Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

QUẢN LÝ BẢN THÂN docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.73 KB, 6 trang )

QUẢN LÝ BẢN THÂN
Tham gia vào diễn đàn Linkedin, khi nói về phát triển cá nhân, rất nhiều bạn đã
cho rằng “một cá nhân muốn phát triển điều đầu tiên là phải phân tích SWOT bản
thân, người thì phải có mục tiêu SMART cho bản thân, phải xác định các điểm yếu
của bản thân vv…”. Những ý kiến này hoàn toàn không sai nhưng tôi có một câu
đố nhỏ dành cho bạn.
Có 5 người cùng hành trình trên một con đường, tất cả họ đều hiểu rằng ngay khi
họ muốn trở thành lãnh đạo, họ phải vượt trội để tách khỏi 4 người còn lại. Và cả 5
người đều quyết địnhvượt lên trên những người còn lại để làm lãnh đạo, vậy cuối
cùng trong nhóm 5 người đó có bao nhiêu người lãnh đạo?

a) Không có ai là lãnh đạo hết
b) Có 5 người lãnh đạo
c) Có 1 người lãnh đạo
Câu trả lời là (c) - khi 5 người cùng đi trên một con đường chắc chắn sẽ có một
người lãnh đạo 4 người còn lại! Lý do vì sao? Giữa quyết định và làm là hai
chuyện khác nhau và chúng khác nhau rất nhiều. Chúng ta đã bao lần quyết định
tập đánh máy mười ngón? tập thể dục mỗi ngày? đọc mỗi ngày 10 trang sách để
nâng cao kiến thức? Nhưng, bạn có thực hiện được chưa?
Bạn thử đọc phần này xem có thấy quen không nhé “nếu đậu phỏng vấn mình sẽ
làm việc hết mình để tìm kiếm cơ hội thăng tiến, nếu đậu Đại học mình quyết định
sẽ học thật chăm chỉ, khi lớn lên mình quyết định sẽ trở thành một chuyên gia, khi
lập gia đình mình quyết định sẽ xây dựng gia đình của mình trở thành gia đình
hạnh phúc nhất, khi có con mình quyết định dạy dỗ nó thật tốt, chỉ toàn những điều
hay, điều tốt thôi và làm gương cho nó, khi xuất viện mình sẽ chăm sóc sức khỏe
của mình thật tốt, tập thể dục thường xuyên sau khi hết bệnh, vừa khỏe, có thêm
năng lượng, không phải quay lại đây nữa, tiết kiệm được cả khối tiền thuốc men,
vv…” Và bạn có từng nghĩ như thế không, và kết quả của việcsuy nghĩ đến hành
động của bạn như thế nào?
Theo qui luật 20/80 của Perato thì trong 100 người sẽ có 20 người có điểm số cao
hoặc rất cao cho những gì họ định và những điều họ làm, điều này khiến cho họ


vượt lên tách rời khỏi 80 người còn lại! Và trong 5 người sẽ có 1 người có điểm số
thực hiện cao nhất. Người đó chính là lãnh đạo của 4 người còn lại.

Trong mỗi CON NGƯỜI đều tồn tại hai phần chính gồm phần CON (being)
và phần NGƯỜI (human).
Phần “Con” còn gọi là phần thể xác (body), được chi phối lớn bởi năm giác quan
và khả năng sinh tồn hay còn gọi là bản ngã, cái tôi này không muốn bị nói là sai,
không muốn thua ai, không muốn thách thức nhưng thích ăn ngon, mặc đẹp, ở nhà
cao, hưởng thụ, thích thỏa mãn các yếu tố về sinh học của bản thân, muốn có mọi
thứ trừ nỗ lực để đạt được, vì khi nỗ lực phần xác phải vận động, tiêu hao năng
lượng dẫn đến mệt mỏi, kiệt sức và nó chỉ muốn làm những gì thường làm để bản
thân cảm thấy thoải mái và an toàn. Nên thật dễ dàng khi hành động theo bản năng
để bảo vệ bản thân như né tránh sự thật, biện minh cho những sai phạm, từ bỏ nỗ
lực để sống một cuộc sống bình thường.
Phần thứ 2 là phần “người” hay còn gọi là phần tâm trí (mind), được vận hành bởi
suy nghĩ, sự tưởng tượng, hệ thống niềm tin và cảm xúc. Các yếu tố này định
hướng và điều khiển bản thân (phần con) hành động để chuyển hóa, tái sinh những
điều vô hình từ tư tưởng thành những thứ hữu hình bên ngoài thực tế. Nhưng
không phải lúc nào suy nghĩ cũng có thể khiến cho bản thân hành động.
Chúng ta luôn có hai sự lựa chọn:
Một là: Phản ứng theo bản năng của phần xác, để phát huy ít hơn so với tiềm năng
của mình, làm ít hơn, đọc ít hơn, tư duy ít hơn mình có thể, làm những việc dễ làm
hơn… Đổi lại chúng ta sẽ trở thành thấp hơn, và có ít hơn những gì lẽ ra mình
đáng được có.
Hai là: Hành động theo lý trí, sẽ làm tất cả những gì mình định, để có tất cả những
gì mình muốn, nỗ lực nhiều hơn để đạt nhiều hơn, tập thể dục nhiều hơn để khỏe
hơn, đọc nhiều hơn để khôn ngoan hơn, cho đi nhiều hơn để nhận nhiều hơn, trải
nghiệm nhiều hơn để trưởng thành hơn, làm nhiều điều mới hơn để mở rộng hơn
vùng thoải mái cho bản thân vv…
Nói vậy không có nghĩa lúc nào bản thân cũng sai, lý trí lúc nào cũng đúng. Lý

