Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

NGÂN HÀNG ĐỀ VĂN 8 HỌC KÌ II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.53 KB, 17 trang )

NGÂN HÀNG ĐỀ THI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2008-2009
MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8
CHỦ ĐỀ 1 : THƠ
I/ TÁI HIỆN :
Câu 1 : Viết thuộc lòng phần phiên âm, dịch thơ và nội dung chính bài “Đi đường” (Tẩu lộ) của Hồ Chí
Minh .
Câu 2 : Viết thuộc lòng phần phiên âm, dịch thơ và nội dung chính bài “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt ) của
Hồ Chí Minh .
Câu 3 : Nội dung bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên nói lên vấn đề gì ?
Câu 4 : Nêu nội dung bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ ?
Câu 5 : Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh có những đặc sắc nghệ thuật gì nổi bật ?
II/ VẬN DỤNG ĐƠN GIẢN :
Câu 1 : Trong bài thơ “ Khi con tu hú” tác giả thể hiện tâm trạng gì ?
Câu 2 : Bài thơ “Tức cảnh Pác bó” thuộc thể thơ gì ? Kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này mà em
biết ?
Câu 3 : Câu thơ “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” (trích bài “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh) dùng
nghệ thuật gì ?
Câu 4 : Qua bài thơ “Nhớ rừng”, mượn lời con hổ ở vườn bách thú, Thế Lữ đã bộc lộ tâm sự gì ? Đó
cùng là tâm sự của ai ?
Câu 5 : Tâm trạng Bác hồ những ngày ở hang Pác bó được thể hiện như thế nào qua bài “Tức cảnh Pác
bó” ? Vì sao Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ đó “thật là sang” .
III/ VẬN DỤNG TỔNG HỢP :
Câu 1 : Hãy chép lại 4 câu thơ (trong các bài thơ mới) mà em thích nhất ? Vì sao em thích ?
Câu 2 : Em hiểu gì về bút pháp lãng mạn mà các nhà thơ thường sử dụng ?
Câu 3 : Theo em, bài thơ “Nhớ rừng” có giá trị nghệ thuật và nội dung gì sâu sắc ?
Câu 4 : Theo em bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên có nét đặc sắc gì về nghệ thuật ?
Câu 5 : Phân tích tâm trạng người tù cách mạng qua bài thơ “Ngắm trăng”. tại sao nói “ Ngắm trăng là
cuộc vượt ngục về tinh thần” của Bác ?
IV/ VẬN DỤNG SUY LUẬN :
Câu 1 : Qua bài “Tức cảnh Pác bó” ta thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên
nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “Thú lâm tuyền” trong bài “Côn sơn ca”. Hãy cho biết


thú lâm tuyền ở Bác và Nguyễn Trãi có gì giống và khác nhau ?
Câu 2 : Qua bài thơ “Ông đồ”, em hãy phân tích cái hay của câu thơ
- “ Giấy đỏ ……… nghiên sầu”
- “ Lá vàng ……… Mưa bụi bay”
Câu 3 : Em hãy phân tích tâm trạng của người tù ở bốn câu thơ cuối của bài “Khi con tu hú” (chú ý cách
ngắt nhịp và cách dùng từ ngữ ) ?
Câu 4 : Viết thuộc lòng phần dịch thơ bài “Ngắm trăng”. Em có suy nghĩ gì về nhan đề bài thơ
CHỦ ĐỀ 2 : VĂN NGHỊ LUẬN
I/ TÁI HIỆN :
Câu 1 : “Hịch tướng sĩ” nội dung phản ánh điều gì ?
Câu 2 : Văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn được viết theo thể loại nào ? Nhằm mục đích gì ?
Câu 3 : Thế nào là thể chiếu ?
Câu 4 : Thế nào là thể hịch ?
Câu 5 : Em hãy kể tên các phần trong văn bản : “Thuế máu” ?
II/ VẬN DỤNG ĐƠN GIẢN :
Câu 1 : Theo Lý Công Uẩn, việc không dời đô sẽ phạm những sai lầm gì ?
Câu 2 : Trong văn bản “ Bàn luận về phép học” Nguyễn Thiếp đã đưa ra quan điểm và phương pháp học
tập như thế nào ?
Câu 3 : Nêu nghệ thuật lập luận trong bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn.
Câu 4 : Khái quát trình tự lập luận của đoạn trích “Nước Đại Việt ta” bằng một sơ đồ .
Câu 5 : Khái quát bằng sơ đồ lập luận của đoạn văn “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu tử Nguyễn
Thiếp ?
III/ VẬN DỤNG TỔNG HỢP :
Câu 1 : Qua văn bản “ Nước Đại Việt ta” (Nguyễn Trãi), hãy cho biết vì sao tác phẩm : “Bình Ngô Đại
cáo” được coi là bản tuyên ngôn độc lập ?
Câu 2 : Qua văn bản “Hịch tướng sĩ”, em hãy phân tích lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Túân
qua đoạn văn tác giả tự nói lên nỗi lòng của mình.
Câu 3 : Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả
như thế nào qua văn bản “Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc?
Câu 4 : Giữa hịch, cáo và chiếu, chúng có những điểm nào giống và khác nhau ?

