Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

đề thi thử đại học môn sinh chuyên lương thế vinh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.34 KB, 6 trang )

TT Luyện thi Đại học trường THPT chuyên Lương Thế Vinh - ĐT: 061.3828107
Khai giảng lớp Luyện thi Đại học cấp tốc ngày 05/6/2013
Trang 1/6 – Mã đề 195
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LẦN 1 NĂM 2013
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH Môn thi: SINH HỌC – KHỐI B
(Đề thi có 06 trang) Thời gian làm bài: 90 phút.

Họ, tên thí sinh:
Số báo danh:

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)
Câu 1: Một loài động vật lưỡng bội, xét một gen có 2 alen nằm ở vùng tương đồng của X và Y, một gen khác
có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Nếu không xảy ra đột biến thì số loại kiểu gen tối đa liên quan đến 2
gen trên có trong quần thể là
A. 30. B. 48. C. 36. D. 42.
Câu 2: Trong các dạng đột biến sau đây dạng đột biến nào làm thay đổi ít nhất số lượng gen trong bộ gen của
loài?
A. Mất đoạn NST. B. Thể ba. C. Thể không. D. Đa bội
Câu 3: Câu nào sau đây là không đúng khi nói về ổ sinh thái?
A. Giới hạn sinh thái của 1 nhân tố sinh thái là ổ sinh thái của loài về nhân tố sinh thái đó.
B. Sự phân tầng cây ở rừng nhiệt đới là sự phân hóa ổ sinh thái.
C. Kích thước thức ăn, loại thức ăn… tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
D. Ổ sinh thái chỉ nơi cư trú của loài trong tự nhiên.
Câu 4: Vì sao để quần thể duy trì trạng thái cân bằng Hacdi – Van bec thì phải cần điều kiện là quần thể phải
có kích thước lớn?
A. Khi quần thể có kích thước lớn thì tác động của các yếu tố ngẫu nhiên bị hạn chế.
B. Khi quần thể có kích thước lớn thì giao phối không ngẫu nhiên và đột biến khó xảy ra.
C. Khi quần thể có kích thước lớn thì tác động của di nhập gen bị hạn chế.
D. Khi quần thể có kích thước lớn thì tác động của chọn lọc tự nhiên bị hạn chế.
Câu 5: Một quần thể cân bằng Hacdi – Van bec, tần số kiểu gen dị hợp lớn nhất khi nào?
A. Khi tần số alen trội gần bằng không và tần số alen lặn gần bằng 1.


B. Khi tần số alen trội bằng tần số alen lặn.
C. Khi tần số alen trội gần bằng 1 và tần số alen lặn gần bằng không.
D. Khi tần số alen trội bằng 2 lần tần số alen lặn.
Câu 6: Tính trạng tràng hoa dài ở cây thuốc lá được di truyền lặn, đơn gen. Nếu trong một quần thể có 49%
cây có tràng hoa dài, thì xác suất để kết quả phép lai phân tích giữa cây hoa ngắn chọn một cách ngẫu nhiên từ
quần thể với cây hoa dài trong quần thể này cho ra đời con F1 có kiểu hình đồng nhất là bao nhiêu?
A. 50%. B. 100%. C. 18%. D. 30%.
Câu 7: Cho các nhân tố sau:
1.Đột biến. 2.Di nhập gen. 3.Chọn lọc tự nhiên. 4.Các yếu tố ngẫu nhiên.
5.Giao phối ngẫu nhiên. 6.Giao phối không ngẫu nhiên.
Các nhân tố nào góp phần làm nghèo vốn gen của quần thể?
A. 1, 2, 6. B. 1, 2, 3. C. 3, 4, 5. D. 3, 4, 6.
Câu 8: Một trong những vai trò của giao phối ngẫu nhiên trong tiến hóa là
A. tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho CLTN.
B. làm biến đổi tần số alen của quần thể.
C. tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho CLTN.
D. làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng giảm dị hợp tăng đồng hợp.
Câu 9: Thực chất của cách li trước hợp tử là
A. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai. B. ngăn cản sự thụ tinh tạo ra hợp tử.
C. ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ. D. ngăn cản con lai phát triển đến trưởng thành.
Câu 10: Phương pháp nào sau đây làm cho tế bào của cơ thể lai mang bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác
nhau?
A. Lai xa kết hợp với đa bội hóa. B. Lai xa và lai tế bào xô ma.
C. Nuôi hạt phấn rồi lưỡng bội hóa bằng côn si xin. D. Nhân giống vô tính và cấy truyền phôi.


