với bảo vệ chống xâm nhập nước được chỉ bằng số đặc trưng thứ hai 27
15. Các thử nghiệm đối với bảo vệ chống tiếp cận với các bộ phận nguy hiểm được chỉ bằng chữ phụ thêm.
33
ypg1404501612.doc 07/05/14 4 / 52
529 @ IEC 1989 - 5 -

UỶ BAN KỸ THUẬT ĐIỆN QUỐC TẾ
__________
Mức bảo vệ do vỏ bọc
( Mã IP )
_____________
Lời nói đầu.
1) Các quyết định hoặc thỏa thuận chính thức của IEC về các vẫn đề kỹ thuật được soạn thảo bởi các Uỷ
ban kỹ thuật, trong đó có đại diện của các Uỷ ban Quốc gia đang có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề
này, thể hiện sự nhất trí quốc tế cao về các chủ đề đã được đề cập.
2) Các quyết định hoặc thỏa thuận này là những khuyến nghị để sử dụng quốc tế và đã được các Uỷ ban
Quốc gia chấp thuận theo ý nghĩa đó
3) Để xúc tiến sự thống nhất Quốc tế, IEC bày tỏ mong muốn tất cả các Uỷ ban Quốc gia nên chấp nhận
khuyên nghị của IEC như là các quy định Quốc gia của mình trong chừng mực các điều kiện Quốc gia
cho phép. Bất kỳ sự khác biệt nào giữa khuyến nghị của IEC và quy định Quốc gia tương ứng, cần

được nêu rõ trong chừng mực cho phép trong các quy định này.
4) IEC không quy định bất kỳ thủ tục nào liên quan đến việc ký hiệu đánh dấu hàng hóa như một chỉ dẫn
chấp nhận và không chịu trách nhiệm khi một thiết bị tuyên bố là đã tuân theo một trong các khuyến
nghị của IEC.
Lời tựa
Tiêu chuẩn này đã được soạn thảo bởi phân ban 23G: Các bộ nối điện của Uỷ ban kỹ
thuật IEC số 70: Các mức bảo vệ bằng các che chắn.
Lần xuất bản IEC 529 thứ hai này thay thế lần xuất bản thứ nhất năm 1976
Văn bản của tiêu chuẩn này được dựa vào các tài liệu sau:
Quy tắc 6 tháng Biên bản biểu quyết Thủ tục 2 tháng biên bản biểu quyết
70 (CO) 13 70 (CO) 15 70 (CO) 16 70 (CO) 17
Thông tin đầy đủ về biểu quyết chấp nhận tiêu chuẩn này có thể tìm trong các biên bản
biểu quyết trong bảng trên.
Các ấn phẩm sau đây đã được trích dẫn trong tiêu chuẩn này.
Các ấn phẩm số 50 (826) (1982): Từ ngữ kỹ thuật Quốc tế (IEV).
Chương 826: các trang bị điện của các tòa nhà.
68 - 1(1988): Thử nghiệm môi trường
Phần 1: Tổng quát và hướng dẫn.
71 - 2 (1976): Kết hợp cách điện
Phần 2: Hướng dẫn áp dụng.
____________
ypg1404501612.doc 07/05/14 5 / 52
529 @ IEC 1989 - 6 -

Các mức bảo vệ do các vỏ bọc
(Code IP)
Mở đầu.
Tiêu chuẩn này mô tả một hệ thống phân loại các mức bảo vệ được cung cấp bởi các
che chắn của các thiết bị điện. Mặc dù hệ thống này có thể được sử dụng đối với hầu hết
các loại thiết bị điện nhưng không nên cho rằng các mức bảo vệ được liệt kê là có thể áp

dụng cho một loại thiết bị đặc biệt nào đó. Nên tham khảo với nhà chế tạo thiết bị để xác
định các mức bảo vệ khả dung và các bộ phận của thiết bị ở đó áp dụng mức bảo vệ đã
chỉ dẫn.
Việc chấp nhận hệ thống phân loại này, ở nơi có thể, sẽ thúc đẩy việc thống nhất các
phương pháp mô tả việc bảo vệ được cung cấp bởi các che chắn và các thử nghiệm được
dùng để kiểm tra các mức bảo vệ khác nhau. Cũng cần giảm số loại thiết bị thử nghiệm
cần thiết để kiểm tra một dãy lớn sản phẩm.
Lần xuất bản IEC 529 lần thứ hai này có xét đến kinh nghiện thu được với lần xuất bản
thứ nhất và có làm rõ thêm các yêu cầu. Nó cung cấp một sự phát triển tuỳ ý lựa chọn của
Code IP bằng một chữ phụ thêm A, B, C hoặc D, khi bảo vệ hiện nay của con người
chống tiếp xúc với các bộ phận nguy hiểm là cao hơn cái đã được chỉ bởi số đặc trưng
thứ nhất.
Nói chung các che chắn mang một Code IP (mã số IP) phù hợp với lần xuất bản thứ
nhất sẽ có thể chấp nhận được đối với cùng mã hóa theo lần xuất bản này.
1. Lĩnh vực áp dụng.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc phân loại các mức bảo vệ cung cấp bởi các đối với
các thiết bị điện có điện áp dưới và bằng 72.5 KV.
2. Đối tượng.
Đối tượng của tiêu chuẩn này là để cho:
a) Các định nghĩa các mức bảo vệ cung cấp bởi các che chắn các thiết bị có liên quan
đến:
1) Việc bảo vệ con người chống tiếp xúc với các bộ phận nguy hiểm ở bên trong
che chắn.
2) Việc bảo vệ các thiết bị ở bên trong che chắn chống sự xâm nhập của các vật
thể ngoại lai rắn.
3) Việc bảo vệ các thiết bị ở bên trong che chắn chống các ảnh hưởng có hại do
sự xâm nhập của nước.
b) Các định danh của các mức bảo vệ này.
c) Các yêu cầu đối với từng định danh.
ypg1404501612.doc 07/05/14 6 / 52

529 @ IEC 1989 - 7 -

- 9 -
d) Cấc thử nghiệm cần thực hiện để kiểm tra xem che chắn có thỏa mãn các yêu cầu của
tiêu chuẩn này.
Mỗi Uỷ ban kỹ thuật giữ một trách nhiệm quyết định trong các tiêu chuẩn của mình
cách sử dụng việc phân loại và các giới hạn của việc phân loại này, và xác định cái tạo
nên "che chắn" của thiết bị có liên quan. Tuy nhiên, khuyến nghị là đối với một phân loại
đã cho, thì các thử nghiệm không được khác với các thử nghiệm đã quy định trong tiêu
chuẩn này. Nếu cần, có thể đưa vào các tiêu chuẩn bổ xung trong tiêu chuẩn sản phẩm
thích ứng. Một hướng dẫn chi tiết quy định trong các tiêu chuẩn sản phẩm thích ứng cho
trong phụ lục B.
Một Uỷ ban kỹ thuật có thể quy định các yêu cầu khác nhau đối với một loại thiết bị
riêng với điêù kiện là ít nhất các yêu cầu này cung cấp cùng một mức an toàn được đảm
bảo.
Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các che chắn hợp mà chúng thích hợp với mọi mặt
khác được dự kiến trong tiêu chuẩn riêng của sản phẩm và về phương diện vật liệu và tay
nghề, chúng đảm bảo rằng các mức bảo vệ đã tuyên bố đều được duy trì trong các điều
kiện sử dụng bình thường.
Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho các che chắn rỗng miễn là các yêu cầu thử nghiệm
cần thỏa mãn và mức bảo vệ được chọn cần thích ứng với loại thiết bị.
Các biện pháp đòi hỏi phải bảo vệ cả che chắn lẫn thiết bị bên trong che chắn chống
các ảnh hưởng hoặc các điều kiện bên ngoài như là:
- các tác động cơ.
- ăn mòn.
- dung môi ăn mòn (ví dụ dung môi cắt).
- nấm.
- côn trùng có hại.
- bức xạ mặt trời.
- băng tuyết.

