Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Các Sai Lầm trong Học Thuyết Phát Triển pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.91 KB, 20 trang )

Các Sai Lầm trong Học Thuyết Phát
Triển và Những Gợi Ý của Chúng đối với
Chính Sách
Bốn Nguyên Nhân cho Những Thay Đổi trong Học Thuyết và
Các Quy Định Chính Sách
· Quá trình học - sự mở rộng cơ sở kiến thức thực tiễn và lý
thuyết.
· Những thay đổi về hệ tư tưởng những hệ tư tưởng mới đưa
ra những lăng kính, thông qua đó xem xét cả các học thuyết cũ
và các quy định chính sách.
· Những thay đổi trong môi trường quốc tế giống như những
thay đổi về kỹ thuật (Cách Mạng Công Nghiệp hay Cách Mạng
Thông Tin Liên Lạc) hay những chuyển đổi về thế chế trên toàn
cầu.
· Những thay đổi về các thể chế trong nước, những hạn chế và
những tham vọng.
I. Sai lầm 1: Tình Trạng Kém Phát Triển có Một Nguyên Nhân
Duy Nhất
Nhiều nhà kinh tế phát triển (và, theo đó là các quy định về chính
sách) đã là nạn nhân của sự sai lầm rằng một yếu tố X gây ra
tình trạng kém phát triển này ở tất cả các nước đang phát triển
mà việc xoá bỏ yếu tố X đó sẽ dẫn đến sự phát triển. Nhiều học
thuyết như vậy tồn tại và sự nối tiếp của những quá trình chủ đạo
như sau:
1. Vốn Hiện Vật Không Đầy Đủ (1940-1970)
(a) Công cuộc tái thiết Hậu Thế Chiến II ở Châu Âu đã đem lại
những kinh nghiệm và người ta cho rằng thành tích tương tự có
thể được lặp lại tại các quốc gia độc lập mới đây
(b) Những nền tảng tri thức được cung cấp bởi Lewis (1954),
Rostein Rodan (1943), Rostow (1960) và phân tích của Chenery
&Strout, của một số người khác.


(c) Theo đó nhiệm vụ được trao cho các thể chế Bretton Wood.
(d) Các chính sách trong nước cũng nhằm hướng tới mục đích
này.
2. Việc Thiếu Các Hoạt Động Thương Mại
(a) Sự thất bại của các dự án đầu tư của chính phủ khiến các
ngành của tư nhân được quan sát vào giữa những năm 1960
đưa ra kinh nghiệm đối với việc này.
(b) Những nền tảng tri thức do một trường phái phát triẻn kinh tế
Schumpetarian và cũng là một trường phái văn hoá - xã hội về sự
phát triển kinh tế.
(c) Những quy định về chính sách trong nước bao gồm hoạt động
thương mại ở khu vực nhà nước và thúc đẩy sự phát triển của
các nhà thầu tư nhân (nghĩa là thông qua tỷ suất hồi vốn tăng lên
một cách giả tạo nhờ sự trợ cấp trực tiếp của chính phủ, xúc tiến
hoạt động liên kết của chính phủ và tư nhân, trợ cấp cho các
chương trình đào tạo quản lý) trong khi những người khác như
Hirshman đã đưa ra một phiên bản của sự tăng trưởng không
cân bằng nhằm tạo ra động lực đủ khuyến khích các doanh
nghiệp tương lai.
(d) Mức độ quốc tế, bao gồm việc thành lập IFC năm 1956 và
hướng dòng viện trợ vào các chương trình đào tạo doanh nghiệp.
3. Các Mức Giá Tương Đối Không Chính Xác (1970-1980)
(a) Tình trạng thất nghiệp ở thành thị ngày càng tăng bắt đầu thúc
đẩy việc đưa ra một bài học kinh nghiệm cho điều này.
(b) Những nền tảng tri thức và những nguyên nhân giải thích, bao
gồm việc áp dụng công nghệ không phù hợp và sự di cư từ nông
thôn đến thành thị ngày càng tăng, tất cả dựa trên cơ sở các hệ
số giá tương đối không phản ánh sự khan hiếm về mặt kinh tế
tương đối cơ bản.
(c) Phương thuốc được kê đơn bao gồm việc đưa ra mức giá phù

