Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

NGÂN HÀNG ĐỀ ĐỊA LÍ 7 HỌC KÌ II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.53 KB, 6 trang )

BẢNG CHỦ ĐỀ
LOẠI ĐỀ: KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN ĐỊA - KHỐI LỚP 7
TT CHỦ ĐỀ
YÊU CẦU KĨ
NĂNG
THỜI
GIAN
HỆ THỐNG KIẾN
THỨC
CÁC DẠNG
BÀI TẬP
1
Các khu vực châu Phi - Nhận biết các
đặc điểm tự
nhiên
- Phân tích mối
quan hệ giữa tự
nhiên và kinh tế
xã hội
5% - Khái quát về đặc điểm
tự nhiên các khu vực
Châu Phi
- Dân cư Châu Phi
- Kinh tế - Xã hội các
khu vực Châu Phi
- Phân tích các
mối quan hệ tự
nhiên – kinh tế
- Lập sơ đồ
2
Châu Mĩ - Nhận biết


- So sánh
- Phân tích mối
quan hệ giữa tự
nhiên và kinh tế
35% - Thiên nhiên, dân cư,
kinh tế Châu Mĩ
- Thiên nhiên, dân cư,
kinh tế các khu vực
Châu Mĩ
- Vẽ biểu đồ
3
Châu Nam cực - Phân tích mối
quan hệ giữa tự
nhiên và kinh tế
10% - Đặc điểm tự nhiên
Châu Nam cực
- Giải thích các
hiện tượng tự
nhiên và các
mối quan hệ của
chúng
4
Châu Đại Dương - Phân tích,
nhận biết mối
quan hệ giữa tự
nhiên và kinh tế
10% - Đặc điểm tự nhiên,
dân cư, kinh tế Châu
Đại Dương
- Giải thích các

hiện tượng tự
nhiên
5
Châu Âu - Nhận biết,
phân tích, so
sánh giữa tự
nhiên và kinh tế
40% - Thiên nhiên Châu Âu
- Kinh tế Châu Âu
- Các khu vực Châu Âu
- Liên minh Châu Âu
- Vẽ biểu đồ
BẢNG MỨC ĐỘ - KHỐI LỚP 7
TT CHỦ ĐỀ TÁI HIỆN
VẬN DỤNG
ĐƠN GIẢN
VẬN DỤNG
TỔNG HỢP
VẬN DỤNG
SUY LUẬN
1
Các khu vực châu Phi 3 0 0 1
2
Châu Mĩ 5 3 5 1
3
Châu Nam cực 1 0 0 1
4
Châu Đại Dương 2 2 0 0
5
Châu Âu 4 5 5 2

NGÂN HÀNG ĐỀ ĐỊA LÍ 7 – HKII
A. PHẦN TÁI HIỆN:
1. Trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu, thực vật ở Bắc Phi.
2. Nêu khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực Trung Phi.
3. Trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu, thực vật ở Nam Phi.
4. Nêu vị trí, diện tích Châu Mĩ và cho biết Châu Mĩ tiếp giáp những đại dương nào?
5. Dân cư Châu Mĩ bao gồm những thành phần chủng tộc nào?
6. Nêu đặc điểm các khu vực địa hình Bắc Mĩ.
7. Nêu đặc điểm cơ bản nền công nghiệp Bắc Mĩ.
8. Trình bày đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ.
9. Nêu những đặc điểm tự nhiên của Châu Nam cực.
10. Trình bày đặc điểm dân cư Châu Đại Dương.
11. Nêu đặc điểm động – thực vật ở Ố-xtrây-ly-a.
12. Châu Âu có diện tích là bao nhiêu và sự phân bố các loại địa hình chính ở Châu Âu như thế nào?
13. Trình bày đặc điểm khí hậu thực vật ở Châu Âu.
14. Trình bày đặc điểm dân cư Châu Âu.
15. Châu Âu có những môi trường tự nhiên nào? Môi trường tự nhiên nào có diện tích lớn nhất?
ĐÁP ÁN
1. - Đặc điểm địa hình, khí hậu, thực vật Bắc Phi
* Địa hình:
- Phía Bắc dãy núi trẻAt-lát và các đồng bằng ven địa Trung hải
- Phái Nam hoang mạc Xahara lớn nhất thế giới
* Thực vật:
- Phía Bắc: rừng lá rộng phát triển trên sườn núi đón gió, Xavan và cây bụi trong nội địa.
- Phía Nam: cây bụi, cỏ gai thưa thớt cằn cõi, trong các ốc đảo có thực vật xanh tốt
2. – Kinh tế: chậm phát triển, chủ yếu dựa vào chăn nuôi, trồng trọt cổ truyền.
khai thác, chế biến lâm sản, khoáng sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu
- Dân cư, xã hội: dân cư Trung Phi chủ yếu là người Bantu thuộc chủng tộc Nê-grô-ít tín ngưỡng đa dạng
3. Đặc điểm địa hình: Nam Phi là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình hơn 1000m
- Phần trung tâm lõm xuống tạo thành bồn địa Ca-la-ha-ri