- ẩm ướt (ví dụ được sinh ra do ngưng đọng).
- các khí quyển dễ nổ.
Và việc bảo vệ chống các tiếp xúc với các bộ phận nguy hiểm di động bên ngoài che
chắn (như là các quạt gió) đều là những vấn đề của tiêu chuẩn sản phẩm riêng.
Các rào chắn bên ngoài che chắn và không bắt vào che chắn và các chướng ngại vật
đã được dự kiến chỉ đối với an toàn con người thì không được coi như một bộ phận của
che chắn và không được giải quyết trong tiêu chuẩn này.
3. Các định nghĩa.
Đối với mục đích của tiêu chuẩn này thì các định nghĩa sau đây có thể áp dụng.
ypg1404501612.doc 07/05/14 7 / 52
529 @ IEC 1989 - 8 -

3.1 Che chắn.
Phần tử đảm bảo việc bảo vệ thiết bị chống các ảnh hưởng bên ngoài nào đó trong tất
cả các chiều hướng, bảo vệ chống các tiếp xúc trực tiếp (IEC 826 - 03 - 12)*.
* IEC 50 (826).
Ghi chú: Định nghĩa này lấy từ từ ngữ kỹ thuật điện Quốc tế hiện nay (IEV) cần cho các giải thích sau đây
trong phạm vi của tiêu chuẩn này.
1) Các che chắn đảm bảo việc bảo vệ cho con người và xúc vật chống tiếp xúc với các bộ phận
nguy hiểm.
2) Các rào chắn, các dạng mở hoặc bất kỳ phương tiện nào - hoặc là liên kết che chắn hoặc là
được hình thành bởi một thiết bị được che chắn - thích hợp cho việc ngăn cản hoặc giới
hạn sự xâm nhập của các cỡ thử nghiệm được quy định đều đưọc coi như một bộ phận của
che chắn, trừ phi chúng có thể tháo được ra mà không cần dùng một clê hoặc một dụng cụ.
3.2 Tiếp xúc trực tiếp.
Tiếp xúc của con người hoặc gia xúc với các bộ phận có điện (IEV 826 - 03 - 05).
Ghi chú: Định nghĩa IEV này được cho để thông tin. Trong tiêu chuẩn này "tiếp xúc trực
tiếp" được thay thế bằng "tiếp xúc vào các bộ phận nguy hiểm".
3.3 - Mức bảo vệ.
Mức bảo vệ cung cấp bởi một che chắn chống tiếp xúc với các bộ phận nguy hiểm,

chống sự xâm nhập của các vật thể rắn ngoại lai và/ hoặc chống sự xâm nhập của nước
và được kiểm tra bằng các phương pháp thử nghiệm được tiêu chuẩn hóa.
3.4 - Mã IP.
Hệ thống mã hóa để chỉ các mức bảo vệ được cung cấp bởi một che chắn chống tiếp
xúc với các bộ phận nguy hiểm, sự xâm nhập của các vật thể rắn ngoại lai, sự xâm nhập
của nước và để cho một thông tin bổ xung liên kết với bảo vệ như thế.
3.5 - Bộ phận nguy hiểm.
Một bộ phận khi đến gần hoặc sờ vào nó thì nguy hiểm.
3.5.1 Bộ phận có điện nguy hiểm.
Một bộ phận có điện có thể gây ra, trong các điều kiện ảnh hưởng bên ngoài nhất
định, một giật điện (xem IEC 536, tài liệu 64 hiện nay (CO) 196).
3.5.2 Bộ phận cơ nguy hiểm.
Một bộ phận di động, ngoài trục trơn quay, nguy hiểm khi sờ vào.
3.6 - Bảo vệ bằng i một che chắn chống tiếp xúc với các bộ phận nguy hiểm.
Bảo vệ con người chống:
- tiếp xúc với các bộ phận có điện hạ áp nguy hiểm.
- tiếp xúc với các bộ phận cơ nguy hiểm.
- đến gần các bộ phận có điện cao áp nguy hiểm thấp hơn khoảng cách thích hợp
ở bên trong che chắn.
Ghi chú: Bảo vệ này có thể cung cấp:
ypg1404501612.doc 07/05/14 8 / 52
529 @ IEC 1989 - 9 -

- bằng bản thân che chắn.
- bằng các rào chắn làm thành một bộ phận của che chắn hoặc các khoảng cách
bên trong che chắn.
3.7 - Khoảng cách thích hợp đối với việc bảo vệ chống tiếp cận với các bộ phận nguy
hiểm.
Khoảng cách để ngăn ngừa tiếp xúc hoặc tiếp cận của một đầu dò tiếp cận tới một bộ
phận nguy hiểm.

3.8 - Đầu đo tiếp cận.
Một đầu rò thử nghiệm mô phỏng theo một cách quy ước một bộ phận của một con
người, hoặc một dụng cụ, hoặc tương tự, được giữ bởi một người để kểm tra khoảng cách
thích hợp của các bộ phận nguy hiểm.
3.9 Đầu dò vật thể.
Một đầu dò thử nghiệm mô phỏng một vật thể ngoại lai rắn để kiểm tra khả năng xâm
nhập vào bên trong một che chắn.
3.10 - Độ hở.
Một khe hở hoặc lỗ hở có sẵn hoặc có thể được tạo ra trong che chắn bằng cách áp
đặt đầu rò với một lực được quy định.
4. Cách đặt tên .
Mức bảo vệ bằng che chắn được chỉ dẫn bởi Code IP theo cách sau đây.
4.1 - Sắp xếp của Code IP.
IP 2 3 C H
Các chữ mã hoá
(bảo vệ Quốc tế)
Số đặc trưng thứ nhất
(các số 0 tới 6, hoặc chữ X)
Số đặc trưng thứ hai
(các số 0 tới 8, hoặc chữ X)
Chữ phụ (tuỳ ý lựa chọn)
(các chữ A, B, C, D)
Chữ bổ xung (tuỳ ý lựa chọn)
(các chữ A, M, S, W)
Nếu không yêu cầu quy định một số đặc trưng thì con số này có thể được thay thế
bằng chữ "X" ("XX" nếu bỏ hai chữ số).
ypg1404501612.doc 07/05/14 9 / 52
529 @ IEC 1989 - 10 -

Các chữ phụ thêm và/ hoặc các chữ bổ xung có thể bỏ đi không cần thay thế.