Mã đề thi 195

TT Luyện thi Đại học trường THPT chuyên Lương Thế Vinh - ĐT: 061.3828107
Khai giảng lớp Luyện thi Đại học cấp tốc ngày 05/6/2013

Trang 2/6 – Mã đề 195

Câu 11: Cho phả hệ sau.







Khi cá thể III.1 kết hôn với cá thể có kiểu gen giống
với II.2 thì xác suất sinh con đầu lòng là trai không bị bệnh là bao nhiêu?
A. 5/6 B. 5/12 C. 1/4 D. 1/12
Câu 12: Câu nào sau đây là không đúng khi nói về diễn thế sinh thái?
A. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài là nguyên nhân quan trọng gây ra diễn thế.
B. Trong quá trình diễn thế sinh thái quần xã sinh vật ngày càng đa dạng.
C. Trong diễn thế sinh thái nhóm loài ưu thế “tự đào huyệt chôn mình”.
D. Hoạt động có ý thức hay vô ý thức của con người cũng là nguyên nhân gây diễn thế.
Câu 13: Trong một nhóm gen liên kết các alen A,a ở vị trí 50cM; các alen B,b ở vị trí 30cM trên bản đồ tính từ
đầu mút của nhiễm sắc thể thường. Thế hệ P có kiểu gen Ab/Ab x aB/aB.
Thì tỷ lệ các loại kiểu hình ở F2 như thế nào? (cho biết tính trạng trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân ở
đực và cái như nhau).
A. 65%A-B-: 17%A-bb: 17%aaB-: 1%aabb. B. 54%A-B-: 21%A-bb: 21%aaB-: 4%aabb.
C. B.60%A-B-: 15%A-bb: 15%aaB-: 10%aabb. D. 51%A-B-: 24%A-bb: 24%aaB-: 1%aabb.
Câu 14: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và di truyền trội hoàn toàn. Xét phép lai
aB
Ab
D
E
X

d
E
X

ab
Ab
d
E
X
Y, kiểu hình A-bbddE- ở đời con chiếm tỉ lệ 22,5%. Tần số hoán vị giữa A và a
A. 40%. B. 22,5%. C. 10% D. 20%
Câu 15: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về đột biến gen?
A. Xét ở mức phân tử phần nhiều đột biến điểm thường vô hại.
B. Đột biến gen có thể xảy ra mà không cần tác động của các tác nhân đột biến.
C. Đột biến gen chỉ xảy ra khi bị tác động của các tác nhân đột biến.
D. Trong các dạng đột biến gen ( đột biến điểm), thì đột biến thay thế là phổ biến nhất.
Câu 16: Ở người A: Da bình thường; a: Da bạch tạng. Gen qui định nằm trên nhiễm sắc thể thường. Một cặp
vợ chồng dị hợp về gen này họ sinh hai đứa con. Khả năng họ sinh một con gái bình thường, 1 con trai bị bệnh
bạch tạng là bao nhiêu?
A. 3/64. B. 3/16. C. 3/32. D. 3/8.
Câu 17: Người ta hay sử dụng virut làm thể truyền trong liệu pháp gen là vì
A. Bằng cách này gen lành có thể tồn tại trong tế bào chất mà không bị enzim phân huỷ.
B. Virút ít gây tác dụng xấu hơn là dùng plasmit làm thể truyền.
C. Bằng cách này gen lành có thể chèn vào được NST của người.
D. Bằng cách này gen lành có thể được nhân lên thành nhiều bản sao.
Câu 18: Các cơ quan tương đồng có ý nghĩa tiến hoá là
A. phản ánh sự tiến hoá đồng quy. B. phản ánh chức năng qui định cấu tạo.
C. phản ánh sự tiến hoá phân li. D. phản ánh nguồn gốc chung của các loài.
Câu 19: Trong cơ chế điều hòa hoạt động Operon lac, khi môi trường không có lactozơ thì nhóm gen cấu trúc
không hoạt động phiên mã và dịch mã để tạo ra các loại enzim phân giải đường lactozơ. Tuy nhiên ở một số ít

