Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Đông y trị chứng đau mắt docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.77 KB, 5 trang )

Đông y trị chứng đau mắt

Phong huyền xích nhãn nhân dân thường gọi là mắt toét, ứng với bệnh mắt
hột biến chứng. Phong huyền xích nhãn là chứng trạng xung quanh vành bờ mi
luôn luôn đỏ, nhiều gỉ, ngứa nhặm, sợ ánh sáng khiến cho bệnh nhân lúc nào cũng
phải dùng khăn để chặm nước mắt. Nếu ra gió lạnh thì ngứa nhặm, đỏ, chảy nước
mắt Đông y gọi là chứng Nghinh phong xích nhãn.
Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt ở tỳ vị hiệp với phong tà xâm nhập tại
chỗ như: gió lạnh, nước mưa hoặc rửa chung khăn mặt, hoặc nước rửa mặt hàng
ngày không đảm bảo vệ sinh... Tất cả các nguyên nhân trên làm cho vành mí mắt
sưng nhẹ, đỏ liên miên, chảy nước mắt, mắt nhiều gỉ, đau ngứa nhặm khó chịu, sợ
ánh sáng làm cho 2 mắt kèm nhèm nhìn lúc sáng lúc mờ không chuẩn xác. Đông y
chia 2 thể là phong huyền xích nhãn và nghinh phong xích nhãn. Dưới đây chúng
tôi xin giới thiệu một số bài thuốc điều trị tùy thể bệnh để bạn đọc tham khảo.

Phong huyền xích nhãn
- Triệu chứng: Xung quanh vành bờ mi luôn luôn đỏ, nhiều dử, ngứa nhặm,
sợ ánh sáng. Bệnh mới mắc trong mắt bình thường, không có màng mộng hoặc tia
máu, chảy nước mắt liên tục, thị lực không giảm. Bệnh lâu ngày mắt có thể có
màng mỏng hoặc dây máu do quá trình chặm dụi gây ra.
Thuốc uống: “Xuyên khung trà điều tán”: khương hoạt 4g, cam thảo 4g, tế
tân 4g, xuyên khung 16g, kinh giới 16g, bạch chỉ 16g, phòng phong 16g, bạc hà
32g.
Cách dùng: Các vị trên tán nhỏ. Mỗi lần uống 15g sau khi ăn với nước chè,
ngày uống 3 lần.
- Thuốc rửa mắt: “Kim tiền thang”: hoàng liên 8g, bạch mai 5 quả, tiền
đồng cổ 7 đồng.
Cách dùng: Ba vị trên + 200ml rượu gạo sắc kỹ để trong. Rửa mắt hàng
ngày.
- Châm cứu:
Châm tả: hợp cốc, lâm khấp, tình minh, ngoại quan, khúc trì.


Châm bổ: vị du, túc tam lý, phong long.
Nghinh phong xích nhãn
- Triệu chứng: Xung quanh vành bờ mi luôn luôn đỏ, nhiều dử, ngứa nhặm,
sợ ánh sáng, khi ra gió lạnh, hoặc bị nước mưa vào mắt mà gây ra. Bệnh mới mắc
trong mắt bình thường trong mắt không đỏ, không có dử.
- Thuốc uống: “Sài hồ tán”: Cam thảo 4g, cát cánh 10g, khương hoạt 10g,
kinh giới 100g, sài hồ 12g, xích thược 12g, phòng phong 12g, Sinh địa hoàng 16g.
- Cách dùng: Các vị trên sao giòn tán mịn tinh. Ngày uống 3 lần, mỗi lần
15g.
- Thuốc rửa mắt:
Sơ phong tán: Xích thược 2g, phòng phong 2g, hoàng liên 2g, nguyên hoa
tiêu 4g, quy vĩ 4g, khương hoạt 2g, ngũ bội tử 2g, kinh giới 8g.
Cách dùng: Các vị trên + 1000ml sắc lọc lấy 300ml. Rửa hàng ngày.
- Châm cứu:
Châm tả: khúc trì, hợp cốc, ngoại quan, phong trì, bách hội.
Châm bổ: tỳ du, vị du, túc tam lý, thủy phân, thái khê.
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ, đảm bảo nguồn nước tắm rửa sạch.
- Rửa mặt bằng nước sạch.
Vị trí huyệt
- Hợp cốc: nằm giữa kẽ ngón cái và ngón trỏ phía mu bàn tay, sát xương
ngón trỏ trên mu bàn tay.
- Khúc trì: Nằm tại điểm giữa đường nối cuối nếp nhăn khuỷu tay trong với
chỗ gồ lên phía ngoài của xương cánh tay khi co tay thành một góc vuông.
- Ngoại quan: Nằm giữa xương cổ tay và xương trụ cẳng tay, phía trên nếp
nhăn cổ tay ngoài 2 thốn.
- Bách hội: Tại điểm giữa đường nối vòng hai chóp tai.
- Thái khê: Tại điểm giữa đường nối lồi cao mắt cá trong và gân gót.
- Túc tam lý: huyệt nằm ở dưới đầu gối, cách hõm dưới ngoài xương bánh
chè ba khoát ngón tay (ngang một bàn tay) và cách bờ xương ống chân một khoát
ngón tay (khoảng 1,8 cm).

- Phong trì: ở chỗ lõm thẳng phía dưới trụ ụ chẩm và xương chũm.
- Phong long: dưới đầu gối 8 tấc.

×