Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hội chứng... cưng con ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.01 KB, 5 trang )

Hội chứng cưng con


“Thương cho roi
cho vọt, ghét
cho ngọt cho
bùi”. Câu nói này
dần trở nên lạc
hậu trong những
gia đình Việt
hiện đại. Một thế
hệ cậu ấm, cô chiêu ra đời và không ít cô cậu trở
nên vô cảm với cuộc sống của chính gia đình
mình
Một buổi chiều muộn, vào giờ tan tầm, bụng đói, mắt
hoa, tôi ghé vào một cửa tiệm trên đường Nguyễn
Đình Chiểu, Q.3 - TPHCM để mua chút gì lót dạ. Tại
đó, tôi thật mắc cỡ với người bán hàng khi bé
Phương Anh, con chị bạn thân, không chào hỏi gì mà
lên tiếng: “Tự nhiên tới đây chi vậy?”. Phương Anh là
học sinh đầu cấp THCS, mập mạp, to khỏe và đã ra
dáng một thiếu nữ. Trong lúc chờ ba mẹ đến đón,
Phương Anh cũng la cà vào tiệm ấy để mua quà vặt.
Con muốn làm gì thì làm
Vốn đã quen với lối nói không đầu không cuối khi ứng
xử với người lớn của Phương Anh, phút bối rối qua
mau, tôi nhẹ nhàng đáp và hỏi Phương Anh mua gì.
Câu hỏi của tôi không được con bé trả lời, nó mải mê
tìm kiếm những thứ nó thích, rồi lôi tuột những thứ đó
ra, chìa trước mặt tôi, nói gọn lỏn: “Trả tiền nhé, cháu
đỡ tốn”. Nó vô tư đem các thứ ra và cộng thành tiền


để tôi trả luôn. Tôi không tiếc tiền nhưng thấy cô bé
không biết ứng xử.
Con bé hỗn, tôi biết từ lâu, nhưng tình hình ngày
càng xấu đi. Tôi lo sợ, đem chuyện này kể với mẹ của
bé, để chị dạy con. Nhưng khi biết chuyện, Kim Hoa -
mẹ bé - rất bực bội, giận dỗi cho rằng tôi tiếc mấy
đồng bạc lẻ cả với con của chị!
Chăm bẵm kiểu trẻ con
Không ít người quan niệm như chị Kim Hoa, nên
những người lớn “hư hỏng”, không biết làm gì cũng
sinh ra từ đó. Anh N. (ngụ tại đường Phan Đình
Phùng, Phú Nhuận), năm nay đã 37 tuổi nhưng anh
được chăm bẵm chẳng khác gì một đứa trẻ lên 5. Má
của anh N., năm nay đã 67 tuổi, nhưng chỉ cần anh
“ho” một tiếng tức thì việc gì bà cũng chiều. Như
trong lúc đang ăn cơm, nhưng chỉ cần anh N. nói:
“Hôm nay không có trứng hả má”. Thế là bà cuống
cuồng bảo “trứng à, để má đi chiên”. Sau đó, anh lại
bảo “sao nước chấm mặn thế”, bà lại lập tức “mặn à,
để má pha thứ khác”. Một bữa cơm, có khi anh đưa
ra 5 ý kiến, bà không hề phàn nàn gì, mà cứ nhất
nhất coi ý kiến của con là trên hết. Lâu dần, anh N.
xem việc má làm theo ý mình là tự nhiên và không
cảm thấy áy náy về điều đó. Ý nghĩ chăm bẵm con
ngấm vào máu thịt của người mẹ này, nên khi con trai
có vợ, bà muốn con dâu cũng cung phụng con trai y
như mình đã từng làm. Thế là gia đình nảy sinh mâu
thuẫn.
Chị Nguyễn Thị B., vợ của anh N., nói: “Tôi rất buồn
với kiểu giáo dục đó. Chồng tôi chẳng biết làm gì cả,

cứ muốn được người khác phục vụ, chẳng có sự chia
sẻ. Tôi mệt mỏi với cái kiểu chăm bẵm chồng theo
kiểu trẻ con của má chồng”.
Vô tư và vô tâm
Thương con, không muốn con “khổ cực” nghĩa là phải
cung phụng và làm hết mọi việc cho con. Đó là suy
nghĩ của nhiều ông bố, bà mẹ bây giờ. Cũng vì thế,
nhiều em đã 17, 18 tuổi mà không biết hỏi han gì khi
cha mẹ bị ốm, vô cảm trước những mệt mỏi tinh thần
hay thể xác của cha mẹ. Tôi chứng kiến một trường
hợp rất đáng buồn. N.H.T, học lớp 10 một trường
THPT có tiếng của TPHCM, nhưng khi mẹ ốm không
biết bưng cho mẹ ly nước. Không phải T. không yêu
mẹ, nhưng T. thú nhận “em chưa bao giờ làm việc
đó, nên thấy là lạ”. Bị bệnh, chị N.T.N.H, mẹ của T.,
muốn con mang cho mình ly nước để cảm thấy sự
ấm áp của tình mẫu tử. Nhưng T., từ nhỏ đến giờ
việc gì cũng có người làm giúp, em chỉ biết nhận từ
cha mẹ mà không biết cần phải “cho”. Vì thế, mẹ
bệnh mà em vẫn vô tư ngồi trong phòng mình xem
phim, nghe nhạc vì “đã có người làm rồi mà!”.
Đó chỉ là một trường hợp trong vô số trường hợp
chúng tôi được biết. Anh T.Đ.K năm nay đã 30 tuổi,
đã có vợ nhưng rất thờ ơ trước các công việc của gia
đình. Điện nhà hỏng, anh mặc kệ. Vòi nước nhà vệ
sinh tắc, anh không bận tâm. Những việc đó, anh K.
mặc nhiên xem là chuyện của ba, của má, dù ông bà
đã xấp xỉ tuổi 65.
Theo khảo sát từ nhóm sinh viên khoa xã hội học,
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM,

trong 200 gia đình được khảo sát tại các quận -
huyện của TPHCM có con trên 30 tuổi, 80% ông bố,
bà mẹ được hỏi đều trả lời: Con cái vẫn được chăm
chút từ bữa ăn, giấc ngủ cho đến tiền bạc. Đây
được cho là nguyên nhân của một xã hội “nhiều đứa
trẻ con lớn tuổi”.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×