Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài viết THẮP LÊN NGỌN LỬA TUỔI 20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.26 KB, 5 trang )

Đây là bài viết của thầy giáo Đoàn Ngọc Thanh-trường THCS Nguyễn Bá Loan-
Mộ Đức –Quảng Ngãi nhân buổi toạ đàm kỉ niệm ngày thành lập Đoàn 26-3-
2010 .
Trích thư thầy “Hôm nay mưa cuối xuân mang theo hơi lành lạnh, làm
se lạnh lòng người; tôi đang miên man nghĩ về một cô giáo miền sơn
cước- Tây Bắc. Nơi ấy có những chùm hoa ban đang khoe sắc lung linh
vào mỗi sáng.
Hoa ban thân mến! Tôi càng đọc những những trang giáo án em chia sẻ
cùng mọi người, trong đó có tôi; tôi lại càng trân trọng và khâm phục
em. Bởi trong những trang GA ấy, em đã gửi vào đó một tình yêu, một
tấm lòng. Tôi có xem GA của các bạn đồng nghiệp trên mạng, mới thấy
em đã chăm chút, cần mẫn từng trang giáo án của mình bằng một tình
cảm và trân trọng thực sự. Hoa ban của Tây Bắc đã lung linh toả hương
sắc cho đời. Đó là cảm nhận của tôi . Bởi vì, GA chỉ tham khảo còn vận
dụng trở thành công cụ của mình lại là chuyện khác. Khoa học luôn
thay đổi và phát triển phải không em?
Càng nghĩ về em, tôi thấy ở em có bóng dáng tính cách của một Thuỳ
Trâm thuở nào. Cứ cần mẫn toả hương làm đẹp cho đời, dù đó chỉ là
những cánh hoa ban mong manh.
Em biết không, nhân Ngày sinh nhật Đoàn 26-3 vừa qua, tôi có viết
một bài nói chuyện với học sinh toàn trường với nhan đề " Thắp lên
ngọn lửa tuổi hai mươi". Và chính em đã tạo nên hình ảnh thật đẹp
trong tôi để tôi viết nên bài này…”
THẮP LÊN NGỌN LỬA TUỔI HAI MƯƠI !
Kính thưa quý thầy cô giáo
Các em học sinh thân mến.
Nhân lễ kỉ niệm 79 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, thầy cô giáo cho phép
tôi tâm sự cùng các em “ Hãy thắp lên ngọn lửa tuổi hai mươi !”.
Các em học sinh yêu quý!
Mỗi chúng ta chắc hẳn ai cũng có một tình yêu để tôn thờ. Bởi trong tình yêu ấy có
ánh lửa hồng lên sưởi ấm cho ta vượt qua những chông gai của cuộc đời. Ngọn lửa mà tôi


