Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

NHÀ QUẢN LÝ TRỰC TIẾP pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.84 KB, 6 trang )

NHÀ QUẢN LÝ TRỰC TIẾP

Quản lý cấp trung
Trong một công ty, có rất nhiều người là nhân viên giỏi, chuyên viên
giỏi, nhưng khi được bổ nhiệm vào vị trí quản lý trực tiếp cấp trung
(thường là cấp trưởng phòng) thì họ không phát huy được khả năng của
mình và thậm chí còn là gánh nặng cho công ty, hoặc tệ hơn là phá hủy
hệ thống một phòng ban chức năng. Sự thành công của nhà quản lý
không phải do cá nhân mình tạo nên mà phải thông qua sự thành công
của tập thể phòng ban và cấp dưới của mình.
Quản lý cấp trung là vị trí trung gian giữa giám đốc cấp cao hoặc tổng
giám đốc và các giám sát, tổ trưởng và nhân viên. Cụ thể là trưởng
phòng nhân sự, trưởng phòng tuyển dụng, trưởng phòng hành chính,
trưởng phòng kế toán, trưởng phòng tài chính, trưởng phòng tiếp thị,
trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng thu mua, trưởng phòng sản
xuất… Tại các công ty có qui mô lớn, các vị trí quản trị được chia ra như
sau: tổng giám đốc/giám đốc bộ phận (marketing, tài chính, sản xuất,
bán hàng, phát triển nguồn nhân lực…), kế tiếp là các trưởng phòng, phó
phòng, kế đến là giám sát hoặc tổ trưởng và cuối cùng là nhân viên.
Chức năng của một quản lý cấp trung là quản trị, điều hành mọi công
việc, hoạt động của phòng ban chức năng của công ty theo chiến lược
của công ty ở từng thời điểm và theo chỉ đạo trực tiếp từ giám đốc bộ
phận, giám đốc điều hành hoặc tổng giám đốc của công ty. Những hoạt
động chính của phòng ban là quản lý các mục tiêu, thực hiện các mục
tiêu từ cấp trên, quản lý chuyên môn của chức năng phòng ban đó, quản
lý đội ngũ nhân sự của phòng ban đó.
Thử thách đối với quản lý cấp trung
Như đã trình bày ở trên, nếu bạn đang là một trưởng phòng thì nhiệm vụ
của bạn là tiếp nhận các ý kiến, thông tin, mục tiêu, chỉ tiêu và kế hoạch
từ cấp trên là giám đốc của mình và biến những mục tiêu, chỉ tiêu, kế
hoạch chiến lược đó thành mục tiêu và kế hoạch hành động cho phòng


ban của mình, nhằm triển khai và giám sát kế hoạch thực hiện để hoàn
thành mục tiêu và chỉ tiêu của cấp trên. Hơn thế nữa, người quản lý cấp
trung là chiếc cầu nối để thông tin từ trên đi xuống đến nhân viên phải
được bảo đảm tính trung thực, chính xác và toàn bộ nhân viên cấp dưới
hiểu được chiến lược và mục tiêu của công ty để thực hiện đúng, đủ và
hiệu quả. Ngược lại, quản lý cấp trung có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin,
báo cáo, đề xuất từ cấp dưới, sau đó phải biết cách chọn lọc, tổng hợp và
phản hồi lên cấp trên nhằm liên kết hệ thống thông tin hai chiều trong
công ty hiệu quả nhất.
Trong một số công ty, nếu các nhà quản lý cấp trung không đủ năng lực
sẽ rất khó để các giám đốc cấp cao triển khai các mục tiêu chiến lược
kinh doanh dài hạn của mình và sẽ không đủ sức để xây dựng một đội
ngũ nhân viên cấp dưới có năng lực, có động lực để làm việc tốt, hoàn
thành mục tiêu chung của công ty.
Những sai lầm lần đầu
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, có một số người vừa được bổ nhiệm
vào vị trí quản lý hay cố gắng chứng tỏ quyền lực mình là sếp, ôm đồm
nhiều công việc, vừa làm sếp vừa làm nhân viên, can thiệp quá sâu vào
công việc của cấp dưới, thay đổi những cách làm của người tiền nhiệm,
tạo khoảng cách với cấp dưới, hay chê người quản lý cũ và tự đề cao
những khả năng chuyên môn của mình. Bên cạnh đó, nhà quản lý
thường xuyên phải đối đầu với những khó khăn khác tác động như: nhân
viên chưa nể phục, cấp trên hay để ý và kiểm tra, đồng sự ganh tị, chưa
có mục tiêu, kế hoạch và định hướng rõ ràng, áp lực khối lượng công
việc quá lớn và phải chịu trách nhiệm chung.
Những giải pháp khắc phục
Chúng tôi đúc kết kinh nghiệm từ những nhà quản lý cấp trung thành
công, họ chia sẻ những bí quyết nhằm giúp cho người lần đầu làm quản
lý có thể khắc phục những sai lầm như ở trên và định hướng để trở thành
nhà quản lý thành công. Trong 30 ngày đầu tiên được bổ nhiệm là quản