- Phía đông nam nâng lên tạo thành dãy núi Đrê- ken-béc
* Khí hậu phần lớn nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng ẩm và dịu hơn Bắc Phi, phần cực nam có khí hậu Địa
Trung Hải
* Thực vật phân hoá theo chiều từ tây sang đông
4. - Diện tích Châu Mĩ rộng 42 triệu km
2
Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu tây, trãi dài từ vòng cực bắc đến tận vùng cận cực nam
Châu Mĩ tiếp giáp với Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
5. Dân cư Châu Mĩ bao gồm các chủng tộc:
- Người Anh-điêng thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-ít
- Từ Châu Âu sang thuộc chủng tộc Ơ-Rô-pê-ô-ít
- Người da đen do người Âu mang từ Châu Phi sang thuộc chủng tộc Nê-grô- ít
- Những nhóm người lai.
6. Đặc điểm các khu vực địa hình Bắc Mĩ:
- Hệ thống núi trẻ phía Tây (Cooc-đi-e): cao đồ sộ, độ cao trung bình 3000 -> 4000m, dài 9000km, chạy theo
hướng Bắc – Nam, nhiều dãy núi song song xen với các cao nguyên, sơn nguyên.
- Miền đồng bằng ở giữa (đồng bằng trung tâm) rộng lớn dạng lồng máng cao về phía bắc, thấp dần về phía
nam, đông nam.
- Có hệ thống hồ nước ngọt và sông lớn trên thế giới.
- Sơn nguyên và núi già phía đông:
Sơn nguyên trên bán đảo La- bra-đo.
Dãy núi già A-pa-lát tương đối thấp.
7. Đặc điểm nền công nghiệp Bắc Mĩ:
- Các nước Bắc Mĩ có nền công nghiệp phát triển
- Công nghiệp chế biến chiếm ưu thế
- Gần đây, nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn như: điện tử, hàng không vũ trụ… được chú trọng phát triển.
8. Đặc điểm địa hình lục địa Nam Mĩ:
- Hệ thống núi trẻ An-đét ở phía tây cao và đồ sộ nhất, cao trung bình 3000 -> 5000m, nhiều đỉnh vượt quá
6000m có tuyết phủ quanh năm, xen kẻ là các cao nguyên và thung lũng.
- Đồng bằng ở giữa như đồng bằng Ô-Ri-nô-cô, đồng bằng A-Ma-Zôn, đồng bằng La-pla-ta, đồng bằng Pam-pa

là dựa lúa lớn cũa Nam Mĩ.
- Sơn nguyên ở phía đông như sơn nguyên Guy-a-na đã bị bào mòn thấp dần, sơn nguyên Bra-xin được nâng lên
bề mặt bị chia xẻ.
9. Những đặc điểm tự nhiên của Châu Nam cực:
- Có khí hậu lạnh, khắc nghiệt
- Toàn bộ diện tích lục địa bị băng hà bao phủ, tạo thành những cao nguyên băng khổng lồ.
- Thực vật không tồn tại được, chỉ có một số động vật đặc trưng nhưng có nguy cơ bị tuyệt chủng.
- Là châu lục được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất
- Là châu lục duy nhất trên thế giới chưa có người ở thường xuyên.
10. Dân cư Châu Đại Dương:
- Dân số 31 triệu người
- Châu Đại Dương có mật độ dân số thấp nhất thế giới 3,6 ngườ/km
2
- Dân cư sống tập trung ở dãy đất hẹp phía đông và đông nam Ô-xrtây-li- a, bắc Niu-Di-len và ở Pa-Pua-Niu-
Ghi-Nê
- Tỉ lệ dân thành thị cao.
11. Động thực vật ở Ô-xtrây-li-a:
- Động thực vật độc đáo duy nhất trên thế giới như: các loài thú có túi, cáo mỏ vịt…
- Thực vật: hơn 600 loài bạch đàn khác nhau
12. – Châu Âu có diện tích khoảng 10 triệu km
2