trường hợp môi trường không có lactozơ nhưng gen cấu trúc vẫn hoạt động bình thường, điều gì đã xảy ra?
A. Đột biến ở nhóm gen cấu trúc làm nhóm gen này hoạt động liên tục.
B. Đột biến ở gen điều hòa ( R ) hoặc đột biến ở vùng vận hành (O).
C. Đột biến ở vùng vận hành (O) hoặc đột biến ở vùng khởi động (P).
D. Đột biến ở gen điều hòa ( R ) hoặc đột biến ở vùng khởi động (P).
Câu 20: Mối quan hệ cạnh tranh là nguyên nhân dẫn đến
A. Sự suy giảm nguồn lợi khai thác của con người. B. Sự tiến hóa của sinh vật.
C. Sự suy giảm đa dạng sinh học. D. Mất cân bằng sinh học trong quần xã.




Thế hệ
I
II
III
1 2 3 4
1 2 3 4

TT Luyện thi Đại học trường THPT chuyên Lương Thế Vinh - ĐT: 061.3828107
Khai giảng lớp Luyện thi Đại học cấp tốc ngày 05/6/2013
Trang 3/6 – Mã đề 195
Câu 21: Bò sát cổ được phát sinh, chiếm ưu thế và bị diệt vong vào các giai đoạn nào trong lịch sử phát triển
của sinh giới? Trật tự đúng là
A. Kỉ Tam điệp, kỉ Jura, kỉ Kreta. B. Kỉ đềvôn, kỉ Jura, kỉ Kreta.
C. Kỉ cacbon, kỉ Jura, kỉ đệ tam. D. Kỉ cacbon, kỉ Jura, kỉ Kreta.
Câu 22: Một loài thực vật, A: Quả đỏ; a: Quả vàng (trội hoàn toàn). Lai 2 cây quả đỏ với nhau, F1 được toàn
cây quả đỏ. Tạp giao F1 với nhau F2 xuất hiện cả cây quả đỏ và quả vàng. Tỷ lệ phân li kiểu hình ở F2 là
A. 5 đỏ: 3 vàng. B. C.9 đỏ: 7 vàng. C. 15 đỏ: 1 vàng. D. 3 đỏ: 1 vàng.
Câu 23: Trong môi trường có lactozo nhưng hoạt động phiên mã ở các gen cấu trúc của operonlac vẫn không

