Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tuyến tuỵ nội tiết pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.97 KB, 10 trang )



Tuyến tuỵ nội tiết




2. Tác dụng của insulin
Insulin được hình thành từ
preproinsulin, rồi proinsulin. Các
enzym chuyển (converting enzym)
cắt chuỗi polypeptid C của
proinsulin để tạo ra insulin. Là một
polypeptid có 51 acid amin, phân tử
lượng 6.000, gồm hai chuỗi
polypeptid A và B nối với nhau
bằng hai cầu nối disulfua.

Cấu tạo của insulin
Insulin được tổng hợp sớm nhất, và
ngày nay, nhờ kỹ thuật gen và công
nghệ sinh học, insulin đã được sản
xuất hàng loạt, nhanh và rẻ hơn. 1
đơn vị quốc tế của insulin là
0,04167 mg tinh thể (1 mg xấp xỉ
24 đơn vị).

Chu trình sản xuất insulin của
tuyến tụy
Trong cơ thể, insulin có các tác
dụng sau:


- Tham gia chuyển hóa glucid, cụ
thể là làm giảm hàm lượng đường
glucose trong máu. Nó thúc đẩy sự
vận chuyển tích cực đường glucose
qua màng vào nội bào nhờ các
enzym, ATP và sự có mặt ion
Mg
++
. Ở màng tế bào, nó hoạt hóa
enzym adenylylcyclase. Đến lượt
mình, adenylylcyclase xúc tác tạo
thành AMP
V
(có mặt Mg
++
) từ
ATP. AMP vòng tác dụng tăng
tổng hợp enzym hexokinase và hoạt
hóa nó để chuyển glucose thành
glucose-6 phosphat, từ đó thực
hiện quá trình tổng hợp
glycogen dự trữ, dị hóa glucose
trong chu trình Krebs hình thành
protein và lipid dự trữ.
- Đối với lipid thì làm tăng acid
béo và mỡ trung tính (từ đường
glucose).
- Đối với protein làm giảm
nồng độ acid amin trong máu,
tăng tổng hợp protein, giảm sự

phân giải protein ở gan và cơ, cho
nên thiếu insulin cơ thể phải huy
động protein và tăng cường dị hóa
chúng, làm teo cơ, sút cân, gầy
mòn, cân bằng nitơ âm.
- Đối với nước và muối khoáng,
giúp cho sự thấm ion K
+
qua màng
vào trong tế bào và ion Na
+
ra
ngoài dễ dàng hơn. Có tác dụng giữ
nước trong cơ thể.
- Insulin còn ức chế sự tiết kích tố
phát triển (STH) của thùy trước
tuyến yên để giải phóng hexokinase
trong quá trình phosphoryl hóa
đường glucose.

Tác dụng của Insulin đối với hàm
lượng đường trong máu

3. Tác dụng của glucagon
Glucagon được tiết ra từ tế bào
anpha của đảo tuỵ. Nó là một
polypeptid mạch thẳng, gồm 29
acid amin, trọng lượng phân tử
3.485.
Tác dụng chính của glucagon là:

- Chuyển hóa glucid bằng
cách chuyển ngược glycogen dự
trữ thành đường glucose trong
máu, nghĩa là làm tăng đường
huyết, cơ chế này thông qua việc
hoạt hóa enzym phosphorylase.
- Đối với lipid, nó tăng phân giải
lipid. Đối với protein, nó tăng
cường dị hóa, qua đó làm tăng ure
huyết.
- Trong hệ nội tiết, glucagon kích
thích phần tủy tuyến trên thận làm
tăng tiết adrenalin, kích thích chính
đảo tuỵ (các tế bào α) tăng tiết
insulin, nhằm luôn duy trì được sự
cân bằng đường huyết.
Hàm lượng glucagon trong máu
bình thường là 0,3 microgam/lít.
Hàm lượng tăng khi đói và giảm
khi no hoặc ăn nhiều đường.
4. Các hormon khác
Ngoài ra, người ta cũng còn tách
chiết được một vài hormon khác từ
phần tuỵ nội tiết. Các chất này còn
đang được nghiên cứu. Chúng có
tác dụng với quá trình trao đổi
lipid, ngăn chặn sự tích mỡ ở gan
(gọi là lypocain); hoặc có tác dụng
làm tăng trương lực thần kinh mê
tẩu (dây số X) nghĩa là tăng cường

phó giao cảm (gọi là Vagotonin);
hoặc có tác dụng kích thích trung
khu hô hấp, làm giãn phế quản, làm
tăng sự kết hợp giữa O
2
và Hb,
giúp O
2
lưu chuyển dễ dàng
trong máu, giúp cơ thể thích
nghi trong tình trạng thiếu
O
2
(gọi là Centropenin). Chất
somatostatin cũng do một số tế bào
phần tuỵ nội tiết tiết ra, có tác dụng
ức chế sự tiết kích tố phát triển,
gastrin, secretin, cholescystokinin
và HCl.
5. Sự điều hoà tiết hormon
Điều hoà sự tiết hormon tuyến tuỵ
nội tiết do thần kinh phó giao cảm
(dây số X), kích thích dây số X làm
tăng tiết insulin. Cơ chế thể dịch thì
do nồng độ đường glucose trong
máu, hàm lượng của acid amin và
các sản phẩm chuyển hóa lipid
trong máu, chúng tác dụng trực tiếp
vào phần tuỵ nội tiết làm tăng hay
giảm tiết insulin.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×