Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khi nào thì nên nói ‘không’ với bé potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.25 KB, 5 trang )

Khi nào thì nên nói ‘không’ với bé

Trẻ con dễ lộ cảm xúc rất rõ
ràng, nhưng cần xác định
ranh giới cho chúng - điều đó
giúp chúng có cảm giác an
toàn khi biết ai là người
quyết định.
Cô Dorit Braun, giám đốc của
dịch vụ tư vấn gia đình
Parentline nói ‘Điều cần thiết
là hãy để con bạn biết bạn
không tha thứ cho những hành
vi nào. Việc dạy dỗ con học
cách ứng xử có thể rất khó khăn – nhưng những nỗ lực của
bạn sẽ không uổng phí’
Nói ‘không’ khi con bạn gặp nguy hiểm
Con bạn luôn muốn chạy, nhảy, leo trèo và khám phá, điều
đó là hoàn toàn tự nhiên. Nhưng nếu bé làm việc nguy hiểm


thì hãy ngăn bé lại, cho dù bé đang vui thích cỡ nào. Bạn có
thể cần lên giọng, hoặc đơn giản là nhìn thẳng vào mắt bé
và nói ‘không’ một cách dứt khoát.
Với những bé nhỏ chưa hiểu được ‘không’ nghĩa là gì, bạn
cần mang bé ra khỏi chỗ nguy hiểm đó. Rất nhiều phụ
huynh thấy được lợi ích của việc dạy bé nói ‘ối’ hay
“nóng” khi bé làm gì đó nguy hiểm.
Nói ‘không’ khi con bạn làm đau ai đó
Bé nhỏ dưới ba tuổi không biết tự đặt mình vào vị trí người
khác, không hiểu cắn và đá lại có thể làm đau người khác,


trừ phi bạn giải thích cho bé. Đơn giản là bé thấy nguôi
giận hay đỡ lúng túng khi làm vậy!
Điều quan trọng khi bạn ngăn bé lại là phải lưu ý đến cơn
giận dữ của bé. Ôm bé thật chặt và có thể nói với bé: ‘Mẹ
biết con đang bực mình, nhưng không được đánh/ đá/ cắn
bạn vì làm thế bạn sẽ bị đau’. Bạn cũng có thể đề nghị con
bạn hôn bạn kia hoặc xin lỗi.
Đừng bao giờ làm đau lại con để chỉ cho bé cảm giác đó
thế nào - điều đó chỉ khiến bé hiểu rằng làm thế là được
phép.
Nói ‘không’ khi con bạn … cáu kỉnh
Như chúng ta điều biết, việc giảng giải cho bé không được
làm gì hoặc không được có cái gì thường dẫn đến một cơn
cáu kỉnh của bé. Khi bạn mệt mỏi, rất khó mà giữ được
bình tĩnh, nhưng nếu nhượng bộ thì bạn rất có thể phải đối
mặt với nhiều cơn cáu giận khác sau này. Vì vậy, hãy bình
tĩnh và chờ cơn cáu kỉnh của bé qua đi. Khi bé chịu cho bạn
vỗ về, tỏ ra thông cảm với bé bằng một câu nói đại loại như
‘mẹ biết là con buồn’, nhưng cũng đồng thời để bé biết
rằng cầu trả lời vẫn là ‘không’.
Nói ‘không’ khi bé muốn những thứ nhảm nhí
Bố mẹ ai cũng thích cảm giác khi cho bé một món gì. Vì
thế mà thật khó mà từ chối bé cái gì, nhiều khi chỉ là một
gói kẹo khi vào siêu thị hay cái bánh qui trước giờ cơm
trưa. ‘Phần nào đó chúng ta thật sự không muốn từ chối bé,
và bé có thể nhận thấy điều đó’ cô Dorit Braun nói. Vì vậy
để sự từ chối hiệu quả, bạn phải thực sự cương quyết. Nếu
bạn nói có thể hoặc để lát nữa thì con bạn sẽ tiếp tục mè
nheo. Nếu cần có thể nói ‘Để mẹ nghĩ trong vòng một phút
xem’, rồi quyết định

Nói ‘không’ khi con bạn chộp lấy đồ chơi
Bé sẽ cầm lấy đồ chơi nào bé thích, ngay cả khi nó là món
đồ yêu thích của bé khác. Trong trường hợp này bạn hãy
cương quyết bảo bé đưa lại nó cho bạn, trả lại chủ nhân của
nó và đưa cho bé một thứ khác. Làm xao lãng sự chú ý của
bé nhỏ có thể là một mẹo hay, nhưng bạn cũng có thể giải
thích rằng ai cũng có những món đồ chơi đặc biệt, và rằng
chúng ta không muốn làm bạn khóc
Nói ‘không’ sẽ dễ dàng hơn nếu bạn…
* Thống nhất với chồng và người trông nom bé cái gì được
phép và cái gì không.
* Để bé tự giải quyết nếu việc đó vẫn nằm trong tầm kiểm
soát.
* Diễn đạt từ ngữ một cách tích cực. Cố gắng nói ‘con hãy
thu dọn chỗ này đi’ hơn là nói ‘đừng bầy bừa ra nữa’.
* Nói rành mạch và dứt khoát thay vì hét lên - điều đó chỉ
khuyến khích con bạn hét lại mẹ.
* Hướng tới sự hợp tác thay vì sự tuân lệnh
* Không bao giờ nói ‘có thể’. Hãy suy nghĩ trước khi quyết
định nói ‘có’ hay là ‘không’ với bé.
* Đừng chờ cho đến khi bạn hết cách mới nói ‘không’, mà
nên chặn trước mọi sự khó chịu.
* Thái độ đúng mực và luôn để tâm, vỗ về âu yếm bé.

×