Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Báo cáo "Miền đất Quảng Trị anh hùng" ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.25 KB, 28 trang )

Trường Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng
Khoa Thương Mại Du lịch


ĐỀ TÀI :
MIỀN ĐẤT QUẢNG TRỊ ANH HÙNG
GVHD : Th.s Trần Thị Nhi
Nhóm SVTH : Trần Khánh Chi
Nguyễn Thị Mai Ly
Võ Thị Bích Nga
Đỗ Tây Nguyên
Tiêu Thị Bích Tiền
Nguyễn Kí Viễn
Nguyễn Duy Vin
Lớp : 34K03.2
Chuyên Ngành : Quản trị kinh doanh du lịch-
dịch vụ
Đà nẵng, tháng 4 năm 2010
- 1 -
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
MIỀN ĐẤT QUẢNG TRỊ ANH HÙNG
I- Tổng quan về tỉnh Quảng Trị:
1, Vị trí địa lý:
Quảng Trị là một tỉnh duyên hải, ở vào cực bắc của vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung, nơi chuyển tiếp giữa hai miền Bắc – Nam. Ở phía Bắc, Quảng Trị giáp tỉnh Quảng
Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây giáp nước cộng hoà dân chủ nhân dân
Lào với đường biên giới khoảng 206 km; phía Đông là biển với chiều dài là 75 km.
Ở vào vị trí trung độ của cả nước, Quảng Trị là nơi mang tính đặc thù về lãnh thổ, khí hậu
của cả phía Bắc lẫn phía Nam; lại nằm trên các trục giao thông quan trọng cả về đường bộ
và đường sắt. Đó là một vị trí thuận lợi cho quá trình xây dựng nền kinh tế - xã hội ổn định,


hội nhập với khu vực và thế giới.
Tuy với một diện tích không rộng, người không đông nhưng do nằm ở vị trí chiến
lược quan trọng nên Quảng Trị đã và đang giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo vệ và khai
thác biển Đông, giao lưu giữa hai miền Bắc - Nam của đất nước cũng như lưu thông thuận
lợi với các nước phía tây bán đảo Đông dương, các nước khác trong khu vực Đông Nam Á
và thế giới qua Lao Bảo - hành lang quốc lộ số 9 ra cảng Cửa Việt.
2, Điều kiện tự nhiên:
a, Địa hình:
Diện tích Quảng Trị tuy không lớn nhưng địa hình lãnh thổ rất đa dạng, dốc từ Tây
sang Đông tạo thành 4 vùng địa lý tự nhiên: biển, đồng bằng, trung du và miền núi. Núi ở
Quảng Trị có độ cao từ 250 m – 2.000 m xen kẽ với các dải đồi cao thấp khác nhau, ăn sâu
vào lãnh thổ Việt Nam tạo ra Tây và Đông Trường Sơn.
b, Khí hậu:
Quảng Trị nằm ở phía nam của Bắc Trung Bộ, trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới ẩm
gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa hai 2 miền khí hậu. Miền khí hậu phía bắc có mùa đông
lạnh và phía nam nóng ẩm quanh năm. ở vùng này khí hậu khắc nghiệt, chịu hậu quả nặng
nề của gió tây nam khô nóng, bão, mưa lớn, khí hậu biến động mạnh, thời tiết diễn biến thất
thường, vì vậy trong sản xuất và đời sống nhân dân gặp không ít khó khăn.
Điều kiện khí hậu ở Quảng Trị khá khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam
khô nóng, thường có bão và mưa lớn, biến động khí hậu mạnh. Do nằm trọn vẹn trong nội
chí tuyến bắc bán cầu, hàng năm có hai lần mặt trời đi qua đỉnh nên lượng bức xạ cao: 70 –
80 kcalo/cm
2
/năm. Số giờ nắng trung bình là 1.700 – 1.800 giờ/năm, nhiệt độ trung bình
năm dao động từ 20
0
C – 25
0
C. Mùa mưa thường từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, tổng lượng
mưa khoảng 2.000 – 2.700 mm/năm, độ ẩm trung bình tháng từ 85% - 90%.

Đặc trưng khí hậu ở Quảng Trị là gió Tây Nam khô nóng và bão lớn. Hàng năm tỉnh
chịu từ 40 – 60 ngày khô nóng và nhiều cơn bão gây gió xoáy giặt kèm theo mưa lớn.
- 2 -
c, Sông ngòi:
Quảng Trị có mạng lưới sông ngòi dày đặc, mật độ trung bình 0,8 – 1 km/km
2
. Các
sông ngòi ở đây đều ngắn, dốc, chảy từ Tây sang Đông. Tổng diện tích lưu vực khoảng
3.640 km
2
,

tổng

chiều dài các con sông tới 1.085 km. Tỉnh có 3 hệ thống sông chính cùng
nhiều phụ lưu khác có lưu lượng dòng chảy lớn. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng
các hồ chứa và thuỷ điện. Ước tính trữ lượng thuỷ điện của sông Bến Hải đạt 834 triệu
kWh, sông Mỹ Chánh: 376 triệu kWh.
Ngoài ra, lượng nước ngầm của tỉnh khá lớn và có chất lượng tốt đủ để cấp nước sinh
hoạt và sản xuất; hệ thống hồ - đầm – phá phân bổ rải rác khắp các vùng là điều kiện tốt
phát triển ngư nghiệp.
3, Tài nguyên thiên nhiên:
a, Tài nguyên đất
Diện tích đất tự nhiên của Quảng Trị 474.577 ha. Đất đai ở Quảng Trị vừa đa dạng
vừa phức tạp, phân bổ từ ven biển đến đồi núi cao, trong đó 79,8% diện tích là đồi núi. Tiềm
năng về đất đai của Quảng Trị còn khá lớn với 4. 754,73 km
2
ha chưa sử dụng.
Nhìn chung có thể phân chia đất đai ở Quảng Trị theo 10 tiểu vùng và 10 loại đất
chính với đặc điểm riêng về khí hậu, thuỷ văn và thổ nhưỡng thích hợp với nhiều loại cây

trồng khác nhau.
b, Tài nguyên rừng
Rừng Quảng trị đa dạng và phong phú, được che phủ bằng kiểu rừng kín thường
xuyên mưa ẩm nhiệt đới, tổ chức thành loài, bao gồm cây lấy gỗ, dược liệu, cây cảnh có giá
trị kinh tế cao.
Đất lâm nghiệp có 344.201 ha, trong đó đất có rừng 172.709 ha (bao gồm rừng tự
nhiên 109.894 ha, rừng trồng 62.815 ha) và trồng 171,492 ha.
c, Tài nguyên khoáng sản
Quảng Trị có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối đa dạng và phong phú. Đến
cuối năm 1995, tỉnh đã thống kê được 48 mỏ và điểm quặng, trong đó 17 điểm thuộc nhóm
kim loại, 22 điểm thuộc nhóm vật liệu xây dựng…
Các mỏ đá vôi và nguyên liệu sản xuất xi măng kéo dài theo hướng tây Bắc – Đông
Nam, trữ lượng đạt khoảng 3,5 tỷ tấn. Khoáng titan phân bố dọc bờ biển Vĩnh Thái – Vĩnh
Kim với trữ lượng đạt 1 triệu tấn. Bên cạnh đó tỉnh còn có nhiều loại khoáng sản quý như
vàng, ăngtimoan; nguồn nước khoáng và cát thuỷ tinh tương đối lớn…là lợi thế lớn cho
ngành công nghiệp của Quảng Trị.
4, Điều kiện kinh tế - xã hội:
Kinh tế - Xã hội năm 2002
- 3 -
Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP đạt 7,53%. Trong đó nông - lâm - thủy sản tăng
4,9%; công nghiệp - xây dựng tăng 22%; dịch vụ tăng 5,1%.
Thu nhập bình quân đầu người đạt 216 USD/người.
Cơ cấu phát triển các ngành kinh tế trong GDP:
+ Nông- lâm nghiệp: 43,77%.
+ Công nghiệp - xây dựng: 17,13%.m
+ Thương mại - dịch vụ: 39,1%.
Tỷ lệ đói nghèo toàn tỉnh là 17%.
Tỷ lệ huy động trẻ em đến tuổi đi học đạt 85%.
Một số vấn đề dân tộc và tôn giáo
a. Tình hình dân tộc và tôn giáo: Tình hình dân tộc, an ninh, chính trị và trật tự an

toàn xã hội nhìn chung cơ bản ổn định. Tổng số hộ theo đạo Tin Lành và Thiên Chúa giáo
có 365 hộ với 1.569 tín đồ, số hộ theo đạo Thiên Chúa giáo là 220 hộ với 906 tín đồ, tổng số
hộ theo Phật giáo có 747 hộ với 2.635 tín đồ. Hiện nay ở huyện Hướng Hóa có 13/21 xã có
dân theo các tổ chức đạo, huyện Ðak Rông có 6/13 xã có dân theo các tổ chức đạo. Tình
hình hoạt động của các tôn giáo, đặc biệt là Tin lành và Thiên chúa giáo ở 2 huyện miền núi
khá phức tạp, hiện tượng người theo đạo và không theo đạo đã xảy ra xích mích mất đoàn
kết ở một số xã của 2 huyện Ðak Rông và Hướng Hóa. Tỉnh xác định đây là vùng nhạy cảm,
dễ bị các giáo phái lợi dụng nên rất cảnh giác và có các biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu.
b. Tình hình di dân tự do: Không có gì phức tạp và nổi trội, cơ bản là ổn định. Tuy
nhiên, tình hình xâm canh, xâm cư và di cư dịch cư qua biên giới giữa Việt Nam và Lào vẫn
còn diễn ra khá phổ biến. Trong 2 năm 2001 - 2002 đã có trên 70 hộ nhân dân Lào xâm cư
Việt Nam và có trên 10 hộ là người Việt Nam sang bên Lào.
c. Tình hình đời sống: Tỷ lệ nghèo đói tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi: Tỷ lệ
nghèo ở huyện Ðak Rông là trên 50%, ở huyện Hướng Hóa trên 45% trong khi đó bình quân
cả tỉnh vào khoảng 25%. Sự phân hóa giàu nghèo cơ bản ở Quảng Trị khá rõ nét, mức sống
ở nông thôn miền núi, miền biển là khá thấp so với khu vực thị trấn và thị xã.
5, Phát triển du lịch_ khai thác hay tri ân:
*** Trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, Quảng Trị đã phải chịu biết bao nhiêu đau
thương, mất mát, bao nhiêu máu xương đã đổ ra suốt 20 năm để chiếc cầu Hiền Lương liền
nhịp qua dòng Bến Hải, hơn 1 vạn người lính trẻ tài hoa đã ngã xuống để bảo vệ Thành cổ
Quảng Trị trong 81 ngày đêm mùa hè rực lửa 1972 để thị xã bên sông Thạch Hãn vang danh
khắp địa cầu. Hàng vạn người dân Vĩnh Linh đã đội mưa bom bão đạn đào nên những làng
hầm thẳm sâu dưới lòng đất Vịnh Mốc để sống và chiến đấu, sinh con đẻ cái. Và bao nhiêu
máu xương đã trút xuống những Khe Sanh, Tà Cơn, Làng Vây, Dốc Miếu Có thể nói
không quá lời rằng Quảng Trị là một bảo tàng chiến tranh lớn, một sa bàn đầy đủ nhất để
giới thiệu về một cuộc chiến tranh khốc liệt nhất trong thế kỷ 20. Với những đau thương mà
mảnh đất này đã trải qua trong chiến tranh, nhân dân Quảng Trị anh hùng đã dốc toàn lực
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc trong suốt 35 năm nay. Tuy vậy, những nỗi
đau của chiến tranh vẫn còn đó với 60000 phần mộ liệt sĩ( có tên và chưa có tên), 72 nghĩa
trang, hàng trăm các mẹ Việt Nam anh hùng và đâu đó là tiếng nổ của những quả bom mìn