Nếu có sử dụng hơn một chữ bổ sung thì sẽ áp dụng thứ tự abc.
Nếu một che chắn cung cấp các mức bảo vệ khác nhau đối với các bố trí lắp đặt được
dự kiến khác nhauthì các mức bảo vệ tương ứng phải được chỉ định bởi nhà chế tạo trong
các chỉ dẫn liên quan đến từng bố trí lắp đặt.

Các chi tiết đối với việc ký hiệu một che chắn được cho trong điều 10.
4.2 - Các phần tử của Code IP và các ý nghĩa của chúng.
Một mô tả ngắn gọn của các phần tử Code IP được cho trong bằng sau đây. Các chi
tiết đầy đủ quy định trong các điều được chỉ dẫn trong cột cuối.
Phần tử Con
số
hoặc
chữ
Ý nghĩa đối với bảo vệ thiết bị Ý nghĩa đối với bảo
vệ con người
Tham
khảo
Các chữ mã
hóa
IP - - -
Số đặc
trưng thứ
nhất 0
1
2
3
4
5
6
Chống xâm nhập các vật thể rắn

lạ
(không được bảo vệ)
- đường kính ≥ 50mm
- đường kính ≥ 12,5mm
- đường kính ≥ 2,5mm
- đường kính ≥ 1,0mm
- bảo vệ chống bụi
- kín bụi
Chống tiếp cận các
bộ phận nguy hiểm
với:
(không được bảo vệ)
- mu bàn tay.
- ngón tay.
- dụng cụ.
- sợi dây.
- sợi dây.
- sợi dây
Điều 5
Số đặc
trưng thứ
hai
0
1
2
3
4
5
6
7

Chống xâm nhập nước với các
hiệu ứng có hại
(không được bảo vệ)
Các giọt nước thẳng đứng.
Các giọt nước (15
0
nghiêng).
Mưa.
Tưới nước.
Phun nước.
Phun nước áp lực.
Ngâm chìm tạm thời.
Ngâm chìm lâu dài.
_ Điều 6
Chữ phụ
thêm
(tuỳ ý lựa
chọn) A
B
C
D
_
Chống tiếp cận tới
các bộ phận nguy
hiểm với:
mu bàn tay
ngón tay
dụng cụ
sợi dây
Điều 7

Chữ bổ
xung
(tuỳ ý lựa
chọn)
H
M
S
W
Thông tin bổ xung riêng cho:
Thiết bị cao áp
Di động trong khi thử nghiệm
nước
Cố định trong khi thử nghiệm
nước
Các điều kiện thời tiết
-
Điều 8
ypg1404501612.doc 07/05/14 10 / 52
529 @ IEC 1989 - 11 -

1.1 - Các ví dụ về sử dụng các chữ trong Code IP.
Các ví dụ sau đây là để giải thích việc sử dụng và sắp xếp các chữ trong Code IP.
Đối với cácví dụ rõ ràng hơn, xem điều 9.
IP 44 - không chữ, không lựa chọn.
IPX 5 - bỏ qua số đặc trưng thứ nhất.
- 17 -
IP 2X
IP 20C
IPXXC
IPX1C

IP3XD
IP23S
IP21CM
IPX5/ IPX7
- bỏ qua số đặc trưng thứ hai.
- sử dụng chữ phụ thêm.
- bỏ qua cả hai số đặc trưng, sử dụng chữ phụ thêm.
- bỏ qua số đặc trưng thứ nhất, sử dụng chữ phụ thêm.
- bỏ qua số đặc trưng thứ hai, sử dụng chữ phụ thêm.
- sử dụng chữ bổ xung.
- sử dụng chữ phụ thêm và chữ bổ xung.
- chỗ hai mức bảo vệ khác nhau bằng một che chắn có sử dụng kép:
bảo vệ chống các tia nước và bảo vệ chống ngâm chìm tạm thời
5. Các mức bảo vệ chống tiếp cận với các bộ phận nguy hiểm và chống xâm nhập
của các vật thể rắn ngoại lai, được chỉ định bàng con số đặc trưng thứ nhất.
Việc định danh bằng một số đặc trưng thứ nhất bao hàm sự thỏa mãn hai điều kiện đã
cho trong 5.1 và 5.2.
Số đặc trưng thứ nhát đã chỉ rằng:
- che chắn cung cấp một bảo vệ con người chống tiếp cận với các bộ phận nguy hiểm
bằng cách ngăn cản hoặc giới hạn sự xâm nhập của một bộ phận thân thể con người hoặc
một vật thể được giữ bởi một con người.
và đồng thời
- che chắn cung cấp một bảo vệ thiết bị chống sự xâm nhập của các vật thể rắn ngoại lai.
Một che chắn chỉ có thể chỉ định bằng một mức bảo vệ đã cho, được chỉ bằng một số
đặc trưng thứ nhất, nếu che chắn này cũng thỏa mãn tất cả các mức bảo vệ thấp hơn.

Tuy nhiên, không cần thiết thực hiện các thử nghiệm thiết lập sự phù hợp với bất kỳ
một trong các mức bảo vệ thấp hơn miễn là các thử nghiệm này rõ ràng sẽ thỏa mãn được
nếu được áp dụng.


5.1 - Bảo vệ chống tiếp cận với các bộ phận nguy hiểm.
Bảng I cho các mô tả ngắn gọn và các định nghĩa về các mức bảo vệ chống tiếp cận
với các bộ phận nguy hiểm.
ypg1404501612.doc 07/05/14 11 / 52
529 @ IEC 1989 - 12 -

Các mức bảo vệ được liệt kê trong bảng này cần được quy định không chỉ bằng con
số đặc trưng mà con bằng sự tham khảo các mô tả ngắn gọn hoặc định nghĩa nữa.
Để thỏa mãn các điều kiện của số đặc trưng thứ nhất, thì cần phải giữ một khoảng
cách đủ giữa đầu rò tiếp cận với các bộ phận nguy hiểm.
Các thử nghiệm được quy định trong điều 12.
ypg1404501612.doc 07/05/14 12 / 52
529 @ IEC 1989 - 13 -

Bảng I
CÁC MỨC BẢO VỆ CHỐNG TIẾP CẬN VỚI CÁC BỘ PHẬN NGUY HIỂM
ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH BẰNG CON SỐ ĐẶC TRƯNG THỨ NHẤT
Số đặc trưng
thứ nhất
Mức bảo vệ
Các điều kiện thử
nghiệm xem:
Mô tả ngắn gọn Định nghĩa
0 Không được bảo vệ - -
1 Được bảo vệ chống tiếp cận với các
bộ phận nguy hiểm với mu bàn tay
Đầu rò tiếp cận, quả cầu đường
kính ệ50mm, cần giữ một
khoảng cách đủ với các bộ phận
nguy hiểm.