Tiểu Long đã tự gởi thư cho mình để thúc bản thân hành động với nội dung
sau “Vào năm 1980, mình sẽ là ngôi sao điện ảnh phương Đông nổi tiếng nhất
trên đất Hoa Kỳ này, và sẽ có tài sản lên đến 10 triệu đô la. Đổi lại, mình sẽ công
hiến những màn diễn hay nhất có thể mỗi lần đứng trước máy quay và sống trong
hoà thuận với mọi người” và ông hoàn thành mục tiêu trước thời hạn là 7 năm, bù
lại Ông đã hành động quá mức đến bị lao lực mà chết trong lúc sự nghiệp đang
thăng hoa.

Nên điều chúng ta cần là sự hợp tác chặt chẽ giữa phần xác và phần hồn để có sự
thống nhất (align) giữa những gì chúng ta muốn và những thứ những thứ chúng ta
làm, mà ở đó cả hai cùng có lợi. Khi lý trí muốn bản thân hành động thì phải cho
bản thân cảm nhận được những giá trị mà bản thân cần, liên tục đưa cho bản thân
những lý do hấp dẫn (compelling causes), khiến cho bản thân cảm thấy thoải mái,
thỏa mãn, an toàn, thư giãn và tận hưởng, nói cách khác bản thân phải liên tục
được động viên bởi suy nghĩ để hành động vượt qua các nỗi sợ hãi mà nó đang cảm
nhận bởi sự mới lạ, mập mờ, rủi ro, thất bại, thậm chí đau đớn. Chiến thắng các trì
hoãn do lười biếng, nỗ lực nhiều hơn trong lúc nó đang muốn thư giãn.
Nếu bạn muốn quản lý một nhóm người điều đầu tiên bạn phải làm gì? Đó là thiết
lập chỉ tiêu đánh giá, các nguyên tắc, qui định và qui trình thực hiện công việc. Bản
thân chúng ta cũng vậy, nó cũng cần được quản lý bởi các nguyên tắc, qui định và
qui trình thực hiện các ý tưởng. Đó là lý do vì sao việc thiết lập mục tiêu để lên kế
hoạch hành động bản thân, lập kế hoạch tài chính cho bản thân và có chiến lược
phát triển cá nhân là điều rất cần thiết và phổ biến ngày nay.
Thế khi bạn muốn lãnh đạo người khác thì điều đầu tiên bạn cần là gì? Thiết lập
tầm nhìn, và truyền đạt các giá trị đó đến cho người khác để thuyết phục họ đồng
hành cùng bạn trên con đường đã định. Bản thân cũng vậy, nó cũng cần có lý
tưởng và triết lý sống để biết đâu là ranh giới của việc nên làm và không nên làm,
và những giá trị mà bản thân có được từ việc nên làm là gì, khi hành động theo lý
tưởng đó?





Bạn nên lưu ý, khi bản thân đạt được những thành tựu, hoàn tất sứ mệnh của nó,
bạn hãy chúc mừng bản thân cho những thành tựu đạt được và tận hưởng những
giây phút vinh quang, cũng đừng quên dành thời gian cho bản thân được nghỉ ngơi,
tận hưởng những giây phút thư giãn để tái nạp năng lượng cho một trận chiến mới
vào ngày mai.
Bây giờ, bạn hãy bắt tay vào phần tự trắc nghiệm ở bên trên, hãy chiêm nghiệm và
nghiêm túc viết ra điểm số vào đó, tôi tin chắc bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt
sau 1 tuần lễ.
Đừng khó chịu nếu điểm số bạn quá thấp, vì đây là lúc bạn nhìn lại sự kết nối giữa
thân và tâm, giữa những lý do mà suy nghĩ của bạn cho bản thân thật sự chưa đủ.
Hãy viết ra lại những sứ mệnh của mình một lần nữa, sau đó in ra giấy và dán vào
cửa nơi bạn có thể đọc được mỗi ngày, để suy nghĩ của bạn có thể liên tục tìm
kiếm lý do hấp dẫn cho bản thân hành động. Nên nhớ nếu bạn không nghiêm túc
với bản thân của mình, nó cũng sẽ không nghiêm túc với suy nghĩ của bạn.
Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sau. Trong lúc này, đừng ngần ngại chia sẻ
những quan điểm của bạn về vấn đề này để chúng ta có thêm cái nhìn tổng thể về
việc quản lý bản thân.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×