- Sự phân bố các dạng địa hình:
* Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông
* Núi già phía bắc và vùng trung tâm
* Núi trẻ phía nam
13. * Khí hậu: địa bộ phận có khí hậu ôn đới
Một phần nhỏ ở phía bắc có khí hậu hàn đới
Phía nam có khí hậu Địa Trung Hải
Chịu ảnh hưởng mạnh của gió tây ôn đới

* Thực vật thay đổi theo nhiệt độ và lượng mưa:
Ven biển tây âu có rừng lá rộng
Đi sâu vào nội địa có rừng lá kim
Phía đông nam có rừng lá kim và ven biển Địa Trung Hải có rừng lá cứng
14. Đặc điểm cư dân Châu Âu:
- Dân số 727 triệu người (2001)
- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên thấp, chưa đến 0,1%
- Dân số già đi
- Mật độ dân số trung bình 70người/km
2

- Dân cư phân bố không đều: đông ở ven biển, thưa thớt ở phía bắc và vùng núi cao
15. Các môi trường tự nhiên:
- Khí hậu ôn đới đại dương, ôn đới lục địa, khí hậu Địa Trung Hải, khí hậu núi cao và khí hậu cận cực
- Môi trường chiếm diện tích lớn nhất là môi trường ôn đới lục địa
B.VẬN DỤNG ĐƠN GIẢN
16. Tại sao nói Châu Mĩ là một lãnh thổ rộng lớn?
17. Những điều kiện nào làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Cannađa phát triển đến trình độ cao(hàng đầu thế
giới)?
18. Dân cư Châu Mĩ thuộc chủng tộc nào? Vì sao nói Châu Mĩ là vùng đất của dân nhập cư?
19. Nguyên nhân nào đã khiến cho đảo và quần đảo của Châu Đại Dương được gọi là “Thiên đàn xanh” của
Thái Bình Dương?
20. Tại sao đại bộ phận khí hậu Ô-trây-li-a có khí hậu khô hạn?
21. Nêu những tiềm năng phát triển du lịch ở Nam Âu.
22. Châu Âu có các loại địa hình chính nào? Phân bố như thế nào? Nêu tên một vài đồng bằng lớn?
23. Trình bày đặc điểm khí hậu của môi trường ôn đới hải dương và ôn đới lục địa. Thực vật ở hai loại khí hậu
này như thế nào?
24. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện tỉ lệ lao động trong nông nghiệp ở Nam Âu (cho biết tỉ lệ lao động trong nông
nghiệp chiếm 20% dân số).
25. Dựa vào số liệu dưới đây vẽ biểu đồ cơ cấu knh tế nước Pháp năm 2001. Cho biết tỉ lê trong cơ cấu GDP:

nông lâm ngư nghiệp chiếm 3%, công nghiệp, xây dựng 26%, dịch vụ 71%.
ĐÁP ÁN
16.Châu Mĩ là một châu lục rộng lớn nhất vì:
- Diện tích: 42 triệu km
2

- Châu Mĩ trải dài từ vòng cực bắc đến tận vùng cận cực nam
17. Những điều kiện làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Ca-na-đa phát triển đạt trình độ cao:
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi: Diện tích đất nông nghiệp rộng lớn…
- Trình độ kĩ thuật khoa học tiên tiến: Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp, máy nông
nghiệp đứng đầu thế giới.
- Tổ chức sản xuất hiện đại, chuyên môn hoá cao.
18. Dân cư Châu Mĩ thuộc các chủng tộc sau: Môn-gô-lô-ít, Ơ-rô-pê-ô-ít, Nê-grô-ít
- Phần lớn dân cư Châu Mĩ là người nhập cư từ các châu lục khác đến: Âu, Phi
19. Phần lớn các đảo và quần đảo Châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm, điều hoà, mưa nhiều… rừng xích đạo
xanh quanh năm và rừng mưa nhiệt đới xanh tốt
Đặc biệt là rừng dừa ven biển khiến các đảo và quần đảo ở Châu Đại Dương được coi là “Thiên đàn xanh” của
Thái Bình Dương.
20. Đại bộ phận lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn vì:
- Chí tuyến nam đi qua giữa lục địa nên thuộc vực áp cao, có mưa
- Phía đông lục địa có dãy núi chạy từ Bắc – Nam nằm sát biển, chắn gió từ biển thổi vào chỉ làm mưa sườn
đông, sường tây mưa giảm nên phần lớn là khô hạn.
21. Nam Âu có tài nguyên du lịch phong phú và đặc sắc:
- Nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hoá và nghệ thuật cổ đại
- Bờ biển đẹp
- Khí hậu Địa Trung Hải đặc sắc
22. Các loại địa hình chính ở Châu Âu:
- Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông chiếm 2/3 diện tích châu lục.
- Núi già ở phía bắc và trung tâm
- Núi trẻ ở phía nam