còn sót lại vang lên trong sản xuất, trong đời sống của người dân sau chiến tranh, những nỗi
đau vẫn còn dai dẳng cho đến tận ngày hôm nay. Được chứng kiến sự thay da đổi thịt của
vùng đất chịu nhìêu đau thương nhất này là điều mong mỏi của biết bao nhiêu người dân
Việt Nam. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc ngày hôm nay, làm sao “dung
hoà” giữa khai thác và bảo vệ các di tích lịch sử, đi đôi với việc khai thác những địa điểm
lịch sử này làm sao cho người dân địa phương được sống ấm no, hạnh phúc hơn, đảm bảo
- 4 -
an ninh quốc phòng, phần nào làm nguôi ngoai được nỗi đau chiến tranh là một bài toán nan
giải cho các cấp, chính quyền, cho những con người yêu thương mảnh đất này như máu thịt
của mình.
Quảng Trị là địa phương đầu tiên và duy nhất tập trung khai thác du lịch hoài niệm
chiến trường xưa và đồng đội. Sau 5 năm, kể từ ngày diễn ra hội thảo "Du lịch Quảng Trị -
Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội", đến nay du lịch ở Quảng Trị đã có nhiều
chuyển biến lớn. Mỗi năm có hàng trăm nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài nước tới
đây thăm các điểm di tích lịch sử, cách mạng.
Từ trước tới nay, Quảng Trị chưa tạo được những sản phẩm du lịch hấp dẫn, nhưng
với tour Du lịch hoài niệm thì Quảng Trị đang khai thác như một sản phẩm du lịch đầy tiềm
năng và độc đáo.
Với hệ thống di tích lịch sử chiến tranh, du lịch hoài niệm, tưởng nhớ về đồng đội,
thăm lại chiến trường xưa, nhớ về những kỷ niệm sâu sắc thiêng liêng gắn với đất và người
Quảng Trị là loại hình du lịch hấp dẫn, có ý nghĩa lớn lao về kinh tế, chính trị, văn hóa xã
hội, giáo dục và nhiều mặt khác, đồng thời có khả năng thu hút du khách rất cao.
Quảng Trị nằm trên dải đất miền Trung đầy nắng gió, tựa lưng vào dãy Trường Sơn
hùng vĩ và nhìn ra biển Đông mênh mông, với nhiều nét riêng, đặc sắc về lịch sử, văn hóa,
giàu tiềm năng để phát triển du lịch. Quảng Trị nằm trên tuyến giao lưu trong nước và với
các nước trong khu vực, quốc tế bằng cả đường bộ, đường sông, đường biển, đường hàng
không.
Đặc biệt, tỉnh còn có nhiều địa danh, tên làng, tên núi, tên sông không chỉ là những
danh thắng đẹp mà còn là di tích lịch sử, văn hóa, in đậm dấu ấn của cuộc đấu tranh anh
hùng, rực rỡ chiến công nhưng cũng vô cùng gian khổ đầy hi sinh với ý chí “xẻ dọc Trường

Sơn đi cứu nước” của quân và dân ta. Những cái tên chỉ mới nghe thôi đã trào dâng niềm
xúc động và dấy lên những tình cảm thiêng liêng với đất nước: địa đạo Vịnh Mốc, Cồn
Tiên-Dốc Miếu-Quán Ngang, cầu Hiền Lương-bãi biển Cửa Tùng-Cửa Việt, đôi bờ sông
Bến Hải, Đông Hà-La Vang-Ái Tử, đảo Cồn Cỏ, thành cổ Quảng Trị, Làng Vây, đường 9-
Khe Sanh-Lao Bảo, sông Thạch Hãn, Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sĩ
Đường 9
Không nơi nào trên đất nước ta có hệ thống nghĩa trang liệt sĩ dày đặc như tại Quảng
Trị. Gần 60.000 liệt sĩ (có tên và chưa tìm thấy tên) đang yên nghỉ tại 72 nghĩa trang liệt sĩ,
trong đó có 2 nghĩa trang liệt sĩ quốc gia là Nghĩa trang Đường 9 và Nghĩa trang Trường
Sơn. Không có địa phương nào trên cả nước lại không có những người con ưu tú của mình
trực tiếp chiến đấu và hy sinh trên mảnh đất này. Những chiến công, hy sinh đó là của cả
nước, quang vinh, đau thương ở đây là của cả dân tộc. Ngày Tết, ngày giỗ, ngày thương
binh liệt sĩ, đồng bào cả nước hướng về Quảng Trị cầu cho các anh hùng liệt sĩ, cho những
người đã mất yên nghỉ, siêu thoát, cầu cho đất nước được thái bình thịnh vượng, cầu cho
mọi nhà, mọi người được mạnh khoẻ, hạnh phúc.
Mảnh đất Quảng Trị mang trong mình bao đau thương và nỗi ám ảnh về bom đạn,
chiến tranh cũng có một hệ thống di tích lịch sử chiến tranh cách mạng đồ sộ, độc đáo, ghi
dấu nhiều sự kiện oai hùng của dân tộc. Trong số 498 di tích đã được kiểm kê và đánh giá
có đến 431 di tích lịch sử chiến tranh cách mạng. Hệ thống di tích chiến tranh cách mạng ở
Quảng Trị phong phú về số lượng, đa dạng về loại hình và có nội dung rộng lớn, sâu sắc, ý
nghĩa.
Mặc dù có nhiều lợi thế về du lịch nhưng Quảng Trị là một tỉnh còn nghèo, mang
nặng nỗi đau chiến tranh và thiếu kinh nghiệm trong phát triển du lịch, vì thế rất cần sự
chung tay góp sức của các nhà hảo tâm, nhà đầu tư trong cả nước và nước ngoài vào phát
- 5 -
triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, xoa dịu nỗi đau chiến tranh và hướng đến sự phát
triển, hợp tác mới trong tương lai.
II- Tiềm năng phát triển du lịch:
1, Tài nguyên du lịch tự nhiên:
 Cửa Tùng – nữ hoàng của các bãi biển :

- Giới thiệu :Đây là vùng bãi
biển trải dài gần 1km nằm ở thôn An
Đức, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh
Linh. Đây là một vịnh nhỏ ăn sâu vào
chân dải đất đồi bazan chạy sát biển
gọi là Bãi Lay. Kề sát phía Nam bãi
biển là cửa của dòng sông Hiền
Lương (hay còn gọi là sông Minh
Lương, sông Bến Hải).
Vùng bờ biển miền Trung là
nơi thường xảy ra những trận gió to,
sóng lớn, bão tố thất thường, nhưng
Cửa Tùng lại là nơi hiền hòa, kín gió, tàu thuyền đánh cá của ngư dân có thể neo đậu an
toàn.
Ôm lấy bãi biển Cửa Tùng là dải đồi đất đỏ bazan với những dải đá kéo dài ăn sâu ra
biển cùng với bãi cát mịn màng. Trên đồi là khu dân cư trù mật với những vườn cây như
mít, chè, dứa, chuối, chôm chôm, mãng cầu…
Cửa Tùng xưa là nơi neo đậu của thuyền bè cư dân đánh cá. Dưới thời Pháp thuộc,
thấy khí hậu ở đây mát mẻ hiền hòa, người Pháp đã sử dụng Cửa Tùng làm nơi nghỉ ngơi,
tắm biển, giải trí. Lúc đầu, Pháp lập một đồn lính, xung quanh đào hào đắp lũy và dựng trại
cho lính ở. Quân Pháp ở đây được hai năm rồi rút dần, chỉ để lại nền đồn cao nhường chỗ
cho một nhà nghỉ mát.
Dưới con mắt của người nước ngoài, Cửa Tùng là "Nữ hoàng của các bãi biển"
(Lareine des plages) Chính quyền người Pháp đã phát hiện ra vẻ đẹp kỳ thú nên thơ của Cửa
Tùng. A.Laborde - một người Pháp rất am tường về Đông Dương và Quảng Trị đã mô tả:
Cửa Tùng có một sắc thái rất đặc biệt bởi một cao nguyên rất xanh tươi ở độ cao 20m… Từ
trên đồi con dốc người ta chiêm ngưỡng những màu xanh luôn biến đổi của biển và trời…
Cửa Tùng có đủ các yếu tố để hàng năm du khách có thể đến đây nghỉ mát.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của nhân dân ta, Cửa Tùng là
một trong những trọng điểm đánh phá ác liệt của địch bởi đây vừa là vùng giới tuyến, vừa là

cầu tiếp vận cho bộ đội ở Cồn Cỏ. Bom đạn của địch đã tàn phá mọi công trình đã có từ
trước trên bờ biển Cửa Tùng.
Ngày xưa Cửa Tùng là bảo vật của thiên nhiên ban tặng, hiện nay qua dặm dài lịch
sử đất nước, Cửa Tùng là một điểm nhấn trong một không gian văn hóa du lịch nổi tiếng

- Một nét đặc biệt của Cửa Tùng chính là độ thoai thoải của bãi tắm. Bạn đi từ bờ ra
phía ngoài khơi, lao mình vào vòng tay của biển. Và có thể đi mãi như vậy đến nửa
cây số mà nước mới chỉ đến ngang ngực. Một sự thú vị tuyệt vời. Nơi đây có nhiều
- 6 -
hải sản quý và ngon có tiếng như mực nang, tôm he, tôm hùm, cá chim, cá thu, cá nụ
và cá đé với cách chế biến món ăn rất đặc biệt của dân địa phương.
-Vào những mùa hè khi cơn gió Lào thổi vào nóng hầm hập, khô khốc qua đồi đất
miền Trung thì cửa Tùng thật sự là "Nữ hoàng giầu sang" với những chiếc áo choàng sặc
sỡ đủ mầu và một cơ thể trong lành tươi trẻ hấp dẫn không thua kém Sầm Sơn, Non
Nước, Nha Trang hay Vũng Tàu…

 cửa Việt :
- Giới thiệu : Cách thị xã
Đông Hà 15km về phía Đông
Nam, đây là bãi tắm có diện tích
rộng gần cảng lớn, nước sạch, bãi
cát thoai thoải dài theo những
rặng dương xanh ven biển.
Bãi biển Cửa Việt nằm ở Bắc
Cửa Việt thuộc địa phận thôn Tân
Lợi, xã Gio Việt, huyện Gio Linh
cách đường xuyên Á khoảng 1km
về phía Bắc.
Bãi biển Cửa Việt dù không
được mệnh danh là “Nữ Hoàng”

của bãi tắm như Cửa Tùng nhưng nó mang vẻ đẹp lung linh, được phơi mình bên làn nước
trong xanh với dáng vẻ của một bãi cát phẳng mịn trải dài. Vào mùa hè trong cái tiết nóng
nực, phủ kín những cơn gió Lào, du khách được tắm mình dưới làn nước êm ái này thì thật
sảng khoái không gì tả được. Với không gian rộng du khách không những đến biển để tắm
mà còn có thể chơi những trò chơi bãi cát. Đây thật sự là điểm đến tuyệt vời cho du khách
sau những ngày làm việc mệt nhọc, căng thẳng mà đến đây biển sẽ làm dịu và tạo cho du
khách có thêm sức mạnh để tiếp tục công việc của mình.

 Đảo Cồn Cỏ :
- Giới Thiệu : Huyện đảo Cồn
Cỏ là một đảo ven bờ, nằm ngoài
khơi biển Đông, cách Cửa Tùng
(Vĩnh Quang) khoảng 28km.
Đảo có diện tích tự nhiên
khoảng 2,5km
2
. Toàn bộ Đảo có
độ cao trung bình từ 7 – 10 m so
với mực nước biển. Điểm có độ
cao lớn nhất là 63m. Đảo có ngư
trường rộng lớn khoảng 9.000km
2
với nhiều loại hải sản có giá trị
kinh tế. Đảo Cồn Cỏ còn có tên
khác là Hòn Cỏ, Thảo Phù, đảo Con Hổ hay Hòn Mệ, Mặc dù với diện tích không lớn
nhưng lại có vị trí chiến lược án ngữ toàn bộ phần bờ biển Trung bộ, gần nhiều tuyến đường
- 7 -
hàng hải trong nước và quốc tế, do đó nó có vai trò rất lớn trong công tác phòng thủ, bảo vệ
an ninh quốc phòng vùng lãnh thổ, lãnh hải và là một địa bàn quan trọng trong phát triển
kinh tế, xã hội của hệ thống đảo, hải đảo và vùng biển Việt Nam.