IV/ VẬN DỤNG SUY LUẬN :
Câu 1 : Hãy chứng minh rằng : sức thuyết phục của “Nước Đại Việt ta” là sự kết hợp giữa lý luận và
thực tiễn ?
Câu 2 : Em có nhận xét gì về sức thuyết phục của văn bản “Nước Đại Việt ta” ?
Câu 3 : Để khẳng định quyền độc lập dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào những yếu tố nào ở bài “ Nước
Đại Việt ta” so với bài “Sông núi nước Nam”, ý thức dân tộc ở “Nước Đại Việt Ta” có nét nào
mới ?
Câu 4 : Cảm nhận của em sau khi học xong văn bản : “Thuế máu” (Nguyễn Ái Quốc) ?
Câu 5 : Khái quát bằng lược đồ kết cấu triển khai lập luận của Trần Quốc Túân trong bài “Hịch tướng sĩ”
?
CHỦ ĐỀ III : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
I/ TÁI HIỆN :
Câu 1 : Lớp kịch “Ông Giuốc đanh mặc lễ phục” được trích từ vở kịch nào ? Tác giả là ai ? Người nước
nào ?
Câu 2 : Tóm tắt ba luận điểm chính mà Ru-xô trình bày ở văn bản nghị luận “Đi bộ ngao du” ?
Câu 3 : Em hãy trình bày nội dung chính của văn bản “Đi bộ ngao du” của Ru-xô ?
II/ VẬN DỤNG ĐƠN GIẢN :
Câu 1 : Nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của đoạn hài kịch “Ông giuốc đanh mặc lễ phục”
?
Câu 2 : Nêu các luận điểm chính trong bài “Đi bộ ngao du” mà Ru-xô trình bày trong văn bản ?
Câu 3 : Lớp kịch “Ông giuốc đanh mặc lễ phục” tác giả Mô-li-e chế giễu ai ? Về thói gì ?
III/ VẬN DỤNG TỔNG HỢP :
Câu 1 : Văn bản “Đi bộ ngao du”, ta hiểu gì về con người và tư tưởng, tình cảm của Ru-xô ?
CHỦ ĐỀ 4 : TIẾNG VIỆT
I/ TÁI HIỆN :
Câu 1 : Đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn là gì ? Cho ví dụ .
Câu 2 : Thế nào là hành động nói ? Hãy kể một số kiểu hành động nói thường gặp .
Câu 3 : Thế nào là lựa chọn trật tự từ trong câu ? Hãy kể một số tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ ?
Câu 4 : Thế nào là lượt lời trong hội thoại ?
Câu 5 : Vai xã hội trong hội thoại là gì ? Cho ví dụ .

Câu 6 : Hành động nói là gì ? Kể một số kiểu hành động nói thường gặp ?
Câu 7 : Em hiểu thế nào là câu phủ định ? Câu phủ định dùng để làm gì ?
Câu 8 : Để giữ lịch sự trong hội thoại cần tôn trọng điều gì ?
II/ VẬN DỤNG ĐƠN GIẢN :
Câu 1 : Ngoài chức năng chính, câu nghi vấn còn chức năng nào khác ?
Câu 2 : Đặt một câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc.
Câu 3 : Đặt một câu phủ định dùng để phản bác một ý kiến .
Câu 4 : Viết một đoạn thoại xác định vai xã hội trong đoạn thoại đó .
Câu 5 : Cho biết sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của hai câu sau :
a/ Bao giờ anh đi Hà Nội ?
b/ Anh đi Hà nội bao giờ ?
Câu 6 : Xác định kiểu câu và chức năng của các câu sau :
Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, em sung sướng reo lên :
- Cây bút đẹp quá ! Cháu cảm ơn ông ! cảm ơn ông ! ( Cây bút thần)
Câu 7 : Câu “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi !” có phải là câu cảm thán không ? Vì sao ?
Câu 8 : Trong các cách hỏi dưới đây, em dùng cách nào để hỏi người lớn ? Vì sao ?
a/ Bưu điện ở đâu hở bác ?
b/ Chỉ dùm cháu bưu điện ở đâu với !
c/ Bác có thể chỉ giúp cháu bưu điện ở đâu không ạ ?
IV/ VẬN DỤNG TỔNG HỢP
Câu 1 : Cho biết những câu sau có phải là câu cảm thán không ? Vì sao ?
a/ Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con ?
b/ Xanh kia thăm thẳm từng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này ?
Câu 2 : Xác định 3 câu sau đây thuộc kiểu câu nào và được sử dụng để làm gì ?
a/ Anh tắt thuốc lá đi !
b/ Anh có thể tắt thuốc lá được không ?
c/ Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá .
Câu 3 : Đặt một câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để bộc lộ tình cảm, cảm xúc trước số phận của một

nhân vật văn học.
Câu 4 : So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu sau đây :
a/ Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột !
b/ Thầy em hãy cố gắng ngồi dậy húp ít cháu cho đỡ xót ruột.
(Ngô Tất Tố - Tắt Đèn)
Câu 5 : Câu sau đây có ý nghĩa phủ định không ? Tại sao ?
“ Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải là không có ý nghĩa”
Câu 6 : Viết đoạn văn ngắn có sử dụng câu trần thuật và câu nghi vấn ?
Câu 7 : Hãy xác định kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật trong các câu sau :
a/ U nó không được thế !
b/ Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội .
c/ Chị Cốc béo xù, đứng trước cửa nhà ta ấy hả ?
d/ Ha ha ! (một lưỡi gươm ! )
Câu 8 : Hai câu :
- Trước cảnh đẹp đêm nay biết phải làm thế nào ?
- Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ ………
Nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa của hai câu trên ?
IV/ VẬN DỤNG SUY LUẬN :
Câu 1 : Câu “Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu !” (Lạo Hạc – Nam Cao) thuộc kiểu câu phủ
định nào ? Vì sao ?
Câu 2 : Hãy viết lại câu sau đây bằng cách đặt cụm từ tin đậm vào vị trí khác trong câu này :
Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì .
(Ngô Tất Tố).
Câu 3 : Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả một bài toán ….có thể dùng câu cảm thán
không ? Vì sao ?
Câu 4 : Khi tham gia lượt lời trong hội thoại, cần chú ý điều gì ?
Câu 5 : Hãy viết một đoạn văn có sử dụng các kiểu câu đã học (câu nghi vấn, câu cầu khiến, cảm thán,
trần thuật)
CHỦ ĐỀ 5 : TẬP LÀM VĂN
Đề 1 : Từ bài “Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan

hệ giữa “học” và “hành” .
Đề 2 : Tục ngữ ta có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Em hãy giải thích câu tục ngữ trên .
Đề 3 : Hãy nói “ không” với các tệ nạn (Gợi ý : hãy viết một bài nghị luận để nêu rõ tác hại của một
trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ như cờ bạc, tiêm
chích ma tuý hoặc tiếp xúc với văn hoá phẩm không lành mạnh… )
Đề 4 : Thuyết minh một đồ dùng học tập hoặc đồ dùng sinh hoạt gia đình.
Đề 5 : Thuyết minh trò chơi mang bản sắc Việt Nam – Trò chơi thả diều.
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2008-2009
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
CHỦ ĐỀ 1: THƠ
I/ TÁI HIỆN
Câu 1 : Viết đúng phần phiên âm bài “Đi đường” (0,75đ)
Dịch thơ. (0,75đ)
Nội dung chính . (0,5đ)
Câu 2 : Viết đúng phần phiên âm bài “Ngắm trăng” (0,75đ)
Dịch thơ. (0,75đ)
Nội dung chính . (0,5đ)
Câu 3 : HS nêu đúng phần ghi nhớ (sách giáo khoa) (1,0 đ)
Câu 4 : Nội dung bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ (2,0 đ)
- Diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt
bằng những vầng thơ tràn đầy cảm xúc. (1,0đ)
- Khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước (1,0đ)
Câu 5 : Những đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh :
- Miêu tả chân thật (1,0đ)
- Giàu chất biểu cảm, trữ tình . (1,0đ)
II/ VẬN DỤNG ĐƠN GIẢN :
Câu 1 : Trong bài thơ “ Khi con tu hú” tác giả thể hiện tâm trạng gì ?
Tâm trạng người tù qua bài thơ “Khi con tu hú” (2,0 đ)
- Thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống (1,0đ)
- Niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sỹ cách mạng trong cảnh tù đày .