lý thì không nên thay đổi nhiều về qui trình, cách thức làm việc của
phòng ban hoặc của người tiền nhiệm để lại, không nên tự đề cao mình
và chê bai người tiền nhiệm. Vậy, hãy luôn thể hiện thái độ hợp tác và
thiện chí với tất cả mọi người, quan sát từng thành viên trong phòng ban
làm việc, không đổ lỗi do người tiền nhiệm để lại, hãy cố gắng lập kế
hoạch, thiết lập mục tiêu, phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của phòng
ban để đưa ra các giải pháp hiệu quả nhất. Và cũng đừng quên rằng bạn
còn đang trong thời gian “thử việc”, vì vậy không nên lạm dụng quyền
lực, hãy tìm sự hỗ trợ từ cấp trên của mình và tất cả những quyết định
của mình nên tham khảo ý kiến và quyết định của cấp trên nhằm có
được “thượng phương bảo kiếm” từ cấp cao hơn để nạp thêm sức mạnh
cho bạn.
10 tiêu chuẩn để trở thành nhà quản lý cấp trung chuyên nghiệp
- Tốt nghiệp từ bậc đại học trở lên, thông thạo ngoại ngữ (Anh văn) và vi
tính
- Kiến thức chuyên môn vững chắc và các kiến thức xã hội tổng quát tốt
- Kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu từ 3 đến 5 năm
- Được đào tạo định hướng trước khi làm quản lý
- Làm việc chịu nhiều áp lực và thích nghi với nhiều vùng văn hóa khác
nhau
- Khả năng tư duy, phân tích nhanh và tầm nhìn rộng
- Khả năng viết và thuyết trình xuất sắc
- Khả năng quản lý con người xuất sắc
- Khả năng thiết lập mục tiêu chiến lược, chiến thuật và tác thuật xuất
sắc
- Khả năng lập kế hoạch, ngân sách và quản lý ngân sách hiệu quả

Những yếu tố quyết định
Kiến thức chuyên môn, nếu bạn có sở trường trong lĩnh vực chuyên môn
của mình thì hãy học và nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa, am hiểu sâu

sắc nhất để phát huy sở trường của mình. Ví dụ, bạn làm trong lĩnh vực
bán hàng thì phải am hiểu về sản phẩm, giá cả, khách hàng, đối thủ, thị
trường, tâm lý tiêu dùng, hệ thống phân phối, đối tượng người tiêu
dùng…
Năng lực quản trị cần thiết đối với nhà quản
lý cấp trung bao gồm 4 chức năng chính là
lập kế hoạch, tổ chức, giám sát và lãnh đạo.
Năng lực lãnh đạo bao gồm khả năng xây
dựng đội ngũ có hoài bão, mục tiêu, sứ mệnh
của phòng ban một cách rõ ràng, có nghệ thuật lã nh đạo đội ngũ như
dùng quyền lực, quyền uy, áp dụng các phong cách lãnh đạo chuyên
quyền, dân chủ, tự do, huấn luyện cho từng đối tượng nhân viên cụ thể
nhằm phát huy động lực làm việc, tạo ra một đội ngũ có tinh thần làm
việc đồng đội cao nhằm đem lại hiệu quả tối ưu.

×