Năm 1965, đế quốc Mỹ tiến hành đánh phá miền Bắc. Cùng với Vĩnh Linh, đảo Cồn
Cỏ đã đi vào lịch sử, trở thành biểu tượng sáng chói của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Ngay trong bom đạn ác liệt, các chiến sĩ vẫn tranh thủ tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống.
Với thành tích đánh Mỹ giỏi, giữ đảo kiên cường, Cồn Cỏ đã vinh dự được Quốc hội,
Chính phủ và Hồ Chủ tịch hai lần tuyên dương là đơn vị anh hùng, được tặng thưởng hai
huân chương Độc lập, hai huân chương Quân công, bốn huân chương Chiến công. Nhiều
cán bộ chiến sĩ của đảo được tặng danh hiệu anh hùng như Thái Văn A, Nguyễn Tăng Mật
Toàn đảo được Bác Hồ tặng hai câu thơ:
“Cồn Cỏ nở đầy hoa trắng
Đánh cho tan xác giặc Hoa Kỳ”
Hoà bình lập lại, nhờ bàn tay của con người mà đặc biệt là các chiến sĩ trên đảo đã
làm cho Cồn Cỏ ngày một đổi thay với những dãy nhà khang trang, sân bóng, vườn rau
Cồn Cỏ ngày càng thêm sức sống mới.

 khu di tích – danh thắng Đăkrông :
- Giới thiệu :Khu di tích - danh thắng Đakrông là tên gọi chung để chỉ cụm di tích -
danh thắng nằm ngay hai bên quốc lộ 9 ở Km50, tại điểm khởi đầu của quốc lộ 14A, thuộc
địa phận xã Đakrông - huyện Đakrông. Thành phần cấu thành khu di tích - danh thắng gồm
có:
Mỗi thành phần đều có một vẻ đẹp riêng và bố trí rất hài hoà, hội tụ gần nhau tạo nên
một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, trữ tình lại có giá trị lịch sử, văn hoá, khảo cổ, sinh thái

Sông Đakrông.
Sông Đakrông bắt nguồn từ
dãy Trường Sơn, gần biên giới Việt
- Lào hợp với sông Rào Quán, chảy
dọc theo Đường 9, xuôi về Ba Lòng
rồi đổ ra Cửa Việt theo sông Thạch
Hãn. Vì vậy sông Đakrông còn
được gọi là thượng lưu sông Thạch

Hãn.
Sông Đakrông có truyền
thuyết về nguồn gốc đượm chất sử
thi và nhân văn. Du khách vừa
chiêm ngưỡng cảnh núi non hùng
vĩ, vừa được lắng nghe câu chuyện về cô gái Đakrông. Đoạn tại cầu treo được xem là đoạn
sông đẹp nhất. Tuy không rộng nhưng đoạn này sông uốn lượn quanh co, men theo chân
những dãy núi cao dựng đứng hai bên. Có nơi nước sông phẳng lặng, lững lờ trôi, lại có nơi
nước cuộn ào ào như thác, vượt qua những dãy đá nhấp nhô giữa sông.
Những năm 1959 - 1964, đoạn sông này là điểm vượt bí mật của tuyến đường dây
559 - tuyến đường mòn Trường Sơn - Hồ Chí Minh đầu tiên. Ba điểm đầu Khe Xom, cầu
Cu Tiền và Xom Rò (cách trung tâm khu danh thắng 3 - 7km về phía Đông) đã được đưa
vào danh mục những di tích quốc gia năm 1986.
- 8 -
Cầu treo Đakrông.
Cầu treo Đakrông được xem
là điểm trung tâm của khu di tích -
danh thắng. Giai đoạn năm 1972-
1975, bắc qua sông Đakrông tại địa
điểm này là một chiếc cầu sắt và trở
thành tuyến vận tải quan trọng cho
chiến trường miền Nam. Sau ngày
Tổ quốc thống nhất, được sự giúp
đỡ của nước bạn CuBa, một chiếc
cầu treo duyên dáng dài 100m, rộng
6m thay thế cho cầu sắt. Năm 1999,
do thời gian bảo quản quá hạn, cầu
đã sập. Một lần nữa được sự quan
tâm của Trung ương và nước bạn CuBa, cầu treo Đakrông đã được xây dựng lại khá qui mô
tráng lệ.

Cầu treo Đakrông không chỉ là điểm đầu của tuyến giao thông chiến lược quan trọng
mà còn tạo cảnh đẹp cho khu di tích - danh thắng bởi được đặt vào giữa một khung cảnh núi
rừng trùng điệp, như là nét chấm phá nổi bật của bức tranh toàn bích.
Dãy núi Ta Lung, núi Klu.
Những dãy núi Ta Lung, Klu…đứng sừng sững hai bên sông Đakrông, hai bên
Đường 9, Đường 14, tạo nên một quần thể núi non ẩn hiện với mây, in hình xuống dòng
sông. Núi ở đây vừa có những vách đá dựng đứng cao chót vót vừa là một trong những nơi
rất hiếm ở miền Trung còn bảo quản được thảm rừng già. Cây rừng đủ chủng loại, loại cây
có đường kính 0,5 - 0,7m chiếm số lượng lớn. Khách đến không chỉ để du lịch sinh thái,
đắm chìm trong cõi rừng già mà còn tham quan những con đường mòn huyền thoại do cha
ông đã tạo nên để vào Nam đánh quân xâm lược Mỹ.
Suối nước nóng Klu (nơi có di chỉ khảo cổ).
Cách cầu treo Đakrông về phía Đông Bắc không xa là nơi khởi nguồn của dòng suối
Klu. Theo các nhà nghiên cứu, mỏ nước khoáng này có hàm lượng bi carbonate và calci từ
300 - 400mg/lít, các chất này có tác dụng giúp tiêu hoá tốt, chống ợ chua. Đặc biệt có chất
metasilich với hàm lượng trên 50mg/lít, tác dụng tăng khả năng chống viêm nhiễm.
Đây cũng chính là di chỉ khảo cổ quan trọng. Theo giáo sư Trần Quốc Vượng, người
đã từng đến đây nghiên cứu thì di chỉ này thuộc thời đại đồ đá cũ. Trong hội nghị Khoa học
quốc tế về khảo cổ tại Chiềng Mai (Thái Lan), giáo sư đã báo cáo và được đánh dấu trên
bản đồ khảo cổ học thế giới.
Bản dân tộc Vân Kiều (bản Xa Lăng và bản Klu)
Khu di tích - danh thắng Đakrông còn là điểm du lịch phong phú loại hình bởi du
khách sẽ được tiếp xúc, thăm viếng dân tộc Vân Kiều, Pa Cô - những dân tộc kiên cường
trong đấu tranh chống ngoại xâm. Hiện có hai bản dân tộc: Xa Lăng và Klu cư trú tại khu
vực này (cách cầu treo không quá 1km). Du khách được làm quen với dân tộc Pa Cô, Vân
Kiều thông qua cuộc sống đời thường và những sinh hoạt văn hoá cộng đồng của họ.
Điểm khởi đầu 14A - đường Trường Sơn, quốc lộ 9 đoạn Km50.
- 9 -
Điểm đầu của quốc lộ 14A nằm ngay trung tâm khu di tích - danh thắng, cùng với
Đường 9, các đường mòn qua các dãy núi là những tuyến vận tải quan trọng của ta trong

chiến tranh. Ngày nay quốc lộ 14A nằm trong lộ trình đường Hồ Chí Minh hiện đại. Nơi
đây sẽ là giao điểm của đường Hồ Chí Minh và đường Xuyên Á Đông - Tây. Vì vậy khu di
tích danh thắng còn có lợi thế về giao thông và tiếp thị du lịch, nơi hội tụ của du khách từ
bốn chiều Bắc, Nam, Đông, Tây theo các con đường hiện đại.
Đến với Quảng Trị, bên cạnh việc tham quan những di tích lịch sử cách mạng, kháng
chiến mang tầm vóc quốc gia, du khách còn được tận mắt thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên
trữ tình, mang dấu ấn lịch sử, văn hoá sâu sắc của Đakrông. Sự phong phú về đối tượng
tham quan trên mảnh đất lửa Quảng Trị chắc chắn sẽ thu hút đông đảo khách trong và ngoài
nước (hiện nay dù chưa đưa vào khai thác nhưng hàng ngày đã có trên 50 lượt khách đến
tham quan

 rừng nguyên sinh rú lịnh :
- giới thiệu :
Rừng nguyên sinh Rú Lịnh có diện tích
170 ha (trong đó khoảng 100 ha còn
rừng), là một khu rừng tự nhiên còn sót
lại giữa đồng bằng; nằm cách bờ biển 3
km, cách cầu Hiền Lương 6 km về phía
Bắc và cách Cửa Tùng 6 km về phía
Tây Bắc.
Nằm tại toạ độ địa lý 17
0
3’ vĩ độ Bắc,
107
0
13’ kinh độ Đông. Thảm thực vật
thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa
ẩm với số loài phong phú có nguồn gốc
chủ yếu từ khu hệ thực vật cổ Á nhiệt
đới. Hiện Rú Lịnh có trên 200 loài thuộc 72 họ, nhiều nhất là Euphorbiaceae (23 loài);

Rubiaeae (10 loài); Lauraceae (8 loài). Trong đó có nhiều loài thân gỗ hiếm sống lâu năm
như Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Gụ lau (Sindora tonkinensis), Huyệnh (Tarrietia
cochinchinesis), Thị rừng (Diospiros sp), Dẻ rừng (Lithocarpus silvicolarum); nhiều cây
làm thuốc như Trầm hương (Aquilaria Crassna), Ngũ gia bì (Schefflera Octophylla),
Động vật trong Rú Lịnh tuy không nhiều về số lượng và thành phần loài do rừng nằm gần
khu dân cư đông đúc nhưng cũng có đến 73 loài; Chim có 60 loài như: cò, cu, cú, chào
mào, sáo, bách thanh, ; Lớp thú có 12 loài như nhím, tê tê, cu li, cầy hương, sóc bụng
đỏ,
Rú Lịnh là một hệ rừng nguyên sinh duy nhất còn sót lại ở vùng Đông huyện Vĩnh Linh.
Diện tích tự nhiên của Rú Lịnh rộng chừng 100 ha, nằm giữa hai xã Vĩnh Hòa và Vĩnh
Hiền, áp sát tuyến đường Cáp Lài từ Hồ Xá đi Vịnh Mốc. Là rừng nguyên sinh, nên thảm
thực vật của Rú Lịnh rất phong phú. Ngoài thảm thực vật tầm thấp, Rú Lịnh còn có nhiều
loài cây họ gỗ trong đó có nhiều loại lâm sản quý hiếm như lim, gõ, huyệnh, sến, vàng
trâm, tàu tàu và cây trầm gió. Đặc biệt Rú Lịnh có loại cây lịnh nước, một loại cây sinh
thủy khá dồi dào. Bên cạnh thảm thực vật đa dạng và phong phú về chủng loại. Rú Lịnh
còn có một hệ động vật hoang dã quý hiếm như lợn rừng, hoẵng, mang, trăn, trút, rắn, gà
ri, chim trọc, quạ mỏ vàng. Trước những năm 1945, Rú Lịnh là một vùng rừng thâm u, là
nơi cư trú của những loài động vật hoang dã, kể cả có hổ, báo. Rú Lịnh cũng là nơi cung
cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp của các xã Vĩnh Hòa, Vĩnh Hiền, Vĩnh Thành,
- 10 -
Vĩnh Tân, Vĩnh Giang. Rú Lịnh được xem là lá phổi xanh của vùng Đông Vĩnh Linh.
 tràm trà lộc:
- Giới thiệu : Không biết từ thời nào, ở
phía Tây - Nam làng Trà Lộc, trên dải
cát rộng tiếp giáp các xã Hải Thiện, Hải
Thọ, Hải Thượng, Hải Lâm, Hải Quy,
Hải Xuân, Hải Vĩnh đã hình thành một
hồ nước rộng gần trăm héc-ta. Quanh
hồ do có độ ẩm thường xuyên nên cây
rừng tự nhiên mọc khá tốt.

Cũng đã từ lâu đời, dân làng Trà Lộc
biết khai thác cái hồ tự nhiên đó. Người
ta cải tạo, bồi trúc thêm, biến nó thành
một công trình thủy lợi… Ở mặt Đông
Bắc hồ, người ta tôn thêm bờ, vừa để tăng dung tích nước, vừa để ngăn nạn cát bay tràn lấn
đồng ruộng. Dùng gỗ lim, người ta lắp một cái cổng có thể để mở chủ động đưa nước vào
ruộng theo yêu cầu sản xuất. Công trình thủy lợi này không chỉ đủ chống hạn cho cả đồng
lúa làng Trà Lộc, mà còn tưới giúp cho một phần đồng ruộng của 2 làng Duân Kinh, Trà
Trì… Để bảo vệ nguồn sinh thủy, làng Trà Lộc có nội quy khá chặt chẽ, không ai được vào
đây chặt cây lấy củi. Cần thiết thì chỉ được phép thu nhặt lá khô về làm chất đốt.
Gần đây, lãnh đạo và chính quyền Hải Lăng cho rằng đây là một vùng sinh thái hiếm
thấy ở giữa đồng bằng. Huyện đang có chương trình hàng tỉ đồng để từng bước biến nơi đây
thành một điểm du lịch sinh thái. Hiện đã mở được một tuyến đường cấp phối nối liền thị
trấn Hải Lăng băng qua dải cát về xã Hải Xuân. Cũng đã đưa một số thú rừng quý hiếm như
khỉ, rắn, trăn v.v… tịch thu được về thả ở đây. Một số công trình xây dựng khác đang trong
quá trình chuẩn bị.
Với chương trình đó, hy vọng một tương lai không xa, Trằm Trà Lộc sẽ thu hút ngày
càng đông du khách.
Ngoài những tài nguyên chúng tôi vừa giới thiệu, chắc chắn còn rất nhiều tài nguyên
khác chưa được phát hiện.
2, Tài nguyên du lịch nhân văn:
a, Các địa danh di tích lịch sử:
Địa đạo Vịnh Mốc - Một làng hầm trong lòng đất Vĩnh Linh
Vị trí
Địa đạo Vịnh Mốc (thuộc xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh) nằm trong một quả đồi
đất đỏ ba gian trên bờ biển, cách bãi tắm Cửa Tùng 7km về phía Bắc, cách đảo Cồn Cỏ anh
hùng 30km về phía Tây, cách thị trấn Hồ Xá chừng 13km về phía Đông Nam.
Lịch sử
Vào năm 1965, trước sự đánh phá tàn khốc của không quân và pháo binh Mỹ vào đất
thép Vĩnh Linh, cũng như hầu hết các làng quê khác, Vịnh Mốc đã bị huỷ diệt hoàn toàn.