(1,0đ)
Câu 2 : Bài thơ “Tức cảnh Pác bó” thuộc thể thơ gì ? Kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này mà em
biết ?
- Bài thơ “Tức cảnh Pác bó” thuộc thể thơ : thất ngôn tứ tuyệt . (0,5đ)
- Một số bài thơ cùng thể thơ này mà em đã học : Cảnh khuya, Sông núi nước Nam, Ngắm
trăng (0,5đ)
Câu 3 : Câu thơ “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” (trích bài “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh)
dùng nghệ thuật gì ?
- Câu thơ “ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” dùng nghệ thuật nhân hoá
(1,0đ)
Câu 4 : Qua bài thơ “Nhớ rừng”, mượn lời con hổ ở vườn bách thú, Thế Lữ đã bộc lộ tâm sự gì ? Đó
cùng là tâm sự của ai ?
- Mượn lời con hổ, tác giả muốn bộc lộ nỗi chán ghét thực tại tầm thường, khát khao tự do cháy
bỏng của tác giả ; (0,5đ)
- Và đó cũng chính là của nỗi niềm của người dân mất nước thời thuộc Pháp.
(0,5đ)
Câu 5 : Tâm trạng Bác hồ những ngày ở hang Pác bó được thể hiện như thế nào qua bài “Tức cảnh
Pác bó” ? Vì sao Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ đó “thật là sang” .
- Tâm trạng của Bác Hồ ở hang Pác bó : vui thích, hài lòng vì được thưởng thức thú lâm tuyền .
(0,25đ)
- Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ ấy thật là “sang” vì : (0,75đ)
+ Được trực tiếp lãnh đạo cách mạng.
+ Thời cơ giải phóng dân tộc đang đến gần.
+ Được sống hoà nhịp với rừng, suối.
 Thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng ở Bác.
III/ VẬN DỤNG TỔNG HỢP :
Câu 1 : Hãy chép lại 4 câu thơ (trong các bài thơ mới) mà em thích nhất ? Vì sao em thích ?
- HS chép đúng 4 câu thơ . (0,5đ)
- Giải thích đúng . (0,5đ)
Câu 2 : Em hiểu gì về bút pháp lãng mạn mà các nhà thơ thường sử dụng ?

- Các sự vật, hiện tượng đều có tầm vóc lớn lao, đẹp đẽ; con người được thần thánh hoá rất dũng
mãnh, phi thường. (1,0đ)
Câu 3 : Theo em, bài thơ “Nhớ rừng” có giá trị nghệ thuật và nội dung gì sâu sắc ?
- Nghệ thuật : cảm hừng lãng mạn, hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, ngôn ngữ, nhạc điệu phong
phú . (1,0đ)
- Nội dung : mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú, tác giả đã diễn tả sâu sắc nỗi chán
ghét thực tại tầm thường, giả dối đương thời, thể hiện khao khát tự do bằng những vầng thơ tràn
đầy cảm xúc lãng mạn. (1,0đ)
Câu 4 : Theo em bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên có nét đặc sắc gì về nghệ thuật ?
- Đây là thể thơ ngũ ngôn . (0,5đ)
- Kết cấu giản dị, chặt chẽ đầu cuối tương ứng . (0,5đ)
- Ngôn ngữ bài thơ trong sáng, bình dị. Hình ảnh độc đáo đầy gợi cảm (0,5đ)
Câu 5 : Phân tích tâm trạng người tù cách mạng qua bài thơ “Ngắm trăng”. tại sao nói “ Ngắm
trăng là cuộc vượt ngục vế tinh thần” của Bác ?
- HS nêu được ý : thể xác bị giam cầm – tinh thần luôn tự do, làm chủ được hoàn cảnh .
(2đ)
IV/ VẬN DỤNG SUY LUẬN :
Câu 1 : Qua bài “Tức cảnh Pác bó” ta thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa
thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “Thú lâm tuyền” trong bài “Côn sơn ca”. Hãy
cho biết thú lâm tuyền ở Bác và Nguyễn Trãi có gì giống và khác nhau ?
- Giống : Đều sống hoà nhịp với thiên nhiên, núi rừng. (1đ)
- Khác : + Bác là người chiến sĩ cách mạng.
+ Người xưa sống ở ảân tránh xa các quan hệ xã hội. (1đ)
Câu 2 : Qua bài thơ “Ông đồ”, em hãy phân tích cái hay của câu thơ
- “ Giấy đỏ ……… nghiên sầu”
- “ Lá vàng ……… Mưa bụi bay”
- HS phân tích được nghệ thuật nhân hoá : giấy đỏ, mực tàu mang tâm trạng con người.
(1đ)
- Thời thế đã đổi thay, cuộc đời đã khác. Ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng không ai hay biết đến sự
có mặt của ông, ông vẫn muốn có mặt với đời nhưng cuộc đời đã quên ông, ông lạc lõng, lẻ loi.

