Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Thế nào là khen ngợi đúng cách doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.12 KB, 12 trang )

Thế nào là khen ngợi
đúng cách

Đúng là chúng ta không thể chối cãi
những tác dụng tích cực trong quá
trình hình thành lòng tự trọng
nhưng thật cũng thật kinh ngạc khi
biết rằng sự khen thưởng không hợp lý lại có thể
làm giảm ý thức đánh giá khả năng của bản thân.
Nếu lúc nào bạn cũng nức nở khen ngợi bất kỳ
những việc làm nào bé thực hiện được là “tuyệt vời”,
là “xuất sắc” thì làm sao bé hiểu được ý nghĩa của
chữ “đặc biệt”.
Cha mẹ thường được nhắc nhở: Khen ngợi là một
trong những phương pháp bồi đắp sự tự tin ở trẻ. Vì
vậy họ không tiếc lời “Con là đứa bé dễ thương nhất
trên đời”, “Con thông minh không ai bằng”. Đúng là
chúng ta không thể chối cãi những tác dụng tích cực
trong quá trình hình thành lòng tự trọng nhưng thật
cũng thật kinh ngạc khi biết rằng sự khen thưởng
không hợp lý lại có thể làm giảm ý thức đánh giá khả
năng của bản thân.
Tất nhiên là chúng ta thường bắt đầu khen bọn nhỏ
từ lúc chúng còn là “baby”, “Ôi, con cười xinh quá!”,
“Xem này! Nó nắm chặt ghê chưa?”… Nhưng một khi
bé bước vào tuổi chập chững biết đi thì “đưa ra lời
khen gì” và “khi nào” là vấn đề cần phãi cân nhắc.
Cha mẹ nên tán thưởng bằng cách vỗ tay hay chỉ chú
ý và ghi nhớ khi thấy bé biết cất đồ chơi? Người lớn
nên la mắng khi bé chia bánh cho bạn hay chỉ nên
tặng bé một nụ cười vì hành động hào phóng ấy? Bỏ


qua vũ điệu “khó coi” để ca ngợi nổ lực của bọn nhỏ,
có nên không?
Để trả lời được những câu hỏi trên thì chúng ta cần
ghi nhớ rằng trẻ con chỉ đạt được lòng tự tin thật sự
khi chúng có cơ hội để “hoàn thành nhiệm vụ được
giao”. Để thực hiện nhiệm vụ chúng phải tận dụng hết
mọi khả năng phù hợp với mức phát triển của mình,
nổ lực vượt qua các khó khăn, đôi khi phải chịu đựng
cả sự thất bại… phải trải qua nhiều chặng đường
gian nan mới đạt được thành công. Và lúc này, đúng
lúc này, lời khen ngợi của cha mẹ mới mang đến tác
dụng tích cực.
Khen ngợi sự cố gắng chứ không phải là kết quả
Mới đây tôi có dịp quan sát 2 đứa trẻ ba tuổi ngồi
cạnh nhau xây tháp. Một bà mẹ đứng chỉ đạo con
mình từng bước một: “Cưng à, khối gỗ đó to quá. Lấy
cái nhỏ hơn đi con”, “Ối, nó rung rinh rồi kìa, chêm
thêm vào không thì tháp đổ mất”.
Khi tòa tháp xây xong là lúc bà mẹ vỗ tay thật to và
đưa ra lời khen không tiếc lời “Thật là tuyệt vời, con là
người xây dựng giỏi nhất mà mẹ từng gặp”.
Người mẹ của đứa trẻ còn lại thì có vẻ như không
thích can thiệp và cứ để cậu con trai tự mình xây
tháp. Tháp đổ lần một, lần hai, rồi lần ba…, bà chỉ
động viên bé tiếp tục công việc (“Ôi sụp mất rồi
nhưng không sao, xây lại đi con”) và giúp bé vượt qua
sự thất vọng mỗi lúc một lớn của mình (“Con làm
được mà. Con rất giỏi vượt qua khó khăn đúng không
nào?”).
Rồi của đến lượt bé xây xong tòa tháp của mình,