hợp thông qua giảm trợ cấp - tăng lãi suất đối với các khoản vay
cho các ngành công nghiệp và giảm bảo hộ thuế quan đối với các
ngành có mật độ vốn lớn. Lập luận của họ (những người thuộc
trường phái tân cổ điển) nhấn mạnh vào sự khởi đầu của lý lẽ
cho rằng những can thiệp của chính phủ là phản tác dụng và sẽ
được giảm bớt.
4. Sự Can Thiệp của Thương Mại Quốc Tế (1980 - )
(a) Đây là một sự mở rộng của triết lý "điều chỉnh giá cả phù hợp"
đối với lĩnh vực kinh tế quốc tế.
(b) Hoạt động xuất khẩu nghèo nàn của nhiều nền kinh tế đang
phát triển đưa ra một cơ sở về kinh nghiệm cho điều này.
(c) Nền tảng tri thức được cung cấp bởi thương mại tân cổ điển
hay các lý thuyết gia "chỉ thương mại là đủ[1]", như Krueger và
Bhagawati.
(d) Những quy định về chính sách bao gồm sự chuyên môn hoả
trên cơ sở lợi thế so sánh (phù hợp với học thuyết Hecksher-
Ohlin), sẽ được theo đuổi thông qua các chương trình tự do hoá
trong nước và quốc tế trong đó có việc điều chỉnh giá cả phù
hợp.
5. Chính Phủ Siêu Hoạt Động (1980-1996)
(a) Đây là cực điểm của cuộc cách mạng "điều chỉnh giá cả phù
hợp" và "thương mại là đủ". Người ta lập luận rằng bản thân
chính phủ là một vấn đề phức tạp và không phải là giải pháp đối
với sự phát triển.
(b) Các lý thuyết gia cho rằng "cơ chế chính phủ quá phức tạp;
họ tham nhũng; họ nhận hối lộ cho những đặc ân về kinh tế mà
sự can thiệp của chính phủ tạo ra đối với thị trường; họ hoạt động
bằng thông qua việc làm sai lệch động lực khuyến khích của thị
trường theo những cách kém hiệu quả, ngu ngốc và lãng phí
nhất; và những can thiệp của họ vào thị trường thông qua sự điều

tiết, thuế quan, trợ cấp, hạn ngạch, làm tăng việc tìm cách tô thuế
rất lãng phí của các doanh nghiệp tư nhân. Các chính phủ nhỏ
nhất do đó được coi là các chính phủ tốt nhất."
(c) Các quy định về chính sách bao gồm việc tối thiểu hoá vai trò
kinh tế của nhà nước và khu vực chính phủ sẽ phải "đói" vốn.
(d) Ở cấp độ quốc tế, các thể chế Bretton Woods cũng chấp nhận
quan điểm này về "thị trường hoá, tự do hoá và thắt lưng buộc
bụng", mở đầu "Sự Đồng Thuận Của Washington". Đặc biệt các
nước đang phát triển có những vấn đề phức tạp trong suốt thời
kỳ này đến mức họ bị thôi thúc tìm kiếm nguồn vốn từ các thể chế
của Bretton Woods , đổi lại, mang đến cơ hội xem xét các chính
sách này tại các nước đang phát triển.
(e) Mô hình lý thuyết này có thể đúng nhưng đối với các kết quả
không rõ ràng về phân phối thu nhập và thực tế là không phải tất
cả các thị trường đều hoạt động hoàn toàn hiệu quả - làm cho sự
can thiệp của chính phủ là điều mong muốn (đó cách cách tốt thứ
yếu[2])
6. Vốn Nhân Lực (1988 - )
(a) Nền tảng trí tuệ ban đầu được cung cấp bởi Lý Thuyết Kém
Phát Triển[3] của Trường Học Chicago.
(b) Theo quan điểm này, đầu tư vào vốn nhân lực và tri thức vì
thế là tất cả những gì chính phủ phải làm để đưa các nước đang
phát triển từ chiều hướng tăng trưởng thấp đến một hướng phát
triển cao.
7. Chính phủ hoạt động không hiệu quả (1997-)
(a) Có lẽ các nền kinh tế đang phát triển hiện nay đang chuyển
hẳn sang quan điểm là chính phủ phải đóng một vai trò quan
trọng trong phát triển kinh tế
(b) Các lý do cho kết luận này bao gồm:
· Thành tựu tăng trưởng của Đông Á (được đặc trưng bởi sự can

