BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Tiểu luận
"Thị trường khoai tây ở Việt Nam”
MỤC LỤC
Tiểu luận 1
"Thị trường khoai tây ở Việt Nam” 1
MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU
Khi nói đến khoai tây là người ta nghĩ ngay tới khoai tây tươi. Nhưng
nay, trước nhu cầu đang gia tăng nhanh của các ngành công nghiệp thực
phẩm ăn nhanh, snack và thực phẩm tiện dụng, việc sử dụng khoai tây chế
biến ngày càng phổ biến.Ở Việt Nam, ngành chế biến khoai tây mới xuất
hiện chưa được 10 năm, nhưng đang phát triển rất mạnh mẽ. Tiêu dùng
khoai tây đang chuyển từ thị trường tiêu thụ tươi sang các sản phẩm chế biến
có giá trị gia tăng như khoai tây rán chẳng hạn. Sản phẩm chế biến từ khoai
tây đã khá đa dạng như khoai tây rán giòn, khoai tây chiên và tinh bột. Sản
phẩm khoai tây chiên kiểu Pháp và khoai tây rán giòn đã trở nên quen thuộc với
người Việt Nam, với các thương hiệu: Zon Zon, Snack, Bim Bim, ….
Để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cũng như trong công nghiệp chế biến,
Việt Nam đã và đang thực hiện các dự án nhằm thúc đẩy phát triển cây khoai
tây. Các nhà khoa học cũng ra sức nghiên cứu tìm ra các loại giống mới có
năng suất cao, và cây có khả năng thích ứng cao với môi trường ở trong
nước. Hiện nay, thị trường tiêu thụ nông sản biến động liên tục, giá cả các
mặt hàng nông sản tăng giá nhanh chóng. Trong đó, thị trường giá cả khoai
tây cũng không ngoại lệ. Để hiểu rõ hơn về thị trường tiêu thụ khoai tây
trong nước, nhóm chúng em thực hiện đề tài nghiên cứu trong bài tiểu luận
“ Thị trường khoai tây ở Việt Nam”. Qua đây, nhóm chúng em dự báo mức
giá khoai tây trong thời gian sắp tới và đề ra một số biện pháp nhằm thúc
đẩy thị trường khoai tây trong nước phát triển mạnh hơn nữa.
Bài tiểu luận “ Thị trường khoai tây ở Việt Nam” được thực hiện bởi
Nguyễn Thị Xuân – Lớp KTB – Mã SV: 532080
Nguyễn Thị Nhẹn - Lớp QTKDB - Mã SV: 532991
Và kết cấu của bài tiểu luận chia ra 6 phần với các tên và người thực
hiện như sau:
Phần 1: Tầm quan trọng của khoai tây do Nguyễn Thị Xuân viết
Phần 2: Cầu về khoai tây ở Việt Nam do Nguyễn Thị Xuân viết
Phần 3: Cung về khoai tây ở Việt Nam do Nguyễn Thị Xuân viết
Phần 4: Tình hình tiêu thụ khoai tây trong nước.
Phần 5: Giá cả và dự báo giá trong thời gian tới.
Phần 6: Biện pháp thúc đẩy tiêu thụ khoai tây trong nước.
Do hạn chế về thời gian, cũng như hiểu biết không nhiều, nhóm chúng
em tuy đã cố gắng tìm hiểu cập nhât các tài liệu mới nhất có thể trong và
ngoài nước nhằm mang tới cho người đọc hiểu thêm về thị trường tiêu thụ
khoai tây ở Việt Nam trong thời gian qua, nhưng không tránh khỏi những
khiếm khuyết. Nhóm chúng em mong được sự đóng góp của thầy và các
bạn.
PHẦN 1 : TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHOAI TÂY
Khoai tây là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Ở Việt Nam, đã
có thời kỳ khoai tây là loại cây lương thực có tầm quan trọng thứ ba sau lúa
và ngô. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu tiêu thụ khoai tây
của thị trường nói chung, đặc biệt là các đô thị, khu công nghiệp và khu du
lịch, ngày càng gia tăng. Có người cho rằng khoai tây là rau, cũng có người
coi khoai tây là lương thực và cũng có người lại coi khoai tây là món ăn cao
cấp. Nhưng nhìn chung mọi người đều công nhận khoai tây là loại thức ăn
giàu dinh dưỡng, dễ nấu và bổ ích. Người dân đã sử dụng khoai tây làm
nguyên vật liệu chính để chế biến nhiều món ăn như: Luộc, xào, nấu với
xương, thịt hay chiên rán.
Khoai tây không chỉ dùng làm thực phẩm để chế biến các món ăn ngon
miệng mà còn được dùng để chữa bệnh và làm đẹp. Nhiều các nhà máy dược
phẩm đã dùng khoai tây dùng làm nguyên liệu chiết một dược chất là
solanin, là thành phần của loại thuốc giảm đau, chữa đau bụng, đau gan, đau
nhức xương khớp, dị ứng, chống hen, viêm phế quản, động kinh…
Khoai tây là loài cây nông nghiệp ngắn ngày, việc trồng cây khoai tây
cũng đem lại giá trị kinh tế lớn cho người dân. Trồng khoai tây vừa tạo việc
làm cho người dân, vừa tạo ra thu nhập lớn hơn so với việc trồng các loại
rau khác. Khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn, từ 80 - 100 ngày, nhưng
có khả năng cho năng suất từ 15 - 30 tấn củ/ha với giá trị dinh dưỡng cao.