(1đ)
Câu 3 : Em hãy phân tích tâm trạng của người tù ở bốn câu thơ cuối của bài “Khi con tu hú” (chú ý
cách ngắt nhịp và cách dùng từ ngữ )?
- HS nêu được bốn câu cuối.
- Tâm trạng của người tù :
+ Tâm trạng đau khổ, uất ức ngột ngạt được nhà thơ biểu hiện trực tiếp.
+ Cách ngắt nhịp bất thường (6/2 : câu 8); (3/3 – câu 9)
+ Cách dùng từ ngữ mạnh : đạp tan phòng, ngột, chết uất (1đ)
+ Từ ngữ cảm thán : ôi, thôi, làm sao
+ Tạo cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khao khát mãnh liệt muốn thoát khỏi tù ngục, trở
về với cuộc sống tự do. (1đ)
Câu 4 : Viết thuộc lòng phần dịch thơ bài “Ngắm trăng”. Em có suy nghĩ gì về nhan đề bài thơ
- HS viết đúng bài thơ (1đ)
- HS nêu được cảm nhận của mình về nhan đề bài thơ. Vọng nguyệt là một thi đề phổ biến trong
thơ xưa. Thi nhân gặp cảnh trăng đẹp thường đem rượu uống trước hoa để thưởng thức trăng, có
rượu và hoa thì sự thưởng thức mới mĩ mãn. Người ta chỉ ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn
thư thái. (1đ)
CHỦ ĐỀ 2 : VĂN NGHỊ LUẬN
I/ TÁI HIỆN :
Câu 1 : “Hịch tướng sĩ” nội dung phản ánh điều gì ?
- HS nêu đúng ghi nhớ bài “Hịch tướng sĩ” (sgk ) (1đ)
Câu 2 : Văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn được viết theo thể loại nào ? Nhằm mục đích
gì ?
- Văn bản “Hịch tướng sĩ” được viết theo thể : Hịch (0,5đ)
- Nhằm mục đích :kêu gọi binh sĩ ra sức học tập “Binh thư yếu lược” để chuẩn bị cho cuộc
kháng chiến chống quân Nguyên-Mông âm lược. (0,5đ)
Câu 3 : Thế nào là thể chiếu ?
- Là thể văn do vua chúa dùng để ban bố mệnh lệnh. (1,0đ)
Câu 4 : Thế nào là thể hịch ?
- Là thể văn do vua chúa, tướng lĩnh dùng để cổ động, thuyết phục, hoặc kêu gọi đấu tranh

chống thù trong, giặc ngoài.
Câu 5 : Em hãy kể tên các phần trong văn bản : “Thuế máu” ?
* Phần 1 : Chiến tranh và người bản ứ
* Phần 2 : Chế độ lính tình nguyện.
* Phần 3 : Kết quả của sự hi sinh. (1,0đ)
II/ VẬN DỤNG ĐƠN GIẢN :
Câu 1 : Theo Lý Công Uẩn, việc không dời đô sẽ phạm những sai lầm gì ?
- Không theo mệnh trời ;
- Không biết học cái đúng của người xưa. (1,0đ)
Câu 2 : Trong văn bản “ Bàn luận về phép học” Nguyễn Thiếp đã đưa ra quan điểm và phương
pháp học tập như thế nào ?
- Việc học tập phải được phổ biến rộng khắp : học từ thấp đến cao.
- Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, học phải kết hợp với hành .
(1,0đ)
Câu 3 : Nêu nghệ thuật lập luận trong bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn.
- Nêu đúng các nghệ thuật lập luận trong “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn .
(1,5đ)
+ Khích lệ lòng yêu nước bất khuất, quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
+ Khích lệ lòng căm thù giặc, nỗi nhục mất nước.
+ Khích lệ lòng trung quân, ái quốc, lòng nhân nghĩa thuỷ chung của người cùng cảnh
ngộ.
+ Khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.
+ Khích lệ lòng tự trọng, liêm sỉ ở mỗi người khi nhận rõ cái đúng, sai.
Câu 4 : Khái quát trình tự lập luận của đoạn trích “Nước Đại Việt ta” bằng một sơ đồ .
- HS nêu đúng sơ đồ
Nguyên lý nhân nghĩa
Yên dân, bảo vệ đất
nước
Trừ bạo chống giặc xâm
lược

Trừ bạo chồng giặc minh xâm
lược
Lãnh thổ riêngVăn hiến lâu đời Phong tục riêng Lịch sử riêng Chế độ riêng
(chủ quyền)
=> Thể hiện sức mạnh nhân nghĩa, sức mạnh dân tộc.
Câu 5 : Khái quát bằng sơ đồ lập luận của đoạn văn “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu tử
Nguyễn Thiếp ?
III/ VẬN DỤNG TỔNG HỢP :
Câu 1 : Qua văn bản “ Nước Đại Việt ta” (Nguyễn Trãi), hãy cho biết vì sao tác phẩm : “Bình Ngô
Đại cáo” được coi là bản tuyên ngôn độc lập ?
- Vì bài cáo đã khẳng định dứt khoát rằng Việt Nam là một nước độc lập, tự do, là chân lý hiển
nhiên.
Câu 2 : Qua văn bản “Hịch tướng sĩ”, em hãy phân tích lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc
Túân qua đoạn văn tác giả tự nói lên nỗi lòng của mình.
- Quên ăn, mất ngủ, đau đớn đến thắt tim, thắt ruột, thể hiện qua thái độ : uất ức, căm tức khi
chưa trả được thù, sẵn sàng hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước : “ta thường tới bữa quên ăn,
nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”
(1đ)
Câu 3 : Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được
miêu tả như thế nào qua văn bản “Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc?
- Trước chiến tranh xảy ra : họ được tâng bốc, được tặng cho những danh hiệu cao quý và trở
thành vật hy sinh.
- Số phận thảm thương của người dân thuộc địa được miêu tả :
+ Đột ngột xa lìa gia đình, quê hương vì mục đích vô nghĩa, đem mạng sống của mình mà
đánh đổi lấy những vinh dự hão huyền.
+ Bị biến thành vật hy sinh cho lợi ích của bọn cầm quyền.
+ Nhiều người dân thuộc địa làm công việc chế tạo vũ khí cũng chịu bệnh tật, chết đau
đớn . (1đ)
Câu 4 : Giữa hịch, cáo và chiếu, chúng có những điểm nào giống và khác nhau ?
* Giống : (1đ)

- Thể văn nghị luận cổ với lập luận chặt chẽ, lời văn thống thiết.
- Viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc biền ngẫu.
- Được ban bố công khai.
- Được vua chúa, tướng lĩnh sử dụng.
* Khác : (1đ)
- Chiếu : ban bố mệnh lệnh.
- Hịch : Cổ vũ, kêu gọi chiến đấu.
Mục đích chân chính của
việc học
Tácdụng của việc học chân
chính
Phê phán những lệch lạc, sai
trái
Khẳng định quan điểm,
phương pháp đúng đắn
- Cáo : công bố một kết quả , một sự nghiệp.
IV/ VẬN DỤNG SUY LUẬN :
Câu 1 : Hãy chứng minh rằng : sức thuyết phục của nước Đại Việt ta là sự kết hợp giữa lý luận và
thực tiễn ?
- Dùng tư tưởng nhân nghĩa làm nền tảng cho vấn đề trình bày.
- Khẳng định chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc bằng các từ mang tính hiển
nhiên vốn có. So sánh nước ta ngang hàng với các nước Phương Bắc. (1đ)
Câu 2 : Em có nhận xét gì về sức thuyết phục của văn bản “Nước Đại Việt ta” ?
- Văn bản chính luận có sức thuyết phục cao bởi sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ với dẫn chứng ,
bởi những từ ngữ mang tính hiển nhiên và cách so sánh có hiệu quả cao; (1đ)
- Đoạn trích có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập, khẳng định truyền thống lịch sử và một
nền độc lập lâu đời. Kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định sẽ thất bại. (1đ)
Câu 3 : Để khẳng định quyền độc lập dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào những yếu tố nào ở bài “
Nước Đại Việt ta” so với bài “Sông núi nước Nam”, ý thức dân tộc ở “Nước Đại Việt Ta” có
nét nào mới ?