người mẹ khen ngợi một cách thiết thực “Con thấy
chưa mẹ tin là con làm được. Tòa nhà của con thật là
chắc chắn”.
Như đã trình bày ở trên, điều quan trọng là phải biết
được khen như thế nào và khi nào nên khen. Tuy
vậy, hai yếu tố trên vẫn chưa đủ, các bạn cần phải
lưu ý đến cả mức độ. Một lời khen đúng đắn/sáng
suốt sẽ giúp bé nhận ra được sự khác biệt giữa
những cố gắng bình thường và sự nổ lực hết mình,
trong khi những lời khen bừa bãi lại làm giảm lòng
quyết tâm vượt qua vật cản của trẻ.
Do không thể đo lường sự cố gắng của trẻ nên còn
phải tùy theo độ tuổi và khả năng của mỗi đứa trẻ.
Bức tranh đầu tiên của đứa bé 2 tuổi chỉ là những nét
vẽ nguệch ngoạc, một bài hát lạc điệu của bé gái 4
tuổi, thời gian khó nhọc chạy theo bắt bóng của một
đứa bé 6 tuổi…cũng là sự cố gắng của chúng.
Đối với trẻ ở lứa tuổi bắt đầu đạt được những kỹ
năng cơ bản, bí quyết để trao tặng lời khen thích hợp
là “Khen ngợi sự cố gắng chứ không phải là kết quả”.
Lưu ý đến động cơ
Mặc dù bé vẽ giun vẽ dế thì bạn cũng nên khen ngợi
động cơ (“Con thích vẽ lắm phải không?”, sự tập
trung vào công việc (“Mẹ thấy rằng con rất cố gắng
vẽ”) và sự chọn lựa của bé (“Con tô màu này được
đấy, mẹ thích lắm”).
Nhấn mạnh sự ham thích ca hát có tác dụng hơn là
vội vàng đánh giá năng khiếu của bé (“Múa hát cũng
rất vui đúng không con?”). Thay vì tập trung mọi chú ý
đến sự vụng về thì nên thông cảm và nêu bật tính

bền bỉ cố gắng luyện tập của trẻ (“Bắt được banh
cũng khó lắm con ạ nhưng mẹ thấy con sắp bắt được
rồi đấy, cố lên con!”).
Nhiều khi cha mẹ cảm thấy khó lòng mà đứng nhìn
con phải tự xoay xở công việc một mình. Tình huống
trở nên khó xử hơn khi bé đang học kỹ năng mới
hoặc làm việc có vẻ chật vật là cha mẹ chỉ muốn
“xông” vào giúp đỡ mà thôi.
Trong một số gia đình, người cha không những ngồi
ngắm bức tranh cô con gái đang vẽ mà còn đề nghị
chỉnh sửa màu, nét vẽ… và thậm chí tự mình vẽ lại
hình cho con. Sự can thiệp quá mức như vậy chỉ làm
cho cô bé mất đi cơ hội “làm chủ bản thân mình”.
Qua tình huống trên con bé chỉ học được: “Ba có thể
làm mọi việc tốt hơn, đẹp hơn mình” và cảm thấy dễ
chịu nếu chẳng ai quan tâm hay khen ngợi tác phẩm
nghệ thuật của nó bởi lẽ bé đã không được phép vẽ
theo ý mình nên chẳng có công lao gì trong đó cả.
Nêu bật sự cố gắng tích cực:
Cách thể hiện sự động viên, khen ngợi của bạn cho
con bị ảnh hưởng rất nhiều từ cách khen thưởng của
chính cha mẹ bạn. Mẹ bạn khen thật lòng hay chỉ
khen lấy lệ? Bạn phải nỗ lực ra sao mới nhận được
nụ cười hay lời động viên? Cha bạn có cho rằng mọi
việc bạn làm đều tuyệt vời hay không?
Tuy rằng đứa trẻ nào cũng muốn được yêu
thương nhưng trách nhiệm của cha mẹ còn là giúp
chúng thực hiện những ước vọng của bản thân trong
hiện thực. Thương con trai lắm nhưng cha mẹ cần
hiểu tính khí của con, con gái chẳng có điều gì chê