Trước quyết tâm bám trụ quê hương, chi viện cho miền Nam, việc tổ chức phòng tránh cho
- 11 -
con người đặt ra hết sức cấp thiết. Với ý chí "một tấc không đi, một li không rời", quân và
dân Vĩnh Linh đã chuyển cuộc sống từ mặt đất xuống lòng đất, họ đã kiến tạo một hệ thống
làng hầm đồ sộ, độc đáo mà địa đạo Vịnh Mốc là một minh chứng sinh động nhất. Cuối
năm 1965, các chiến sĩ đồn biên phòng 140, nhân dân Vịnh Mốc, Sơn Hạ đã chọn quả đồi
sát mép biển, nằm ở phía Nam làng Vịnh Mốc, bổ nhát cuốc đầu tiên khai sinh ra làng hầm
Vịnh Mốc kỳ vĩ này. Làng hầm như một toà lâu đài cổ nằm trong lòng quả đồi đất đỏ, có độ
cao chừng 30m, rộng hơn 7ha. Hệ thống đường hầm cấu trúc hình vòm có kích thước
khoảng 0,9m x 1,75m với độ dài 2.034m bao gồm nhiều nhánh nối thông với nhau qua trục
chính dài 780m, có 13 cửa ra vào, được chống đỡ bằng cột nhà, gỗ và ngụy trang khá kín
đáo, tất cả đều đào chếch theo hướng gió, đảm bảo chức năng thông hơi cho đường hầm.
Địa đạo gồm 3 tầng có độ sâu và chức năng khác nhau. Tầng 1 cách mặt đất 8 - 10 mét dùng
để cơ động chiến đấu và trú ẩn tạm thời, tầng 2 sâu 12 - 15 mét là nơi sống và sinh hoạt của
dân làng, tầng 3 có độ sâu hơn 30 mét là nơi trung chuyển hàng hoá, vũ khí xuống thuyền ra
đảo Cồn Cỏ.
Khoét dọc hai bên đường hầm là những căn hộ gia đình, mỗi căn hộ đủ chỗ cho 3 - 4
người ở. Ngoài ra trong đường hầm còn có hội trường (sức chứa hơn 50 người dùng làm nơi
hội họp, biểu diễn văn nghệ, chiếu phim), 3 giếng nước, bếp Hoàng Cầm, kho gạo, trạm
phẫu thuật, trạm gác, máy điện thoại… đặc biệt có nhà hộ sinh. Trong gần 2.000 ngày đêm
tồn tại (từ 1965 - 1972), việc 17 đứa trẻ ra đời an toàn, không một người nào bị thương đã
nói lên sự lựa chọn đúng đắn, là sự tích kỳ diệu về mảnh đất và con người nơi đây.
Vừa sản xuất, vừa chiến đấu, quân và dân Vịnh Mốc tổ chức hàng trăm chuyến thuyền
nan tiếp vận cho đảo Cồn Cỏ vững vàng chiến đấu. Đảo Cồn Cỏ được Nhà nước tuyên
dương anh hùng hai lần, trong đó có sự đóng góp xứng đáng của quân và dân làng hầm
Vịnh Mốc.
Đây thực sự là một công trình trí tuệ và sự nỗ lực phi thường của quân và dân Vịnh
Mốc. Ròng rã 18 tháng trời dưới mưa bom, bão đạn, trong điều kiện thiếu ánh sáng, thiếu
phương tiện, với chiếc cúp trong tay, họ đã làm nên một kỳ tích cho sự tồn sinh để sống và
chiến đấu giành độc lập, tự do. Làng hầm ra đời đã tạc vào lịch sử của quân dân Vĩnh Linh-

Quảng Trị một nét son rực rỡ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Chiến tranh đã lùi xa, còn đó một làng hầm huyền thoại ngày ngày truyền lại niềm
tin, ý chí cho thế hệ hôm nay và mai sau về sức mạnh nội lực của dân tộc VN. Từ đây, tất
thảy bạn bè và những người từng là "kẻ thù" đều phải thừa nhận sự thần kỳ của một đất
nước, một dân tộc mà sự tồn tại và chiến thắng của nó là tất yếu. Có rất nhiều dòng cảm xúc
về làng hầm này đều công nhận: " Địa đạo Vịnh Mốc giống như một toà lâu đài cổ nằm im
lìm trong lòng đất, giấu kín biết bao điều kỳ lạ về những con người đã làm ra nó và thời đại
nó đã sinh ra".
Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Bộ Văn hoá - Thông tin đã có Quyết định
công nhận địa đạo Vịnh Mốc là di tích quốc gia và đưa vào danh mục di tích đặc biệt quan
trọng. Hiện nay, địa đạo Vịnh Mốc là điểm thu hút du khách đông nhất trong tuyến du lịch
nổi tiếng và độc đáo này.
Nhà tù Lao Bảo:
Vị trí:
- 12 -
Thôn Duy Tân, xã Tân Phước, ở phía Tây Nam Đường 9, giáp sông Sepon và Lào; cách thị
trấn Khe Sanh, huyện lỵ Hướng Hóa khoảng 22km theo hướng Tây.
Nhà tù Lao Bảo là bằng chứng sống động nhất về tội ác của thực dân Pháp và tay sai
đối với đồng bào và chiến sĩ ta trong mấy thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX. Đồng thời còn là
nơi phản ánh tin thần chịu đựng kiên cường, ý chí cách mạng to lớn và quyết tâm chiến
thắng trong mọi tình huống của những người yêu nước và các chiến sĩ Cộng sản. Là bài học
truyền thống quý báu, có tác dụng giáo dục đạo đức cách mạng cho những thế hệ kế thừa.
Lịch sử:
Nhà tù Lao Bảo được thực dân Pháp xây dựng năm 1908. Đây là nơi giam cầm nhiều
chiến sĩ cách mạng mà sau này là lãnh đạo cao cấp của Đảng và nhà nước như nhà thơ Tố
Hữu, đại tướng Nguyễn Chí Thanh
Năm 1991, nhà tù Lao Bảo được nhà nước công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc
gia.
Ngày 22/8, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng tổ chức đón nhận bằng xếp hạng di
tích quốc gia khu lưu niệm đại tướng Nguyễn Chí Thanh do Bộ Văn hóa Thể thao và Du

lịch trao. Khu di tích Nguyễn Chí Thanh (thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, Quảng Điền) được
xây dựng từ năm 1990, diện tích 2.000 m2. Đây là nơi tổ chức các hoạt động ngoại khóa,
giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh.
Đường Hồ Chí Minh:
Vị trí:
Đường mòn Hồ Chí Minh vắt qua Tây Trường Sơn rồi Đường 9 - Nam Lào…
Hiện tại phía Tây tỉnh Quảng Trị đang xây dựng "Ðường Hồ Chí Minh huyền thoại" trên
chiều dài 46km đi qua các xã Húc, Ba Nang, Tà Long của hai huyện Hướng Hóa và Ðak
Rông.
Đặc điểm:
Đường Hồ Chí Minh qua Quảng Trị là một phần của con đường huyền thoại gắn liền với
bao hy sinh mất mát trong thời kỳ chi viện sức người sức của cho chiến trường miền Nam,
được đất và người Quảng Trị chở che chở đã đi vào lịch sử những địa danh nổi tiếng như
Khe Hó ( Điểm tiếp giáp của đường mòn 559 bí mật giữa miền Bắc và miền Nam lúc ấy là
một lạch nước sâu, nhỏ dưới chân dãy núi Động Nóc thuộc xã Vĩnh Hà, được gọi là Khe
Hó, nơi có bản của đồng bào Vân Kiều ) thuộc địa phận xã Vĩnh Hà vùng rừng núi phía Tây
Vĩnh Linh - điểm xuất phát đầu tiên của đường mòn gùi thồ thô sơ trên đường Trường Sơn,
nơi mở đầu cho cuộc trường chỉnh "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" của dân tộc, tạo nên
con đường hành quân của bộ đội, cán bộ ngành giới; vận chuyển vũ khí, trang bị và lương
thực thực phẩm cho kháng chiến; là con đường chuyển ý chí quật cường, quyết tâm chiến
đấu vì sự thống nhất đất nước của hậu phương lớn ra tiền tuyến lớn. Đó là Đường Khe Sanh
- Sà Tầm - Tà Long, một nhánh của đường mòn Hồ Chí Minh, nằm trên địa bàn hai huyện
Hướng Hoá và Đakrông, là con đường vận tải chiến lược khi đường Trường Sơn chuyển từ
Tây sang Đông, góp phần to lớn trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam…
Điểm đầu tuyến đường là khu rừng Khe Hó- Bãi Hà, Do Linh, Quảng Trị- điểm khởi đầu
cho con đường huyền thoại giữa đại ngàn Trường Sơn. Với phương châm: "đi không dấu,
nấu không khói, nói không tiếng" để đảm bảo bí mật tối đa.
Từ Khe Hó này, quân dân và dân ta đã vận chuyển hàng đi theo 3 đường chính: Tuyến thứ
nhất từ Khe Hó đến Khe Che, tuyến thứ 2 từ từ Khe Hó đến Vĩnh Ô, qua đường 9 và tuyến
thứ 3 từ đây đi lên đường 20- Hồ Chí Minh…”

- 13 -
Ngày 20/8/1959, chuyến hàng gùi bộ đầu tiên được giao cho chiến trường. Từ khi có
tuyến đường, sức người, sức của chi viện cho chiến trường miền Nam ngày càng tăng lên.
Việc ngăn chặn hệ thống đường Trường Sơn đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu
của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Mỹ đã tập trung mọi phương tiện chiến tranh hiện đại nhất
nhằm triệt phá con đường chiến lược này, cắt đứt sự chi viện của miền Bắc. Bom đạn và kỹ
thuật hiện đại không thể thắng được ý chí sắt đá của những con người mang khát vọng
thiêng liêng cao cả của một thời đại.
Tuyến đường Trường Sơn đi qua địa bàn Quảng Trị bị địch ra sức càn quét, đánh
phá. Trên các cung đường Trường Sơn không ngày nào ngớt tiếng máy bay oanh tạc, bom
rơi, đạn réo rung chuyển cả núi rừng cùng với pháo kích từ biển bắn vào, B52 rải thảm. Một
số cánh rừng cháy rụi vì bom Napan, nhiều nơi rừng chỉ còn lại những thân cây xác xơ vì
phốt pho và chất độc hoá học. Trước tình đó, quân dân Quảng Trị quyết tâm phá thế kìm
kẹp của địch, tổ chức khởi nghĩa giành đất, giành dân. Phối hợp với bộ đội chủ lực mở
nhiều trận đánh lớn nhỏ trên khắp chiến trường không cho địch thực hiện âm mưu của
chúng, nhất là các trận tiến công vào Đầu Mầu, Tân Lâm, Cồn Tiên, Dốc Miếu, Đông Hà
Từ năm 1967 đến 1972, các căn cứ hoả lực mạnh trên tuyến hàng rào điện tử, nhất là
căn cứ Dốc Miếu - "con mắt thần" "bất khả xâm phạm" lên tục bị ta pháo kích, làm cho
hàng ngàn lính Mỹ- nguỵ rơi vào thế tuyệt vọng. Ngày 1/4/1972, căn cứ Dốc Miếu đã bị phá
nát, kết thúc 5 năm tồn tại của hệ thống phòng thủ được coi là mạnh nhất của quân đội Mỹ
trên chiến trường Việt Nam. "Chiến lược chia cắt" đường mòn Hồ Chí Minh, ngăn chặn sự
tiếp tế của miền Bắc của địch đã bị phá sản hoàn toàn. Đường Hồ Chí Minh vẫn được bảo
vệ an toàn.
Chính giới báo chí Mỹ đã thừa nhận: "Trong cuộc chiến tranh ở phía Nam khu phi
quân sự, lính thuỷ đánh bộ Mỹ bị thương vong hơn bất kỳ lực lượng nào đóng ở nước này.
Các máy bay ném bom của Mỹ không thể nào bịt miệng các khẩu đại bác hạng nặng, rốc
két và súng cối của cộng sản - các loại vũ khí gây ra phần lớn trong tổng số 8.000 quân Mỹ
thương vong vùng này. Sự huy động đến mức tối đa khả năng chiến tranh hiện đại của Hoa
Kỳ vẫn không ngăn được làn sóng xâm nhập của đối phương, con đường vận tải Trường
Sơn vẫn hàng ngày vận chuyển vũ khí cho chiến trường miền Nam mà không bị hàng rào

