Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Mẹo trả lời những thắc mắc tế nhị của trẻ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.16 KB, 5 trang )

Mẹo trả lời những thắc
mắc tế nhị của trẻ

Tại sao lại có em bé
trong bụng mẹ? Sao bố
mẹ lại không mặc quần
áo? Tại sao con có
chim còn bạn Thỏ thì
không? Nhiều câu
hỏi cắc cớ của con
khiến bạn lúng túng mà
không thể "trốn chạy".

Sẽ không ít lần bạn phải đỏ mặt khi đứa con tuổi
mầm non và đầu tiểu học đặt ra những câu hỏi như
trên. Trả lời thật thì không ổn, lờ đi thì trẻ sẽ không
buông tha. Nếu trả lời qua quýt, tỏ ra lúng túng hay


gắt rằng không được hỏi những câu như vậy, con
bạn sẽ ấm ức và có thể hình thành những ấn tượng
xấu, quan điểm sai lệch về lĩnh vực nó hỏi.
Cách ứng xử hợp lý trong tình huống này, theo tiến sĩ
Nguyễn Công Khanh, chuyên gia tâm lý trường mầm
non Hoàng Gia (Đội Cấn, Hà Nội), là phải nghiêm túc
chấp nhận thắc mắc của trẻ. Bạn có thể vặn lại: "Sao
con lại hỏi thế" nhằm xác định nó có thực sự muốn
biết không, và muốn biết đến đâu. Trong nhiều
trường hợp, trẻ nêu ra vấn đề chỉ là do nghe bạn
khác hỏi, và không trả lời được.
Sau đó, bạn nên trả lời theo kiểu đá quả bóng khó về


phía con: "Thế theo con thì tại sao/thế nào?". Trẻ sẽ
trình bày cách lý giải ngây thơ của mình và khi nghe
con nói, có thể bạn sẽ thở phào vì sự việc không
nghiêm trọng như bạn tưởng.
Và trừ trường hợp trẻ đưa ra câu trả lời bậy bạ do
ảnh hưởng từ ai đó, bạn nên chấp nhận cách giải
thích của con, vì ở lứa tuổi này bé chưa cần biết đến
sự thật theo khía cạnh logic khoa học. Trẻ sẽ lý giải
sự việc theo logic xúc cảm của mình.
Sau đó, nếu trẻ vẫn muốn có câu trả lời của bố mẹ,
bạn hãy coi đây là cơ hội để phát triển trí tuệ cảm xúc
cho con bằng cách "bịa" ra một câu chuyện, có yếu tố
thần kỳ càng tốt, lồng vào đó cảm xúc, tình yêu. Bạn
không cần băn khoăn về "sự thật" vì có giải thích đến
cùng, trẻ cũng không hiểu được. Mặt khác, sự thật
trần trụi lúc này sẽ không có ích cho trẻ. Trong quá
trình lớn lên, trẻ sẽ tiếp nhận các cách giải thích mới
ngày một sát với thực tế một cách tự nhiên.
Bạn có thể sáng tạo ra muôn hình vạn trạng cách để
trả lời các câu hỏi khó của con, sau khi tham khảo
một số ví dụ của tiến sĩ Nguyễn Công Khanh:
Tại sao con lại xuất hiện trong bụng mẹ?
Mẹ và bố yêu nhau. Và để cho tình yêu ấy thêm gắn
bó, cần có một em bé xuất hiện. Vì thế, khi bố mẹ ôm
hôn nhau, một vị thần hiện lên bảo: "Ta sẽ ban cho
các ngươi một điều kỳ diệu". Vị thần bảo bố mẹ nhắm
mắt lại rồi thổi vào bụng bố một hạt cát, rồi lại thổi nó
sang bụng mẹ. Hạt cát ấy chính là con, lúc đó còn bé,
sau lớn dần lên. Vị thần dặn rằng con sẽ ở trong bụng
mẹ 9 tháng 10 ngày, và bố phải luôn yêu thương

chăm sóc mẹ thì con mới ra đời được.
Và thế là con xuất hiện. Con thấy đấy, bố yêu con,
mẹ cũng yêu con, vì thế con trở thành cầu nối giúp bố
mẹ yêu nhau hơn.
Tại sao con có chim còn bạn Thỏ thì không?
Ngày xửa ngày xưa, khi Thượng đế nặn ra các bé
trai, bé gái, ngài quên không tạo ra nơi thoát nước
nên các em sau khi uống nước nhiều không đi tè
được, rất bức bối khó chịu. Thượng đế bèn bảo"Ta
sẽ ban cho một 'dụng cụ' để thoát nước, và tùy các
ngươi chọn hình dáng".
Các cậu con trai nghịch ngơm vốn rất thích những đồ
chơi như cây gậy, con rắn nên đã xin Thượng đế
ban cho một vật có hình dáng tương tự. Còn các cô
bé thích chơi vỏ sò, vỏ hến nên đã xin ban cho một
vật giống như thế.
Tại sao bố mẹ lại cởi trần ôm nhau? (trẻ thức dậy
bắt gặp bố mẹ đang "yêu")
Lúc con ngủ say, một đàn rận đã chui vào áo mẹ, mẹ
bắt con này thì có con khác chui vào. Vì thế mẹ phải
cởi quần áo ra để bắt. Rồi bố bắt giúp mẹ và cũng bị
đàn rận chui vào người. Thế nên bố mẹ phải bắt rận
cho nhau.
Tiến sĩ Khanh cho biết, qua thực tế của nhiều phụ
huynh, cách giải thích tương tự cho tình huống khó
xử này đều khiến trẻ hài lòng và sau đó quên đi,
không đặc biệt chú ý đến những gì chứng kiến nữa.

×