12.2
2 Được bảo vệ chống tiếp cận với các
bộ phận nguy hiểm với một ngón
tay
Ngón tay thử nghiệm được nối
khớp với đường kính 12mm và
dài 80mm cần giữ một khoảng
cách đủ với các bộ phận nguy
hiểm
12.2
3 Được bảo vệ chống tiếp cận với các
bộ phận nguy hiểm với một dụng cụ
Đầu rò tiếp cận có đường kính
2,5mm không được xâm nhập
12.2
4 Được bảo vệ chống tiếp cận với các
bộ phận nguy hiểm với một sợi dây
Đầu rò tiếp cận có đường kính
1,0mm không được xâm nhập
12.2
5 Được bảo vệ chống tiếp cận với các
bộ phận nguy hiểm với một dụng cụ
Đầu rò tiếp cận có đường kính
1,0mm không được xâm nhập
12.2
6 Được bảo vệ chống tiếp cận với các
bộ phận nguy hiểm với một dụng cụ
Đầu rò tiếp cận có đường kính
1,0mm không được xâm nhập
12.2

Ghi chú: Trong trường hợp các con số đặc trưng thứ nhất 3, 4, 5 và 6 thì bảo vệ chống tiếp cận với cá bộ
phận nguy hiểm được thỏa mãn nếu giữ được một khoảng cách đầy đủ.
Thuật ngữ "shall not penetrate - không được xâm nhập" cho trong bảng I do yêu cầu mô phỏng
được quy định trong bảng II.
5.2 - Bảo vệ chống các vật thể rắn ngoại lai.
Bảng II cho các mô tả ngắn gọn và các định nghĩa về các mức bảo vệ chống sự xâm
nhập của các vật thể rắn ngoại lai, bao gồm cả bụi.
Các mức bảo vệ được liệt kê trong bảng này được quy định không chỉ bằng con số
đặc trưng thứ nhất mà còn phải tham khảo mô tả ngắn gọn của chúng hoặc định nghĩa
của chúng nữa.
Việc bảo vệ chống xâm nhập của các vật thể rắn ngoại lai bao hàm cả các đầu dò đối
tượng tới con số 2 trong bảng II không được xâm nhập hoàn toàn trong vỏ bọc. Điều này
có nghĩa là đường kính của quả cầu không được lọt qua lỗ mở trong che chắn. Các đầu
dò đối tượng đối với các số 3 và 4 không được xâm nhập một tí nào vào che chắn.
Các che chắn được bảo vệ chống bụi theo số 5 cho phép một lượng bụi được giới hạn
xâm nhập trong các điều kiện nào đó.
Các che chắn kín bụi theo số 6 thì không cho phép bất kỳ bụi nào xâm nhập vào.
Ghi chú: Các che chắn ở đó được phận định một con số đặc tính thứ nhất nằm giữa 1 và 4, nói chung loại
trừ cả hai vật thể rắn ngoại lai có hình dạng đều đặn hoặc không đều đặn miễn là 3 chiều thẳng
đứng giao nhau của vật thể cần lớn hơn giá trị thích hợp của cột 3 trong bảng II.
Các thử nghiệm được quy định trong điều 13.
ypg1404501612.doc 07/05/14 13 / 52
529 @ IEC 1989 - 14 -

ypg1404501612.doc 07/05/14 14 / 52
529 @ IEC 1989 - 15 -

Bảng II
CÁC MỨC BẢO VỆ CHỐNG CÁC VẬT THỂ NGOẠI LAI
ĐƯỢC CHỈ DẪN BỞI CON SỐ ĐẶC TÍNH THỨ NHẤT.

Số đặc trưng
thứ nhất
Mức bảo vệ Các điều kiện
thử nghiệm xem
Mô tả ngắn gọn Định nghĩa
0 Không được bảo vệ - -
1 Bảo vệ chống các vật thể rắn
ngoại lai có đường kính lớn hơn
hoặc bằng 50mm
Đầu dò đối tượng, hình cầu đường
kính ệ50mm,không được xâm nhập
một tí nào
1)
13. 2
2 Bảo vệ chống các vật thể rắn
ngoại lai có đường kính lớn hơn
hoặc bằng 12,5mm
Đầu dò đối tượng, hình cầu đường
kính ệ12,5mm,không được xâm
nhập một tí nào
1)
13. 2
3 Bảo vệ chống các vật thể rắn
ngoại lai có đường kính lớn hơn
hoặc bằng 2,5mm
Đầu dò đối tượng, hình cầu đường
kính ệ2,5mm,không được xâm nhập
một tí nào
1)
13. 2

4 Bảo vệ chống các vật thể rắn
ngoại lai có đường kính lớn hơn
hoặc bằng 1,0mm
Đầu dò đối tượng, hình cầu đường
kính ệ1,0mm,không được xâm nhập
một tí nào
1)
5 Bảo vệ chống bụi Xâm nhập của bụi không hoàn toàn
tránh được nhưng bụi không được
xâm nhập với số lượng đủ để có haị
cho sự vận hành thiết bị hoặc an
toàn
13. 4
13. 5
6 Kín bụi Không có bụi xâm nhập 13. 4
13. 5
1) tiết diện ngang lớn nhất của đầu dò đối tượng không được lọt qua lỗ mở của vỏ bọc.

6. Các mức bảo vệ chống sự xâm nhập nước được chỉ bởi con số đặc tính thứ hai.
Con số đặc tính thứ hai chỉ mức bảo vệ được cung cấp bởi các che chắn chống các
hiệu ứng có hại trên thiết bị do sự xâm nhập của nước.
Các thử nghiệm đối với con số đặc tính thứ hai được tiên hành với nước ngọt
(nước mềm - nước đã được sử lý). Việc bảo vệ có thể thực sự không thỏa mãn được nếu
các công việc làm sạch với áp lực cao hoặc/ và các dung môi được sử dụng.
Bảng III cho các mô tả ngắn gọn và các định nghĩa về bảo vệ đối với từng mức được
biểu thị bằng con số đặc trưng thứ hai.
Các mức bảo vệ được liệt kê trong bảng này phải được quy định không chỉ bằng con
số đặc trưng thứ hai mà còn tham khảo việc mô tả ngắn gọn hoặc định nghĩa.
Các thử nghiệm được quy định trong điều 14.
Tới và bằng bao gồm cả con số 6 đặc tính thứ 2, việc định danh cũng kèm theo cả

tính phù hợp đòi hỏi của tất cả các con số đặc tính thấp hơn. Tuy nhiên, không cần thiết
thực hiện các thử nghiệm thiết lập tính phù hợp với bất kỳ một trong các mức bảo vệ thấp
hơn nếu rõ ráng rằng các thử nghiệm này sẽ được thỏa mãn, nếu được áp dụng.
ypg1404501612.doc 07/05/14 15 / 52
529 @ IEC 1989 - 16 -

