Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đông y trị bệnh chuyển bào doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.27 KB, 4 trang )

Đông y trị bệnh chuyển bào

Chuyển bào là bệnh của phụ nữ có thai 7 - 8 tháng hay tiểu tiện từng giọt, không
thông, bụng dưới trướng đau căng tức; nếu đi tiểu được thì đỡ đau. Trong điều trị
tùy thể mà có các phương pháp chữa khác nhau.
Chứng khí hư
Triệu chứng: Có thai đi đái từng giọt không thông hoặc đái luôn mà ít, rốn và bụng đau
căng trướng, mặt trắng bệch, khí đoản tim hồi hộp, đầu choáng váng, tinh thần mệt mỏi,
sức lực kém, đại tiện không khoan khoái, chất lưỡi nhợt rêu mỏng. Mạch hư nhược mà
hoạt.
Nguyên nhân do thể chất vốn yếu khí trung tiêu suy kém, không thể nâng thai lên được,
thai sa xuống đè nghẹt bàng quang. Hoặc phế khí hư yếu không chuyển thấu xuống bàng
quang làm thuỷ đạo không thông lợi.
Phép chữa: bổ khí, điều khí để nâng thai lên.
Dùng bài Cử thai tứ vật thang: Đương quy, bạch thược, thục địa đều 8g; xuyên khung,
nhân sâm đều 4g; bạch truật 12g; trần
bì 6g; thăng ma 4g. Sắc uống.
Chứng thận hư
Triệu chứng: Có thai đi đái luôn mà
ngắn, tiếp đó lại đi đái không thông,
bụng dưới đầy trướng mà đau, nằm
không được sắc mặt xám tay chân
sưng phù thân thể mệt mỏi, đầu
choáng, sợ lạnh, lưng và chân rũ mỏi,
đại tiện lỏng hoặc mờ sáng đi tiết tả,
chất lưỡi nhợt rêu mỏng. Mạch trầm trì hoặc trầm hoạt vô lực.
Nguyên nhân do thận khí không đủ để làm ấm dương khí của bàng quang, công năng hóa
khí hành thủy bị ảnh hưởng mà mất điều hoà.

Cháo bầu dục tốt cho phụ nữ mang thai tiểu tiện
khó, tiêu hóa kém.


Phép chữa: Ôn thận hoá khí thông thuỷ dịch
Dùng bài: Bát vị địa hoàng hoàn. Thục địa 32g, hoài sơn 16g, sơn thù 16g, đan bì 12g,
trạch tả 12g, bạch phục linh 12g, quan quế 4g, phụ tử 4g. Sắc uống. Hoặc tăng liều lượng
của mỗi vị lên gấp 3-4 lần, phơi khô, tán bột hoà mật ong làm viên bằng hạt ngô đồng
(0,3g) Mỗi lần uống 15-20 viên với rượu, ngày uống 2 lần.
Chứng thấp nhiệt
Triệu chứng: Có thai vài tháng đi đái vàng ngắn, kế đó thì bị lại, bụng dưới trướng đau,
nằm ngồi không yên, sắc mặt ửng đỏ, tâm phiền, trong nóng, đầu nặng, mặt tối sầm,
miệng đắng đại tiện táo bón, hoặc ỉa lỏng mà không khoan khoái, chất lưỡi hơi đỏ, rêu
trắng hoặc vàng nhớt. Mạch hoạt sác.
Nguyên nhân do lo lắng, uất giận, hoặc ăn nhiều chất béo bổ uất lau hoá nhiệt; thấp nhiệt
dồn xuống bàng quang, nhiệt uất khí kết làm đường nước không thông lợi.
Phép chữa: Thanh nhiệt trừ thấp.
Dùng bài Tam bổ hoàn: hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm đều 12g, gia thêm hoạt thạch
12g. Phơi khô, tán nhỏ, hoà mật ong tán nhuyễn làm viên bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần
uống 15 viên
Chứng khí trệ
Triệu chứng: Có thai 7 - 8 tháng, đái không thông, bụng dưới trướng căng, đau, lòng bứt
rứt nằm không được, ăn uống bình thường, rêu lưỡi bình thường. Mạch trầm huyền.
Nguyên nhân do ăn no rồi dùng sức mang nặng hoặc nín đái lâu, khí bức bách vào bọng
đái làm uất trệ không thông.
Phép chữa: điều khí, hành trệ.
Dùng bài Phân khí ẩm: trần bì 4g, phục linh, bán hạ, cát cánh, đại phúc bì, tử tô ngạnh,
chỉ xác, bạch truật, sơn chi sao mỗi vị đều 4g gia thêm sài hồ 4g, bạch thược 4g, cam thảo
2g. Sắc uống.
Các món ăn thức uống hỗ trợ chữa bệnh
Có thai đi tiểu không thông lợi: hoạt thạch 6g,
nghiền bột uống với nước sôi đê ấm. Ngoài ra
còn dùng mã đề 8g giã nát đắp rốn. Hoặc 1
chén nước bí đao hoà với 1 chén mật ong chia