* Những đồng bằng lớn: đồng bằng Đông Âu, đồng bằng thượng lưu sông Đa-nuýp, đồng bằng hạ lưu sông Đa-
nuýp
23. Đặc điểm khí hậu môi trường ôn đới hải dương: mùa đông không lạnh, mùa hạ mát, mưa nhiều quanh năm.
Thực vật rừng lá rộng phát triển.
- Môi trường ôn đới lục địa mùa đông lạnh khô, có tuyết rơi, mùa hạ nóng có mưa. Thực vật rừng lá kim phát
triển.
24. Vẽ đúng tỉ lệ
Có kí hiệu, chú thích rõ ràng
Có tên biểu đ ồ
25. Vẽ đúng tỉ lệ
Có kí hiệu, chú thích rõ ràng
Có tên biểu đ ồ
C. VẬN DỤNG TỔNG HỢP
26. Nêu sự khác biệt giữa quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mĩ so với Bắc Mĩ?
27. Hiệp định mậu dịch tự do ơ Bắc Mĩ (NAFTA) bao gồm những nước nào? Có ý nghĩa gì đối với các nước
Bắc Mĩ.
28. Nền kinh tế khu vực Đông Âu có những khác biệt gì so với các khu vực khác của Châu Âu?
29. Tại sao phải đặt ra vấn đề bảo vệ rừng A-Ma-Zôn?
30. Khối thị trường chung Mec-cô-xua gồm những nước nào? Ra đời nhằm mục đích gì?
31. Các nước Bắc Âu đã dùng những biện pháp gì khai thác tài nguyên thiên nhiên hơp lí để phát triển kinh tế.
32. So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với địa hình Bắc Mĩ.
33. Vì sao sản xuất nông nghiệp ở Châu Âu đạt hiệu quả cao?
34. Kể tên các sông lớn và nêu nhận xét mật độ sông ngòi ở Châu Âu?
35. Giải thích vì sao ở phía tây Châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông Châu Âu.
ĐÁP ÁN
26. Sự khác biệt quá trình đô thị hoá ở trung và nam Mĩ so với ở Bắc Mĩ là:
- Quá trình đô thị hoá ở Bắc Mĩ nhanh và gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.
- Ở Trung và Nam Mĩ quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh nhưng trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển.
27 Hiệp định mậu dịch Bắc Mĩ bao gồm: Hoa Kì, Ca-na-đa, Mê-hi-cô
- Ý nghĩa: Nhằm kết hợp sức mạnh ba nước tạo nên một thị trường chung rộng lớn, tăng cường sức mạnh

cạnh tranh trên thị trường thế giới.
-Tạo điều kiện chuyển giao công nghệ với nhau.
28- Nền kinh tế Đông Âu khá phát triển, nhưng các ngành công nghiệp truyền thống như: Khai thác khoáng
sản, luyện kim, cơ khí giữ vai trò chủ đạo
-Nông nghiệp phát triển theo quy mô lớn chủ yếu là sản xuất lúa mì và các loại nông sản ôn đới.
29- Vấn đề bảo vệ rừng A-ma - dôn được đặt ra vì::
-Đây được xem là lá phổi thế giới.
- Một vùng dự trữ sinh học thế giới
-Vùng có nhiều tiềm năng kinh tế.
- Nếu khai thác không hợp lý sẽ làm huỷ hoại khí hậu toàn cầu.
30- Khối thị trường chung Mec- cô- xua bao gồm các nước: Bra-xin, Ac- hen –ti –na,
U-ru-guay, Pa- ra- guay.
- Mục đích: Thành lập khối thị trường chung.tăng cường quan hệ ngoại thương giữa các thành viên, thoát
khỏi sự lủng đoạn kinh tế của Hoa kì.
31- Các nước Bắc Mĩ đã có nhiều biện pháp khai thác nguồn tài nguyên hợp mlý để phát triển kinh tế đạt hiệu
quả cao là:
-Ngành đánh bắt cá biển và hàng hải là thế mạnh, tuy nhiên việc đánh bắt hải sản đi đôi với việc bảo vệ và
duy trì các loài cá và động vật quý hiếm của biển.
-Công nghiệp khai thác dầu khí phát triển ở vùng biển Bắc song song với việc bảo vệ môi trường trong sạch,
không gây ô nhiễm do các chát thải từ các nhà máy khoan thải ra.
-Khai thác rừng có tổ chức , có kế hoạch, đi đôi với việc bảo vệ và trồng mới.
- Tận dụng nguồn thuỷ năng dồi dào để phát triển thuỷ điện.
32. - Giống nhau: Có 3 khu vực địa hình
- Khác nhau: Bắc Mĩ dãy nùi già A-pa-lat ở phía đông, còn ở Trung và Nam Mĩ là các cao nguyên.
Hệ thống Cooc-đi-e chiếm gần một nửa Bắc Mĩ, ở Trung và Nam Mĩ hệ thống An-đet đồ sộ nhất nhưng chiếm
diện tích không đáng kể.
Đồng bằng trung tâm ở Bắc Mĩ cao ở phía bắc thấp dần về phía nam, trong khi đó đồng bằng ở Trung và Nam
Mĩ nối tiếp nhau thành một chũi như Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, Pam-pa.
33. Sản xuất nông nghiệp ở Châu Âu đạt hiệu quả cao vì:
- Sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hoá trong các trang trại lớn hoặc đa canh trong các hộ gia đình.

