Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Hướng dẫn học sinhlớp 1;2;3 tóm tắt bài toán có lời văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.57 KB, 3 trang )

HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 1, 2, 3 TÓM TẮT BÀI TOÁN
CÓ LỜI VĂN
Thực tế hiện nay một số giáo viên Tiểu học vẫn còn xem nhẹ việc hướng
dẫn học sinh lớp 1, 2, 3 tóm tắt bài toán. Họ cho rằng: ở những lớp này, tóm tắt
bài toán chỉ mang tính hình thức và mất nhiều thời gian. Theo tôi nghĩ việc
hướng dẫn học sinh lớp 1, 2, 3 nói riêng và học sinh Tiểu học nói chung tóm tắt
bài toán có ý nghĩa quan trọng. Vì dùng hình vẽ, ngôn ngữ, kí hiệu ngắn gọn để
tóm tắt đề toán là cách tốt nhất để diễn tả một cách trực quan các điều kiện của
bài toán, giúp ta lược bỏ được những cái không bản chất để tập trung vào bản
chất toán học của bài toán. Nhờ vậy, khi nhìn vào tóm tắt bài toán, các em biết
được những dữ kiện và yêu cầu của bài toán một cách cụ thể, rõ ràng nhất. Mặt
khác, muốn tóm tắt được bài toán yêu cầu học sinh phải hiểu kĩ đề bài, biết cách
phân tích đề, tìm được mối quan hệ giữa các dữ kiện trong bài. Từ đó, các em dễ
tìm ra hướng giải.
Hơn nữa, nếu chúng ta không chú ý hướng dẫn học sinh lớp 1, 2, 3 cách
tóm tắt bài toán thì kĩ năng phân tích đề của các em sẽ kém đi và khi lên các lớp
trên, các em sẽ lúng túng khi tóm tắt các bài toán có lời văn khá dài. Do vậy, các
em sẽ thấy khó khăn khi tìm hướng giải bài toán.
Trong một số trường hợp, dựa vào sơ đồ tóm tắt học sinh sẽ hiểu rõ bản
chất của dạng toán được học và biết cách phân biệt chúng. Chẳng hạn: Dạng
toán “ Nhiều hơn”, “Ít hơn”, “Giảm đi một số lần”; “Gấp một số lên nhiều lần”
(lớp 3); “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó”, “Tìm hai số khi biết hiệu
và tỉ của hai số đó” (lớp 4).
Với suy nghĩ như vậy, trong những năm qua, tôi luôn chú ý đến việc
hướng dẫn học sinh của mình cách tóm tắt bài toán có lời văn. Qua kinh nghiệm
thực tế, tôi đã rút ra một số điểm mà giáo viên cần lưu ý để giúp học sinh lớp 1,
2, 3 có kĩ năng tóm tắt bài toán như sau:
Trong quá trình hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán có lời văn, phải giúp
các em hiểu: Tóm tắt bài toán là ghi lại nội dung bài toán một cách ngắn gọn
nhất nhưng đầy đủ các dữ kiện ( cái đã cho) và yêu cầu ( cái cần tìm) của bài
toán, nhìn vào tóm tắt ta có thể nêu lại bài toán.