điện tử của Mỹ cản trở”.
Để bảo vệ tuyến vận tải Trường Sơn, quân dân Quảng Trị đã không quản gian lao
thử thách, với một tinh thần "tất cả vì miền Nam ruột thịt, tất cả để giải phóng quê hương".
Trong cuộc chiến đấu ác liệt ấy đã có hàng vạn cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, thanh
niên xung phong Quảng Trị tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, hàng ngàn cán bộ, chiến
sĩ, thanh niên xung phong, nhân dân đã anh dũng hy sinh bảo đảm cho đường luôn được
thông suốt. Quân dân Quảng Trị tự hào đã đóng góp xứng đáng công sức và trí tuệ của mình
vào bảo vệ con đường Trường Sơn, con đường Hồ Chí Minh vĩ đại.
Đường mòn Trường Sơn trở thành con đường huyền thoại của lịch sử dân tộc, không
chỉ bởi chiều dài của nó vượt đại ngàn miền Trung, mà nghị lực lao động, tinh thần chiến
đấu, hy sinh của hàng chục vạn con người mở đường, đã trở thành biểu tượng sâu sắc của
lòng yêu nước.
- 14 -
Nghĩa trang Tr ư ờng S ơn:
Vị trí:
Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc
địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh; cách trung tâm tỉnh lỵ (thị xã Đông Hà) khoảng
38km về phía Tây bắc; cách quốc lộ 1A (ở đoạn thị trấn huyện lỵ Gio Linh) chừng hơn
20km về phía Tây bắc.
Đặc điểm:
Nghĩa trang được khởi công xây dựng vào ngày 24/10/1975 và hoàn thành vào ngày
10/4/1977. Chỉ huy xây dựng là Bộ tư lệnh sư đoàn 559 với sự tham gia của hơn 40 đơn vị
bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương. Ngoài ra còn có tổ công nhân chuyên khắc chữ vào bia
đá xã Hoà Hải, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.
Nghĩa trang có diện tích 140.000m², nằm trên 3 quả đồi ở cạnh thượng nguồn sông
Bến Hải, ranh giới cắt chia hai miền Bắc – Nam thời kháng chiến chống Mỹ. Đây là nơi Bộ
tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn đã chọn. Đây là một trong 72 nghĩa trang liệt sỹ của tỉnh
Quảng Trị.
Mộ bắt đầu được quy tập tại đây từ cuối năm 1974. Nghĩa trang được xây dựng từ
ngày 24/10/1975 và hoàn thành ngày 10/4/1977, đây là nghĩa trang có quy mô lớn nhất Việt

Nam, có kiến trúc, bố cục độc đáo, không giống đa phần nghĩa trang liệt sĩ khác ở Việt
Nam.Khu trung tâm nằm trên một ngọn đồi cao 32,4m có đài tưởng niệm bằng đá trắng cao
vút uy nghiêm, rỗng ruột và khuyết ba mặt, thể hiện nỗi mất mát vô cùng. Bốn khu đặt mộ
liệt sĩ được xếp theo tỉnh, thành phố trải trên năm quả đồi. Xen kẽ các khu mộ là những
- 15 -
cánh rừng. Lối đi được lát đá, gạch hoặc tráng xi măng, hoa nở bốn mùa hai bên. Mỗi khu
đều có nhà tưởng niệm với kiến trúc phảng phất hình ảnh các vùng quê đất nước.
Hiện nay:
Vào ngày 19 tháng 5 năm 1999 nhân kỉ niệm 40 năm ngày thành lập binh đoàn
Trường Sơn. Chính phủ nhà nước quyết định nâng cấp và tân trang khu liệt sĩ để một phần
nào thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã khuất, đã hy sinh vì đồng bào tổ quốc.
[2]
Tại thời điểm tháng 4 năm 2006 ở đây có 10.263 phần mộ; được chia thành 10 khu vực theo
địa phương: Hà Nội, Bình Trị Thiên, Hà Nam Ninh, Hà Sơn Bình, Hải Hưng, Thái Bình, Hà
Bắc, Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hải Phòng, Cao Bằng, Hoàng Liên
Sơn, Hà Tiên nơi liệt sĩ sinh ra và một khu dành cho 68 liệt sĩ khuyết danh. Các phần mộ
được xây kiên cố, có sơ đồ mộ chí, được 21 quản trang trông nom, giữ gìn chu đáo.
Hàng năm có khoảng 20,000 khách đến thăm đến từ trong nước lẫn ngoài nước.
[1]
=> Đây là một công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ nhất, quy mô nhất có tính nghệ
thuật cao, thể hiện lòng thương nhớ sâu sắc, niềm biết ơn vô hạn và sự tôn vinh thầm kín
của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đối với những người con yêu quý trên mọi miền Tổ
quốc đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước.
Đến với các nghĩa trang ở Quảng Trị, du khách thấy được sự hy sinh vô bờ bến trong cuộc
trường chinh giải phóng dân tộc, thấy được giá trị của độc lập thống nhất cũng là thấy được
tính chất khốc liệt, tàn bạo của chiến tranh.
Sân bay Tacon - khe sanh
Vị trí:
Khe Sanh: một địa danh đèo heo hút gió ở vùng cực bắc Nam Việt Nam cách vùng Phi
Quân Sự 14 miles (23 km) về phía Nam, và 6 miles (10 km) về phía Đông của vương quốc

Làọ .
Hiện nay: Khe Sanh nằm trên quốc lộ số 9 thuộc huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị, cách
thị xã Đông Hà 63km về phía tây
Cụm cứ điểm Tà Cơn nằm ngay trên một khu vực rộng lớn, địa hình hiểm trở và đa
dạng, thuộc vào địa phận xã Tân Hợp, cạnh tỉnh lộ 14 (trên đường vào xã Hướng Tân).
Cách trung tâm thị trấn Khe Sanh 3km về phía Bắc.
Đặc điểm:
Khe Sanh thuộc tỉnh Quãng Trị, đây là một thung lũng đất đỏ cao hơn mặt nước biển 400m,
mỗi chiều ngang, dọc chưa đến 10 km, bốn bề là núi rừng trùng điệp, có một dòng khe tên là
khe Sanh chảy qua. Về địa hình, Khe Sanh rất giống Điện Biên Phủ.
Nếu không có chiến tranh, nét yên tĩnh và phong cảnh nơi đây có thể sẽ được kể là một
trong những gì đẹp nhất trên lãnh thổ Việt Nam. Nhưng kể từ tháng 5 năm 1959, nét an lành
của thiên nhiên tại nơi này bắt đầu bị giao động. Năm đó, bộ đội Bắc Việt thiết lập hệ thống
đường mòn Hồ Chí Minh để khởi động công cuộc xâm lăng miền Nam . Lúc ấy, Khe Sanh
chưa phải là căn cứ hay tiền đồn. Nhưng vì nằm gần biên giới và giáp ranh Đường Số 9
trục lộ giao điểm của ba quốc gia Nam Việt, Bắc Việt, Lào nên Khe Sanh đã nghiễm
nhiên trở thành một trong những cứ điểm quan trọng nhất trên bản đồ của cuộc chiến Việt
Nam.
Năm 1965 - 1966, Quân đội Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã xây dựng Khe Sanh
thành cứ điểm lớn nhất trong tuyến phòng thủ đường 9, một tuyến phòng thủ được coi là
“bất khả xâm phạm”.
Các cứ điểm bao quanh Khe Sanh gồm có 3 cụm: cứ điểm Tà Cơn có sân bay dã
chiến; cứ điểm làng vây ở phía Tây Nam Tà Cơn ; cứ điểm Hương Hóa ở phía Đông Làng
Vây.
- 16 -
Tại Khe Sanh đã diễn ra những trận đánh lớn trong chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh
năm 1968, chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1971. Tổng thống Mỹ Giôn-Sơn đã từng
yêu cầu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ ký cam kết bằng máu quyết
tâm giữ Khe Sanh.
Cuộc chiến đấu diễn ra từ cuối tháng 1/1968, nhưng đến ngày 9/7/1968, sau những

trận chiến khốc liệt “đường 9 - Khe Sanh”, cờ giải phóng đã tung bay trên cứ điểm Tà Cơn,
Khe Sanh được giải phóng. Chiến thắng Khe Sanh đã làm cho “uy tín của nước Mỹ suy
sụp”. Ngay trên sân bay Tà Cơn ngày xưa, bây giờ là khu lưu niệm chiến thắng Đường 9 -
Khe Sanh.
Ở đây còn lưu giữ xác những chiếc máy bay, xe tăng, bom, súng, đạn mà quân đội
Mỹ bỏ lại sau khi thất thủ, trong đó có cả “cây nhiệt đới” - một thiết bị cực kỳ tối tân hồi ấy.
Người ta còn dựng lại những công sự của quân đội Mỹ, cũng như sưu tầm rất nhiều vật
dụng cá nhân của binh lính Mỹ…
Cụm căn cứ Tà Cơn với sân bay dã chiến đang lưu giữ nhiều hạng mục về chiến
thắng năm 1968: nhà trưng bày, giao thông hào, hầm chỉ huy, hàng rào kẽm gai, đường
băng, máy bay, pháo, xe tăng và nhiều hạng mục hạ tầng khác.
Chiều 14-5, Đài PTTH Hà Nội công bố chương trình cầu truyền hình "Âm vang
Trường Sơn" diễn ra từ 20h đến 22h30 ngày 17-5. "Âm vang Trường Sơn" có sự tham gia
của 12 nhân chứng - những người lính bình dị đã góp phần làm nên một Trường Sơn huyền
thoại.
Chương trình sẽ diễn ra tại 5 điểm cầu là Hà Nội (Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh);
Quảng Trị (Sân bay Tà Cơn - Khe Sanh - Hướng Hoá); Bình Phước (Nhà giao tế Lộc Ninh);
Kon Tum (Ngã ba Đông Dương); Lào (Buôn Latho, Savanakhet). Tiết tấu tại các điểm cầu
được đẩy nhanh hơn, bối cảnh trong câu chuyện của mỗi nhân chứng (tại một điểm cầu)
cũng được thay đổi để tạo sự hấp dẫn với người xem. "Âm vang Trường Sơn" còn có sự
tham gia của các ca sĩ Trọng Tấn, Tấn Minh, Lan Anh
Thành cổ Quảng Trị
Vị trí:
Thành Cổ Quảng Trị nằm ngay ở trung tâm thị xã Quảng Trị( thuộc phường 2), cách quốc
lộ 1A khoảng 2km về phía Đông, cách bờ sông Thạch Hãn 500m về phía Nam.
Kiến trúc:
Lúc đầu, thành được đắp bằng đất, đến năm 1827, vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch.
Khuôn viên Thành Cổ Quảng Trị có dạng hình vuông với chu vi tường thành là 481 trượng
6 thước (gần 2000m), cao 1 trượng 94m), dưới chân dày 3 trượng (12m). Bên ngoài thành
có hệ thống hào rộng bao quanh. Bốn góc thành là 4 pháo, đài cao, nhô hẳn ra ngoài. Các