- Dựa vào năm yếu tố : nền văn hiến, phong tục, lãnh thổ, lịch sử, chủ quyền riêng
(0,5đ)
- Các yếu tố mới được bổ sung : nền văn hiến, phong tục, lịch sử riêng. (0,5đ)
Câu 4 : Cảm nhận của em sau khi học xong văn bản : “Thuế máu” (Nguyễn Ái Quốc) ?
* Hs cảm nhận theo ý sau :
- Bản chất dã man của bọn thực dân
- Thái độ ghê tởm của tác giả;
- Số phận bi thảm của người dân thuộc địa. (1đ)
Câu 5 : Khái quát bằng lược đồ kết cấu triển khai lập luận của Trần Quốc Túân trong bài “Hịch
tướng sĩ” ?
CHỦ ĐỀ III : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
I/ TÁI HIỆN :
Câu 1 : Lớp kịch “Ông Giuốc đanh mặc lễ phục” được trích từ vở kịch nào ? Tác giả là ai ? Người
nước nào ?
- Trích “Trưởng giả học làm sang” – Mô-li-e – Người Pháp . (1đ)
Câu 2 : Tóm tắt ba luận điểm chính mà Ru-xô trình bày ở văn bản nghị luận “Đi bộ ngao du” ?
- Tóm tắt 3 luận điểm chính :
+ Đi bộ - hoàn toàn tự do (0,5đ)
- Khích lệ lòng căm thù giặc, nỗi
nhục mất nước.
- Khích lệ lòng trung quân ái
quốc và lòng nhân nghĩa thuỷ
chung của người cùng cảnh ngộ.
- Khích lệ ý chí lập công danh,
xả thân vì nước.
- Khích lệ lòng tự trọng, liêm sỉ
ở mỗi người khi nhận rõ cái sai,
thấy rõ điều đúng.
Khích lệ lòng yêu nước bất khuất,
quyết chiến, quyết thắng kẻ thù

xâm lược.
+ Đi bộ - mở rộng hiểu biết (0,5đ)
+ Đi bộ - bồi bổ sức khoẻ . (0,5đ)
Câu 3 : Em hãy trình bày nội dung chính của văn bản “Đi bộ ngao du” của Ru-xô ?
- HS nêu đúng ghi nhớ sgk (1đ)
II/ VẬN DỤNG ĐƠN GIẢN :
Câu 1 : Nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của đoạn hài kịch “Ông giuốc đanh mặc lễ
phục” ?
- Bằng nghệ thuật xây dựng hành động kịch, khắc họa tính cách nhân vật hết sức sinh động, qua
đoạn trích Mô-li-e đã làm nổi bật tính cách lố lăng của một tay trưởng giả muốn học làm sang,
tạo nên tiếng cười sảng khoái cho người xem, người đọc . (1đ)
Câu 2 : Nêu các luận điểm chính trong bài “Đi bộ ngao du” mà Ru-xô trình bày trong văn bản ?
- Đi bộ ngao du hoàn toàn tự do không phụ thuộc bất cứ ai
- Đi bộ ngao du ta sẽ trau dồi kiến thức;
- Đi bộ ngao du có tác dụng tốt đến sức khoẻ và tinh thần.
Câu 3 : Lớp kịch “Ông giuốc đanh mặc lễ phục” tác giả Mô-li-e chế giễu ai ? Về thói gì ?
- Lớp kịch “Ông giuốc đanh mặc lễ phục” chế giễu Ông -giuốc đanh về thói dốt nát mà học đòi
làm sang.
III/ VẬN DỤNG TỔNG HỢP :
Câu 1 : Văn bản “Đi bộ ngao du”, ta hiểu gì về con người và tư tưởng, tình cảm của Ru-xô ?
- Ru –xô là con người :
+ Giản dị;
+ Quý trọng tự do;
+ Yêu mến thiên nhiên. (1đ)
CHỦ ĐỀ 4 : TIẾNG VIỆT
I/ TÁI HIỆN :
Câu 1 : Đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn là gì ? Cho ví dụ .
- HS nêu :
+ Nêu đúng khái niệm câu nghi vấn (0,5đ)
+ Cho ví dụ đúng (0,5đ)

Câu 2 : Thế nào là hành động nói ? Hãy kể một số kiểu hành động nói thường gặp .
- Nêu đúng khái niệm hành động nói :
- nêu đúng một số hành động nói thường gặp (1,0đ)
Câu 3 : Thế nào là lựa chọn trật tự từ trong câu ? Hãy kể một số tác dụng của việc sắp xếp trật tự
từ ?
- Nêu đúng khái niệm lựa chọn trật tự từ (0,5đ)
- Nêu đúng một số tác dụng của sự sắp xếp trận tự từ ` (0,5đ)
Câu 4 : Thế nào là lượt lời trong hội thoại ?
- Trong hộp thoại ai cũng được nói, mỗi lần có một người tham gia hộp thoại nói , được gõi là
lượt lời. (1đ)
Câu 5 : Vai xã hội trong hội thoại là gì ? Cho ví dụ .
- Vai xã hội trong hội thoại là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc
hội thoại. (0,5đ)
- Ví dụ đúng, có chú giải. (0,5đ)
Câu 6 : Hành động nói là gì ? Kể một số kiểu hành động nói thường gặp ?
- Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định .
(0,5đ)
- Một số kiểu hành động nói thường gặp : hỏi, trình bày, điều khiển, hứa hẹn……
(0,5đ)
Câu 7 : Em hiểu thế nào là câu phủ định ? Câu phủ định dùng để làm gì ?
- Câu phủ định có chứa những từ phủ định : không, chưa, chẳng…(0,5đ)
- Dùng để :
+ Thông báo, xác nhận không có sự vật, sực việc…
+ Phản bác một ý kiến. (0,5đ)
Câu 8 : Để giữ lịch sự trong hội thoại cần tôn trọng điều gì ?
- Tôn trọng, lượt lời người khác (1đ)
II/ VẬN DỤNG ĐƠN GIẢN :
Câu 1 : Ngoài chức năng chính, câu nghi vấn còn chức năng nào khác ?
- Còn có chức năng : cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ cảm xúc ……
(1đ)