Một che chắn được định danh với một con số đặc trưng thứ hai 7 hoặc 8 riêng thôi thì
được xem như không thích hợp để phơi ra các tia nước (được danh định bằng con số đặc
trưng thứ hai 5 hoặc 6) và không cân phù hợp với các yêu cầu của các con số 5 hoặc 6,
trừ phi nó được mã hóa kép như sau:
Che chắn trải qua thử nghiệm về Định danh và ký hiệu Lĩnh vực sử dụng
Các tia nước số đặc
trưng thứ hai
Ngâm chìm tạm thời /
liên tục - số đặc trưng
thứ hai
5
6
5
6
-
-
7
7
8
8
7
8
IPX5/ IPX7
IPX6/ IPX7

IPX5/ IPX8
IPX6/ IPX8
IPX 7
IPX8
Nhiều công dụng
Nhiều công dụng
Nhiều công dụng
Nhiều công dụng
Hạn chế
Hạn chế
Các che chắn sử dụng "versatile - nhiều công dụng" được chỉ trong cột cuối phải đáp
ứng được các yêu cầu phơi ra tia nước và ngâm chìm tạm thời hoặc lâu dài.
Các che chắn đối với việc áp dụng "restricted - bị hạn chế" chỉ trong cột cuối được coi
như chỉ thích hợp ngâm chìm tạm thời hoặc lâu dài chứ không thích hợp phơi ra các tia
nước.
Bảng III
CÁC MỨC BẢO VỆ CHỐNG XÂM NHẬP NƯỚC ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH
BỞI CON SỐ ĐẶC TRƯNG THỨ HAI
Số đặc trưng

thứ hai
Mức bảo vệ Các điều kiện

thử nghiệm xem
Mô tả gắn gọn Định nghĩa
0 Không được bảo vệ - -
1 Được bảo vệ chống các hạt nước
rơi thẳng đứng
Các giọt nước rơi thẳng đứng
không được có tác động nguy

hại
14. 2. 1
2 Được bảo vệ chống các hạt nước
rơi thẳng đứng khi che chắn được
đặt nghiêng tối đa 15
0
Các giọt nước rơi thẳng đứng
không được có tác động nguy
hại khi che chắn đặt nghiêng tới
15
0
cả hai bên thẳng đứng
14. 2. 2
3 Được bảo vệ chống tưới nước như
mưa
Nước mưa ở một góc tới 60
0
cả
hai bên thẳng đứng và không
được có tác động có hại
14. 2. 3
4 Được bảo vệ chống phun nước Nước phun ở tất cả các hướng
trên che chắn không được gây
tác động có hại
14. 2. 4
5 Được bảo vệ chống tia nước Nước phun thành tia theo mọi
hướn trên che chắn không được
gây tác động có hại
14. 2. 5
6 Được bảo vệ chống tia nước có áp

lực
Nước được phun thành tia có áp
lực theo mọi hướng trên vỏ bọc
không được gây tác động nguy
hại
14. 2. 6
ypg1404501612.doc 07/05/14 16 / 52
529 @ IEC 1989 - 17 -

Bảng III (tiếp theo)
Số đặc trưng

thứ hai
Mức bảo vệ Các điều kiện

thử nghiệm xem
Mô tả gắn gọn Định nghĩa
7 Được bảo vệ chống các hiệu ứng
ngâm chìm tạm thời trong nước
Việc xâm nhập nước nhiều gây
ra các tác động có hại không thể
có ở bên trong che chắn được
ngâm chìm tạm thời trong nước
trong các điều kiện đã được tiêu
chuẩn hóa về áp lực và thời gian.
14. 2. 7
8 Được bảo vệ chống các hiệu ứng
ngâm chìm lâu dài trong nước
Việc xâm nhập nước nhiều gây
ra các tác động có hại không thể

có ở bên trong che chắn được
ngâm chìm lâu dài trong nước
trong các điều kiện đã được nhất
trí giữa nhà chế tạo và người sử
dụng, nhưng không được nghiêm
trọng hơn con số 7
14. 2. 8
7. Các mức bảo vệ chống tiếp cận với các bộ phận nguy hiểm được chỉ bằng chữ
phụ thêm.

Chữ phụ thêm chỉ mức bảo vệ con người chống tiếp cận với các bộ phận nguy hiểm.
Các chữ phụ thêm chỉ được sử dụng:
- nếu bảo vệ thực tế chống tiếp cận với các bộ phận nguy hiểm là cao hơn cái đã được chỉ
bởi con số đặc trưng thứ nhất.
- hoặc nếu chỉ có bảo vệ chống tiếp cận với các bộ phận nguy hiểm đã được đề cập, con
số đặc trưng thứ nhất lúc đó được thay bằng một X.
Bảo vệ cao hơn như thế có thể được cung cấp, ví dụ, bằng cách đạt các rào chắn, một
dạng thích hợp các lỗ mở hoặc các khoảng cách bên trong vỏ bọc.

Bảng IV cho các đầu dò tiếp cận được xem xét theo quy ước như là tiêu biểu cho các
bộ phận cuả thân thể con người hoặc các vật thể được giữ bởi con người và các định
nghĩa về các mức bảo vệ chống tiếp cận với các bộ phận nguy hiểm, được chỉ bởi các
chữ phụ thêm.
Một che chắn chỉ có thể được định danh bởi một mức bảo vệ chỉ định bởi một chữ phụ
thêm nếu che chắn thỏa mãn tất cả mức bảo vệ thấp hơn. Tuy nhiên, không cần thiết thực
hiện các thử nghiệm thiết lập sự phù hợp với bất kỳ một trong các mức bảo vệ thấp hơn
nếu rõ ràng rằng các thử nghiệm này sẽ đáp ứng được nếu áp dụng.
Các thử nghiệm tương ứng được quy định trong điều 15.
Xem phụ lục A đối với các ví dụ của mã hóa IP.
ypg1404501612.doc 07/05/14 17 / 52

529 @ IEC 1989 - 18 -

Bảng IV
CÁC MỨC BẢO VỆ CHỐNG TIẾP CẬN VỚI CÁC BỘ PHẬN NGUY HIỂM
ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH BỞI CHỮ PHỤ THÊM.
Chữ phụ
thêm
Mức bảo vệ Các điều kiện

thử nghiệm xem
Mô tả ngắn gọn Định nghĩa
A Bảo vệ chống tiếp cận với
mu bàn tay
Đầu dò tiếp cận, hình cầu đường
kính 50mm, được giữ một khoảng
cách đủ từ các bộ phận nguy hiểm
15. 2
B Bảo vệ chống tiếp cận với
một ngón tay
Ngón tay thử nghiệm có đốt nối
đường kính 12mm, dài 80mm phải
giữ một khoảng cách đủ từ các bộ
phận nguy hiểm
15. 2
C Bảo vệ chống tiếp cận với
một dụng cụ
Đầu dò tiếp cận đường kính 2,5mm,
dài 100mm phải giữ một khoảng
cách đủ từ các bộ phận nguy hiểm
15. 2