xảy ra.Giải thích nào sau đây là hợp lí?
A. Đột biến ở gen điều hòa (R). B. Đột biến ở vùng khởi động (P).
C. Đột biến ở nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A ). D. Đột biến ở vùng vận hành (O).
Câu 24: Ở ruồi giấm 2n = 8. Lai hai cá thể với nhau, trong quá trình giảm phân của các tế bào sinh dục đã có
một số tế bào bị rối loạn phân li ở cặp nhiễm sắc thể giới tính. Tất cả các giao tử đột biến về nhiễm sắc thể giới
tính đều qua thụ tinh với các giao tử bình thường tạo ra 4 hợp tử XXX, 4 hợp tử XYY và 8 hợp tử OX. 50% số
giao tử bình thường thụ tinh với giao tử bình thường tạo ra 148 hợp tử XX và 148 hợp tử XY. Tần số đột biến
khi giảm phân là
A. 2,70% B. 2,63%. C. 5,40% D. 5,12%.
Câu 25: Ưu điểm của phương pháp lai tế bào là
A. tạo ra được những thể khảm mang đặc tính giữa thực vật với động vật.
B. tạo ra được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài rất khác xa nhau mà bằng cách tạo giống thông
thường không thể thực hiện được.
C. tạo ra những cơ thể có nguồn gen khác xa nhau hay những thể khảm mang đặc tính của những loài rất
khác nhau thậm chí giữa động vật và thực vật.
D. tạo ra được những thể khảm mang đặc tính của những loài rất khác nhau.
Câu 26:
Trong chu trình Nitơ nhóm sinh vật nào trong số các nhóm sinh vật sau đây có khả năng biến đổi
nitơ ở dạng N
2
thành nitơ dạng
4
NH

.
A. Vi khuẩn cố định nitơ trong đất. B. Vi khuẩn phản nitrát hóa.

C.
Động vật đa bào
D.

Thực vật tự dưỡng.
Câu 27: Tại sao nhiều quần thể thực vật sinh sản bằng hình thức tự thụ phấn nhưng chúng không bị thoái hóa?
A. Do tần số alen lặn có hại trong quần thể của chúng rất thấp.
B. Tần số đột biến gen ở các quần thể này khá thấp.
C. CLTN luôn đào thải hết các gen có hại ra khỏi các quần thể này.
D. Tần số các gen trội trong các quần thể này rất cao.
Câu 28: Một gen rất ngắn được tổng hợp nhân tạo trong ống nghiệm có trình tự nucleotit như sau:
Mạch I: (1) TAX ATG ATX ATT TXA AXT AAT TTX TAG GTA XAT (2)
Mạch II: (1) ATG TAX TAG TAA AGT TGA TTA AAG ATX XAT GTA (2)
Gen này dịch mã trong ống nghiệm cho ra 1 chuỗi pôlipeptit chỉ gồm 5 axit amin. Hãy cho biết mạch nào được
dùng làm khuôn để tổng hợp ra mARN và chiều sao mã trên gen
A. Mạch I làm khuôn, chiều sao mã từ (1) → (2) B. Mạch I làm khuôn, chiều sao mã từ (2) → (1)
C. Mạch II làm khuôn, chiều sao mã từ (1) → (2) D. Mạch II làm khuôn, chiều sao mã từ (2) → (1)
Câu 29: Đặc điểm nào được xem là xuất hiện sớm nhất trong quá trình tiến hóa của loài người?
A. Biết sử dụng lửa. B. Biết chế tạo công cụ. C. Dáng đi thẳng. D. Bộ não phát triển.
Câu 30: Phát biểu nào sau đây về mức phản ứng là sai?
A. Tập hợp các năng suất của 1 giống trong điều kiện khác nhau tạo thành mức phản ứng của giống đó.
B. Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng, tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp.
C. Mức phản ứng không liên quan đến kiểu gen nên không có khả năng di truyền.
D. Mức phản ứng là tập hợp kiểu hình khác nhau của cùng 1 kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác
nhau
Câu 31: Ruồi giấm 2n = 8. Trên mỗi cặp NST thường, xét 2 cặp gen dị hợp. Trên NST giới tính, xét 1 gen có 2
alen nằm ở vùng không tương đồng của NST X. Nếu giảm phân II một số tế bào cặp NST giới tính không phân
li, các cặp NSt thường giảm phân bình thường không xảy ra đột biến, thì trong quần thể ruồi giấm có thể tạo ra
bao nhiêu loại tế bào trứng?
A. 384. B. 320. C. 192. D. 256.
Câu 32: Trong công nghệ gen, người ta đã đưa gen insulin của người vào vi khuẩn để tổng hợp hooc môn
insulin làm thuốc chữa bệnh tiểu đường. Ứng dụng trên là dựa trên cơ sở
TT Luyện thi Đại học trường THPT chuyên Lương Thế Vinh - ĐT: 061.3828107
Khai giảng lớp Luyện thi Đại học cấp tốc ngày 05/6/2013

