Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Ta cần biết ta hơn nữa ... ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.59 KB, 7 trang )

Ta cần biết ta hơn nữa

Trước một tương lai đầy hứa hẹn mà cũng nhiều thử thách,
nhà kinh tế thấy chúng ta cần chuẩn bị để ra luật lệ, lập chính
sách, đối phó với mọi tình huống, lấp những lỗ hổng trong cơ
cấu Anh ta muốn hình dung khuôn mặt đất nước trong 10-20
năm sắp đến, và xa hơn nếu có thể. Nhà kinh tế nhìn lại các tài
liệu, sách báo, báo cáo, phúc trình trong nước mà anh ta đã đọc
nhiều năm qua, anh ta lên web, vào thư viện nhiều trường đại
học hàng đầu trên thế giới. Và anh ta bỗng “ngộ” ra một điều: Ta
cần biết ta hơn nữa!
Nội dung chính:
I. Nhu cầu thông tin và phân tích
- Để có những chính sách hữu hiệu để ổn định và phát triển
+ " mỗi chính sách kinh tế, tài chính, xã hội, đòi hỏi xác định sự
liên hệ giữa nhiều yếu tố khác nhau, và mỗi con số trong từng
quy chế, điều luật, phải được tính toán theo phương pháp khoa
học hiện đại nhất, trong những giả định thích hợp với đặc thù của
nước ta "
+ " đàng sau mỗi dự luật, mỗi chính sách, phải là những cố
gắng tột bậc để tính toán đến chừng mực mà kinh tế học hiện đại
cho phép, từ các giả định minh bạch, với những thông tin chính
xác nhất. Không thể bốc những con số ra “từ không khí” "
+ Nghi vấn về kiến thức kinh tế ở Việt Nam không theo kịp thế
giới, không cập nhật và không thấy thế mạnh của mình
- Cần biết ta khi thương lượng với nước khác thì lượng thông tin
và khả năng phân tích là quan trọng ở hai khâu
+ Thứ nhất, ta phải hiểu tận tường vấn đề trên bàn nghị sự, kể cả
liên hệ giữa nó và những vấn đề khác không nằm trên bàn ấy
+ Thứ hai, ta phải nắm vững đặc tính kinh tế của ta và của
(những) quốc gia đối diện; Thật là nguy nếu chẳng những ta


không biết rõ đối tác, mà còn không biết ta rõ bằng đối tác biết ta!
II. Phát biểu và nghiên cứu
- Đáng mừng là trong vài năm gần đây, hầu hết các phương tiện
truyền thông trong nước đều tăng cường mục kinh tế, góp phần
nâng cao kiến thức của người dân. Tuy nhiên, những bài phỏng
vấn và ý kiến đóng góp trên các phương tiện thông tin đại chúng,
dù có lợi ích và đáng hoan nghênh, không thể thay thế những
phân tích kỹ thuật, cặn kẽ, để tính toán những con số chính xác
mà nhiều điều luật, chính sách, phải có.
- Phân tích kinh tế có thể được chia làm ba tầng
+ Tầng cơ bản là những phân tích kỹ thuật cực độ, dành cho
chuyên gia, đăng trong các tạp chí chuyên môn, hoặc những báo
cáo của các viện nghiên cứu, các trường đại học
+ Tầng kế đó là các sách giáo khoa, sách tham khảo cho sinh
viên, nhất là ở cấp cao học, tiến sĩ
+ Tầng thứ ba là những tài liệu có tính chính sách (công lẫn tư),
ứng dụng hơn là lý thuyết
- Các chuyên gia (nhất là thuộc những ngành trực tiếp liên hệ đến
chính sách) trong một nước mà trí thức tương đối còn hiếm, sẽ là
“chỗ đặt” của nhiều (lắm khi quá nhiều!) kỳ vọng xã hội, và do đó
phải vô cùng cẩn trọng khi phát biểu
- Đàng khác, một nhà khoa học – nhất là khoa học xã hội như
kinh tế – không thể chỉ phát biểu cho công chúng mà còn phải
thật sự “sống” trong chuyên môn của mình để tránh tụt hậu trong
kiến thức, xơ cứng trong lập luận, lão hoá trong tư duy
III. Công khai, độc lập, và đa dạng
- Công khai
Trao đổi công khai những phân tích về các vấn đề hệ trọng giữa
chuyên gia nhà nước và ngoài chính phủ sẽ có lợi cho cả hai bên
+ Một mặt, cộng đồng khoa học có thể đánh giá lập luận, phương