D Bảo vệ chống tiếp cận với
một sợi dây
Đầu dò tiếp cận đường kính 1,0mm
dài 100mm phải giữ một khoảng
cách đủ từ các bộ phận nguy hiểm
15. 2
8. Các chữ bổ xung.
Trong tiêu chuẩn riêng của sản phẩm, một thông tin có thể được thêm vào bằng một
chữ bổ xung được đặt sau các con số đặ tính thứ hai hoặc sau chữ phụ thêm.
Các trường hợp ngoại lệ như thế phải đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn an toàn
cơ bản này, tiêu chuẩn sản phẩm phải nói rõ các điều kiện bổ xung được tiến hành trong
các thử nghiệm tương ứng đối với một sự phân loại như thế.
Các chữ được liệt kê dưới đây đã được định danh và có các ý nghĩa được chỉ dẫn.
Chữ ý nghĩa
H
M
S
W
Thiết bị cao áp
Thử nghiệm kiểm tra bảo vệ chống các hiệu ứng có hại do sự xâm nhập nước ,
được thực hiện trên thiết bị với các bộ phận di động của thiết bị (ví dụ rô-to
của máy điện quay) trong khi chuyển động.
Thử nghiệm kiểm tra bảo vệ chống các hiệu ứng có hại do sự xâm nhập của
nước , được thực hiện trên thiết bị với các bộ phận di động (ví dụ rô-to của
máy điện quay) trong khi đứng yên.
Thích hợp đối với việc sử dụng trong các điều kiện thời tiết được quy định và
được cung cấp với các biện pháp hoặc các xử lý bảo vệ phụ thêm.
Ghi chú: Trong lần xuất bản thứ nhất của IEC 529 chữ "W" có cùng ý nghĩa được đặt
ngay sau các chữ của mã "IP".
ypg1404501612.doc 07/05/14 18 / 52

529 @ IEC 1989 - 19 -

Các chữ khác cũng có thể được sử dụng trong các tiêu chuẩn sản phẩm*.
Việc thiếu các chữ S và M hàm ý rằng mức bảo vệ không phụ thuộc vào các bộ phận
của thiết bị có chuyển động hay không. Điều này có thể cần các thử nghiệm được thực
hiện trong cả hai điều kiện. Tuy nhiên, thử nghiệm thiết lập sự phù hợp với một trong các
điều kiện này thường là đầy đủ, miễn là thử nghiệm trong các điều kiện kia hiển nhiên sẽ
được thỏa mãn.
9. Các ví dụ định danh với Code IP.
1.2 Code IP không sử dụng các chữ lựa chọn.
IP 3 4
Các chữ mã hóa
Số đặc trưng thứ 1
Số đặc trưng thứ 2
Một che chắn với định danh này (Code IP)
(3) - bảo vệ con người chống tiếp cận với các bộ phận nguy hiểm khi cầm trong tay các
dụng cụ có đường kính bằng hoặc lớn hơn 2,5mm.
- bảo vệ các thiết bị bên trong che chắn chống sự xâm nhập của các vật thể ngoại lai
có đường kính bằng hoặc lớn hơn 2,5mm.
(4) - bảo vệ các thiết bị bên trong che chắn chống các hiệu ứng có hại do phun nước vào
che chắn theo mọi hướng.
9.2 Code IP sử dụng các chữ lựa chọn.
IP 2 3 C S
Các chữ mã hóa
Số đặc trưng thứ 1
Số đặc trưng thứ 2
Chữ phụ thêm
Chữ bổ xung
* Tuy nhiên, văn phòng Uỷ ban kỹ thuật số 70 nên thảo luận trước khi đưa vào các chữ
mới, với một Uỷ ban kỹ thuật khác để tránh sử dụng lặp lại các chữ bổ xung.


ypg1404501612.doc 07/05/14 19 / 52
529 @ IEC 1989 - 20 -

Một che chắn với định danh này (Code IP).
(2) - bảo vệ con người chống tiếp cận với các bộ phận nguy hiểm với các ngón tay.
- bảo vệ các thiết bị bên trong che chắn chống sự xâm nhập của các vật thể rắn ngoại
lai có đường kính bằng hoặc lớn hơn 2,5mm.
(3) - bảo vệ các thiết bị bên trong che chắn chống các hiệu ứng có hại do nước được tưới
vào che chắn.
(C) - bảo vệ con người chống tiếp cận với các bộ phận nguy hiểm khi cầm trong tay các
dụng cụ có đường kính bằng hoặc lớn hơn 2,5mm và chiều dài không vượt quá
100mm (dụng cụ có thể xâm nhập toàn bộ chiều dài của nó trong vỏ bọc).
(S) - được thử nghiệm đối với các bảo vệ chống các hiệu ứng có hại do sự xâm nhập của
nước khi tất cả các bộ phận của thiết bị đứng yên.
10. Ký hiệu.
Các yêu cầu về ký hiệu phải được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm thích ứng.
Nơi thích hợp thì một tiêu chuẩn như thế cũng cần quy định phương pháp ký hiệu và
phải được sử dụng khi:
- một bộ phận của che chắn có một mức bảo vệ khác với mức bảo vệ của một bộ
phận khác của cùng che chắn đó.
- vị trí lắp đặt có một ảnh hưởng đến mức bảo vệ.
- độ sâu và thời gian cực đại ngâm chìm kéo dài được quy định.
11. Các yêu cầu chung về thử nghiệm.
11.1 Các điều kiện khí quyển đối với các thử nghiệm nước và bụi.
Trừ phi có quy định khác trong tiêu chuẩn thích ứng của sản phẩm, các thử nghiệm
cần phải tiến hành theo các điều kiện khí hậu tiêu chuẩn đã mô tả trong IEC 68-1.
Các điều kiện khí hậu được khuyến nghị trong các thử nghiệm như sau:
Dãy nhiệt độ: 15
0

C tới 35
0
C.
Độ ẩm tương đối: 25% tới 75%.
Áp lực không khí: 86 kPa tới 106 kPa.
(860 mbar tới 1060 mbar).
11.2 Các mẫu thử nghiệm.
Các thử nghiệm được quy định trong tiêu chuẩn này là các thử nghiệm điển hình.
Trừ phi có quy định khác trong tiêu chuẩn sản phẩm thích ứng, các mẫu đối với từng
thử nghiệm phải trong điều kiện sạch sẽ và mới, với tất cả các bộ phận ở vào vị trí của nó
và được lắp đặt phù hợp với các chỉ dẫn của nhà chế tạo.
Nếu không thể thử nghiệm trên một thiết bị hoàn chỉnh thì các bộ phận tiêu biểu hoặc
thiết bị có cùng các chi tiết thiết kế nhỏ hơn độ lớn thực phải được thử nghiệm.
ypg1404501612.doc 07/05/14 20 / 52
529 @ IEC 1989 - 21 -

Tiêu chuẩn sản phẩm thích ứng cần quy định các chi tiết như là:
- số các mẫu được thử nghiệm.
- các điều kiện lắp đặt, lắp ráp và vị trí các mẫu, ví dụ bằng việc sử dụng một bề
mặt nhân tạo (trần, sàn hoặc tường).
Ghi chú: Điều này cũng áp dụng cho các thiết bị có dự định để liên kết với các thiết bị
tương ứng khác, ví dụ các cấu tử có thể được sử dụng riêng hoặc trong hợp bộ.
- việc gia công sơ bộ, nếu có, cũng cần được sử dụng.
- xem thử nghiệm được thực hiện có điện hay không.
- xem thử nghiệm được thử nghiệm với các bộ phận di động hay không.
Khi thiếu các quy định như thế thì cần phải áp dụng các chỉ dẫn của nhà chế tạo.
11.3 Áp dụng các yêu cầu thử nghiệm và giải thích các kết quả của thử nghiệm.
Việc áp dụng các yêu cầu chung của thử nghiệm và các điều kiện chấp nhận đến với
các thiết bị có chứa các lỗ xả hoặc các lỗ thông gió là trách nhiệm của Uỷ ban kỹ thuật
liên quan.