trách ngoài cái tật hay mít ướt.
Khen đó nhưng cũng đừng ngại những góp ý mang
tính xây dựng. Điều quan trọng là giúp bé sửa sai,
đứng lên sau mỗi lần thất bại vì “thất bại là mẹ thành
công”. Luôn tìm ra cách khuyến khích nhưng tránh
làm bé tổn thương. Nhấn mạnh sự cố gắng tích cực
và đưa ra lời bình luận trung lập: “Con à, dục tốc bất
đạt con biết không? Làm việc gì cũng chậm chậm và
cẩn thận thì chẳng mấy chốc con sẽ thuần thục cho
mà xem”.
Khi bé lớn hơn nữa cần tìm cách cho trẻ phân biệt
được thế nào là việc dang dở và hoàn tất nhưng cũng
đứng quên bỏ qua thái độ của trẻ.
“Mẹ thấy rằng con không hài lòng với bài tập làm văn
của mình vì con đã vội vã làm cho xong. Con ra ngoài
chơi một chút rồi vào làm tiếp nhé!” chắc chắn sẽ
thuyết phục hơn là “Sao chẳng bao giờ con làm việc
gì cho ra hồn cả. Lúc nào cũng làm cho có mà thôi”.
Luôn ghi nhớ rằng nếu bạn luôn nâng niu con bằng
những lời khen thì trẻ sẽ dần dần dị ứng với những
lời phê bình, mất lòng tin và không than thiện với
những người đã thật tình góp ý.
Nói với con những gì?
Những lời khen không hợp lý sau sẽ ảnh hưởng tiến
trình phát huy khả năng của bé từ 3 – 6 tuổi:
- Con: Mẹ nhìn con hươu cao cổ của con này
- Mẹ: Mẹ chưa từng thấy con hươu nào đẹp như
thế. Mẹ rất tự hào về chàng họa sĩ tí hon của mình.
Trong cùng một tình huống như vậy, cách xử trí tốt
hơn nếu:

- Con: Mẹ nhìn con hươu cao cổ của con này
- Mẹ: Mẹ thích nét con vẽ cái cổ con hươu thật
dài và thanh. Giống hươu thật lắm. Con hài lòng với
bức tranh của mình lắm phải không?
Đây lại là lời khen mang lại tác dụng ngược:
- Con: Bài kiểm tra toán của con chỉ được 6 điểm
thôi.
- Cha: Cha biết con luôn là học sinh xuất sắc nhất
trong lớp. Con luôn đạt điểm cao nhất trong những
lần kiểm tra trước. Đừng quá lo lắng con ạ! Chỉ là bài
kiểm tra thử thôi mà.
Cách tốt hơn:
- Con: Bài kiểm tra toán của con chỉ được 6 điểm
thôi
- Cha: Con luôn được điểm môn toán cao lắm
mà. Con nghĩ xem vì sao mà lần này con lại không
làm bài tốt?
- Con: Chắc vì con coi phim hoạt hình nhiều quá.
- Cha: Con thấy chưa, nếu con xem lại bài kỹ hơn
thì chắc hẳn bài làm của con sẽ tốt hơn nhiều. Khi
nào con lại có bài kiểm tra?
Những lời khen tặng “trên trời” sẽ làm cho trẻ bối rối,
không hiểu khả năng thật sự của mình là ở đâu.
Ngoài ra, bé lại mất tự tin và nghi ngờ bản thân nếu
người lớn khen quá sự thật hoặc chẳng khen lời nào
(trước đây thì khen rất nhiều). Vì thế, lựa chọn lời
khen thích hợp cũng là một điều rất quan trọng.
Ngợi khen những bước tiến quan trọng trong quá
trình phát triển:
Sự kiện Lời khen

không hợp lý
Lời khen hợp

Biết uống bằng
ly
“Con gái của
mẹ thật là giỏi.
Con chẳng cần
đến mấy cái
bình sữa vớ vẩn
kia nữa rồi!”
Con biết uống
sữa bằng ly thật
rồi à? Con xem,
chẳng mấy chốc
con cũng có thể
uống bằng ly dễ
dàng như anh
Tí.”
Tập ngồi bô “Nếu con chịu
khó ngồi bô đi
thì con sẽ trở
Con của mẹ
đang học cách
làm chủ cơ thể
thành cô bé giỏi
nhất thế giới
này”
của mình. Con
sẽ thấy rất thỏai

mái nếu con
biết phải làm gì
khi con mắc tiểu
hay muốn đi
cầu”.
Tự ăn uống một
mình
“Ôi thật không
thể tưởng
tượng nổi! Con
làm cho mẹ
mừng đến phát
khóc”
“Ồ con có thể
ăn một mình rồi
đấy. Con lớn
rồi!
Rời bỏ món đồ
chơi yêu thích
hoặc núm vú
giả
“Mẹ rất tự hào
vì con đấy. Con
không còn là
em bé nữa rồi”
“Con đã cất gấu
Teddy vào tủ
được 4 ngày
rồi. Con đã
chứng tỏ rằng

con đang lớn rồi
đấy”.

×