Câu 2 : Đặt một câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc.
- Đặt câu đúng (vd: Cháu về thăm bà đó phải không ?) (1đ)
Câu 3 : Đặt một câu phủ định dùng để phản bác một ý kiến .
- Đặt câu đúng (vd : Tôi không phát biểu như vậy ) (1đ)
Câu 4 : Viết một đoạn thoại xác định vai xã hội trong đoạn thoại đó .
-HS viết đoạn thoại, xácđịnh vai xã hội theo yêu cầu . (1đ)
Câu 5 : Cho biết sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của hai câu sau :
a/ Bao giờ anh đi Hà Nội ?
b/ Anh đi Hà nội bao giờ ?
- Hai câu khác nhau về :
* Hình thức : khác nhau ở trật tự từ (1đ)
Câu a “bao giờ” đứng ở đầu câu
Câu b : “bao giờ” đứng ở cuối câu
* Ý nghĩa : (1đ)
Câu a : Hỏi về thời điểm của hành động diễn ra trong tương lai.
Câu b : Hỏi về thời điểm của hành động đã diễn ra ở quá khứ.
Câu 6 : Xác định kiểu câu và chức năng của các câu sau :
Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, em sung sướng reo lên :
- Cây bút đẹp quá ! Cháu cảm ơn ông ! cảm ơn ông ! ( Cây bút thần)
- Câu 1 : trần thuật - kể (0,5đ)
- Câu 2 : cảm thán, bộ lộ cảm xúc (0,5đ)
- Câu 3, 4 : Trần thuật , bộc lộ cảm xúc (0,5đ/ câu)
Câu 7 : Câu “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi !” có phải là câu cảm thán không ? Vì sao ?
- Câu “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi !” là câu cảm thán; vì nó bộ lộ cảm xúc của con hổ ở
vườn bách thú (cảm xúc của tác giả khi bị giam cầm) (1,0đ)
Câu 9 : Trong các cách hỏi dưới đây, em dùng cách nào để hỏi người lớn ? Vì sao ?
a/ Bưu điện ở đâu hở bác ?
b/ Chỉ dùm cháu bưu điện ở đâu với !
c/ Bác có thể chỉ giúp cháu bưu điện ở đâu không ạ ?
- Trong các cách hỏi có thể dùng cả ba câu trên nhưng nên chọn cách hỏi câu (c) vì lịch sự, nhã

nhặn hơn . (1,0đ)
IV/ VẬN DỤNG TỔNG HỢP
Câu 1 : Cho biết những câu sau có phải là câu cảm thán không ? Vì sao ?
a/ Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con ?
b/ Xanh kia thăm thẳm từng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này ?
- Nêu đúng ý : Mặc dù các câu trên đều bộc lộ cảm xúc nhưng chúng không phải là câu cảm
thán vì không mang các dấu hiệu hình thức của câu cảm thán.
- Nêu đúng mỗi câu (0,5đ)
Câu 2 : Xác định 3 câu sau đây thuộc kiểu câu nào và được sử dụng để làm gì ?
a/ Anh tắt thuốc lá đi !
b/ Anh có thể tắt thuốc lá được không ?
c/ Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá .
- Xác định đúng kiểu ba câu trên : (mỗi câu 0,5đ)
+ Cầu khiến.
+ Nghi vấn.
+ Trần thuật.
- Nêu đúng mục đích sử dụng của ba câu trên : cùng một mục đích là chấm dứt hút thuốc lá.
(0,5đ)
Câu 3 : Đặt một câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để bộc lộ tình cảm, cảm xúc trước số phận của
một nhân vật văn học.
- HS đặt dúng (vd ; Sao cuộc đời Lão Hạc khốn cùng đền thế !) (1,0đ)
Câu 4 : So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu sau đây :
a/ Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột !
b/ Thầy em hãy cố gắng ngồi dậy húp ít cháu cho đỡ xót ruột.
(Ngô Tất Tố - Tắt Đèn)
- Hình thức : (1đ) Câu a - vắng chủ ngữ.
Câu b – Có chủ ngữ ngôi thứ hai số ít.
Ý nghĩa : nhờ có chủ ngữ trong câu b/ ý cầu khiến nhẹ hơn, thể hiện rõ hơn tình cảm của người

nói đối với người nghe.
Câu 5 : Câu sau đây có ý nghĩa phủ định không ? Tại sao ?
“ Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải là không có ý
nghĩa”
- Không có ý nghĩa phủ định vì : Câu phủ định này có một từ phủ định kết hợp kết hợp với một
một từ phủ định khác (không phải, không). Khi đó, ý nghịa của cả câu phủ định là khẳng định
chứ không phải phủ định (1đ)
Câu 6 : Viết đoạn văn ngắn có sử dụng câu trần thuật và câu nghi vấn ?
- HS viết đúng theo yêu cầu ; không sai quá 3 lỗi chính tả, câu cú … (1đ)
Câu 7 : Hãy xác định kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật trong các câu sau :
a/ U nó không được thế !
b/ Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội .
c/ Chị Cốc béo xù, đứng trước cửa nhà ta ấy hả ?
d/ Ha ha ! (một lưỡi gươm ! )
- Câu cầu khiến;
- Câu trần thuật ;
- Câu nghi vấn .
- Câu cảm thán.
Câu 8 : Hai câu :
- Trước cảnh đẹp đêm nay biết phải làm thế nào ?
- Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ ………
Nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa của hai câu trên ?
- Hai câu :
+ Câu 1 : câu nghi vấn
+ Câu 2 : câu trần thuật.
IV/ VẬN DỤNG SUY LUẬN :
Câu 1 : Câu “Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu !” (Lạo Hạc – Nam Cao) thuộc kiểu câu
phủ định nào ? Vì sao ?
- Thuộc kiểu câu phủ định bác bỏ . Vì nó phản bác một ý kiến, một nhận định. (1đ)
Câu 2 : Hãy viết lại câu sau đây bằng cách đặt cụm từ tin đậm vào vị trí khác trong câu này :

Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì .
(Ngô Tất Tố).
- Có thể thay đổi :
+ Anh Dậu hoảng quá, vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu
gì .
+ Anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, hoảng quá, không nói được câu
gì . (1đ)
Câu 3 : Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả một bài toán ….có thể dùng câu cảm
thán không ? Vì sao ?
- Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả một bài toán……không thể dùng câu
cảm thán vì đây là những văn bản hành chính vá khoa học, là ngôn ngữ tư duy logicnên không
thích hợp với việc sử dụng những yếu tố bộc lộ cảm xúc. (1đ)
Câu 4 : Khi tham gia lượt lời trong hội thoại, cần chú ý điều gì ?
Khi tham gia lượt lời trong hội thoại cần chú ý : tránh nói tranh lượtlời hoặc chêm vào lời người
khác (1đ)
Câu 5 : Hãy viết một đoạn văn có sử dụng các kiểu câu đã học (câu nghi vấn, câu cầu khiến, cảm
thán, trần thuật)
- Tuỳ theo mứcđộ diễn đạt, GV có thể cho từ 0,5 đến 1 điểm.
CHỦ ĐỀ 5 : TẬP LÀM VĂN
Đề 1 : Từ bài “Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối
quan hệ giữa “học” và “hành” .
ĐÁP ÁN
A/ MỞ BÀI : (0,5 đ)
- Từ bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp, nêu lên được mối quan hệ giữa học và hành :
học phải đi đôi với hành.
B/ THÂN BÀI : ( 4 đ)
* Giải thích được : thế nào là học, thế nào là hành ?
- Học là quá trình tiếp thu tri thức.
- Hành là quá trình áp dụng tri thức đó vào thực tiễn.
* Vì sao học phải đi đôi với hành ? Nêu mối quan hệ tương tác giữa học và hành.

* Muốn làm tốt được điều này, ta cấn phải làm gì ?
C/ KẾT BÀI : (0,5đ)
- Khẳng định mối quan hệ giữa học và hành.
- Liên hệ bản thân.
* BIỂU ĐIỂM :
- Điểm 4-5 : Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, phong phú, không
sai lỗi chính tả, diễn đạt (mắc một vài lỗi nhỏ)
- Điểm 2,5-3,5 : diễn đạt khá so với yêu cầu trên.
- Điểm 1,5-2,0 : Hiểu đề, diễn đạt yếu, nội dung còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 0 : Không làm bài .
Đề 2 : Tục ngữ ta có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Em hãy giải thích câu tục ngữ trên .
ĐÁP ÁN
Yêu cầu chung :
- Viết đúng kiểu bài văn nghị luận.
- Bài viết có bố cục rõ ràng.
A/ MỞ BÀI :
- Giới thiệu câu tục ngữ (đặt vấn đề để dẫn dắt đi vào câu tục ngữ; có thể nêu xuất xứ, ý nghĩa
tổng quát của câu tục ngữ này)
B/ THÂN BÀI :
1. Giải thích ý nghĩa :
- Nghĩa đen : ăn trái ngon ngọt.
- Nghĩa bóng :
+ Thừa hưởng thành quả lao động của lớp người đi trước.
+ Văn hóa xã hội phục vụ đời sống tinh thần (văn, thơ, nhạc, họa )
+ Sản phẩm phục vụ đời sống vật chất con người (những gì xung quanh ta, tiện
nghi, )
+ Hoà bình độc lập, tự do .
+ Tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
2. Vì sao phải ăn quả nhớ người trồng cây ?
- Những gì ta có hôm nay là do công lao động mồ hôi, nước mắt, kể cả tính mạng của người làm

ra nó.
- Khi thụ hưởng ta phải biết trân trọng. Dẫn chứng : Để làm ra những sản phẩm (giày, dép, áo,
quần ,người công nhân phải tăng ca đêm người nông dân phải , người làm
vườn, , các chiến sĩ , bác sĩ, thầy cô giáo, )
- Vì vậy ta phải thế nào khi ăn qủa ?
+ Giữ gìn, bảo vệ, trân trọng phát huy cho ngay ngày càng tốt hơn.
+ Phải có hành động thiết thức : cố gắng học tập kiến thức để làm ra những thành tựu tiến
bộ để cho lớp người đi sau.
- Nhớ ơn những người hi sinh xương máu để bảo vệ đất nước. (chăm sóc, thăm nom)
C/ KẾT BÀI :
- Khẳng định ý nghĩa câu tục ngữ .
- Liên hệ bản thân.
* BIỂU ĐIỂM :
- Điểm 4-5 : Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, phong phú, không
sai lỗi chính tả, diễn đạt (mắc một vài lỗi nhỏ)
- Điểm 2,5-3,5 : diễn đạt khá so với yêu cầu trên.
- Điểm 1,5-2,0 : Hiểu đề, diễn đạt yếu, nội dung còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 0 : Không làm bài .
Đề 3 : Hãy nói “ không” với các tệ nạn (Gợi ý : hãy viết một bài nghị luận để nêu rõ tác hại của một
trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ như cờ bạc,
tiêm chích ma tuý hoặc tiếp xúc với văn hoá phẩm không lành mạnh… )
ĐÁP ÁN
A/ MỞ BÀI : (0,5 đ)
- Trong tình hình hội nhập hiện nay, bên cạnh việc tiếp thu những cái tốt, còn có những cái xấu,
những tệ nạn xã hội.
- Hãy nói không với các tệ nạn xã hội.
B/ THÂN BÀI : ( 4 đ)
1) Tệ nạn xã hội là gì ?
2) Vì sao phải nói "không" với các tệ nạn xã hội ?
- Nó là mối nguy trước mắt : bị lôi kéo, rủ rê => tò mò thử => nghiện ngập.