Thiếu các quy định như thế thì yêu cầu của tiêu chuẩn này phải được áp dụng.
Việc giải thích các kết qủa thử nghiệm là trách nhiệm của Uỷ ban kỹ thuật liên quan.
Trong khi thiếu sự quy định thì các điều kiện chấp nhận tiêu chuẩn này ít nhất phải được
áp dụng.
11.4 Tổ hợp các điều kiện thử nghiệm đối với số đặc trưng thứ nhất.
Việc định danh bằng một con số đặc trưng thứ nhất bao hàm tất cả các điều kiện thử
nghiệm sau đây là thỏa mãn đối với con số này:
Bảng IV
CÁC ĐIỀU KIỆN THỬ NGHIỆM VỀ CÁC MỨC BẢO VỆ ĐƯỢC CHỈ BỞI
CON SỐ ĐẶC TRƯNG THỨ NHẤT.
Con số đặc
trưng thứ nhất
Thử nghiệm bảo vệ chống
tiếp cận với các bộ phận nguy hiểm các vật thể rắn ngoại lai
0 Không yêu cầu bất kỳ thử nghiệm nào Không yêu cầu bất kỳ thử nghiệm nào
1 Quả cầu đường kính 50mm không được thâm nhập hoàn toàn và một khoảng cách phải
được giữ đầy đủ
2 Ngón tay thử nghiệm khớp nối có thể
thâm nhập tới 80mm nhưng phải giữ
được một khoảng cách đủ
Quả cầu đường kính 12,5mm không được
thâm nhập hoang toàn
3 Que thử nghiệm đường kính 2,5mm không được thâm nhập và phải giữ một khoảng cách
đủ
4 Dây thử nghiệm đường kính 1,0mm không được thâm nhập và phải giữ một khoảng cách
đủ
ypg1404501612.doc 07/05/14 21 / 52
529 @ IEC 1989 - 22 -

Bảng IV (tiếp theo)

Con số đặc
trưng thứ
Thử nghiệm bảo vệ chống
tiếp cận với các bộ phận nguy
hiểm
các vật thể rắn ngoại lai
5 Sợi dây thử nghiệm đường kính
1,0 mm không được thâm nhập và
phải giữ một khoảng cách đủ
Bảo vệ chống bụi như đã chỉ trong
bảng II
6 Sợi dây thử nghiệm đường kính
1,0 mm không được thâm nhập và
phải giữ một khoảng cách đủ
kín bụi như đã chỉ trong bảng II
Trong trường hợp các số đặc trưng thứ nhất 1 và 2 "not fully penetrate - không thâm nhập
hoàn toàn" có nghĩa rằng tiết diện ngang lớn nhất của quả cầu không lọt qua được lỗ mở
của che chắn.
11.5 Các che chắn rỗng.
Nếu che chắn được thử nghiệm không có thiết bị bên trong thì các chỉ dẫn của nhà
chế tạo che chắn phải cho một cách chi tiết các yêu cầu về sắp xếp và các khoảng cách
phải tôn trọng đối với các bộ phận nguy hiểm hoặc có thể bị tác động bởi sự thâm nhập
của vật thể rắn ngoại lai hoặc nước.

Chính nhà chế tạo cuối cùng phải đảm bảo rằng che chắn, một khi đã có thiết bị điện
bên trong, thỏa mãn được mức bảo vệ đã tuyên bố đối với sản phẩm cuối cùng.
12. Thử nghiệm đối với bảo vệ chống tiếp cận với các bộ phận nguy hiểm được chỉ
bởi con số đặc trưng thứ nhất.
12.1 Các đầu đo tiếp cận.
Các đầu dò tiếp cận đối với thử nghiệm bảo vệ con người chống tiếp cận với các bộ

phận nguy hiểm đã cho trong bảng VI.
12.2 Các điều kiện thử nghiệm.
Các đầu dò tiếp cận được tựa chống vào (hoặc trong trường hợp thử nghiệm số đặc
trưng thứ nhất 2) tất cả các lỗ mở của che chắn với một lực được quy định trong bảng VI.
Đối với các thử nghiệm thiết bị hạ áp, thì cần có một nguồn cung cấp hạ áp ( trong
khoảng 40V và 50V) nối tiếp với một đèn thích hợp đấu giữa đầu dò và các bộ phận nguy
hiểm bên trong vỏ bọc. Các bộ phận có điện nguy hiểm chỉ được bọc bằng véc-ni hoặc
sơn, hoặc được bảo vệ bằng sự oxyt hóa hoặc bằng một xử lý tương tự, được bao bọc
bằng một lá kim loại được nối điện với các bộ phận thường có điện trong khi vân hành.
Phương pháp mạch tín hiệu cũng cần được áp dụng đối với các bộ phận di động nguy
hiểm của thiết bị cao áp.
Cho phép thao tác từ từ các bộ phận di động bên trong, khi việc này có thể được.
ypg1404501612.doc 07/05/14 22 / 52
529 @ IEC 1989 - 23 -

Bảng VI
CÁC DẦU DÒ ĐỐI VỚI THỬ NGHIỆM BẢO VỆ CHỐNG TIẾP CẬN
CÁC BỘ PHẬN NGUY HIỂM
Số
thứ
nhất
Chữ
phụ
thêm
Đầu đo tiếp cận Lực thử
nghiệm
1 A Quả cầu đường kính 50mm
Handle - tay cầm
Rigid-test sphere - quả cầu thử nghiệm rắn
insulating material - vật liệu cách điện

Guard - bộ phận bảo vệ
50N
±10%
2 B Ngón tay thử nghiệm có khớp nối
Stop face - tấm chặn
10N
±10%
3 C Cần thử nghiệm đường kính 2,5mm, dài 100mm
Sphere - quả cầu
Rigid test rod - cần thử nghiệm cứng
Edges free from burrs - đầu hớt ba-via
Stop face - mặt chắn
3 N
±10%
4, 5, 6 D Sợi dây thử nghiệm đường kính 1,0mm, dài 100mm
1 N ±10%
ypg1404501612.doc 07/05/14 23 / 52
529 @ IEC 1989 - 24 -