muốn viết lên đây chính là ngọn lửa tuổi hai mươi được thắp lên từ cuốn nhật ký Đặng Thùy
Trâm.
Đặng Thùy Trâm sinh ngày 26 tháng 11 năm 1942, trong một gia đình trí thức. Bố là
một bác sĩ, mẹ nguyên là một giảng viên trường đại học dược khoa Hà Nội. Với điều kiện
và hoàn cảnh gia đình như thế, chắc hẳn sau khi tốt nghiệp đại học y khoa Hà Nội năm 1966,
chị sẽ có một vị trí công tác thuận lợi để chị cống hiến tài năng của mình. Vậy mà chị xung
phong vào chiến trường B- một nơi gian khổ và ác liệt. Sau ba tháng hành quân từ miền Bắc,
1
tháng 3 năm 1967 chị vào đến Quảng Ngãi và được phân công về phụ trách bệnh viện
huyện Đức Phổ. Chị được kết nạp vào Đảng ngày 27 tháng 9 năm 1968. Ngày 22 tháng 6
năm 1970, trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, chị bị địch phục kích
và hi sinh anh dũng lúc chưa đầy 28 tuổi đời, 2 tuổi Đảng và 3 năm tuổi nghề.
Chị ra đi để lại biết bao tình thương và nỗi nhớ của đồng đội, đồng chí, của những
người dân đã từng được chị chăm sóc ân cần chu đáo như người ruột thịt.Đặc biệt chị ra đi
để lại một“ kiệt tác”- Đó là hai cuốn nhật ký, đã rơi vào tay giặc. Và cũng chính từ những
trang nhật ký ấy đã làm lay động tâm hồn của những con người bên kia chiến tuyến. Từ
những ngày đầu nhận được cuốn nhật ký, Fredric “1” và Robert “2”càng đọc họ càng bị lay
động trước những gì diễn ra trong tâm hồn người con gái ở bên kia chiến tuyến. Và chính
Robert đã viết “ Tất cả những ai từng được chúng tôi cho xem cuốn nhật ký đều xúc động
trước những điều mà Thùy Trâm đã viết ”. Và những thôi thúc, những trăn trở trong lòng của
hai cựu chiến binh Mỹ đã tìm đến cuộc hội thảo thường niên về chiến tranh Việt Nam tại
trường đại học Texas- Mỹ. Hội thảo này gồm nhiều học giả , các vị đại sứ, các viên tướng,
các cựu chiến binh Việt Nam. Trong sự xúc động sâu sắc, Fred và Rob đưa cho nhiều người
đĩa CD chứa bản sao cuốn nhật ký của Thùy Trâm. Tất cả họ đều tôn kính và ngưỡng mộ.
Mỗi chúng ta tự hỏi rằng: Trong cuốn nhật ký của Thùy Trâm có gì làm lay động lòng người
đến thế? Muốn hiểu được điều ấy, tôi xin trích dẫn một trong những lời nhận xét của Rob: “
Khi rời Hà Nội để dấn thân vào cuộc chiến, Thùy chưa biết chiến tranh là thế nào. Hơn ba
năm ở Đức Phổ, những điều chị viết trong nhật ký đã thay đổi, chị trưởng thành.Những điều
học, chị được càng củng cố vững chắc thêm lòng quyết tâm đã được gia đình nuôi dưỡng từ
nhỏ. Chị học những điều mà tất cả chúng ta cần phải học… Những bài học về danh dự,

những bài học về tinh thần trách nhiệm, những bài học về lòng tận tụy với lý tưởng, những
tình yêu thương đối với con người. Tôi biết Thùy không hề viết cho thế giới này đọc, nhưng
có lẽ chính vì thế mà niềm tin sâu thẳm nơi chị được viết ra một cách chân phương, mộc
mạc và tôi đã thấy chị có đủ dũng cảm để theo đuổi niềm tin ấy… Những lời bày tỏ về tình
yêu cũng như những lời gọi tha thiết về gia đình của chị khiến bất cứ ai đã từng được đọc
qua đều phải xúc động. Con số các trận đánh và sự chăm sóc của chị đối với các thương binh
làm chúng ta trở nên xoàng xĩnh”.
Như vậy, qua những lời tâm sự ấy tự thân nó đã nói lên phần nào về sức mạnh của cuốn
nhật ký, đã thôi thúc Rob giữ mãi hơn ba mươi năm trăn trở và cuối cùng đã trả về cho
những người thân của nó. Không phải tự dưng những con người ấy- những con người đã
từng đem đau thương mất mát đến đồng bào ta, họ hiểu và khâm phục ta.
Bởi trong tâm hồn chị đã có sẵn lòng yêu nước nồng nàn của cha ông ta thuở nào.
Chúng ta chiến đấu, dù có hy sinh đi chăng nữa thì những hy sinh ấy vì độc lập tự do của Tổ
quốc Việt Nam thân yêu. Sự hy sinh ấy là chính nghĩa, mà họ cũng thừa biết chính nghĩa thì
tất yếu cuối cùng sẽ chiến thắng. Đó là một chân lý trong những cuộc đấu tranh để sinh tồn.
Họ phải kính nể ta, bởi ta giàu lòng yêu nước. Khi Tổ quốc lâm nguy thì trẻ già, trai gái cùng
nhau đánh giặc cứu nước. Truyền thống yêu nước đó từ thuở vua Hùng dựng nứơc còn vang
vọng mãi đến ngày hôm nay và mai sau. Có lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc thì mới có “
2
Em Hoàng 14 tuổi trong sáu tháng đầu năm đã giết được 6 lính Mỹ, đánh lật 2 xe tăng bằng
vũ khí tự tạo, lấy được 7 súng giặc trong đó có 2 cối cá nhân. Em An ở Phổ Châu lấy 5 súng,
có 2 cối cá nhân, một đài RC. Các em đã anh hùng từ trứng nước. Tự hào thay tuổi trẻ chúng
ta”- (ngày 19.9.1968). “ Giặc đánh vào trạm xá. Nhìn thấy 5 cas thương binh mà chỉ có
mình, Tám và mấy đứa học sinh. Không thể bỏ thương binh đựơc! Mình nói mà lòng băn
khoăn khi trước mặt mình chỉ là những đứa thiếu niên gầy ốm, mảnh khảnh. Ráng hết sức
chúng tôi đã đưa xuống hố trốn tạm. Một cuộc di chuyển cực khổ vô cùng, nó cũng như
những lần trạm xá bị phục kích nhưng lần nầy khổ hơn vì không biết nhờ cậy vào ai, mấy
đứa xưa nay không khiêng thương vì ốm yếu bây giờ cũng lãnh khiêng một cas thương, trèo
đèo, lội suối. Tất cả đều mệt và đói.” (28.4. 1969). Tôi trích dẫn những dòng nhật ký trên
đây của chị Thùy Trâm để các em và cho cả chúng ta hôm nay thấy phần nào những gương