cửa: Tiền, Hậu, Tả, Hữu xây vòm cuốn, rộng 3,4m, phía trên có vọng lâu, mái cong, lợp
ngói, cả 4 cửa đều nằm chính giữa 4 mặt thành.
Thành cổ Quảng Trị: đây là toà Thành cổ, nằm ở trung tâm thị xã Quảng Trị có chu
vi 2.160 mét. Giữa năm 1972 sau khi Quảng Trị được giải phóng, lo sợ ảnh hưởng dây
chuyền, Mỹ - Ngụy đã "dốc túi" toàn bộ lực lượng dự bị chiến lược và tập trung mọi thủ
đoạn để "tái chiếm Quảng Trị". Thành cổ Quảng Trị" là mục tiêu số một của địch, bởi
chiếm được đây là cơ bản đã chiếm lại được Quảng Trị. Mỹ - Ngụy đã tập trung tối đa hoả
lực, không quân, pháo binh và bộ binh; áp dụng mọi âm mưu thâm độc xảo quyệt nhất, tàn
bạo nhất với mong muốn giành được chiến thắng nhanh nhất.
Tuy nhiên, chúng đã gặp phải một sự kháng cự phi thường, một tinh thần gang thép,
một tài nghệ tổ chức chỉ huy quyết đoán, sáng tạo của quân và dân ta. Trong 81 ngày đêm
- 17 -
(từ 28/6 đến 19/9/1972) chiến đấu, quân và dân ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, ác liệt,
thất thường của thời tiết, bám trụ kiên cường, quyết chiến với lực lượng thiện chiến nhất của
đối phương với sự yểm trợ hoả lực chưa từng thấy trong lịch sử chiến tranh xâm lược của đế
quốc Mỹ ở Đông Dương. Trong thời gian ấy, kẻ thù đã dội Thành cổ Quảng Trị một lượng
bom đạn tương đương bằng sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống
Hirosima (Nhật Bản) năm 1945. Trung bình mỗi ngày, mỗi chiến sĩ phải hứng chịu trên 100
quả bom, 200 quả đạn pháo. Thậm chí, có ngày địch đã nã vào Thành cổ hơn 5.000 quả đại
bác. Cuộc chiến đấu ác liệt tới mức "Thời gian không được tính bằng giây phút mà nó lại
được tính bằng lần pháo kích hoặc B52. Nhiều khi mình có cảm tưởng như nửa giờ đồng hồ
lại có một lần khai sinh mới " (Trích nhật ký của liệt sĩ Kỳ Sơn). Hàng ngàn chiến sĩ đã hy
sinh để giữ lấy Thành cổ, ở đây mỗi tấc đất đã ấp ủ không biết bao nhiêu xương máu của
những người con ngã xuống vì sự nghiệp thống nhất đất nước. 81 ngày đêm máu lửa, chốt
giữ Thành cổ Quảng Trị, lực lượng ta đã tiêu diệt 26.400 tên địch 205 máy bay, 349 xe quân
sự, hơn 230 khẩu đại bác , góp phần đánh bại những cố gắng cao nhất của Mỹ - Ngụy trên
chiến trường, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ thị xã và Thành cổ trong thời điểm có
tính chất quyết định của cuộc đấu tranh chính trị, ngoại giao giữa ta và Mỹ. Chiến công
Thành cổ đã ghi vào lịch sử chiến tranh cách mạng Việt Nam một chiến tích hào hùng, đầy
máu lửa, là bản anh hùng ca về tinh thần quả cảm, về sức mạnh phi thường của quân và dân

ta trong cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược
Cụm di tích đôi bờ Hiền Lương
:
Đôi bờ Hiền Lương là tên gọi cho cụm di tích hai bên bờ sông Hiền Lương là chứng
tích cho một thời kỳ gần 20 năm chia cắt Bắc - Nam và nó còn là một địa danh lịch sử
chứng kiến cuộc đấu tranh bền bỉ anh hùng của dân tộc ta trong sự nghiệp đấu tranh thống
nhất Tổ quốc. Cụm di tích này nằm ở chỗ giao nhau giữa sông Bến Hải và quốc lộ 1A (km
735). Phía Bắc thuộc thôn Hiền Lương - xã Vĩnh Thành - huyện Vĩnh Linh, phía Nam thuộc
thôn Xuân Hoà - xã Trung Hải - huyện Gio Linh, cách thị xã Đông Hà 22km về phía Bắc và
cách thị trấn Hồ Xá 7km về phía Nam.
Hiệp định Geneve được ký kết, sông Bến Hải được chọn làm ranh giới tạm thời trong
hai năm để tập kết lực lượng hai bên và tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước. Do Mỹ -
Diệm cố tình xé bỏ hiệp định hòng chia cắt lâu dài nước Việt Nam. Sông Hiền Lương đi vào
lịch sử dân tộc và tiềm thức nhân loại như là nỗi đau chia cắt và khát vọng thống nhất đất
nước của nhân dân ta.
- 18 -
Cầu : Tính đến nay đã có 8 lần cầu được bắc qua sông Hiền Lương (từ cây cầu gỗ thô
sơ bắc năm 1922 đến cây cầu hiện đại được thi công năm 1996), nhưng cây cầu để lại dấu
ấn nhất trong lịch sử là cầu được Pháp xây dựng năm 1952. Mặc dù chỉ tồn tại đến năm
1967 nhưng nó là biểu tượng trực tiếp của nỗi đau chia cắt: "Cầu chia làm hai phần, mỗi bên
89m. Bờ Bắc 450 tấm ván mặt cầu, bờ Nam 444 tấm" (Nguyễn Tuân).
Tại đây, từ tháng 7/1954 đến tháng 10/1956 đã diễn ra nhiều cuộc tập kết lực lượng của ta
và địch. Nhiều cán bộ, chiến sĩ đã kiên quyết đấu tranh đòi thực hiện quy chế Hiệp định và
cũng là nơi diễn ra nhiều câu chuyện cảm động giữa hai miền Nam - Bắc.
Cột cờ : Việc bảo vệ và duy trì cho lá cờ Tổ quốc tung bay trên bầu trời giới tuyến là
cả một kỳ tích. Cùng với việc "chạy đua" về chiều cao cột cờ và diện rộng của lá cờ với kẻ
thù trong lúc chúng luôn luôn tìm mọi cách đánh sập cột cờ Hiền Lương. Các chiến sĩ Đồn
công an Hiền Lương đã chiến đấu hơn 300 trận lớn nhỏ. Nhiều đồng chí đã ngã xuống để
cho lá cờ mãi mãi tồn tại. Ngọn cờ Hiền Lương là chân lý cách mạng, là ý niệm thiêng liêng
về tình cảm miền Bắc XHCN, nơi có Bác Hồ ngày đêm thương nhớ miền Nam .

Chỉ tính riêng từ ngày 19/5/1956 đến ngày 28/10/1967, chúng ta đã treo hết 267 lá cờ các
cỡ. Trong năm 1967 có 11 lần thay cột cờ, 42 lần thay lá cờ vì bị bom và pháo của Mỹ -
Ngụy phá hỏng.
Để cột cờ và lá cờ - biểu tượng của dân tộc đứng vững dưới bom đạn kẻ thù đã có 13
đồng chí hi sinh, hơn 50 đồng chí bị thương và còn nhiều tấm gương giữ cờ vô cùng cảm
động của nhân dân ta ( như mẹ Nguyễn Thị Diệm, một người mẹ già yếu đã không đi sơ tán
kiến quyết ở lại vá cờ).
Đồn Công an:Theo hiệp định Geneve, dọc hai bên bờ sông giới tuyến quân sự tạm
thời có 4 đồn cảnh sát đóng ở các nơi: Hiền Lương, Cửa Tùng (bờ Bắc), Xuân Hòa và Cát
Sơn (bờ Nam).
Đồn công an Hiền Lương nằm cạnh cầu phía Bắc. Đồn gồm 3 khu nhà: A, B, C tạo
thành chữ V. Nhà A được xây dựng từ năm 1955. Đây là nơi đặt trụ sở chỉ huy của công an
bờ bắc. Nhà B là nơi để ở và sinh hoạt của các chiến sỹ công an giới tuyến. Nhà C là nơi
làm kho hậu cần. Đồn Hiền Lương có 2 tiểu đội (16 người) thuộc lực lượng công an vũ
trang. Đây cũng là nơi để tiếp các đoàn khách quốc tế và khách trong nước
Đồn công an Cửa Tùng đóng ở bãi biển xã Vĩnh Quang (bờ Bắc). Đồn có nhiệm vụ
kiểm soát ngư dân của hai bờ ra vào Cửa Tùng. Đồn có 16 người thuộc lực lượng công an
vũ trang.
Đồn Cát Sơn đóng ở làng Cát Sơn (bờ Nam). Đồn có 16 người thuộc lực lượng của
cảnh sát ngụy. Đồn Cát Sơn có nhiệm vụ kiểm soát ngư dân 2 bờ ra vào.
Đồn Xuân Hòa (bờ Nam) do cảnh sát ngụy đóng. Đồn này tận dụng lại bốt cũ của
thực dân Pháp xây năm 1954.
Đến năm 1965, khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc thì hệ
thống đồn bốt dọc 2 bờ sông Bến Hải tan rã
Các đồn công an giới tuyến của ta trong suốt 12 năm (1954 -1965) không chỉ là nơi
để tố cáo sự vi phạm Hiệp định của Mỹ - ngụy với tổ chức Quốc tế mà còn là nơi diễn ra các
cuộc đấu tranh gay gắt giữa ta và địch để bảo vệ quy chế khu phi quân sự.
Giàn loa và cuộc chiến: Để vạch trần âm mưu xâm lược đất nước ta của chính quyền
Mỹ - ngụy và động viên, tiếp sức cho nhân dân miền Nam vững bước đấu tranh, chúng ta đã
xây dựng một hệ thống âm thanh quy mô lớn và hiện đại. Tổng công suất giàn loa trên bờ

Bắc Hiền Lương là 180.000W, riêng khu vực cầu Hiền Lương 7.000W. Hệ thống loa này
bao gồm các loại loa công suất từ 25W đến 500W. Cùng với những chương trình phát thanh
phong phú, đa dạng, hệ thống loa này đã thực sự lấn át giàn loa bờ Nam của chính quyền
- 19 -
Mỹ - ngụy". Cuộc chiến âm thanh" ở đôi bờ đã góp phần giữ trọn niềm tin vào Đảng và Bác
Hồ, vào một ngày thống nhất đất nước.
Năm tháng sẽ trôi qua, giới tuyến không còn nữa, nhưng con sông ấy, cây cầu ấy, đôi
bờ ấy mãi mãi là biểu tượng về sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam, là hình ảnh thu nhỏ
về chiến tranh và thắng lợi giữa ta và địch trên quê hương Quảng Trị anh hùng
b, L ễ hội:
► Lễ hội cách mạng:
Lễ hội đêm thành cổ:
Lễ hội đêm Thành Cổ được tổ chức vào ngày và đêm 1/5 tại thị xã Quảng Trị. Và lễ
được tổ chức định kỳ 5 năm một lần vào dịp năm chẵn và năm tròn ngày giải phóng Quảng
Trị (1/5/1972). Lễ hội gắn với khu di tích Thành Cổ Quảng Trị nhằm tưởng niệm những
người con nước Việt đã ngã xuống trên mảnh đất Thành Cổ. Tôn vinh chiến công hiển hách
của quân và dân cả nước trong cuộc chiến 81 ngày đêm chống phản kích và tái chiếm của
địch. Đồng thời giới thiệu cho du khách những nét văn hoá tiêu biểu của Thành Cổ, một
trung tâm chính trị văn hoá, thời Nguyễn ở tỉnh Quảng Trị…
Phần lễ:
-Lễ tưởng niệm tại tượng đài Thành Cổ, kết hợp với kỷ niệm ngày giải phóng thị xã Quảng
Trị.
-Thả hoa đèn trên sông Thạch Hãn.
-Lễ dâng hương ở các hương án.
-Lễ cầu siêu chung cho các vong linh đã mất.
Phần hội: Các hoạt động giao lưu, toạ đàm dành cho cựu chiến binh Thành Cổ. Các hoạt
động văn hoá thể thao, du lịch tôn vinh và quảng bá văn hoá truyền thống.
Lễ hội Trường Sơn huyền thoại:
Đây là hoạt động tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đang yên nghỉ trên Nghĩa trang quốc
gia Trường Sơn và Nghĩa trang quốc gia Đường 9 và các nghĩa trang khác ở Quảng Trị.

