Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Làm gì khi bé hay đánh người? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.17 KB, 3 trang )

Làm gì khi bé hay
đánh người?

Con trai tôi 14 tháng
tuổi và chưa biết nói.
Cháu rất nghịch và hay
đánh người. Ví dụ, khi
tôi đang bế mà có ai
gọi trêu là lập tức cháu
cứ tát mẹ bồm bộp rất
đau. Liệu con trai tôi đã hiểu gì chưa để dạy dỗ và
phải dạy như thế nào để cháu bỏ tính đánh người
khác? (Phạm Ánh Nguyệt)

Không chỉ đánh mẹ mà ai cháu cũng đánh, kể cả lúc
vui lẫn lúc tức giận. Tôi cũng thử dạy bằng cách khi
thấy cháu đánh người khác tôi lập tức quát nhẹ và


đánh vào tay nhưng cháu chỉ cười và đánh lại tôi như
một trò chơi vậy. Tôi phải làm sao?

Trả lời:

Chào anh chị!

Chúng tôi xin chia sẻ khó khăn trong cách ứng xử của
trẻ với anh chị. Trẻ nhỏ có những hành vi như đánh
người khác thường là do sự tập nhiễm từ môi trường
xung quanh, đặc biệt là khi ở đó có nhiều hành vi bạo
lực (từ phim ảnh, các câu chuyện và cả những hành


vi bạo lực giữa các thành viên trong gia đình…).

Việc anh chị “trừng phạt” trẻ bằng lời nói (quát mắng)
và hành vi bạo lực (đánh vào tay con) thì khó có thể
giảm bớt tính hay đánh người của bé và nhiều khi lại
làm nó tăng thêm. Lúc bị đánh, cháu cười và đánh lại
bố, mẹ như một trò chơi sẽ không tốt vì khi đó trẻ
không hiểu hành vi của mình hay nó đã là thói quen
và thậm trí trở thành “hành vi vô thức”.

Với trẻ 14 tháng tuổi, không biết gia đình đã dạy dỗ
trẻ như thế nào, chúng tôi chỉ xin đề xuất vài cách để
anh chị tham khảo:

- Tránh cho trẻ tiếp xúc, nhìn thấy những hành vi bạo
lực từ môi trường xung quanh (phim ảnh, gia đình,
lớp học, cộng đồng làng xóm)

- Tránh việc trừng phạt trẻ bằng một hành vi bạo lực
khác của người lớn mà thay vào đó, gia đình nên
phản ứng lại bằng những lời nói nhẹ nhàng và luôn
có những cử chỉ thể hiện tình cảm âu yếm, yêu
thương người khác.

- Cần thực hiện những điều này một cách thường
xuyên để hình thành thói quen, hành vi tích cực cho
trẻ.

×