thiệp tích cực của chính phủ) đã thúc đẩy xu hướng này ở các
nước đang phát triển khác.
· Có một sự phản ứng dữ dội ở các nước phát triển chống lại triết
lý tân tự do trong những năm 80 - triết lý này đã mang lại mức
tăng trưởng chậm và tỷ lệ thất nghiệp cao, hướng tới một lập
trường vững vàng hơn của các nhà hoạt động chính trị trong
chính phủ - với các đảng phái chính trị cánh tả hiện nay đang
được đặt trong sự kiểm soát;
· Thành công của các nước đang phát triển với các cải cách thị
trường trong suốt những năm 80 đã làm cho các thể chế của hệ
thống Breeton Wood hiểu rằng nó làm cho các chính phủ thúc
đẩy và kiểm soát công cuộc cải cách một cách thành công.
II. Sai lầm 2: Một Tiêu Chí Đơn Giản và Duy Nhất Để Đánh Giá
Thành Tựu Phát Triển
Điều này dựa trên việc sử dụng GDP hay thu nhập bình quân đầu
người (Xem bài 1)
III. Sai lầm 3: Sự Phát Triển Là Một Đường Thẳng[4]



Quan hệ của hàm sản xuất Solow:
1. Y=F(K,L)….Hàm tổng sản xuất, cơ bản là log-linear
2. Y=Y/L=f(K/L)=f(k)…Hàm tổng sản xuất trong thu nhập bình
quân đầu người, cơ bản cũng là log-linear
Có 4 gợi ý:
1. Quá Trình Phát Triển Không Phải Là Một Đường Thẳng
(a) Các nghiên cứu của nhiều nước cho thấy rằng phát triển
không phải là một đường thẳng dễ dàng.
(b) Các mô hình tương tác giữa các tổ chức chính trị, xã hội và
kinh tế khác nhau bởi trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

(c) Các tổ chức giống nhau và các chính sách theo khu vực được
thay đổi theo các cách có thể đoán trước như là các quá trình
phát triển. Sử dụng vai trò của chính phủ cho thí dụ minh hoạ:
các chính phủ của các nhà nước Châu Âu mới thành lập trong
thế kỷ 19 lần đầu tiên tạo ra các thay đổi về thể chế để tăng
cường tính thích ứng đối với các động cơ thị trường trong các
giai đoạn đầu của Cách Mạng Công Nghiệp. Thứ đến, chức năng
cơ bản của chính phủ bao gồm cả việc thúc đẩy công nghiệp hoá
trong khi làm tăng sản lượng nông nghiệp.
2. Các Con Đường Phát Triển Không Phải LàDuy Nhất
(a) Các nước phát triển hiện nay theo các con đường phát triển
khác nhau - 3 con đường phát triển khác nhau có thể được nhận
biết:
(i) Công nghiệp hoá tự trị trên quy mô lớn của những nước đầu
tiên tiến hành cuộc Cách Mạng Công Nghiệp (Anh và Mỹ) - vai trò
rất hạn chế của nhà nước.
(ii) Quá trình công nghiệp hoá do chính phủ lãnh đạo của các
quốc gia đến với cuộc Cách Mạng Công Nghiệp muộn hơn (Ví dụ
như Pháp, ý, Tây Ba Nha, Nhật Bản, Nga, và Đức). Ở đây, mức
độ ủng hộ của chính phủ đối với công nghiệp hoá là đáng kể. Các
trợ cấp, thuế quan, các động cơ, các hỗ trợ độc quyền, các hạn
chế về số lượng, giấy phép, các đặc quyền lợi về thuế, và thậm
chí là sự phân bổ ép buộc về lao động cũng đã được sử dụng.
(iii) Được sự hậu thuẫn của chính phủ, nền kinh tế mở cửa, các
quá trình phát triển cân bằng của các quốc gia có nguồn vốn xã
hội thấp và cao (Bỉ, Thuỵ Điển, Đan mạch, Hà Lan và Thuỵ Sĩ):
các chức năng của chính phủ ở đây thấp hơn so với ở (ii) nhưng
lớn hơn so với (i).
(b) Các điểm cuối của sự phát triển khác nhau giữa các nước
phát triển với nhau - các nước tư bản phát triển chín muồi này

