Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Con hư tại mẹ?? Cứ nghe bé bắt đầu ọ ẹ cất tiếng khóc là làm bạn rối potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.84 KB, 5 trang )

Con hư tại mẹ??

Cứ nghe bé bắt đầu ọ ẹ cất
tiếng khóc là làm bạn rối cả lên.
Nhiều khi bỏ cả việc, chạy
cuống cuồng đến nơi thì chẳng
có gì cả. Đôi khi bạn tự hỏi có
cần thiết cứ nghe bé khóc là phải ẵm bé lên
không.
Chẳng bị đau đớn gì cả nhưng bé vẫn khóc vì tỷ tỷ
các lý do. Tã ướt: khóc. Bụng hơi cồn cào: khóc. Nằm
không nên buồn: khóc… Và bất kỳ lý do gì thì cha mẹ
nào nghe con khóc mà chẳng sốt ruột đến ngay bên
con để vỗ về; nhưng mỗi lần như vậy lại bị ông bà
phán cho một câu “Đừng chiều nó thế, mày làm hư
nó thôi con ạ!”
Mỗi người đều có quan điểm khác nhau về cách dỗ
con. Một số người tin rằng nếu người lớn cứ ẵm bé
mỗi khi bé khóc thì nó sẽ sớm nhận ra khóc là một
cách để thu hút sự chú ý của cha mẹ. Điều này sẽ
gây khó khăn cho cha mẹ vì cứ phải xoay như chong
chóng với bữa ăn, giặt quần áo cho trẻ… và cứ phải
chạy tới chạy lui như con thoi vì nó cứ eo xèo suốt.
Tệ hơn thế nữa đây lại là điểm bắt đầu cho bé quen
với sự nuông chiều.
Những người khác lại cho quan điểm như vậy không
thuyết phục vì chẳng hợp lý chút nào khi một đứa bé
mới sinh mà lại có khả năng biết cách lôi cuốn sự chú
ý của người khác.Theo họ, bé khóc là vì nó buồn
chán, mệt mỏi và cần sự chăm sóc của cha mẹ.
Cũng có khả năng là sự sợ hãi, cảm giác bất an của


bé lớn dần mỗi khi bé không nhận được sự hồi đáp
của cha mẹ khi nó cất tiếng khóc kêu gọi sự giúp đỡ.
Một vài nghiên cứu cho thấy rằng những đứa trẻ bị bỏ
mặc cho nằm khóc một mình rồi cũng sẽ tự nín khóc.
Nhưng lý do khiến trẻ nín khóc không phải là tự chế
ngự được bản thân mà là vì khóc mãi vừa chán lại
vừa mệt mà không ai hưởng ứng nên bé không thèm
khóc nữa.
Vậy thì "Tôi có nên ẵm bé lên mỗi khi bé khóc
không?"
Câu trả lời không thể dứt khoát là ẵm hay không ẵm
mà nên kết hợp lúc này lúc kia. Tốt nhất là không nên
vội chạy đến dỗ bé hoặc cũng không nên bỏ lơ cho
bé khóc một mình. Nên cân bằng và tất nhiên là phải
hợp lý.
Điều đó còn phụ thuộc vào độ tuổi của bé. Trẻ sơ
sinh thì mong manh và bất lực, chúng phụ thuộc hoàn
toàn vào cha mẹ. Khoảng 3 tháng đầu đời, bạn không
thể làm hư trẻ khi hồi đáp lại tiếng khóc của bé. Bạn
là người duy nhất giúp bé vượt qua sự chuyển tiếp từ
thế giới trong tử cung của người mẹ ra thế giới bên
ngoài.
Khi được 3 hoặc 4 tháng, bé đã ít nhiều thích nghi với
cuộc sống, không phải bám víu mẹ từng giây từng
phút một nên bạn nên tìm cách giúp trẻ dễ gần gũi và
biết cách tự nằm tiêu khiển một mình.
Đến lúc nào, bạn sẽ dễ dàng nhận ra cách bé khóc
không hề giống với lúc trước. Khi đứa bé 4 tháng tuổi
đói bụng, nó khóc to và khóc dai. Trong mỗi tình
huống khác nhau thì tiếng khóc cũng khác nhau. Đói

bụng khóc kiều này, tã bị ướt khóc kiểu kia, buồn
chán lại kiều nữa…
Giờ ngủ rút ngắn lại dần và mỗi khi thấy bé buồn ngủ
thì nên đặt bé xuống giường ngay. Nhiều người
không tin nhưng thường thì 4 tháng trở lên là bé đã
có khả năng tự dỗ mình vào giấc ngủ mà không cần
cha mẹ phải đứng bên dung đưa võng.
Vậy thì khi nào cần phải đứng cạnh giường của
trẻ?
Khoảng từ 6 tháng trở lên là bé biết giở trò rồi. Thỉnh
thoảng bé khóc ré chỉ để làm mọi người chú ý, bé
thích được ẵm và được chơi. Vì vậy, phải “cảnh giác”
với tiếng khóc của trẻ lúc này. Trong khi trẻ sơ sinh
khóc là để được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản
của cuộc sống thì tiếng khóc của đứa trẻ 8 tháng lại
xuất phát từ những nguyên nhân phức tạp hơn nhiều.
Thậm chí nó còn cho rằng la vài tiếng, nhỏ vài giọt
nước mắt cá sấu thì sẽ được thưởng. Và nếu bạn
tích cực hưởng ứng theo kiếu khóc này của bé thì
đang làm hư bé đấy.
Trong những trường hợp như vậy, thay vì nhấc bé lên
thì chỉ nên đứng bên cạnh giường của bé và lên tiếng
trấn an bé. Thời gian này nên bắt đầu tập cho bé dựa
vào bản thân mình. Tạo cho bé cơ hội để bé có thể
nằm chơi một mình.
Nên ghi nhớ rằng khi bé đã bước vào tuổi này thì bạn
không cần phải hồi đáp mỗi khi bé khóc. Những lời an
ủi, những bài hát bé ưa thích hoặc một món đồ chơi
sẽ giúp bé bình tâm trở lại.


×