Trang 4/6 – Mã đề 195
A. tính đặc hiệu của mã di truyền.
B. tính phổ biến của mã di truyền.
C. đặc điểm cấu trúc phù hợp của gen người với gen vi khuẩn.
D. tính thoái hóa của mã di truyền.
Câu 33: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm các dạng
1.mất đoạn. 2.lặp đoạn. 3.đảo đoạn.
4.chuyển đoạn trên cùng NST 5.chuyển đoạn giữa 2 nhiễm sắc thể khác nhau.
Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào làm thay đổi các nhóm liên kết gen của loài?
A. 4, 5 B. 1, 4 ,5. C. 1, 2, 3, 4, 5. D. 5
Câu 34: Quan sát một tế bào đang trong quá trình giảm phân, người ta đếm được 16 NST kép xếp thành một
hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. Tế bào đó đang ở kì…1….của …2…bộ NST 2n của loài sinh vật
đó là…3…
Trật tự 1, 2, 3 lần lượt là
A. giữa, giảm phân II, 16. B. giữa, giảm phân I, 16.
C. giữa, giảm phân II, 32. D. giữa, giảm phân I, 32.
Câu 35: Một gen có 3600 liên kết hiđrô. Trên một mạch của gen này có số nucleotit loại A bằng số nucleotit
loại T, số nucleotit loại G bằng 3 lần số nucleotit loại A; số nucleotit loại X bằng 4 lần số nucleotit loại T. Tổng
số nucleotit của gen này là
A. 3000. B. 5184. C. 2592. D. 1296.
Câu 36: Lai chuột cái thuần chủng có màu mắt và màu lông kiểu hoang dại với chuột đực màu mắt mơ và lông
xám, F1 thu được toàn chuột có mắt và lông kiểu hoang dại. Cho F1 giao phối với nhau F2 thu được kiểu hình
như sau:
-Chuột cái: Tất cả đều có mắt và lông kiểu hoang dại.
-Chuột đực: 45% mắt, lông kiểu hoang dại.
45% mắt mơ, lông xám.
5% mắt hoang dại, lông xám.
5% mắt mơ, lông hoang dại.
Từ kết quả trên rút ra kết luận nào sau đây là hợp lý?
A. Gen qui định màu mắt, màu lông cùng nằm trên NST X giữa chúng xảy ra hoán vị gen.