Lễ hội này gắn với hoạt động kỷ niệm ngày Thương binh liệt sỹ 27/7, thể hiện trách nhiệm
và tình cảm của người còn sống với anh hùng liệt sỹ đã hi sinh và vì đạo lý uống nước nhớ
nguồn của nhân dân ta.
Phần lễ: Gồm Lễ cáo kết hợp với lễ viếng nghĩa trang được tổ chức trước ngày giỗ chính.
Lễ giỗ tại đền thờ nghĩa trang dành cho các đoàn hành hương tổ chức trong cả hai ngày 26
và 27/7. Lễ giỗ chính do lãnh đạo tỉnh chủ trì tổ chức tại Đài tưởng niệm nghĩa trang liệt sỹ
Trường Sơn chiều 27/7. Cùng ngày, tất cả các nghĩa trang liệt sỹ trong toàn tỉnh đều tiến
hành lễ viếng, dâng hương.
Phần hội: Gồm các hoạt động tổ chức hành hương cắm trại tại nghĩa trang liệt sỹ Trường
Sơn. Tuỳ theo điều kiện từng lễ hội để tổ chức các hoạt động giao lưu nghệ thuật, tôn vinh
chiến công của quân và dân ta trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Cuối ngày dâng
nến trên tất cả các phần mộ ở hai nghĩa trang liệt sỹ quốc gia. Lễ hội Trường Sơn huyền
thoại sẽ được tổ chức ở hai nghĩa trang liệt sỹ quốc gia nhưng phần Hội tập trung ở nghĩa
trang liệt sỹ Trường Sơn. Đại giỗ sẽ được tổ chức định kỳ ba năm một lần.
Lễ hội thống nhất non sông:
Lễ hội này gắn với khu di tích lịch sử Đôi bờ Hiền Lương, nơi chứng kiến nổi đau chia cắt
đất nước hai mươi năm, nơi biểu hiện cao nhất khát vọng thống nhất và đoàn tụ của dân tộc
Việt Nam. Lễ hội này gắn với hoạt động kỷ niệm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam -
thống nhất tổ quốc
Lễ hội bao gồm: Lễ thượng cờ, chương trình nghệ thuật đặc biệt "Bài ca thống nhất", Hội
đua thuyền…đây là lễ hội cấp Quốc gia và một trong 4 lễ hội chính của tỉnh Quảng Trị,
- 20 -
nhằm ôn lại, khơi dậy quá khứ hào hùng của các lớp cha anh đã đổ xương máu để thống
nhất nước nhà, là dịp nhân dân cả nước hướng về Quảng Trị thắp nén hương tri ân công lao
to lớn của những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trên mảnh đất kiên cường này
►Lễ hội văn hoá:
Lễ hội La Vang :
La Vang thuộc thị xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, cách quốc lộ 1A chừng 5km về phía
Tây, cách thị xã Đông Hà 18km về phía Tây Nam, nhà thờ Thiên Chúa giáo La Vang đã
được cấp lên bậc “Vương Cung Thánh Đường”. Đây là một trong bảy nơi trên thế giới Đức

mẹ Đồng Trinh xuất hiện. Chính vì vậy nơi đây đã được tín đồ Thiên Chúa giáo trong nước
và trên thế giới biết đến với sự cung kính rất lớn, hàng năm vào ngày 18/5 Dương lịch đều
có tổ chức “Kiệu”, “Kiệu” được tổ chức vào những năm chẵn lớn hơn những năm lẻ, cứ 3
năm một lần thì gọi là “đại hội” và “Kiệu” 100 năm thì lớn hơn “Kiệu” 40 năm, 50 năm.
Năm 1998, ở đây đã được tổ chức cuộc hành hương kỷ niệm 20 năm Đức mẹ hiện hình tại
La Vang và đã có hơn 20 vạn lượt giáo dân cùng quan khách tham dự. Đây thực sự là một lễ
hội độc đáo ở Quảng Trị.
Lễ hội tổ đình sắc tứ :
Chùa Sắc Tứ được toạ lạc trên một vùng núi phía Tây – Nam làng Ái Tử, thuộc địa phận
thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong cách quốc lộ 1A chưa đầy 1km về phía Tây. Ngôi chùa
được Bộ Văn hoá thông tin xếp hạng di tích quốc gia theo quyết định số 2009/QĐ –
BVHTT ngày 15/11/1991. Chùa Sắc Tứ có tên là Tịnh Quang Tự hay còn gọi là Tổ Đình
Sắc Tứ Tịnh Quang. Những bần tăng, bổn đạo, thiện nam tính nữ coi chùa là đất tổ của
mình, còn danh bất tính trong thiên hạ thì ngưỡng mộ chùa như một trung tâm từ thiện.
Chùa do vị Tổ sư Chí Khả khai sinh nên hàng năm vào ngày 18/2 Âm lịch tổ chức ngày lễ
kỵ Tổ Đình Sắc Tứ Tịnh Quang. Vào dịp này hàng năm rất nhiều quý vị tăng ni Phật tử
trong và ngoài nước đến tham dự, đặc biệt những vị tăng ni Phật tử Việt kiều chùa có quy
mô rộng, sức chứa khoảng mười nghìn người mỗi khi ngày lễ về.
Ở Quảng Trị, ngày nay lễ hội đang có xu hướng phục hồi và phát triển trở lại. Gần đây ở
Quảng Trị còn xuất hiện thêm loại hình lễ hội mới: Lễ hội cách mạng như: Lễ hội “thống
nhất non sông”, lễ hội “thả đèn trên sông Thạch Hãn”, và còn có lễ hội “Nhịp cầu xuyên Á”
được tổ chức 3 năm một lần nhằm mở rộng giao lưu quan hệ hợp tác giữa các nước trong
hành lang kinh tế Đông – Tây (Đông Nam Á) về Thương mại – Du lịch, Văn hoá – Xã hội.
Tuy các lễ hội này mới được tổ chức trong những năm gần đây những loại hình lễ hội này
được đông đảo nhiều người quan tâm, được bạn bè trong nước và thế giới chờ đón, để lại
dấu ấn sâu sắc đối với du khách khi tới Quảng Trị, đặc biệt là lễ hội “Nhịp cầu xuyên Á”,
đây là cơ hội tốt để du lịch Quảng Trị có thể đi lên sánh vai cùng với các tỉnh thành bạn bè
trong nước và nước ngoài.
►Lễ hội dân gian :
Quảng Trị là tỉnh có truyền thống văn hoá, lịch sử lâu đời. Ðiển hình nhất là tiếng nói

mang đặc điểm thổ ngữ vùng Trung Bộ còn bảo lưu nhiều yếu tố cổ của tiếng Việt. Các
phong tục khác nhau như ma chay, cưới xin, giỗ chạp với nghi lễ đơn giản. Chùa chiền được
xây ít. Chỉ có một số chùa như chùa Thạch Hải, chùa Ðông Hà. chùa Linh Quang. Ðặc biệt
các dân tộc ít người cư trú ở đây thường sử dụng cồng, chiêng,.đàn Amam, nhị,,đàn môi,
trống, sáo. Họ có nhiều truyện cổ truyền miệng, có điệu hát "oát" là loại hát đối giao duyên
nam nữ, Prdoak là hát vui trong sinh hoạt, Adang Kon là hát ru trẻ con. Lễ hội, lễ tết không
cầu kỳ
H ội cướp cù :
- 21 -
Chiều mồng 7 tết, lễ hội Cù có truyền thống hàng trăm năm của làng Cẩm Phổ (Gio
Mai, Gio Linh, Quảng Trị) chính thức bắt đầu. Người dân ở vùng này xem đây là lễ hội cầu
mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no cho dân làng trong năm mới.
Hội Cù được chính thức bắt đầu từ 12g trưa và kéo dài đến khoảng 3g chiều. Phần
sôi nổi nhất của hội Cù là trò chơi “cướp cù”. Ba quả cù hình tròn được làm từ gốc cây
chuối nướng chín (tượng trưng cho sự no ấm) sẽ được các vị bô lão trong làng lần lượt rước
ra bãi cát phía dưới và tung lên. Hai đội trai làng được chia sẵn sẽ phải làm nhiệm vụ cướp
cho được quả cù đó về. Đội thắng là đội tung được quả cù vào chiếc rổ tre bên phía mình
được đặt trên một cây tre cao khoảng 4m.
Hội Cù tuy là hội làng nhưng ngay từ đầu giờ chiều, hơn một ngàn người từ khắp nơi
trong tỉnh đã có mặt và chờ đợi. Lúc quả cầu được tung lên cũng là lúc hơn một trăm người
nhào ra tranh cướp cù trong tiếng reo hò cổ vũ nồng nhiệt của khán giả. Thậm chí có nhiều
người không phải trai làng từ xa về xem hội cũng sẵn sàng cởi áo, mũ hăng hái tham gia trò
chơi.
Hội Thượng Phước:
Hội Thượng Phước thuộc xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong. Lễ hội mở ra hàng
năm vào ba ngày từ 13 đến 15 tháng 3 Âm lịch để ghi nhớ công lao của Quan công Hoàng
Dũng, người đã có công lập làng Thượng Phước. Ngày 13 - 14 tháng 3 Âm lịch cả làng đi
săn, lấy đầu muôn thú để làm lễ vật dâng cúng. Sáng ngày 15 tháng 3 Âm lịch, làng bắt đầu
tổ chức tế lễ. Cuộc tế lễ dâng cúng kéo dài đến hết ngày 15.
Lễ hội Ariêuping đặc sắc của dân tộc Pa Cô:

Lễ hội Ariêuping (lễ nhà mồ) truyền thống của đồng bào dân tộc Pa Cô, đã diễn ra từ
ngày 29 đến 31/8/2009, tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Đây là một lễ hội mang ý
nghĩa nhân văn sâu sắc, nhằm tỏ lòng tôn kính và tưởng nhớ đến những người đã khuất của
đồng bào dân tộc Pa Cô trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Nội dung của lễ hội Ariêuping là tổ chức cất bốc những ngôi mộ người thân trong gia
đình của tất cả các dòng họ trong làng đã chết trước đó được an táng rải rác các nơi và cải
táng quy tập về một khu vực để tiện thăm viếng, chăm sóc, hương khói.
Già làng Hồ Văn Hinh ở thôn Kì Nơi, xã A Túc, huyện Hướng Hóa, nơi diễn ra lễ hội,
cho biết lễ hội Ariêuping thường được tổ chức 10 năm một lần, khoảng tháng 3 đến tháng 4
vì lúc này mùa vụ gieo trỉa (phát cốt) đã xong.
Thời gian diễn ra lễ là 3 ngày với các nghi lễ như tổ chức cất bốc và an táng hài cốt, lễ
cúng ma, hội đâm trâu, múa cồng chiêng
Lễ hội Ariêuping là một lễ hội tín ngưỡng độc đáo của đồng bào dân tộc Pa Cô ở Quảng
Trị. Năm nay lễ hội được tổ chức vào tháng 7 âm lịch là do yêu cầu của tỉnh Quảng Trị, với
mong muốn phục dựng, duy trì bản sắc văn hóa dân tộc; đồng thời quảng bá hình ảnh du
lịch về phong tục tập quán của người Pa Cô nói riêng và các dân tộc anh em trên địa bàn
Quảng Trị nói chung.
 Ẩm thực:
Có những câu ca dao, tuc ngữ rất hay đề cập đến sản vật đặc biệt của từng địa
phương.
Chính qua những câu tục ngữ này, chúng ta lại càng hiểu sâu sắc hơn văn hoá vật
chất của vùng đất QT: Nem chợ Sãi, vải La Vang, Khoai quán Ngang, dầu tràm Đại Nại,
Gạo Phước Điền, chiêng Sắc Tứ, Khoai từ Trà Bát, quạt chợ Sông, Cá bống Bích La, gà
Trại Lộc
- 22 -
Nơi đồng sâu có tôm cá quanh năm, với bàn tay khéo léo và chịu khó đã tạo những
nét riêng đặc sắc của Quảng Trị mà các nơi khác không có được: “Quạt chợ Sòng, có bống
Bích La, Tôm đồng Mai Lĩnh, gạch ngói Trí Bưu”, “Gạo Phước Điền, chiêng Sắc Tứ
chợ Ngô Xá nón lá Kệ Văn”
Rượu Kim Long:

