Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Làm gì khi đồng nghiệp “lấn sân”? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.18 KB, 4 trang )

Làm gì khi đồng nghiệp “lấn
sân”?
Dù ở bất cứ vị trí nào, cũng thật khó chịu khi ai đó cứ hay “chành choẹ”, can thiệp
vào công việc của mình. Bạn làm gì để bảo vệ “chủ quyền lãnh thổ” và cư xử hợp
lý những đồng nghiệp “lấn sân” này đây?

Làm gì khi đồng nghiệp “lấn sân”? (Ảnh minh hoạ)
1. Tránh chát chít, tiếp xúc quá nhiều
Một người láu cá thường hay xuất hiện khi bạn đang làm việc, hỏi dăm ba câu
chuyện làm quà, tỏ thiện chí muốn giúp đỡ. Nhưng bạn hãy chú ý nhé, có thể họ
“dòm ngó” xem bạn đang làm gì, làm như thế nào, chờ thời cơ để thực hiện mưu
đồ can thiệp vào công việc của bạn đấy!
Nếu bạn cảm thấy ai đó cứ “lởn vởn” quanh bạn không có mục đích, hãy lịch sự
nhưng kiên quyết bảo họ chờ đến giờ nghỉ thì chát chít sau. Tránh thân thiện quá
với những người chỉ biết lợi dụng bạn.
2. Lưu trữ mọi thứ
“Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”. Hãy lưu trữ hồ sơ công việc hoàn thành mỗi
ngày. Nếu bạn làm việc trên máy tính, nhớ cài đặt password bảo vệ, phòng có kẻ
muốn ăn cắp bản quyền hoặc phá hoại thành quả bạn làm được. Có thể sao chép ra
đĩa, cất giữ cẩn thận. Và phải cẩn thận hơn nếu công việc cần đến sự giúp đỡ của
những đồng nghiệp này.
3. Đặt giới hạn
Nếu như đồng nghiệp muốn thuyết phục bạn làm gì đó theo hướng khác, hãy nói
“Cảm ơn” và đưa ý kiến của riêng mình. Nếu người đó vẫn muốn can thiệp, hãy
khẳng định cho người đó biết bạn đã thoả mãn với phương án của mình, và sẽ cân
nhắc ý kiến đó vào lần sau.

Hãy tỏ lòng biết ơn nếu như đồng nghiệp giúp đỡ bạn một cách tích cực (Ảnh
minh hoạ)
Tuy nhiên, bạn cần biết phân biệt lẽ phải, hãy tỏ lòng biết ơn nếu như đồng nghiệp
giúp đỡ bạn một cách tích cực, làm cho công việc của bạn tiến triển.


4. Tránh xung đột
Tránh xung đột hoàn toàn không phải điều dễ khi mà sự can thiệp ở mức báo
động. Tuy nhiên, bạn hãy luôn tỉnh táo nhé, nhỡ may xung đột chính là một phần
kế hoạch của những kẻ thích “dính mũi” vào chuyện người khác thì sao? Thế thì
vô tình bạn là người “nối giáo cho giặc” rồi.
5. “Mách” sếp
Khi tình hình quá tồi tệ, hãy bày tỏ với người trực tiếp quản lý mình, để công việc
được điều hoà hợp lý. Bạn có thể đề nghị chuyển phòng để tránh tiếp xúc với
những đồng nghiệp huyênh hoang này. Nếu không vẫn cứ nói để mọi việc được
tường minh khi có rủi ro bất trắc xảy ra.

×