B. Gen qui định màu mắt, màu lông cùng nằm trên NST thường giữa chúng xảy ra hoán vị gen.
C. Gen qui định màu mắt nằm trên NST thường, gen qui định màu lông nằm trên NST X.
D. Gen qui định màu mắt nằm trên NST X, gen qui định màu lông nằm trên NST thường.
Câu 37: Ở người bệnh đục thuỷ tinh thể ở mắt do gen trội A, bệnh dòn xương do gen trội B qui định. Hai gen
này nằm trên NST thường và di truyền độc lập. Người đàn ông bị đục thuỷ tinh thể lấy vợ bị bệnh dòn xương.
Cho biết cha chồng và cha vợ đều không mắc bệnh nào nói trên.
Xác suất để cặp vợ chồng này sinh ra một đứa con không bị mắc bệnh nào cả là
A. 1/16. B. 1/4 C. 1/2 D. 1/8
Câu 38: Một gen có 2 alen (B và b), thế hệ xuất phát thành phần kiểu gen của quần thể ở giới đực là
0,32BB:0,56Bb:0,12bb ; ở giới cái là 0,18BB:0,32Bb:0,50bb. Quần thể ngẫu phối qua các thế hệ, tần số tương
đối alen B và b của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng di truyền
A. B = 0,44 ; b = 0,56. B. B = 0,47 ; b = 0,53. C. B = 0,51 ; b = 0,49. D. B = 0,63 ; b = 0,37.
Câu 39: Cho các nhân tố làm biến động số lượng cá thể của quần thể sau:
1.Nhiệt độ. 2.Cạnh tranh. 3.Ánh sáng. 4.Sức sinh sản.
5.Độ ẩm. 6.Sự phát tán cá thể. 7.Mức tử vong. 8.Dịch bệnh.
Các nhân tố bị chi phối bởi mật độ là
A. 2, 3, 6, 7, 8. B. 4, 5, 6, 7, 8. C. 1, 3, 5. D. 2, 4, 6, 7, 8.
Câu 40: Ở ruồi giấm, cho ruồi cái lông ngắn giao phối với ruồi đực lông dài được F1 toàn ruồi lông dài, F1 tạp
giao với nhau F2 có tỷ lệ 3 ruồi lông dài; 1 ruồi lông ngắn (toàn cái). Kết luận nào dưới đây là đúng?
A. Gen qui định tính trạng nằm ở ngoài nhân.
B. Gen qui định tính trạng nằm ở vùng không tương đồng trên X.
C. Gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường.
D. Gen qui định tính trạng nằm ở vùng tương đồng của X và Y.
II.PHẦN RIÊNG (10 câu)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc phần B)
A.Theo chương trình chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50)
TT Luyện thi Đại học trường THPT chuyên Lương Thế Vinh - ĐT: 061.3828107
Khai giảng lớp Luyện thi Đại học cấp tốc ngày 05/6/2013
Trang 5/6 – Mã đề 195
Câu 41: Câu nào sau đây là không đúng khi nói về đột biến đa bội?

A. các thể dị đa bội không có khả năng sinh giao tử bình thường.
B. Các thể tự đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường.
C. Các thể tự đa bội lẻ không có khả năng sinh giao tử bình thường.
D. Đột biến đa bội là con đường hình thành loài mới chủ yếu ở thực vật có hoa.
Câu 42: Khi nói về quần xã sinh vật, câu nào sau đây là không đúng?
A. Quần xã sinh vật càng đa dạng thì chuỗi thức ăn càng dài.
B. Quần xã càng đa dạng thì quần xã càng ổn định.
C. Quần xã sinh vật càng đa dạng thì cạnh tranh càng mạnh mẽ nên kém ổn định.
D. Quần xã sinh vật càng đa dạng thì lưới thức ăn càng phức tạp.
Câu 43: Phương pháp nhân bản vô tính ở cừu Đolly gồm các bước:
1.Nuôi cấy trứng đã được cấy nhân trong ống nghiệm cho phát triển thành phôi.
2. Lấy trứng của cừu cho trứng ra khỏi cơ thể.
3.Cấy phôi vào tử cung của cừu khác ( cừu mang thai).
4.Hút bỏ nhân của tế bào trứng.
5.Lấy nhân từ tế bào vú của cừu cho nhân chuyển vào tế bào trứng đã hút nhân bỏ nhân.
Trật tự đúng là
A. 2, 4, 5, 1, 3. B. 2, 5, 4, 1, 3. C. 1, 2, 3, 4, 5. D. 2, 1, 4, 5, 3.
Câu 44: Đặc trưng nào ở quần thể sinh vật đảm bảo cho hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi
trường thay đổi?
A. Tỷ lệ giới tính. B. Kích thước. C. Nhóm tuổi. D. Mật độ.
Câu 45: Chọn câu trả lời không đúng về sự phát sinh loài người?
A. Loài xuất hiện sớm nhất trong chi Homo không phải là H. habilis
B. Trong cây phát sinh dẫn đến hình thành loài người chỉ còn lại một cành duy nhất là loài Homo
sapiens.
C. Chi Homo có ít nhất 8 loài đã từng tồn tại, hiện nay chỉ còn 1 loài.
D. Cây phát sinh dẫn đến hình thành loài người là 1 cây có nhiều cành bị chết.
Câu 46: Đột biến nào sau đây có thể làm một gen nào đó đang hoạt động thành không hoạt động?
A. Đột biến lặp đoạn NST. B. Đột biến đảo đoạn hoặc lặp đoạn NST.
C. Đột biến đảo đoạn NST. D. Đột biến chuyển đoạn NST hoặc đảo đoạn NST.
Câu 47: Sự phân bố của các loài sò sống trong bãi phù sa vùng triều, là kiểu phân bố

