Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tuyến sinh dục potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.79 KB, 12 trang )



Tuyến sinh dục




2 Tuyến sinh dục cái (Ovary)
2.1 Cấu tạo buồng trứng

Cấu tạo buồng trứng ở người
Tuyến sinh dục cái là hai buồng
trứng hình trái xoan, kích thước
khoảng 3 x 1,5 x 1 cm. Trong
buồng trứng có nhiều nang trứng
(gọi là nang De Graaf). Mỗi nang
có chứa một trứng.
Sơ sinh, mỗi người có khoảng
30.000-300.000 nang, đến lúc dậy
thì chỉ còn khoảng 400-500 nang
trứng có khả năng phát triển, chín
và rụng trứng ra ngoài hàng tháng.
Quá trình phát triển của trứng diễn
ra theo chu kỳ

Chu kỳ phát triển của trứng
2.2 Hormon sinh dục cái
a. Oestrogen
Nang có các tế bào hạt tiết ra
hormon sinh dục là oestrogen,
trong đó gồm 3 loại là Oestron


(còn gọi là Folliculin), Oestriol và
Oestradiol. Một lượng nhỏ các
hormon này cũng còn được tiết ra
từ tế bào thể vàng, nhau thai, vỏ
tuyến trên thận và tinh hoàn.
Hàm lượng các hormon này trong
máu khác nhau, phụ thuộc vào các
giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt
và thời kỳ thai nghén. Trước khi
rụng trứng là 300-400 mg/24giờ,
sau rụng trứng là 150-200 mg
/24giờ.
Tác dụng của những hormon này là
gây động dục và phát triển các cơ
quan sinh dục và các đặc điểm sinh
dục thứ cấp ở động vật cái và phụ
nữ. Bắt đầu từ tuổi dậy thì có ý
nghĩa quan trọng, thúc đẩy trứng
phát triển, chín và rụng trứng. Phát
triển niêm mạc tử cung trong chu
kỳ kinh nguyệt, hóa sừng tế bào âm
đạo.
Tăng cường chuyển hóa: với glucid
thì tăng phân giải làm giảm đường
huyết. Với lipid tăng dự trữ mỡ
dưới da một cách vừa phải (làm
đẹp giới tính, khi thiểu năng hay
gây chứng béo phì do mỡ tích tụ
quá nhiều không được phân giải do
chính oestrogen). Với protein, kích

thích tổng hợp protein làm cơ thể
phát triển nhất là vùng mông, chậu
hông. Tăng tổng hợp ARN, nhất là
ARN thông tin. Với nước và muối
khoáng, có tác dụng giữ nước và
muối (hàm lượng cao có thể gây
phù trước kinh nguyệt hay khi thai
nghén).
Ở nam giới cũng có một lượng
nhỏ hormon oestrogen có tác
dụng tăng sinh, làm cho tuyến tiền
liệt, túi tinh, ống dẫn tinh phát
triển. Nhưng hàm lượng cao (tiêm
oestrogen) lại gây nữ hóa, teo tinh
hoàn, ức chế bài tiết androgen.
b. Hormon thể vàng
(progesteron)
Khi bao noãn chín, trứng rụng khỏi
nang, các tế bào nang còn lại bị
nhiễm sắc tố màu vàng và phát
triển thành thể vàng (hoàng thể).
Khi tồn tại và hoạt động thể vàng
tiết ra một hormon là progesteron,
là một steroid có 21 carbon. Nó
cũng được tiết ra một lượng nhỏ từ
phần vỏ tuyến trên thận, tinh hoàn
và nhau thai.
Nếu trứng được thụ tinh và làm tổ,
hormon này có tác dụng dưỡng
thai, giúp thai làm tổ phát triển

trong niêm mạc tử cung. Cho đến
tháng thứ 5 của thời kỳ thai nghén,
thể vàng mới teo dần và giảm tiết.
Nếu trứng không được thụ tinh, thể
vàng teo ngay và biến mất ở những
ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt.
Progesteron là hormon dưỡng thai
quan trọng nhất, thiếu nó thai
không phát triển được.
Nó còn có tác dụng làm phát triển
cơ tử cung, mềm mại và không co
bóp, làm niêm mạc tử cung phát
triển mạnh khi mang thai. Nó còn
tác dụng kích thích bài tiết
prolactin làm tăng phát triển các
ống sữa của tuyến vú.
c. Hormon nhau thai
Ngay khi hợp tử bắt đầu làm tổ ở tử
cung, túi phôi cũng được hình
thành và phát triển. Khi túi phôi lớn
lên thành nhau thai thì chiếm gần
hết tử cung. Thai nhi được nối với
nhau thai qua cuống rốn và tồn tại
trong bọc màng ối, có đầy dịch.
Nước ối trao đổi tự do với thể dịch
của mẹ (trừ hồng cầu) là môi
trường trao đổi các chất dinh dưỡng
giữa thai nhi và người mẹ. Đây
cũng là khoảng đệm cho thai và
truyền áp lực khi tử cung co bóp.

Khi bắt đầu hình thành, túi phôi
và sau là nhau thai tiết ra
hormon là HCG (ở người =
Human Chorionic Gonadotropin),
(cũng còn có tên là Prolan B), là
một glycoprotein gồm hai chuỗi
polypeptid a và b, trọng lượng phân
tử chung là 16.000 giống với các
hormon của thùy trước tuyến yên là
FSH, LH, TSH.
Tác dụng của HCG là duy trì và
phát triển thể vàng, kích thích thể
vàng tiết progesteron, kích thích
tuyến yên tăng cường tiết kích nhũ
tố.
Sự có mặt sớm của HCG trong máu
và nước giải người phụ nữ có thai
ngay từ tuần đầu đã được ứng
dụng trong phương pháp chẩn
đoán thai sớm. Có nhiều
phương pháp, nhưng thông dụng
nhất là các phương pháp cổ điển
sau:
Phương pháp Galli-Mainini: dùng
ếch đực, lấy nước tiểu từ huyệt rồi
soi trên kính hiển vi, không thấy có
tinh trùng là được. Tiêm độ 3-5ml
nước tiểu người nghi có thai qua
đùi vào túi bạch huyết vùng huyệt,
để yên tĩnh khoảng 1 giờ. Lấy lại

nước tiểu soi dưới kính hiển vi, nếu
xuất hiện nhiều tinh trùng là phản
ứng dương tính - đã thụ thai, nếu
không là phản ứng âm tính - không
thụ thai.
Phương pháp Friedmann-Bruha:
mổ xem tử cung của một thỏ
cái, thấy không có bao noãn chín
thì tiêm cho thỏ 5ml nước tiểu
người nghi có thai. Nuôi thỏ, sau
48 giờ, xem lại tử cung nếu xuất
hiện nhiều bao noãn chín là phản
ứng dương tính, nếu không là âm
tính.
Cả hai phương pháp đều dựa vào
sự có mặt của HCG trong nước tiểu
người có thai và khả năng của HCG
kích thích sinh tinh trùng ở ếch và
làm chín trứng ở thỏ.
Ngày nay, người ta thường thực
hiện bằng các phương pháp sinh
hoá như phương pháp HCG –
Vitest, phương pháp Lectin. Các
phương pháp này cho kết quả
nhanh, chính xác. Tuy nhiên hai
phương pháp kinh điển trên động
vật lại giúp cho người học có thể
quan sát thấy sự xuất hiện tinh
trùng ếch dưới kính hiển vi và
trứng chín trong tử cung thỏ do tác

dụng kích thích của hormon sinh
dục.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×