pháp tính toán của các chuyên gia nhà nước
+ Mặt khác, các chuyên gia nhà nước cũng cần lấy cảm hứng và
tìm tham khảo từ những nghiên cứu phát xuất từ các đại học, các
viện nghiên cứu độc lập, các nhà kinh tế ngoài hệ thống công
quyền.
- Đa dạng
+ Kinh tế học có nhiều trường phái. Phải tạo một không khí tranh
luận lành mạnh, không giáo điều, không có “vùng cấm”, để những
ý kiến này được đối chiếu, thẩm định
+ " Sự đa dạng ấy, với những lập luận lắm khi quyết liệt, song ở
trình độ khoa học cao, chưa thấy có trong giới kinh tế Việt Nam
"
IV. Ta phải làm lấy
- Câu hỏi sẽ là: Tại sao chúng ta không “khoán” cho các nhà kinh
tế nước ngoài (hay giao cho họ một phần lớn) việc nghiên cứu
nước ta?
- Người nước ngoài có thể thấy vài tiềm lực và nhược điểm mà
chúng ta không thấy, song chúng ta cũng có thể thấy nhiều cái
mà người nước ngoài không thấy, nhất là những tiềm lực xuất
phát từ cái “hồn” của dân tộc
V. Khả năng tiếp thụ của người làm chính sách và vai trò của báo
chí
- Dù có những nghiên cứu thâm sâu về Việt Nam cũng không bảo
đảm là chính sách kinh tế của ta sẽ tốt hơn.
- Không ai ngây thơ đến độ tin rằng chính sách kinh tế của một
quốc gia (ngay quốc gia đã phát triển) là luôn luôn dựa trên
những phân tích khoa học, khách quan
- Các chính trị gia (chính phủ, quốc hội…) có quyết định không
dựa trên những phân tích ấy thì là chuyện khác, và những người
này phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, tổ quốc.

- Một khó khăn rất lớn cho những người nghiên cứu kinh tế Việt
Nam là sự thiếu thốn thống kê chính xác và kịp thời, cũng như sự
nhập nhằng trong bộ máy làm chính sách kinh tế
- Báo chí đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền bá và thúc
đẩy nghiên cứu qua các bài phỏng vấn chuyên gia Việt Nam và
quốc tế. Cần tìm hiểu và lựa chọn chuyên gia cẩn thận
- Đọc các tạp chí kinh tế chuyên ngành trên thế giới sẽ phát giác
hiện tượng đáng hổ thẹn này: ngay các quốc gia láng giềng của
chúng ta (như Thái Lan, Indonesia) cũng có nhiều nghiên cứu
thâm sâu bởi các nhà kinh tế của họ về nước họ, hơn hẳn chúng
ta! Cho đến nay, số bài về kinh tế Việt Nam trên các tạp chí hàng
đầu thế giới mỗi năm ít khi hơn số ngón trên một bàn tay
- Hiện tại, Việt Nam hầu như chưa có tạp chí kinh tế (nói rộng,
gồm cả các ngành “lân cận” như tài chính, quản lý, kinh doanh,
v.v) vào hạng “quốc tế”. So với vài quốc gia trong vùng như
Singapore, Hàn Quốc (đừng nói chi đến Ấn Độ, Trung Quốc,
thậm chí Bangladesh!) nước nào cũng có ít nhất 4-5 tạp chí
như vậy, thì đây không thể là một tình trạng làm Việt Nam hãnh
diện.
Phát triển không chỉ là tạo một đời sống vật chất sung mãn, nó
còn là văn minh trong suy nghĩ, trong quản lý, trong chính sách.
Nói gọn: “ta cần biết ta hơn nữa” chính vì tiền đồ của dân tộc.

×