Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Các loại hình nguồn gốc của mỏ thiếc doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.39 KB, 2 trang )

Các loại hình nguồn gốc của mỏ thiếc:
• Mỏ pegmatit
• Mỏ skarn
• Mỏ nhiệt dịch
• Sa khoáng
Mỏ pegmatit
- Các thể pecmatit chứa thiếc có dạng tấm, ổ, thấu kính hoặc hiếm hơn là
dạng ống.
- Thành phần khoáng vật: casiterit cộng sinh với beryl, tantalit, columbit và
khoáng vật chứa Li
- Kiểu này gặp ở Liên Xô (Trung Á), Ruanda, Zair, Brazin. Chúng là
nguồn cung cấp vật liệu để tạo mỏ sa khoáng. Ở Việt Nam gặp ở Kim
Cương (Hà Tĩnh), ngoài casiterit có tantalit và columbit.
- Quy mô nhỏ, hàm lượng Sn trong quặng nghèo dưới 0,1% nên không có ý
nghĩa công nghiệp
Mỏ skarn
- Thân quặng thường có dạng vỉa thay thế trao đổi, mạch không đều, dạng ống.
- Thành phần khoáng vật: casiterit xâm tán trong skarn – granat, diopxit,
tremolit, clorit, epidot, fluorit… lẫn sulfur pyrit, pyrotin, sfalerit,
chalcopyrit, stanin và các khoáng vật Bi
- Ở Trung Quốc loại hình mỏ này liên quan với granit porphyr.
- Loại hình này ít phổ biến và có ý nghĩa thứ yếu đối với Sn.
Mỏ nhiệt dịch
Trong kiểu mỏ này chia ra các thành hệ quặng:
 Thạch anh – Casiterit
- Liên quan với các thành tạo granit axit và siêu axit bị biến đổi sau magma,
chủ yếu thành tạo ở dưới sâu, đôi khi sâu trung bình.
- Mỏ có dạng stock, mạch.
- Thành phần khoáng vật: thạch anh, casiterit, cùng với topaz, turmalin, fluorit,
micafluor và liti.
- Gặp ở Malaysia, đông nam Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan. Ở nước ta


điển hình là mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng)
- Là nguồn quan trọng cung cấp thiếc
Theo Leviski O.D phân chia các phụ kiểu:
 Thành hệ greizen
 Casiterit – felspat – thạch anh
 Casiterit – thạch anh
 Silicat – Casiterit (kiểu nguồn gốc sâu và kiểu nông – á phun trào)
- Quặng silicat – casiterit nguồn gốc nhiệt dịch sâu gồm: tuamalin, clorit,
pyrotin, casiterit, arsenopyrit, sfalerit, chalcopyrit, galenit, một ít wolframit,
seelit.
- Quặng silicat – casiterit nguồn gốc á phun trào thường chứa tuamalin, clorit,
fluorit, casiterit, fecberit, monazit, xenotim và nhiều sunfostanat (tilit sunfo
muối Pb).
- Phổ biến ở Zabaican (Liên Xô), Anh, Úc, Nam Phi. Ở nước ta gặp ở vùng
Sơn Dương, một ít ở Tây Nghệ An. Ở nước ta thành hệ silicat – casiterit phổ
biến ở Sơn Dương
 Sulfur – Casiterit (nguồn gốc dưới sâu và phun trào)
- Thành tạo liên quan với các đá xâm nhập axit – granitoit có tính bazơ cao
hơn: granodiorit và cả diorit thạch anh.
- Thành phần khoáng vật: casiterit đi cùng với các khoáng vật sulphur của
sắt, đồng, chì, kẽm và các kim loại khác (clorit, turmalin sắt – magnetit,
granat, pyroxen và một vài khoáng vật khác)
- Gặp ở Bolivi, nam Trung Quốc, Sibiri, Trung Á (Liên Xô cũ). Ở nước ta
thành hệ casiterit – sulfur phổ biến ở vùng Quỳ Hợp – Nghệ An và Sơn
Dương – Tuyên Quang
- Có giá trị công nghiệp.
Sa khoáng
- Bao gồm sa khoáng eluvi, deluvi, aluvi. Ngoài Sn còn khai thác kèm W,
Au, Ta.
- Mỏ sa khoáng phổ biến ở nước Đông Nam Á: Malaysia, Indonesia, miền

nam Trung Quốc, Phần Lan, Úc. Ở nước ta loại sa khoáng casiterit có ý
nghĩa công nghiệp quan trọng (Tĩnh Túc, Sơn Dương, Tây Nghệ An).
- Loại này có ý nghĩa quan trọng về trữ lượng và sản lượng khai thác quặng
casiterit trên thế giới.

×