Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

TÌM HIỂU VỀ CÁCH TÍNH NĂM NHUẬN DƯƠNG LỊCH, ÂM LỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.34 KB, 1 trang )

TÌM HIỂU VỀ CÁCH TÍNH NĂM NHUẬN DƯƠNG LỊCH, ÂM LỊCH
Một năm là thời gian cần thiết để Trái Đất thực hiện một vòng quay trọn
vẹn xung quanh Mặt Trời. Trong suốt quá trình này, Trái Đất không ngừng quay
quanh trục của nó.
Vòng quay chính xác của Trái Đất xung quanh Mặt Trời có thời gian là
365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây tức là khoảng 365 ngày và 0,25 ngày. Như vậy,
cứ theo chu kì 4 năm có dư một ngày. Một ngày dư này gọi là ngày nhuận và
được thêm vào tháng Hai của năm thứ tư trong chu kì đó. Vì vậy, tháng Hai năm
nhuận có 29 ngày.
Các nhà làm lịch tính bắt đầu từ năm thứ nhất (sau Công nguyên) cho nên các
năm 4; 8;12; ;2000; 2004; 2008; là các năm nhuận (những năm có số thứ tự
chia hết cho 4).
Âm lịch tính theo sự vận động của Mặt trăng đối với Trái Đất. Mặt trăng
quay quanh Trái Đất một vòng mất 29 ngày 12 giờ 44 phút, thường được gọi là
một tháng âm lịch.
Một năm âm lịch 354 ngày, ngắn hơn một năm dương lịch 11 ngày, vậy 3
năm âm lịch ngắn hơn 3 năm dương lịch là 33 ngày. Để âm lịch vừa chỉ được
một tuần trăng vừa không sai lệch nhiều với thời tiết bốn mùa, cứ 3 năm âm lịch
phải cho thêm 1 tháng, tháng này gọi là tháng nhuận. Tuy nhiên, như vậy vẫn
chưa đủ, năm âm lịch vẫn chậm hơn dương lịch. Những nhà làm lịch khắc phục
tình trạng trên bằng cách cứ 19 năm âm lịch lại có một lần cách 2 năm thêm một
tháng nhuận. 19 năm âm lịch có 228 tháng dương lịch tương ứng với 235 tháng
âm lịch, thừa 7 tháng so với dương lịch gọi là 7 tháng nhuận. Bảy tháng đó được
quy ước vào các năm thứ 3; 6; 9 hoặc 8;11;14; 17; 19 của chu kì 19 năm.
Chính vì thế, muốn tính năm nhuận âm lịch, chỉ việc lấy năm dương lịch
tương ứng chia cho 19 nếu số dư là 0; 3; 6; 9 hoặc 11; 14; 17 thì năm âm lịch đó
có tháng nhuận.

(Tìm hiểu - tổng hợp)

×