A. ngẫu nhiên. B. đồng đều hoặc ngẫu nhiên.
C. đồng đều. D. theo nhóm.
Câu 48: Cho các đặc điểm của hệ sinh thái:
1.Số lượng loài đa dạng. 2.Lưới thức ăn đơn giản. 3.Năng suất sinh học cao.
4.Tính bền vững cao. 5.Chuỗi thức ăn ngắn.
Những đặc điểm nào là của hệ sinh thái nhân tạo?
A. 1, 3, 4. B. 2, 4, 5. C. 2, 3, 5. D. 1, 2, 4.
Câu 49: Một loài hoa có 3 gen phân li độc lập kiểm soát sự hình thành sắc tố là A,B,D. Ba gen này hoạt động
theo con đường hóa sinh như sau:
Chất không màu 1
A

chất không màu 2
B

màu cam
D

màu đỏ
Các alen lặn tương ứng a,b và d không qui định việc hình thành sắc tố.
Lai cây hoa đỏ đồng hợp (AABBDD) với cây hoa trắng (aabbdd), F1 thu được toàn các cây hoa màu đỏ
(AaBbDd), cho F1 giao phấn với nhau, ở F2 tỷ lệ cây hoa trắng là
A. 1/64. B. 27/64 C. 9/64. D. 28/64.
Câu 50: Quá trình chọn lọc tự nhiên bắt đầu diễn ra từ giai đoạn nào trong quá trình phát sinh, phát triển của
sự sống?
A. Quá trình hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ chất vô cơ.
B. Quá trình tiến hóa sinh học.
C. Quá trình hình thành các đại phân tử hữu cơ.
D. Quá trình tiến hóa tiền sinh học.
B.Theo chương trình Nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60)

Câu 51: Ý nghĩa của việc NST đóng xoắn trong quá trình phân bào
1. Tham gia điều hòa hoạt động gen
2. NST phân li dễ dàng trong phân bào
TT Luyện thi Đại học trường THPT chuyên Lương Thế Vinh - ĐT: 061.3828107
Khai giảng lớp Luyện thi Đại học cấp tốc ngày 05/6/2013
Trang 6/6 – Mã đề 195
3. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhân đôi của ADN, phiên mã của gen
Tổ hợp đúng:
A. 1, 3 B. 1, 2, 3 C. 2, 3 D. 1, 2
Câu 52: Đi từ cực bắc của trái đất đến xích đạo. Những sinh vật rộng nhiệt nhất phân bố ở
A. vùng ôn đới. B. vùng Bắc cực. C. vùng nhiệt đới. D. vùng cận Bắc cực.
Câu 53: Cho rằng ở một loài hoa, các alen trội D, E, G, H phân li độc lập có khả năng tổng hợp ra các enzim
tương ứng là enzim d, enzim e, enzim g, enzim h. Các enzim này tham gia vào con đường chuyển hóa tạo sắc tố
của hoa như sau:
Chất không màu 1
 