biểu lộ các hình thức khác nhau của chủ nghĩa tư bản hiện nay.
Các khác biệt này đã dẫn đến cả các con đường phát triển khác
nhau mà các nước đã theo đuổi và cả các khác biệt trong các
chuẩn mực và nền văn hoá ban đầu của họ.
(c) Các nước đang phát triển hiện nay cũng theo đổi các con
đường phát triển khác nhau, vì các lý do sau đây và dựa trên các
bằng chứng là:
(i) Các nghiên cứu ban đầu về các quá trình công nghiệp hoá đã
chỉ ra cho thấy các khác biệt trong các con đường công nghiệp
hoá mà các nước đang phát triển đã theo đuổi - con đường này
không giống với con đường của các nước phát triển trong thế kỷ
19.
(ii) Vai trò của các chính phủ trong phát triển kinh tế khác nhau
đáng kể giữa các nước (ví dụ, so sánh các nước đông Á với các
nước Mỹ Latinh).
(iv) Mô hình tích luỹ của cải cũng khác nhau, bên cạnh vai trò của
chính phủ (so sánh giữa đông Á với Châu Phi và Mỹ Latinh)
(v) Sự phối hợp của các chính sách công nghiệp hoá và thương
mại cũng khác nhau giữa các nước.
(vi) Các mô hình điều chỉnh đối với các khủng hoảng nợ nần
trong những năm 1980 giữa các nước cũng khác nhau nhiều.
(vii) Các mô hình tương tác giữa các thể chế chính trị, xã hội và
kinh tế quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế cũng khác nhau có
hệ thống với các trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau.
Một nghiên cứu đã chứng minh rằng đối với các nước có trình độ
phát triển thấp nhất, mức độ phát triển xã hội là một nhân tố thích
ứng với tăng trưởng; ở một trình độ cao hơn, mức độ này dẫn
đến thay đổi về phát triển cơ sở hạ tầng và mức độ của các thể
chế kinh tế…
(viii) Kể từ những năm 1980, các con đường phát triển của các

nước đang phát triển cũng rất khác nhau.
3. Các Điều Kiện Ban Đầu Định Hình Sự Phát Triển Tiếp Theo
Các bằng chứng:
(a) Các nghiên cứu đã chỉ ra là các trình độ ban đầu của khả
năng xã hội đã giải thích sự khác nhau liên quốc gia về con
đường mà các nước công nghiệp hoá Châu Âu theo đuổi trong
suốt thế kỷ 19 và điều này cũng áp dụng với tình huống hiện nay
ở các nước đang phát triển.
(b) Sự phát triển kinh tế trong lịch sử và hiện nay cho thấy rằng
thiện ý đối với tăng trưởng kinh tế tư bản chủ nghĩa là rất quan
trọng với sự phát triển kinh tế, bởi vì nó cung cấp các điều kiện
thúc đẩy các tiến bộ về khoa học công nghệ và mở rộng xuất
khẩu từ đó đem lại tăng trưởng lớn về kinh tế. Các nước Châu
Âu đã đạt được sự tăng trưởng trong thế kỷ 19 có nhiều đặc điểm
này hơn là các nước khác, các nước đang phát triển chỉ có các
đặc điểm đó trong những năm 1950 nhưng đã có lợi nhiều nhất
từ động thái tăng trưởng từ thập kỷ đó.
( c) Quy mô sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên ban đầu có ý
nghĩa quan trọng đối với sự phát triển.
(d) Các mức độ ban đầu của một nước tự trị về chính trị và các
phân phối tài sản ban đầu quyết định lợi ích của hệ thống chính
trị đại diện, và tăng cường, thúc đẩy các thể chế và chính sách
mà quốc gia đó thong qua. Điều này tác động đến sự phát triển
của các nước vừa độc lập.
4. Con Đường Phát Triển Của Các Nước Không Phải Là Con
Đường Vô-Duy Nhất Mà Còn Là Con Đường Dễ Điều Sai
(a) Phát triển có thể bị tác động bởi các chính sách - nhìn bên
ngoài quá nhiều điểm phải thực hiện.
(b) Các nghiên cứu trong lịch sử cho thấy rằng các thể chế và các
chính sách nào có ích đối với việc tạo ra tăng trưởng về kinh tế

thì nói chung không thích hợp với sự tiếp tục của nó.
(c) Các nước tích cực bắt đầu một giai đoạn nhất định về cơ cấu
tổ chức hay định hướng chính sách của họ thì không thể phát
triển bên ngoài một điểm nhất định.

×