- Nó còn là hiểm họa lâu dài : không chỉ ảnh hưởng bản thân, nó còn gây hậu quả nghiêm trọng
cho gia đình, người thân, xã hội. Để thỏa cơn nghiện người ta có thể làm mọi thứ : trộm cắp, giết
người, phạm pháp
3) Phân tích vài tác hại của các tệ nạn xã hội :
- Ma túy: chất gây say, gây nghiện, con nghiện dùng các hình thức hút chích Trong thời gian
tiêm chích, cơ thể bị suy nhược vì những căn bệnh thông thường do mất kháng thể => có nguy cơ
lây truyền AIDS.
- Cờ bạc : trò đỏ đen, may rủi => mất nhiều thời gian sức khỏe, tiền bạc, sự nghiệp
- Xem văn hóa phẩm đồi trụy : bị tiêm nhiễm bởi những hành vi không lành mạnh.
C/ KẾT BÀI : (0,5đ)
- Rút ra bài học tu dưỡng : tránh xa thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội.
- Cần xây dựng cho mình và tuyên truyền cho mọi người lối sống tích cực, lành mạnh.
* BIỂU ĐIỂM :
- Điểm 4-5 : Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, phong phú, không
sai lỗi chính tả, diễn đạt (mắc một vài lỗi nhỏ)
- Điểm 2,5-3,5 : diễn đạt khá so với yêu cầu trên.
- Điểm 1,5-2,0 : Hiểu đề, diễn đạt yếu, nội dung còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 0 : Không làm bài .
Đề 4 : Thuyết minh một đồ dùng học tập hoặc đồ dùng sinh hoạt gia đình.
ĐÁP ÁN
( Học sinh chọn một trong các đồ dùng theo yêu cầu để thuyết minh)
A/ MỞ BÀI : (0,5 đ)
Giới thiệu khái quát đối tượng thuyết minh.
B/ THÂN BÀI : ( 4 đ)
- Nêu đặc điểm, cấu tạo của đối tượng
(kích thước, hình dáng, chất liệu, màu sắc, hoa văn trang trí )
- Công dụng (lợi ích) đối với người sử dụng.
- Nguyên lý hoạt động, cách sử dụng.
- Cách bảo quản.
C/ KẾT BÀI : (0,5đ)

- Cảm nghĩ của em đối với đồ dùng thuyết minh.
* BIỂU ĐIỂM :
- Điểm 4-5 : Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, phong phú, không
sai lỗi chính tả, diễn đạt (mắc một vài lỗi nhỏ)
- Điểm 2,5-3,5 : diễn đạt khá so với yêu cầu trên.
- Điểm 1,5-2,0 : Hiểu đề, diễn đạt yếu, nội dung còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 0 : Không làm bài .
Đề 5 : Thuyết minh trò chơi mang bản sắc Việt Nam – Trò chơi thả diều.
ĐÁP ÁN
A/ MỞ BÀI : (0,5 đ)
- Giới thiệu khái quat1` về trò chơi.
B/ THÂN BÀI : ( 4 đ)
* Nguyên vật liệu : giấy (cứng, mềm), tre vót sẵn, kéo, hồ, cuộn dây
* Cách làm :
- Làm đầu diều.
- Làm đuôi diều.
* cách chơi : địa điểm, động tác thả, động tác ngừng, động tác làm diều bay cao .
* Yêu cầu đối với trò chơi.
C/ KẾT BÀI : (0,5đ)
- Ý nghĩa, tác dụng của trò chơi.
* BIỂU ĐIỂM :
- Điểm 4-5 : Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, phong phú, không
sai lỗi chính tả, diễn đạt (mắc một vài lỗi nhỏ)
- Điểm 2,5-3,5 : diễn đạt khá so với yêu cầu trên.
- Điểm 1,5-2,0 : Hiểu đề, diễn đạt yếu, nội dung còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 0 : Không làm bài .

Sở GD-ĐT Long An BẢNG CHỦ ĐỀ
Phòng GD-ĐT Châu Thành LOẠI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ
II - MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8

TT CHỦ ĐỀ YÊU CẦU KỸ NĂNG
PP
THỜI
GIAN
HỆ THỐNG KIẾN
THỨC
1 Phần Thơ
- Nhận biết và hiểu nội dung và nghệ thuật của từng
bài thơ, xuất xứ, tên tác giả, tác phẩm.
- Rèn luyện kỹ năng tổng hợp, hệ thống hóa, so sánh,
phân tích, chứng minh.
5%
- Các bài thơ trong
chương trình học kì II
2
Phần Văn
nghị luận
- Nhận biết các thể loại văn học, các tác giả, tác phẩm.
- Cảm nhận giá trị về nội dung và nghệ thuật, cách lập
luận trong từng văn bản, tên tác giả, tác phẩm .
- Rèn luyện kỹ năng tổng hợp, so sánh, phân tích, hệ
thống hóa, sơ đồ hóa .
20%
Các văn bản Văn học
Việt Nam trong chương
trình
3
Văn học
nước
ngoài

Cảm thụ giá trị nội dung nghệ thuật các văn bản 5%
Các văn bản Văn học
nước ngoài trong chương
trình
4 Tiếng việt
- Nhận biết đặc điểm hình thức, chức năng chính từng
kiểu câu, sử dụng từng kiểu câu phù hợp với tình
huống giao tiếp.
- Lựa chọn trật tự từ trong câu, hình thành ý thức lựa
chọn trật tự từ trong nói vè viết cho phù hợp
- Nhận diện và chữa lỗi diễn đạt không lôgic
20%
- Các kiểu câu
- Lựa chọn hành động
nói
- Lựa chọn trật tự từ
trong câu.
5
Tập làm
văn
- Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, kỹ năng lập luận văn
thuyết minh.
- Trình bày luận điểm, kỹ năng dùng từ đặt câu, sử
dụng các kiểu câu.
- Rèn luyện kỹ năng đưa yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự
sự vào văn nghị luận
50%
- Văn thuyết minh và văn
nghị luận
BẢNG MỨC ĐỘ

LOẠI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 (NĂM HỌC :
2008-2009)
TT CHỦ ĐỀ TÁI HIỆN
VẬN DỤNG
ĐƠN GIẢN
VẬN DỤNG
TỔNG HỢP
VẬN DỤNG
SUY LUẬN
1 Phần Thơ CÂU 1,2,3,4,5 CÂU 1,2,3,4,5 CÂU 1,2,3,4,5 CÂU 1,2,3,4
2
Phần Văn
nghị luận
CÂU 1,2,3,4,5 CÂU 1,2,3,4,5 CÂU 1,2,3,4
CÂU
1,2,3,4,5
3
Văn học
nước ngoài
CÂU 1,2,3 CÂU 1,2,3 CÂU 1
4 Tiếng việt
CÂU
1,2,3,4,5,6,7,8
CÂU
1,2,3,4,5,6,7,8
CÂU
1,2,3,4,5,6,7,8
CÂU
1,2,3,4,5
5 Tập làm văn ĐỀ 1,2,3,4,5

×