Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Sư phạm là nghề tích thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.23 KB, 3 trang )

Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết:
Sư phạm là nghề tích thiện
Dù nhận nhiều chính sách đãi ngộ nhưng đời sống của đa phần nhà giáo
hiện vẫn gặp khó khăn. Nhưng do người Việt quan niệm đây là một
nghề tích thiện nên ngay trong cả giai đoạn khó khăn nhất nhiều người
vẫn đến với nghề giáo bằng tâm huyết.
Cái tâm lý chê nghề sư phạm trong dư luận xã hội “Chuột chạy cùng sào
mới vào sư phạm”, “nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa ” là những quan
niệm có từ thời khó khăn đó.
Nhận thấy vai trò đặc biệt quan trọng của giáo dục trong sự phát triển đất
nước, Nhà nước ngày càng có nhiều chính sách quan tâm tới đời sống của
đội ngũ nhà giáo.
Nghề nào cũng có những đóng góp, hạnh phúc, nỗi khổ riêng. Nhưng tôi
thấy nhà giáo may mắn hơn rất nhiều so với hầu hết các nghề khác là ít phải
tiếp xúc với mặt trái xã hội.
Chính sách tốt không nhất thiết chỉ giải quyết vấn đề kinh tế. Xã hội, nhà
trường phải thể hiện sự trọng dụng, tôn vinh nhà giáo.
Có những nghề phải kén người dù nó chẳng giàu sang hơn nghề khác. Nghề
giáo là một nghề không chỉ để kiếm sống đơn thuần. Muốn làm tốt nghề này
thì phải chấp nhận những ràng buộc của nghề nghiệp: Tác phong, ăn mặc, cư
xử, nếp sống
Theo tôi, chúng ta nên có những đòi hỏi riêng với những ứng viên thi vào
ngành sư phạm. Có những người dù không phải là người xấu nhưng rõ ràng
họ không thích hợp với nghề giáo. Còn đã làm nghề giáo thì nhất thiết phải
mô phạm.
Chúng ta đừng lo đòi hỏi cao quá sẽ không có người theo nghề sư phạm.
Hiện tại, nguồn lực cung ứng cho nghề sư phạm khá dồi dào. Vả lại, xã hội
càng phát triển nghề sư phạm sẽ càng có vị trí thích hợp.
Quan niệm của người Việt nghề này là nghề tích đức, tích thiện. Một gia
đình càng có nhiều người làm nghề giáo thì cái phúc của họ càng nhiều.
Theo quy luật xã hội, khi đời sống vật chất được đáp ứng đến một mức độ


nào đó, người ta có xu hướng tìm đến các giá trị tinh thần.
Nếu được chọn lựa lại một ước mơ, tôi vẫn chọn nghề giáo vì nó cao quý và
giúp mình phát triển một cách toàn diện, nhất là kỹ năng, tri thức và đạo
đức. Vị trí của người thầy trong xã hội hiện nay tùy vào hình ảnh của mình
trong mắt sinh viên. Nếu thầy vẫn là một tấm gương sáng và luôn có những
bài giảng chất lượng, đầy tâm huyết cho sinh viên thì hình ảnh họ không bao
giờ phai và vị trí của họ dù ở thời buổi nào cũng không hề thay đổi.
Theo quy luật của tạo hóa, mọi vật thay đổi theo thời gian. Thêm nữa, thời
hội nhập, quy luật của kinh tế thị trường như một vòng xoáy có thể cuốn trôi
và làm thay đổi mọi thứ. Nhưng may một điều là vẫn có những thứ luôn bền
vững, không thể thay đổi. Và trong số đó là mối quan hệ, tình cảm thầy trò.
Điều này khẳng định truyền thống “tôn sư trọng đạo” luôn bền vững trong
xã hội Việt Nam. Có thể tình cảm thầy trò ở giảng đường ĐH không keo
sơn, thân thiết như cấp học phổ thông, không thể xem thầy - cô như anh chị,
cha mẹ… nhưng sự tôn trọng, kính nể của sinh viên đối với người thầy vẫn
“nhất tự vi sư, bán tự vi sư”.
Ở nước Việt Nam ta có hai nghề đã từ lâu được xã hội đặc biệt coi trọng là
nghề Thầy thuốc và nghề Thầy giáo. Một nghề nắm sinh mạng quyết định sự
sống, chết của con người. Một nghề nắm “phần hồn”, quyết định sự phát
triển tri thức và nhân cách của con người. Hai nghề ấy, ngay từ bài học nhập
môn, người học đã được học cái đức của nghề. Nói “Lương y như từ mẫu”,
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” người xưa muốn dạy cho người học: Thầy
thuốc như mẹ hiền, và: Học và dạy một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là
thầy. Tiếc rằng, lâu nay người ta chỉ khai thác cái nghĩa dành cho người học
mà quên đi một ý nghĩa thứ hai đối với ông thầy: Dạy người ta một chữ, hay
dạy nửa chữ cũng phải nhớ đến đạo làm thầy.
Người thầy giáo dạy học trò của mình đâu phải chỉ có dạy kiến thức, quan
trọng hơn là dạy làm người. Phải ứng xử với học trò như với chính mình, đặt
mình vào vị trí của học trò mà dạy dỗ. Cái khác, là phải tác động vào con
người, vào tâm và trí. Có cảm hóa được trò thì việc dạy mới vào. Thầy phải