denzim _
Chất không màu 2
 
eenzim_
Sắc tố đỏ
Chất không màu 3
 
genzim_
Chất không màu 4
 
henzim _
Sắc tố vàng
Khi có đồng thời 2 sắc tố đỏ và sắc tố vàng thì quan sát thấy hoa có màu hồng, khi không có sắc tố đỏ và sắc tố
vàng thì hoa sẽ có màu trắng. Các alen lặn đột biến tương ứng là d, e, g, h không có khả năng tổng hợp các

enzim. Cho lai 2 cơ thể bố mẹ đều dị hợp về 4 gen trên. Tỉ lệ kiểu hình ở F1 có màu đỏ là bao nhiêu?
A. 63/256. B. 9/16. C. 81/256. D. 9/256.
Câu 54: Hình thức chọn lọc nào diễn ra khi điều kiện sống trong khu phân bố của quần thể thay đổi nhiều và
trở nên không đồng nhất thì chọn lọc tự nhiên sẽ diễn ra theo kiểu
A. chọn lọc vận động B. chọn lọc vận động hoặc chọc lọc phân hóa
C. chọn lọc ổn định D. chọn lọc phân hóa
Câu 55: Khi trong một môi trường sống cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn
sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ
A. làm chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái. B. làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài.
C. làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh. D. làm cho các loài trên đều bị tiêu diệt.
Câu 56: Vì sao quá trình tổng hợp AND lại cần đoạn ARN mồi?
A. Vì AND polimeraza không thể tổng hợp được AND nếu không có ARN giữ cho 2 sợi AND gốc tách
rời nhau.
B. Vì có 1 mạch của AND được tổng hợp theo từng đoạn Okazaki.
C. Vì nếu không có đoạn ARN mồi thì đầu của các NST sẽ bị ngắn đi.
D. Vì AND polimeraza chỉ có thể lắp ráp các nucleotit vào 1 đoạn nucleotit đã có sẵn.
Câu 57: Nếu chuyển một gen nguyên vẹn của người (gen mã hóa insulin) vào vi khuẩn E.coli thì
A. gen vẫn phiên mã, dịch mã nhưng protein tạo ra không bình thường.
B. gen không thể phiên mã do không có promotor (P) thích hợp.
C. gen không thể phiên mã, dịch mã do môi trường hoạt động không phù hợp.
D. gen vẫn phiên mã, dịch mã, protein tạo ra bình thường.
Câu 58: Câu nào dưới đây mô tả về gen phân mảnh là đúng?
A. Gen phân mảnh có thể tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau.
B. Gen phân mảnh chỉ có exon mà không có intron.
C. Gen phân mảnh chỉ gặp ở sinh vật nhân sơ.
D. Gen phân mảnh làm giảm tác hại của đột biến.
Câu 59: Dưới đây là tháp sinh thái biểu diễn mối tương quan về sinh khối tương đối giữa động vật phù du và
thực vật phù du trong hệ sinh thái hồ nước vào mùa đông:

Sinh khối của động vật phù du lớn hơn sinh khối của thực vật phù du bởi vì

A. các thực vật phù du có tốc độ sinh sản cao và chu kỳ tái sinh nhanh.
B. các động vật phù du chuyển hóa năng lượng hiệu quả hơn.
C. các thực vật phù du đơn lẻ có kích thước nhỏ hơn nhiều so với các động vật phù du.
D. các động vật phù du nhìn chung có chu kỳ sống ngắn hơn so với các thực vật phù du.
Câu 60: Vì sao chuỗi thức ăn dưới nước thường dài hơn chuỗi thức ăn trên cạn?
Giải thích nào sau đây là hợp lý nhất?
A. Quần xã sinh vật dưới nước đa số là sinh vật biến nhiệt.
B. Quần xã sinh vật dưới nước đa dạng hơn quần xã sinh vật trên cạn.
C. Quần xã sinh vật dưới nước không phải tiêu tốn năng lượng cho điều hòa thân nhiệt.
D. Hiệu suất sử dụng thức ăn ở dưới nước cao hơn trên cạn.

Thực vật phù du

Động vật phù du

×