thiếu niên, nhỏ tuổi mà đã thấm đẩm gian khổ, hy sinh mà cũng thật là anh dũng. Từ những
tình yêu rực lửa ấy mới thắp lên những kỳ tích trong chiến đấu, mới đủ độ ngân vang làm
cho kẻ thù phải khiếp sợ và kính nể. Và cũng chính từ tình yêu ấy, họ đã vựơt qua những
gian khổ đầy máu và nước mắt.
Đọc nhật ký Đặng Thùy Trâm, ta thấy có những điều rất đặc biệt. Trong cuộc chiến
đấu sinh tử, ngày đêm đối mặt với quân thù, vậy mà chị đã viết, chị viết một cách thầm
lặng, chăm chỉ như con tằm nhả từng sợi tơ óng ả cho đời. Thật kỳ diệu thay! Nó kỳ diệu
bởi trong đời sống không thiếu gì những người khi bước vào đời háo hức định ghi nhật ký để
rồi nửa đường đứt gánh bỏ dở. Khi bắt tay viết họ thường tự nhủ mình sẽ thành thực với
mình. Có biết đâu cái tôi của họ nghèo nàn nên đó là sự thành thực vô nghĩa Và họ không
sao tìm đủ nghị lực duy trì nhật ký đến cùng. Còn Thùy Trâm cần mẫn đưa những hiện thực
cuộc sống của những con người bình dị bằng những tình cảm chân thực của chị vào từng
trang nhật ký. Đồng thời càng đọc ta càng thấy ở chị tỏ rõ một con người Việt Nam thật sự,
đầy đủ nét văn hóa và nhân văn. Một tâm hồn hòa quyện với thiên nhiên. Trong những hoàn
cảnh thật ác liệt, vậy mà chị đã dành những trang viết mang đầy ánh trăng rừng hoặc ánh
bình minh rạng rỡ hoặc một chiều tắt nắng : “ Đêm đến khu rừng tràn ngập ánh trăng. Sau
khi thăm lại các thương binh không có gì diễn biến trầm trọng, mình trở về nằm vắt tay lên
trán ngắm ánh trăng rực rỡ không thể không suy nghĩ ” ; “ Chiều đã xuống, ánh nắng đã mờ
tắt sau dãy núi xa. Rừng chiều im lặng một cách dễ sợ, không một tiếng chim kêu, không
một tiếng người nói, chỉ có tiếng suối róc rách chảy êm dịu, mượt mà như cánh đồng lúa
xanh êm ả trong sương chiều. Bất giác mình quên đi tất cả, quên cái không khí nặng nề của
bom đạn”.
Thật vậy, chỉ có tâm hồn giàu cảm xúc và yêu cảnh vật thiên nhiên thì mới viết nên những
lời lẽ rung động đến thế, trong một hoàn cảnh thật đặc biệt- cuộc chiến đấu khốc liệt. Càng
đọc ta càng bị cuốn hút theo từng trang nhật ký của chị. Bởi vì, mỗi trang nhật ký đã thắm
đượm tình yêu thương con người. Chị thật sự đau xót khi nghe tin đồng chí mình hy sinh “
Ai có ngờ lần chia tay đó là vĩnh viễn. Khiêm đã chết rồi! Khiêm đã chết rồi, đôi mắt đen dịu
hiền giờ đây mở trừng căm giận. Mái tóc đen xanh của Khiêm giờ đây đẫm máu và bụi cát.
Những hạt cát của quê hương quyện vào mái tóc của người thanh niên anh dũng…Nghe tin,
3