yêu trò như con mình và trò phải kính trọng thầy như cha mình. Người thầy
làm sao cố gắng tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em học sinh. Tìm
hiểu các em đang nghĩ gì, đang vui gì, đang buồn gì và đang mơ ước những
gì.
Nghề dạy học đâu chỉ là có kiến thức, có chuyên môn là đủ mà còn cần đến
phương pháp, nghệ thuật sư phạm rất tinh vi, tế nhị và trên hết là tấm lòng
yêu nghề, tâm huyết với nghề. Trăn trở và khát khao cũng vì nghề và do
nghề! Chỉ khi đó nghề dạy học mới trở thành nghiệp của người thầy giáo.
Làm thế nào để người dạy học có được những phẩm chất cao quý nói trên ?
Điều đó đòi hỏi người thầy giáo phải biết dấn thân vì nghề, mặt khác xã hội
phải quan tâm tạo điều kiện cho các giáo viên hành nghề và yêu nghề. Quan
tâm từ khi họ còn là sinh viên sư phạm cho đến khi họ trở thành người thầy
giáo, luôn cần sự hun đúc tâm huyết của người làm nghề “trồng người”.
Để có được những người “thầy ra thầy”, “điều kiện cần” là mọi giáo viên
luôn phải trau dồi tri thức chuyên môn cũng như ý thức trách nhiệm, lương
tâm nghề nghiệp; “điều kiện đủ” để cho giáo viên có được những phẩm chất
tốt đẹp ấy chính là phải có một chính sách xã hội hợp lý để cho mỗi người
dạy học đều có thể “Sinh vi nghệ, tử vi nghệ”, có thể coi nghề dạy học
chính là nghiệp của mình, yên tâm mà sống chết với nghề và có được cuộc
sống mà họ xứng đáng được hưởng.
Còn tôi. Hiện tại tôi mới chỉ đang là sinh viên đại học sư phạm thôi. Tôi yêu
nghề này. Yêu cái cảm giác được đứng trên bục giảng. Yêu màu phấn bạc.
Cô giáo cũ của tôi nói rằng : Nghề này thì chẳng thể kiếm ra nhiều tiền đâu,
nhưng chỉ cần nhìn thấy các em cười là cô thấy vui và trẻ lại.
Tôi yêu nghề đó cũng từ câu nói này. Còn nhiều người như tôi lắm bạn ạ!
Tại sao người ta lại ví giáo viên như những "kĩ sư tâm hồn"? Điều đó cho
thấy vai trò quan trọng của một người giáo viên. Thế thì tại sao chúng ta
không chọn nghề giáo?
Ai đó nói rằng nghề giáo là an phận. Ai đó nói rằng nghề giáo là nhàn nhã.
Ai đó nói rằng con trai sư phạm đó mà. Tôi nói rằng tất cả họ đã sai.

Là một sinh viên năm cuối của trường Sư phạm, bốn năm học đã trau dồi
cho tôi rất nhiều tri thức, tình yêu và trách nhiệm. Năm cuối lại cho tôi rất
nhiều niềm tin vào thế hệ trẻ, vào cuộc đời và vào con đường tôi đã chọn.
Nghề giáo là một nghề rất vất vả và cần rất nhiều hy sinh trong lặng lẽ. Nghề
giáo chỉ nhàn hạ với những người thầy không có trách nhiệm. Nghề giáolà
nghề của sự bao dung, vị tha và yêu thương con người cháy bỏng. Nghề giáo
chỉ nhàn hạ với ai đó vô tâm. Nghề giáo là nghề của những người luôn trăn
trở về tương lai của dân tộc, là nghề của tinh thần tự tôn và tự hào của những
ai mang dòng máu Việt này. Và tại sao không yêu? Tại sao chúng ta chúng
ta quay lưng với nghề giáo? Một khi cái nghề cho ta sống đúng nghĩa một
con người.
Có thể cuộc sống này thật phức tạp và hơi khắc nghiệt nhưng mình nghĩ ai
một khi đã chọn nghề giáo thì phải thật sự yêu nghề và sống cống hiến hết
mình.Cái mục đích của nghề chúng ta là đào tạo những thế hệ mới. Đó là
trách nhiệm xã hội, là vinh hạnh. Người nào không hiểu điều này và không
mong muốn làm đìều này thì đừng nên bước vào nghề giáo. Còn một khi đã
chọn nó thì phải hiểu mục đích chính của nghề và sẽ cảm thấy hạnh phúc
thôi.

×