Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những đứa trẻ đòi hỏi pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.02 KB, 5 trang )

Những đứa trẻ đòi hỏi

Con bạn có phải là một đứa
trẻ hay đòi hỏi?

Không có gì là bất thường khi
có một số cách khác nhau trẻ
em đưa ra đòi hỏi ở độ tuổi 2-
4. Hành vi này thường được
xem như một bài kiểm tra đối
với cha mẹ. Những đứa trẻ đòi
hỏi thường là đang tìm kiếm
sự kiểm soát hay có thể đang
đối mặt với một vài vấn đề
căng thẳng trong cuộc sống
của chúng. Phụ huynh, những người không có xu hướng từ
chối các yêu cầu không chính đáng có thể chỉ làm gia tăng
những hành vi tương tự như thế ở trẻ và cho phép trẻ ngày
càng nhận định sai lầm về giá trị vật chất cùng lòng tự


trọng.

Ngoài ra, điều này cũng có thể nuôi dưỡng tư tưởng hưởng
thụ đòi hỏi sẵn khi trẻ bước vào tuổi thiếu niên, cảm giác
chúng "có quyền" và nhận được "bổn phận" từ cha mẹ bất
cứ thứ gì mà đòi hỏi của chúng đưa ra. Trẻ cần phải học
ngay từ sớm trong cuộc sống rằng: Cần có sự cân bằng giữa
cho và nhận.

Phụ huynh có thể làm gì?



•Ngồi với con và trao đổi về sự khác nhau giữa hành vi đòi
hỏi và một yêu cầu lịch sự, một lời thỉnh cầu nhã nhặn. Sẽ
là phù hợp cho một phụ huynh giúp con biết cha mẹ đang
bị đòi hỏi và trẻ cần thay đổi cách nói, hoặc thay đổi sắc
thái nói khi đưa ra yêu cầu xin bố mẹ cái gì đấy.

• Giúp trẻ biết rằng có những yêu cầu của chúng nhận được
câu trả lời CÓ, và có những yêu cầu sẽ nhận được trả lời
KHÔNG. Việc nhận được câu trả lời KHÔNG là điều tự
nhiên nếu đòi hỏi không phù hợp.

• Điều quan trọng đối với các bậc cha mẹ là làm mẫu các
câu nói yêu cầu phù hợp khi giao tiếp với người khác. Bố
mẹ hướng dẫn trẻ mẫu câu và cách sử dụng đúng lúc, đúng
sắc thái trước mắt trẻ là phương pháp tốt nhất thúc đẩy,
củng cố hành vi này ở trẻ. Đồng thời ghi nhớ: làm gương
cho trẻ, nói với trẻ theo cách mà bạn muốn chúng nói với
chính bạn.

• Dạy cho trẻ cách nói lịch sự: "Xin vui lòng" và "Cảm ơn"

• Giữ bình tĩnh, không thể hiện sự sửng sốt bất ngờ khi con
bạn đưa ra những đòi hỏi vô lý. Sau đó nói: "Còn có cách
nào khác để con có thể nói điều đó không?". Đôi khi trẻ
không biết rằng chúng chưa biết cách nói phù hợp, hoặc đòi
hỏi của mình là vô lý.

• Không nhượng bộ những đòi hỏi quá đáng của trẻ.


• Phớt lờ những hành vi đòi hỏi của trẻ. Đáp lại những nhu
cầu đề nghị chính đáng của con. Theo thời gian, việc đáp
ứng những hành vi chính đáng sẽ tăng cường những cách
cư xử tốt theo hướng đúng đắn bạn mong đợi.

• Trao đổi với vợ/chồng bạn hay những người lớn khi hành
vi cư xử của trẻ có khuynh hướng đòi hỏi, kích động mạnh.
Điều này sẽ ngăn đứa trẻ không đưa ra những yêu cầu vô lý
với những người khác.

• Chắc chắn rằng con bạn nhận được sự quan tâm của bạn
khi chúng cư xử phù hợp. Những đứa trẻ đòi hỏi hay thể
hiện qua hành vi cư xử để có được sự chú ý của cha mẹ.

• Trước khi đưa trẻ tới một cửa hàng hay khu thương mại,
hãy cùng trẻ xem lại mục đích của chuyến đi, bạn định mua
những gì, mong muốn của trẻ là gì, bạn và trẻ cùng trông
đợi điều gì? Hoàn toàn phù hợp khi bạn nghiêm túc cho trẻ
biết: "Chúng ta sẽ không có tiền mua những đồ chơi cho
con trong chuyến đi này đâu!"

• Hãy giúp con bạn hiểu rằng sẽ không thích hợp khi đưa ra
những đòi hỏi với cha mẹ trước mặt bạn bè chúng hay ở nơi
công cộng. Đưa ra nguyên tắc trong gia đình: "Khi con đưa
ra đòi hỏi với bố hay mẹ trước mặt bạn bè của con, câu trả
lời cho tất cả yêu cầu đó luôn luôn sẽ là KHÔNG"

• Không trừng phạt thể chất trẻ để khi trẻ đưa ra đòi hỏi.
Điều này chỉ tác động tiêu cực thêm tới trẻ, khiến chúng
ngày càng đưa ra đòi hỏi theo những hướng khác trong các

giai đoạn lớn lên sau này. Ghi nhớ: hãy giữ bình tĩnh.

×