mình bàng hoàng không tin là sự thật. Mình đã dùng nghị lực khống chế nỗi xúc động.
Nhưng mỗi giây phút qua đi, nỗi đau thương mới lớn dần và giờ đây nước mắt mình giàn
giụa. Mình khóc một mình bên ngọn đèn khuya, những giọt nước mắt mằn mặn chảy dài trên
mặt rồi rơi xuống lăn trên vạt áo mình. Khiêm ơi, có cách nào nghe được lời Thùy nói một
lần nữa hay không? Nghe chăng Khiêm, người bạn bất tử trong lòng tôi” Và khi nghe tin anh
Giàu hy sinh chị viết “ Mình không thể ngờ bữa tối cùng đi với anh trên con đường quanh
quất trong xóm, cùng ăn với anh những trái dưa gang, những chén cháo khuya trong cảnh
đầm ấm của gia đình ấy lại là buổi cuối cùng. Đêm nay cũng ánh trăng đó, con người đó,
khung cảnh đó nhưng riêng anh đã nằm yên dưới ba tất đất rồi. Ôi, biết nói làm sao ngoài
tiếng nói trả thù. Trả thù cho những con người đã ngã xuống và cả cho chúng ta, những
người còn sống giữa hờn căm và đau xót”. Không những đau xót nhớ thương đối với những
người cùng mình chiến đấu nay đã hy sinh mà Thùy Trâm còn nhớ thương, trang trải nỗi
lòng mình bao la vượt cả không gian và thời gian để đến với tình người. Một thứ tình cảm
không phải ai cũng có thể có được. Chính từ tình cảm ấy mới làm lung linh từng trang nhật
ký của chị. Chị viết: “ Nắng đầu thu tươi vàng óng ả tràn ngập cả khu rừng. Nắng đầu thu
với những cơn gió se môi và se cả lòng người. Lại nhớ…nhớ mênh mông sâu thẳm như lòng
đại dương đang ôm tròn thân mình dãi đất Việt Nam . Nhớ từ một người bạn hiền lành, kín
đáo có ngôi nhà nhỏ cuối phố Đội Cấn, nhớ đứa em tinh nghịch có mái tóc mềm kẹp bổng
lên cao, nhớ một đứa em trai miền Nam vừa gởi thư tạm biệt trước lúc lên đường, nhớ một
đứa em thân thiết có đôi mắt long lanh dưới hàng mi dài và nhớ sao một người thân yêu đã
vĩnh viễn nằm yên nghỉ bên bờ biển quê hương.”
Như vậy, đối với chị những cái hấp dẫn ấy đã giúp chị có đủ hào hứng ghi chép một
cách đều đặn, dệt nên những trang nhật ký tuyệt mỹ, làm lay động lòng người, lay động
những con người bên kia chiến tuyến. Ngày 26 tháng 3 năm 1970, ba tháng trước lúc chị ra
đi về cõi vĩnh hằng, chị viết “ Ta đến với nhau bằng con đường của những con người cùng
chung lý tưởng, mối tình khác hẳn tình yêu của những người con trai với những người con
gái nhưng nó cũng có một sức mạnh diệu kỳ. Sức mạnh đó cho ta niềm vui, hy vọng, giúp ta
quên đi những đau xót diễn ra quanh mình và đã là ngọn lửa sưởi ấm tim mình, một trái tim
sôi nổi cần được nuôi dưỡng bằng những tình cảm trong sạch và chân chính Và cái đáng
quý nhất của con người là cuộc sống đời người ta chỉ sống có một lần, phải sống sao cho

khỏi phải xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí.”
Hôm nay 26 tháng 3, kỉ niệm 79 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh, tôi muốn thắp lên trong lòng các em một ngọn lửa, ngọn lửa của tình yêu và cuộc
sống. Ngọn lửa ấy sẽ thắp trong mỗi chúng ta trên bước đường học tập, rèn luyện và cống
hiến sức mình để xây dựng đất nước Việt Nam thân yêu như Chị Thuỳ Trâm đã viết “ Phải
sống sao cho khỏi phải xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí.”
Xin trân trọng cảm ơn
Đoàn Ngọc Thanh
4

5

×