Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀTHI THỬ TNTHPT2010-Môn Ngữ Văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.37 KB, 3 trang )

ĐỀ THI
Thời gian 150 phút
I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH(5,0điểm)
Câu 1: (2,0điểm)
Qua phần trích tác phẩm Số phận con người( sách Ngữ Văn 12) anh(chị) hãy nêu những nét mới
của tác giả M.Sô-lô-khốp trong việc mô tả cuộc sống của nhân dân Liên Xô trong và sau cuộc
chiến tranh vệ quốc.
Câu 2:(3,0điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn (khỏang 400từ) trình bày suy nghĩ của anh(chị) về lòng vị tha trong
cuộc sống.
II.PHẦN RIÊNG(5.0ĐIỂM)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (Câu 3a hoặc câu 3b)
Câu 3a. Theo chương trình chuẩn
Anh(chị) hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
Mình đi,có nhớ những ngày,
……………………………
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?
(Ngữ Văn 12, tập 1,NXB Giáo dục,2008,tr110)
Câu 3b. Theo chương trình Nâng cao
Anh(chị) hãy phân tích hình tượng nhân vật cụ Mết trong truyện ngắn Rừng Xà Nu của Nguyễn
Trung Thành và bình luận câu nói của nhân vật: :Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo.”
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH(5,0điểm)
Câu 1: (2,0điểm)
a.Yêu cầuvề kĩ năng:
Thí sinh biết trình bày kiến thức văn học sử một cách chuẩn xác, ngắn gọn,, khúc chiếc và có hệ
thống.
b.Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý chính sau:
-Tác giả đã nhìn thẳng vào sự thật cuộc sống, không né tránh những mất mát đau thương của
nhân dân Xô Viết trong và sau cuộc chiến tranh vệ quốc.


-Qua tác phẩm, nhà văn cho ta thấy con người Nga không chỉ anh hùng trong chiến đấu bảo vệ
tổ quốc mà còn anh hùng ngay cả trong cuộc sống đời thường, đặc biệt là những năm sau chiến
tranh với bao hậu quả nặng nề, bao khó khăn thử thách.
c.Cách cho điểm:
-Điểm 2: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
-Điểm 1: Trình bày được nửa yaêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
-Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc.
Câu 2:(3,0điểm)
a.Yêu cầu về kĩ năng:
-Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội.
-Kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b.Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khac nhau, nhưng cần
chân thành, nghiên túc và đúng đắn.Cần nêu bật được các ý chính sau:
-Vị tha là biết sống vì người khác, quên mình để chăm ló, giúp đỡ, hi sinh cho mọi ngưới.Lòng
vị tha chính là biểu hiện cao đẹp nhất của phẩm chất nhân hậu ở con người.
-Cuộc sống rất cần lòng vị tha của con ngưới.Nhờ lòng vị tha, con người mới có được đức hi
sinh, tinh thần xả thân, mới có thể cưu mang, đùm bọc nhau, mới chiến thắng được tư tưởng vị
kỉ, cá nhân chủ nghĩa.
-Rút ra bài học nhận thức và hành động về việc tu dưỡng bản thân.
c.Cách cho điểm:
-Điểm 3:Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
-Điểm 2: Trình bày được nửa yaêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
-Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.
-Điểm 0:Hoàn toàn sai lạc.
II.PHẦN RIÊNG(5.0ĐIỂM)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (Câu 3a hoặc câu 3b)
Câu 3a. Theo chương trình chuẩn
a.Yêu cầu về kĩ năng:
-Biết cách làm bài văn nghị luận phân tích thơ

-Kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b.Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết vế Tố Hữu và bài thơ VBắc, thí sinh có thể trình bày theo nhiều
cách, nhưng cần làm rõ nội dung và nghệ thuật cuả đoạn thơ với các ý chính sau:
-Nội dung:
+Tấm tình thương nhớ dánh cho cảnh vật và con người VB, mảnh đất mà mỗi địa danh đều tràn
ngập kỉ niệm cách mạng và kháng chiến.
+Niềm tự hào về con ngươiì VBắc ân tình, chung thủy, giàu lòng yêu nước và cách mạng.
-Nghệ thuật:
+Thể thơ lục bát, âm điệu tha thiết, sâu lắng.
+Hình ảnh, từ ngữ chọn lọc, các phép tu từ: nhân hóa, liệt kê, điệp từ,…
c.Cách cho điểm:
-Điểm 5:Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
-Điểm 3: Đáp ứng được khoảng nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
-Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.
-Điểm 0:Hoàn toàn sai lạc.
Câu 3b. Theo chương trình Nâng cao
a.Yêu cầu về kĩ năng:
-Biết cách làm bài văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm
-Kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b.Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về Nguyễn Trung Thành và Rừng Xà Nu, thí sinh có thể trình bày
theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ nội dung và nghệ thuật cuả hình tương nhân vật cụ Mết với
các ý chính sau:
-Nội dung:
+Cụ Mết là một già làng, có cốt cách và những phẩm chất truyền thống tiêu biểu của người Xô
Man. Cốt cách và những phẩm chất này cáng được thể hiện rõ trong cuộc chiến đấu chống Mĩ.
+Câu nói” Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo” vửa thể hiện phẩm chất tinh thần của cụ
Mết, vừa toát lên chân lí của thời đại chống Mĩ.
-Nghệ thuật:

+Hình tượng nhân vật được khắc hoạa bằng bút pháp sử thi, gợi lên dáng dấp những nhân vật
anh hùng trong các bản trường ca Tây Nguyên.
+Miêu tả nhân vật vối những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ chọn lọc, gợi lên được tính cách, phẩm
chất tinh thần của nhân vật,…
c.Cách cho điểm:
-Điểm 3:Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
-Điểm 2: Đáp ứng được khoảng nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
-Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.
-Điểm 0:Hoàn toàn sai lạc.

×