- Nền nông nghiệp thâm canh đạt hiệu quả cao.
- Áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật tiên tiến.
- Gắn với công nghiệp chế biến.
34. Các sông lớn ở Châu Âu như: Đa-nuýp, sông Vôn-ga, sông Rai-nơ
Châu Âu có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
35. Phía tây Châu Âu chịu ảnh hưởng mạnh của biển (gió tây ôn đới và dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương)
nên có khí hậu ấm áp, mưa nhiều.
- Phía đông: xa biển, ảnh hưởng của biển giảm nên không có khí hậu ấm áp và mưa nhiều như ở phía tây.
D. VẬN DỤNG SUY LUẬN
36. Giải thích vì sao phần lớn Bắc Phi và Nam Phi đều nằm trong môi trường nhiệt đới, nhưng khí hậu của Nam
Phi lại ấm áp và dịu hơn khí hậu ở Bắc Phi?
37. Hiện nay, liên minh Châu Âu là một hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức kinh tế khu vực trên
thế giới? Tại sao?
38. Giải thích tại sao có sự khác biệt về khí hậu giữa phía tây và phía đông ở dãy Xcăng-đi-na-vi?
39. Do đâu mà hình thành nền văn hoá Mĩ La-tinh ở Trung và Nam Mĩ?
40. Tại sao Châu Nam cực là một hoang mạc lạnh nhưng vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có chim và động vật
sinh sống./
ĐÁP ÁN
36. Khí hậu Nam Phi ấm áp và dịu hơn khí hậu Bắc Phi vì:
- Nam Phi có kích thước nhỏ, nên ảnh hưởng của biển nhiều hơn.
- Phía đông của Nam Phi chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió tây ôn đới nên mưa nhiều.
37. – Do liên minh Châu Âu không ngừng mở rộng quan hệ kinh tế-văn hoá-xã hội với nhiều nước và khu vực
khác nhau trên thế giới như: Hoa Kì, Nhật Bản, Châu Á, Trung và Nam Mĩ.
- Có hệ thống tiền tệ chung, tự do giao lưu hàng hoá, dịch vụ, vốn.
- Là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới (chiếm tỉ trọng 40% hoạt động ngoại thương thế giới).
38. – Phía tây ven biển Na-uy do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương nên mùa đông không
lạnh lắm, mùa hạ mát, mưa nhiều.
- Ở Phía đông: Thuỵ Điển và Phần Lan có mùa đông giá lạnh và có tuyết rơi do ảnh hưởng của dãy núi
Xcăng-đi-na-vi chắn gió từ biển thổi vào.
39. Nền văn hoá Mĩ La-tinh được hình thành là do: có sự kết hợp giữa ba dòng văn hoá: Âu, Phi, Anh-điêng đã

hình thành nên nền văn hoá Mĩ La-tinh độc đáo.
40. Châu Nam cực có khí hậu rất lạnh, nhưng vùng ven bờ và trên các đảo có nhiều loài động vật sinh sống như:
Chim cánh cụt, hải cẩu và các loài chim sinh sống dựa vào nguồn tôm cá và nguồn sinh vật phù du dồi dào
trong các biển bao quanh./
Hết

×