Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nói chuyện trước đám đông pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.58 KB, 5 trang )

Nói chuyện trước đám đông
(Public speaking)
Posted on Tháng Năm 25, 2009 by Trần Đình Hoành

Nói chuyện trước đám đông (public speaking) là một kỹ năng rất tốt
để có. Nó có thể giúp ta rất nhiều trong những công việc liên hệ đến
nhiều người, và trong một số công việc thì đó là kỹ năng cần thiết.
Tuy nhiên, nếu ta chưa từng nói trước đám đông, thì cũng thực là
khó, phải không các bạn? Hôm nay mình sẽ nói về kỹ năng này một
tí, đặc biệt là cho các bạn chưa quen việc này.

Nếu bạn phải nói chuyện trước một đám người là run lẩy bẩy, và
quên hết ngôn ngữ, nói không ra tiếng, thì cũng không sao. Đó chỉ là
phản ứng tự nhiên thôi. Khi ta sợ, adrenaline bơm vào máu rất mạnh
và sinh ra đủ loại phản ứng tâm sinh l y’, cũng như nhiều người thấy
trộm vào nhà thì đơ lưỡi. Chỉ cần luyện tập một thời gian thì quen
thôi.
Trước hết, hãy ghi nhớ một vài qui luật căn bản này nhé:

1. Càng quen thì càng dễ nói.
Nếu mình biết và hiểu đa số khán
giả, thì dễ hơn là nói với một nhóm khán giả lạ hoắc. Nếu mình
quen thuộc với chỗ mình nói (hội trường, phòng họp, v.v…) thì
càng dễ nói.

2. Càng nắm vững vấn đề thì càng dễ nói.
Nếu mình đã làm
khoảng vài ngàn cái bánh xèo rồi, thì nói về bánh xèo dễ hơn là mới
làm chỉ 2 cái trong đời và phần còn lại là chỉ đọc trên Internet

3. Môi trường càng thoải mái thì càng dễ nói.


Nếu căn phòng
nóng quá, lạnh quá, ồn quá, hay ánh sáng của đèn quay phim cứ rọi
thẳng vào mắt mình, thì làm cho công việc mình khó khăn hơn
nhiều.



4. “Nói trước công chúng” không phải là “đọc trước công
chúng.”
Bây giờ bạn bắt đầu thực tập nhé.
Thực tập hiệu quả là phải có một nhóm bạn tập chung với mình, như
vậy thì mới có “đám đông” để thực tập. Cho nên nếu vài bạn thành
lập một Public Speaking Club cũng là việc nên khởi đầu.
• Các buổi đầu tiên nên rất dễ dàng, và chỉ nên nói về những gì có
sẵn trong đầu thôi. Ví dụ: Mọi người ngồi vòng tròn, rồi thay phiên
nhau mỗi người nói về những việc đã làm trong ngày chủ nhật vừa
qua.
• Đến mức cao hơn, thì đứng cao hơn khán giả, và xa khán giả,
nhưng sau một cái bục, hay cái bàn nhỏ, để mình không bị thừa thải
tay chân. Nói về vấn đề nào đó đòi hỏi một tí chuẩn bị và sắp xếp,
như dạy mọi người làm bánh xèo, hay trình bày trận Điện Biên Phủ.
Lúc này bạn sẽ cần một vài “ghi chú” để nhớ mọi chi tiết phải nói.
Các ghi chú này chỉ nên viết rất sơ sài, như một dàn bài nhỏ. Lúc
nói mang theo cây bút và dàn bài, nói xong mục nào dùng cây bút
đánh dấu mục đó.
• Một cách thực tập khác cũng dễ và hay là nói về những tấm hình
bạn chụp. Nếu có máy projector rọi hình lên tường, bạn cầm cây
thước chỉ và giải thích về các tấm hình cho mọi người.
• Tập “phát âm với hùng lực”: Viết một câu ngắn, đứng xa khán giả
khoảng mười mấy hai chục thước, và đọc câu đó rất to để mọi người

đều có thể nghe rõ được.
Cứ tập như vậy thì cũng phải tốn một mớ thời gian rồi. Còn nhiều
kỹ thuật và nghệ thuật khác, chúng ta sẽ nói từ từ. Các bạn có thắc
mắc thì cứ hỏi nhé.

×