uống nhiều lần.
Đi tiểu khó khăn, chóng mặt hoa mắt đau lưng
mỏi gối: Bột đậu tương 10g, cật lợn 50g, đỗ
trọng 10g, gừng, giấm, dầu ăn, tỏi, muối, tiêu,
rượu mỗi thứ một ít.
Cắt đôi cật lợn, bỏ lớp trắng bên trong, bỏ ngâm trong tô nước muối loãng đê khoảng 15
phút. Gừng rửa sạch cạo vỏ cắt lát, tỏi bỏ vỏ bằm nhuyễn để sẵn. Bỏ đỗ trọng vào nồi nấu
cho đặc rồi đổ rượu cùng dầu ăn, bột đậu, tỏi bằm nhuyễn vào trộn đều. Vớt cật lợn trong
tô nước muối ra, rửa sạch để ráo nước rồi cắt miếng mỏng, đặt chảo lên bếp, chế ít dầu
ăn, khi dầu sôi bỏ tỏi vào cho thơm, lấy cật xào sơ qua với vài lát gừng. Trút đỗ trọng đã
nấu vào với cật lợn, trộn đều, khi cật vừa chín tới, rưới thêm nước vào và cho thêm tí
muối, nếm vừa ăn, rồi nấu tiếp vài phút nữa rắc ít bột hạt tiêu vào là ăn được. Ăn liên tục
10 ngày, mỗi ngày 1 lần.
Tiểu tiện khó, tiêu hoá kém: ăn cháo cật lợn ý dĩ.
Cật lợn 2 cái, ý dĩ (bo bo) 20g, đảng sâm 10g, gạo thơm 20g, gia vị vừa đủ, gừng rửa
sạch cạo vỏ cắt sợi nhỏ, lá hành cắt khúc để sẵn, cọng hành giã nhuyễn. Cắt đôi cật lợn
bỏ màng hôi, ngâm vào tô nước muối loãng 15 phút, xong cắt nhỏ vừa ăn rồi cho cọng
hành đã giã nhuyễn, ngũ vị hương, muối, tiêu bột trộn với cật lợn cắt nhỏ ướp cho thấm.
Rửa sạch đảng sâm, cắt nhỏ. Cho gạo thơm, đảng sâm, ý dĩ vào nồi đổ nước vừa đủ, nấu
cháo. Đun lửa to, khi cháo sôi thả cật lợn vào nấu chung rồi hạ nhỏ lửa, đun khoảng 30
phút nữa, cho muối và gừng cắt sợi vào là ăn được. Hằng ngày ăn vào buổi sáng hoặc tối.
Nước uống hàng ngày trị tiểu tiện không thông
- Rễ bồ công anh 30g (bỏ chỗ vỏ dày), vỏ bí đao già 60g, vỏ gừng 15g. Sắc nước uống.
Kiêng ăn muối.
- Đậu đỏ 30g, táo tầu 15 quả. Sắc nước uống.

Người bị tiểu tiện khó nên uống nước
râu ngô hằng ngày.
- Rễ hoa cúc trắng 1 nắm giã nhỏ vắt lấy nước uống với rượu nóng.
- Hạt rau cải 8g. Tán bột uống với nước cơm trong ngày.

- Sừng trâu một ít đốt thành thang tán bột uống với nước sôi, ngày 3 lần, mỗi lần 3 - 4g.
- Rễ cải bắp giã nát vắt lấy nước uống.
- Râu ngô tươi 35 - 40g (khô 12 - 15g) sắc nước uống.
Lương y Minh Chánh

×