Có nhiều cách tóm tắt đề toán nhưng với khả năng của học sinh lớp 1, 2,
3, chúng ta chỉ nên hướng dẫn các em tóm tắt bài toán bằng lời văn hoặc bằng sơ
đồ đoạn thẳng. Khi hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng lời, chúng ta cần tập cho
các em thói quen viết các giá trị của một đại lượng thẳng cột với nhau, câu hỏi
của bài toán nên đưa về dòng cuối và ở cột bên phải. Để làm được việc này đòi
hỏi giáo viên phải chịu khó, kiên trì tập dần cho các em qua từng tiết học. Bởi
vì với học sinh Tiểu học, khi tư duy còn quá cụ thể và chủ yếu dựa vào trực
quan thì chúng ta cần phải bắt đầu từ những điều đơn giản, dễ hiểu nhất. Thời
gian đầu, khi các em chưa quen, chúng ta cần đặt câu hỏi gợi mở để giúp học
sinh biết cách tóm tắt . Sau khi đã thành thạo, các em sẽ tự tóm tắt được bài
toán.
Ví dụ 1: Có 12 cái kẹo chia đều cho 2 bạn. Hỏi mỗi bạn có mấy cái kẹo?
(Lớp 2)
Giáo viên có thể nêu các câu hỏi:
- Bài toán cho biết gì? (Có 12 cái kẹo chia đều cho 2 bạn)
Giáo viên viết: Tóm tắt: 12 cái kẹo: 2 bạn
- Bài toán hỏi gì? (Mỗi bạn có mấy cái kẹo?)
Giáo viên viết tiếp để có : Tóm tắt:
12 cái kẹo: 2 bạn
Mỗi bạn : cái kẹo?
- Ai có thể trình bày lại tóm tắt trên sao cho đẹp hơn?
Tóm tắt:
2 bạn : 12 cái kẹo
Mỗi bạn: cái kẹo?
Chúng ta cần tạo cho học sinh có thói quen tóm tắt như thế để khi lên các
lớp trên, gặp những bài toán có nhiều giá trị, nhiều đại lượng khác nhau các em
sẽ biết trình bày tóm tắt sao cho khoa học và dễ hiểu.
Ví dụ 2: Có 20 học sinh xếp thành các hàng, mỗi hàng có 2 học sinh. Hỏi
có tất cả mấy hàng.( Lớp 2)
Ở ví dụ này, giáo viên có thể gợi mở thêm cho các em bằng câu hỏi: Hỏi có

tất cả mấy hàng tức là hỏi số hàng của bao nhiêu học sinh? (Số hàng của 20 học
sinh)
Tóm tắt:
2 học sinh : 1 hàng
20 học sinh : hàng?
Khi hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng, cần hướng dẫn
các em điểm bắt đầu của các đoạn thẳng phải thẳng cột với nhau mới dễ so sánh
các dữ kiện trong bài. Ngoài ra, chúng ta cần chú ý đến tính chính xác của sơ đồ
đoạn thẳng trong khi tóm tắt mỗi bài toán đó là: Các đoạn thẳng biểu thị các giá
trị trong một bài toán phải có sự tương ứng phù hợp. Chẳng hạn, đoạn thẳng
biểu thị 15 cái kẹo không thể bằng 1/2 đoạn thẳng biểu thị 17 cái kẹo.
Riêng ở lớp 3, giáo viên cần giúp học sinh phân biệt rõ hai cách vẽ sơ đồ:
Những bài có nội dung “nhiều hơn”, “ít hơn” một số đơn vị thì ta biểu thị các
giá trị trong bài bằng các đoạn thẳng dài hơn hoặc ngắn hơn.
Ví dụ : Khối lớp Một có 245 học sinh, khối lớp Hai có ít hơn khối lớp
Một 32 học sinh. Hỏi cả hai khối có bao nhiêu học sinh?
Tóm tắt: 245HS
Khối lớp Một:
32HS ? HS
Khối lớp Hai:
? HS
Còn với những bài toán dạng “Giảm đi một số lần”, “Gấp một số lên
nhiều lần” ta biểu thị các đại lượng trong bài bằng những đoạn thẳng được chia
thành các phần bằng nhau.
Ví dụ: Con hái được 7 quả cam, mẹ hái được gấp 3 lần số cam của con.
Hỏi cả hai mẹ con hái được bao nhiêu quả cam?
Tóm tắt:
7 quả
Con:
? quả

Mẹ :

? quả
Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên máy móc khi gặp bài toán nào cũng
yêu cầu học sinh phải tóm tắt.
Trên đây là một số suy nghĩ của cá nhân tôi về việc nên chú trọng việc
hướng dẫn học sinh lớp 1, 2, 3 tóm tắt bài toán. Tôi rất mong được sự đóng góp
ý kiến của các đồng nghiệp.
Hoàng Thị Quý
Giáo viên trường Tiểu học Hồ Chơn Nhơn,
Thị trấn Cam Lộ, Huyện Cam Lộ, Quảng Trị

×