Rượu Kim Long được nấu tại làng Kim Long, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng
Trị. Nguyên liệu chủ yếu để làm nên chất có vị cay tuyệt vời này chính là nước. Thời Pháp
thuộc, sau một quá trình dài khảo sát và chọn lựa nhiều địa điểm, thực dân Pháp thiết lập 01
hãng rượu tại đây để sản xuất rượu, chuyển hết các lò nấu rượu trong dân vào nhà máy,
đồng thời áp đặt lệnh nấu cấm rượu trong dân gian để độc quyền cung cấp rượu. Pháp cũng
đã từng đưa nguyên dây chuyền công nghệ nấu rượu ở đây về Pháp quốc để sản xuất nhưng
không thành công vì nguồn nước ở làng Kim Long rất đặc biệt.sản xuất rượu, chuyển hết
các lò nấu rượu trong dân vào nhà máy, đồng thời áp đặt lệnh nấu cấm rượu trong dân gian
để độcNgày nay, trong các tiệc tùng, kị giỗ, có bia rượu, nước ngọt, nhưng ngày trước thì
dùng thứ rượu gạo tự cất lấy hay rượu làng Kim Long. Ngoài ra, sau một ngày lao động mệt
nhọc, những người già hay lực điền cũng hay dùng một li nhỏ rượu thuốc, rượu rắn hay
rượu trắng cho giãn gân cốt, dễ ngủ.
Bánh lá gai:
Ở Quảng Trị, bánh lá gai được thấy nhiều nhất vào mỗi dịp lễ Tết. Hầu như nhà nào,
dù giàu hay nghèo cũng đều có để mời khách. Các bà mẹ chồng ở quê thường nhìn vào
chiếc bánh lá gai do các nàng dâu tương lai thể hiện mà đánh giá về khả năng nội trợ của
họ. Cũng có thể nhiều người làm được thứ bánh này, nhưng để có một chiếc bánh vừa dẻo
thơm, vừa ngọt bùi và đẹp mắt thì không phải ai cũng làm được. Những chiếc bánh nhỏ
xinh ấy thường được tạo nên từ đôi tay khéo léo của người phụ nữ đảm đang, tháo vát.
Mùa xuân, cây gai đâm chồi và cho những cành lá xanh non, người ta chặt về từng bó, tuốt
bỏ cọng, gân lá rồi cắt nhỏ. Khi nước vừa sôi, thả lá gai vào nồi cho sôi tiếp khoảng mười
lăm phút, khi lá gai mềm thì bắc xuống. Sau khi lá nguội, vắt ráo nước, rồi cho vào cối giã
nhuyễn.
Để làm nên cái dẻo của bánh, người ta phải đãi nếp thật sạch, đem xay thành bột, sau
đó để ráo nước. Khi bột khô, vùi tay vào bột thấy mát lạnh nhưng không ướt thì đem trộn
với bột lá gai rồi tiếp tục giã cho đến lúc con bột mịn quánh lại là được. Làm bánh lá gai
phải có thời gian, vì thế ở quê tôi bánh thường được làm vào những dịp lễ tết, giỗ lạp.
Những lúc ấy, công việc đồng áng đã rãnh rỗi, người phụ nữ mới có thời gian để chuẩn bị
cho các công đoạn làm thứ bánh dân dã nhưng cũng lắm công phu này.
Nguyên liệu làm nhân bánh là đậu xanh. Sau khi đãi sạch vỏ, người ta đem hoong

đậu cho vừa chín, sau đó trộn với đường, gừng tươi giã nhỏ rồi viên thành từng viên tròn
nhỏ (nhân đậu phải gắt và mịn nhưng không nhão). Bánh lá gai ngon thôi chưa đủ, mà còn
phải đẹp mắt, vì thế lá gói bánh cũng được chuẩn bị rất cẩn thận. Lá phải còn non, sau khi
luộc qua cho mềm lá (để khi gói lá không bị gãy, rách), người ta cắt thành miếng hình tròn
hoặc hình bầu dục, tùy theo cách gói của từng người.
Một chiếc bánh đẹp thường có một đến hai chóp và không để lộ dù một mẩu lá thừa.
Để ăn, người ăn bánh phải tinh ý mới biết cách mở bánh. Dù không đơn giản nhưng không
phải người phụ nữ nào cũng biết gói đúng cách. Bởi nó dân dã nhưng cũng rất tinh tế.
Bây giờ, muốn ăn chiếc bánh lá gai, người ta dễ dàng có được nó bất cứ nơi đâu. Ra Bắc,
ghé Thanh Hóa là có ngay bánh lá gai gói lá chuối khô mang về làm quà. Vô Nam, ghé Hội
An cũng có bánh lá gai nhưng nếu ai đã một lần được ăn bánh lá gai ở làng quê có gần trăm
ngày hưởng gió lào, hẳn không thể quên được hương vị ngọt ngào của nó. Cũng vị thơm của
- 23 -
gừng, ngọt dẻo của đường, nếp; cũng là lá gai nhưng hình như lá của những cây gai mọc
bên hố bom bị bom Mỹ cày xới hay trên những đồng đất bazan Quảng Trị mới làm nên cái
màu xanh đặc trưng của bánh. Cũng là loại bánh ấy nhưng dưới bàn tay tảo tần của những
người mẹ quê, ta lại cảm nhận được những phút giây hạnh phúc mà tuổi thơ ta may mắn có
được.
Cháo Vạt Giường và Lòng Thả:
Cháo vạt giường là kiểu cháo nấu bằng sợi bột gạo (bột gạo nhồi nước sôi, ép mỏng,
thái thành từng thẻ nhỏ). Ngày trước cháo thường nấu với cá tràu. Cá tràu làm kĩ, đem um
hay tao với gia vị, mỡ hành cho thấm, đổ vào nồi nước, nấu cho sôi rồi mới thả bột sợi gạo
vào, xong điểm thêm hành ngò, tiêu ớt. Mùa đông se lạnh, ghé vào một quán ven chợ, tô
cháo vạt giường nóng sốt là thức ăn lót dạ hấp dẫn.
Lòng thả có nơi gọi là lòng sả do tính chất chủ yếu của gia vị này; còn gọi là lòng thả
là do phương thức thả lòng vào nồi nước. Người ta đánh tiết heo hay tiết vịt cho tan vụn, đổ
vào nồi nước, nêm gia vị, thả vào nồi, sôi già thì múc ra tô, vừa có chút gạo hay đậu xanh
nhừ vừa có lòng chay lòng tạp. Kiểu cháo này người dân Quảng Trị thích hơn kiểu cháo
lòng sang trọng ở những nơi khác
Các thức uống thông thường hằng ngày

Nước uống hàng ngày thường là chè xanh vùng Cùa hay chè phủ Vĩnh; mùa đông thì
dùng thứ chè khô vò nát. Có nơi uống nước chè rất đậm (tục gọi là uống nước chè xanh
“đứng đũa”). Nhà nào có điều kiện thì dùng chè móc câu của các vùng chè trong tỉnh. Ưa
đậm đà hơn thì uống nước lá bội (vối), nước lá mồng năm gồm đủ thứ lá hoang dã hái
trong ngày Đoan Ngọ, phơi khô trữ sẵn để dùng. Phụ nữ lúc sinh nở thường uống lá vằng, lá
ngải cứu, lá bạc thau
Tóm lại, việc ăn uống đối với người dân Quảng Trị thường đơn giản, bình đạm, trừ
một số thuộc tầng lớp trên. Đó cũng là một thuộc tính của nông dân Việt Nam. Họ "ăn để
sống chứ không phải sống để ăn", và còn phải luôn luôn dự phòng những khi thất thu, đói
kém. Vì thế, dù được mùa, nông dân vẫn thường ăn độn với các củ lương thực khác như
khoai, sắn: "Được mùa chớ phụ ngô khoai". Tinh thần tiết kiệm đó là hệ quả của một hoàn
cảnh khó khăn triền miên ngày xưa.
III- Phương hướng khai thác:
1, Thực trạng khai thác du lịch hiện nay:
- Đại đa số các điểm du lịch có thể khai thác được hiện giờ đã và đang được đưa vào
khai thác để phục vụ khách du lịch.
- Điểm cộng: Những ngày lễ, cả thị xã trầm mặc trong khói hương tiếc thương
những người đã khuất. Sông Thạch Hãn mềm mại hẳn đi để rồi khoác lên mình một dải lụa
kết bằng hoa tươi thơm ngát của những cựu chiến binh tiếc thương đồng đội. Đêm về là
hoa đăng huyền ảo lấp lánh cả dòng sông. Hoa tươi và hoa đăng không chỉ của cựu chiến
binh, của Ban tổ chức mà còn có sự tham gia của người dân thị xã. Hình như đây là một
truyền thống đẹp của nhân dân địa phương. Giữa người đã mất và những người đang sống
có một mối liên hệ hết sức nghĩa tình, luôn tồn tại trong tâm khảm của những người đang
sống. Cả thị xã suốt những ngày lễ luôn bao trùm một không gian tâm linh hết sức kỳ lạ
mà bất kỳ một ai từng đến đều có thể chiêm nghiệm, cảm nhận một cách sâu sắc. Đó là
- 24 -
những nét đẹp tình cảm, đạo đức, tâm linh đậm chất văn hoá đặc trưng sẽ rất ấn tượng đối
với khách du lịch đến từ mọi nơi.
* Cơ sở hạ tầng – giao thông:
Quảng Trị là tỉnh có tuyến đường sắt Bắc-Nam chạy qua. Ga Đông Hà là một trong

những ga chính trên tuyến đường ray này. Đông Hà còn nằm ở điểm giao giữa đường 9 và quốc lộ
1A. Vì thế nó có một vai trò quan trọng trong tuyến du lịch bằng đường bộ đường bộ từ Lào,
Thái Lan. Trong chiến tranh, cung đường này càng trở nên quan trọng hơn. Vì thế Quân đội Mỹ đã
thiết lập một hệ thống khu căn cứ quân sự dọc theo tuyến đường này, từ Đông Hà cho đến làng
Vây. Chính vì thế mà ngày nay nó thu hút được lượng khách quan tâm chương trình du lịch
"thăm lại chiến trường xưa", đặc biệt là du khách quốc tế.
Quảng Trị chưa có sân bay nào nhưng có tuyến đường sắt Bắc-Nam chạy qua, ga Đông
Hà là một trong những ga chính trên tuyến đường ray này. Dự án sân bay Quảng Trị dự kiến sẽ
được xây ở xã Gio Quang, huyện Gio Linh, cách Đông Hà 7 km về phía bắc. Đông Hà,
Quảng Trị còn nằm ở nơi giao cắt của đường 9 và quốc lộ 1A, khá thuận tiện cho khách du lịch
đường bộ.
- Đi ểm trừ :
* Cơ sở vật chất - hạ tầng:
o Dịch vụ thiếu thốn, kém chất lượng. Số lượng khách sạn, các khu vui chơi giải trí ít,
chất lượng không cao.
o Du lịch ở một địa điểm như Quảng Trị là khá nhạy cảm: vì đây là vùng đất có vị trí
chiến lược quan trọng trong chiến tranh cũng như hoà bình, từ cửa khẩu quốc tế
Lao Bảo cho đến huyện đảo Cồn Cỏ và các địa điểm khác luôn gợi ra câu hỏi cho
người làm du lịch là có nên đầu tư hay không, đầu tư mạnh hay không, an ninh,
quốc phòng có đảm bảo hay không v.v… Vì vậy mà các dự án lớn ở các vị trí khác
ngoại trừ các vị trí thuân lợi nhất vẫn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Huyện
đảo Cồn Cỏ, thích hợp cho nghỉ dưỡng, lướt sóng nhưng chưa có điện hay cộng
đồng Klu chưa được quan tâm cao với việc mời gọi du khách từ tuyến quốc lộ 9 đến
với suối nước khoáng và các nét văn hoá đặc sắc ở đây.
o Chưa có sân bay nào được xây dựng.
o Cả tỉnh chỉ có 1 thành phố đô thị loại 3, cơ sở hạ tầng còn thấp.
* Đội ngũ nhân viên:
o Tác phong của các nhân viên phục vụ còn nặng tính bao cấp, chưa tạo nên được sự
thân thiện cần thiết
* Các yếu tố khác:

o Chính quyền chưa có các chiến lược đầu tư cho du lịch cụ thể, các chương trình lễ
hội như đêm Thành Cổ, Trường Sơn huyền thoai, các lế hội dân gian chưa được đầu
tư đúng mực nên chưa tạo được sự thoã mãn cho du khách đến với địa danh này.
o Phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của chiến tranh, cộng thêm sự khắc nghiệt của
gió Lào cát bổng ở miền Trung, Quảng Trị là một trong những tỉnh thành của Việt Nam có tốc
độ phát triển chậm. Du lịch Quảng Trị vẫn chưa thực sự phát triển vì "hai đầu bị
chặn" bởi Động Phong Nha và Cố đô Huế, du khách chỉ đi qua Quảng Trị mà không lưu trú.
Tuy nhiên, với những giá trị đích thực vốn có của nó, Quảng Trị đang dần dần thu
hút được lượng khách du lịch đáng kể trong những năm gần đây.
2, Hướng khai thác:
- Với chiều dài 1.450 km, tuyến Hành lang kinh tế Đông-Tây đi qua 19 tỉnh của 4
nước: Mianma, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Trong đó, Việt Nam có 3 tỉnh: Quảng Trị, Thừa
- 25 -

×