12.3 Các điều kiện chấp nhận.
Việc bảo vệ là thỏa mãn nếu giữ được một khoảng cách đủ giữa đầu dò tiếp cận và
các bộ phận nguy hiểm.
Đối với thẻ nghiệm số đặc trưng thứ nhất 1, thì đầu dò tiếp cận có đường kính 50mm
phải không lọt qua hoàn toàn lỗ mở.
Đối với thử nghiệm số đặc trưng thứ nhất 2, thì chiều dài 80mm của ngón tay thử
nghiệm có khớp nối có thể thâm nhập nhưng mặt hãm (ệ 50mm x 20mm) không lọt qua
được lỗ mở. Bắt đầu từ vị trí nằm thẳng, mỗi khớp ngón tay thử nghiệm phải lần lượt gập
lại tới một góc 90
0
với trục bộ phận bên cạnh của ngón tay và phải được đặt trong tất cả

vị trí có thể.
Xem phụ lục A để rõ hơn.
Khoảng cách đủ nghĩa là:
12.3.1 Đối với thiết bị hạ áp (các điện áp không vượt quá 1000V a.c và 1500V d.c)
Đầu dò tiếp cận không được chạm vào các bộ phận có điện nguy hiểm.
nếu khoảng cách đủ kiểm tra bằng một mạch điện tín hiệu giữa đầu dò và các bộ
phận nguy hiểm thì đèn sẽ không sáng.
Ghi chú: Sự quan tâm của các Uỷ ban kỹ thuật liên quan đến được thu hút vào sự việc là trong một số loại
thiết bị điện thì điện áp cực đại nội bộ (giá trị hiệu dụng hoặc giá trị dòng một chiều của điện áp
làm việc) là cao hơn điện áp định mức của thiết bị. Điện áp cực đại này cần được xem xét để
xác định điện áp thử nghiệm điện môi và khoảng cách đủ.
12.3.2 Đối với thiết bị cao áp (các điện áp định mức vượt quá 100V a.c và 1500V d.c)
Thiết bị phải có khả năng thỏa mãn với các thử nghiệm điện môi được quy định
trong tiêu chuẩn sản phẩm thích ứng áp dụng cho thiết bị, khi đầu dò tiếp cận được đặt
trọng các vị trí không thuận lợi.
Việc kiểm tra có thể thực hiện hoặc bằng thử nghiệm điện môi, hoặc bằng việc
kiểm tra khoảng cách trong không khíđược đảm bảo rằng các thử nghiệm này sẽ thỏa
mãn trong các cấu hình cho các điện trường không thuận lợi nhất (xem IEC 71-2).
Trong trường hợp che chắn có các phần tử có các mức điện áp khác nhau thì các
điều kiện chấp nhận thích hợp cho các khoảng cách đủ phải được áp dụng cho từng phần
tử.
Ghi chú: Sự quan tâm của các Uỷ ban kỹ thuật liên quan đến được thu hút vào sự việc là trong một số thiết
bị điện thì điện áp cực đại được sinh ra nội bộ (giá trị hiệu dụng hoặc giá trị dòng một chiều của
điện áp làm việc) là cao hơn điện áp điện mức của thiết bị. Cần xem xét đến điện áp cực đại này
để xác định điện áp thử nghiệm điện môi và khoảng cách đủ.
12.3.3 Đối với thiết bị có cácbộ phận cơ nguy hiểm.
Đầu dò tiếp cận không được chạm vào các bộ phận cơ nguy hiểm.
Nếu kiểm tra khoảng cách đủ bằng một mạch tín hiệu giữa đầu dò và các bộ phận
nguy hiểm thì đèn sẽ không sáng.
ypg1404501612.doc 07/05/14 24 / 52

529 @ IEC 1989 - 25 -

13. Các thử nghiệm đối với bảo vệ chống xâm nhập của các vật thể rắn ngoại lai
được chỉ bằng số đặc trưng thứ nhất.
13.1 Các phương tiện thử nghiệm.
Các phương tiện và các điều kiện thử nghiệm chính được cho trong bảng VII.
Bảng VII
CÁC PHƯƠNG TIỆN THỬ NGHIỆM ĐỐI VỚI THỬ NGHIỆM CHÔNG XÂM NHẬP
CỦA CÁC VẬT THỂ RẮN NGOẠI LAI
Số đặc trưng
thứ nhất
Các phương tiện thử nghiệm
(các đầu dò đối tượng và buồng bụi)
Lực thử nghiệm Các điều kiện thử
nghiệm, xem:
0 Không yêu cầu bất kỳ thử nghiệm nào - -
1 Quả cầu vỏ cứng không có cán cần hoặc che chắn
đường kính 50
0
05,0
+
mm
50N ± 10%
13,2
2 Quả cầu vỏ cứng không có cán cần hoặc che chắn
đường kính 12,5
0
2,0
+
mm

30N ± 10%
13,2
3
Que thép cứng đường kính 2,5
0
05,0
+
mm với đầu
được gọt rìa xờm
3N ± 10%
13,2
4
Que thép cứng đường kính 1,0
0
05,0
+
mm với đầu
được gọt rìa xờm
1N ± 10%
13,2
5 Buồng bụi hình 2, có hoặc có giảm áp lực -
13,4 ÷ 13,5
6 Buồng bụi hình 2, với giảm áp lực -
13,4 ÷ 13,6
13.2 Các điều kiện thử nghiệm đối với các số đặc trưng thứ nhất 1, 2, 3, 4 được quy định
trong bảng VII.
13.3 Các điều kiện chấp nhận đối với các số đặc trưng thứ nhất 1, 2, 3, 4.
Việc bảo vệ là thỏa mãn nếu tiết diện lớn nhất của đầu dò không lọt qua bất kỳ lỗ mở
nào.
Ghi chú: Đối với các số đặc trưng thứ nhất 3 và 4 thì các đầu dò được dùng để mô phỏng các vật thể ngoại

lai, có thể là hình cầu.
Khi một che chắn có một đường thâm nhập gián tiếp hoặc ngoằn nghèo và rằng khi có bất kỳ
nghi ngờ về sự thâm nhập của một vật thể hình cầu có khả năng di động thì có thể cần xem xét các
bản vẽ hoặc tạo một lối vào đặc biệt cho phép áp dụng đầu dò, với một áp lực quy định vào lỗ mở
ở đó có thể kiểm tra sự thâm nhập.
13.4 Thử nghiệm bụi đối với các con số đặc trưng thứ nhất 5 và 6.
Thử nghiệm được thực hiện bằng cách sử dụng một buồng bụi gồm các nguyên tắc cơ
bản được chỉ trong hình 2, trong đó bơm tuần hoàn bột có thể được thay thế bằng các
phương tiện khác cho phép duy trì bột "tan" treo lơ lửng trong một buồng thử nghiệm
được đóng kín. Bột "tan" được dùng phải có khả năng lọt qua một mặt sàng mắt lưới
vuông có các dây đường kính danh định là 50µm và lỗ giữa các dây là 75µm. Khối lượng
bột "tan" dùng là 2Kg/ m
3
của thể tích buồng thử nghiệm. Bột "tan" không được sử dụng
quá 20 thử nghiệm.
Ghi chú: Cần xem xét đến các quy tắc liên quan đến sức khỏe và an toàn trong việc lựa
chọn loại bột "tan" và việc sử dụng nó.
ypg1404501612.doc 07/05/14 25 / 52

×