Bởi vậy, nhiều nhà nghiên cứu đã và đang tìm ra các loại giống cây khoai
tây tốt, đạt năng suất cao và có sức chống chịu môi trường tốt hơn. Nhà
nước ta cũng chủ trương, hỗ trợ phát triển cây khoai tây thông qua việc áp
dụng khoa học tiên tiến trong sản xuất làm nâng cao giá trị của khoai tây để
không những đảm bảo vấn đề an ninh lương thực thực phẩm trong nước và
còn đem đi xuất khẩu thu ngoại tệ về để phát triển các ngành kinh tế khác.
PHẦN 2: CẦU KHOAI TÂY Ở VIỆT NAM
1. Nhu cầu khoai tây để ăn tươi
Như chúng ta đã biết, dân số Việt Nam ngày càng gia tăng, mà khoai
tây lại là một thực phẩm rất quen thuộc. Khoai tây ở miền Bắc sẵn có hơn so
với miền Nam, số bữa ăn có khoai tây ở miền Bắc cao gấp 1,7 lần so với các
hộ ở miền Nam, và mức tiêu dùng/khẩu miền Bắc cao hơn 1,44 lần so với
miền Nam. Tuy nhiên số tháng dùng khoai tây ở miền Nam lại nhiều hơn so
với miền Bắc vì: người tiêu dùng ở miền Nam có thị hiếu ăn khoai tây trong
suốt cả năm; khoai tây ở miền Nam được sản xuất nhiều ở Đà Lạt – nơi có
khí hậu cho sản xuất 2-3 vụ khoai tây trong năm.
Hiện nay, mức tiêu dùng về khoai tây ở Việt Nam khoảng 671.100 tấn.
Vùng sản xuất khoai tây chỉ chiếm có 27,2% số người tiêu dùng nhưng tiêu
dùng 52% lượng khoai tây tươi. Mức tiêu dùng khoai tây bình quân ở nông
thôn miền Bắc cao hơn 34,3% so với mức tiêu dùng vùng thành thị miền
Bắc, 131% so với mức tiêu dùng ở thành thị miền Nam và 381% so với mức
tiêu dùng ở nông thôn miền Nam. Bình quân người tiêu dùng miền Bắc
giành 0,45% thu nhập và người miền Nam giành 0,38% thu nhập cho tiêu
dùng khoai tây tươi. Lượng khoai tây được sử dụng nhiều nhất ở cả 2 miền
là vào mùa thu, đông, và vào các dịp lễ tết được tổ chức vào tháng 12 như
Lễ giáng sinh, Tết dương lịch…
Trên thị trường, có khoảng 75% người mua khoai tây cho tiêu dùng gia
đình. Ở miền Bắc khoảng 50% số người mua vừa tiêu dùng cho gia đình vừa
cho sản xuất. Theo kết quả khảo sát của Dự án Thúc đẩy sản xuất khoai tây
Việt Nam, tỷ trọng thị trường khoai tây chế biến nội địa là: 40% sản phẩm
tiêu thụ ở siêu thị; 20% bán cho các nhà hàng khách sạn; 30% tiêu thụ qua
đại lý; 5% bán cho các trường học; 5% cho người bán rong.
Ở miền Bắc, các hộ gia đình có xu hướng tiêu dùng khoai tây trong
việc nấu các món:luộc và rán. Còn ở miền nam khoai tây thường được dùng
cho người già, trẻ em, người ốm hay trong các dịp đám cưới, tiệc hay tết. Do
giá mua khoai tây theo tháng, cỡ củ, giống, địa phương khác nhau nên lượng
tiêu dùng không đồng đều các vùng miền và trong các tháng. Nhưng hầu
như xu hướng của người tiêu dùng ở miền Bắc quan tâm đến chất lượng hơn
là giá cả nên họ sẵn lòng mua với giá cao hơn. Còn người dân miền Nam thì
ngược lại.
Mức tiêu dùng về khoai tây tươi năm 2003
Dân số
năm 2001
(nghìn
người)
Dân số
năm 2003
(nghìn
người)
% tiêu
dùng khoai
tây
Số người tiêu dùng
khoai tây
Khoai tây/
Khẩu
(Kg)
Lượng khoai tây
tiêu dùng
Nghìn người% Tấn %
1.Vùng sx
khoai tây
19480,6 19950,94 97,2 19406,1 27,2 12,72 246.837.5 52,0
Thành thị 3835 3927,59 100 3927,6 5,5 10,52 41.318.3 8,6
Nông thôn 15645,6 16023,35 96,6 15478,6 21,7 13,28 205.555.2 43,4
2.Vùng không
sx khoai tây
59205,2 60634,65 85,5 51825,5 72,8 4,38 233.167.3 48,0
Thành thị 15646 16023,76 98,2 15735,3 22,2 6,63 104.325.2 21,2
Nông thôn 43559,2 44610,89 80,9 36090,2 50,6 3,57 128.842.1 26,8
3.Tổng số 78685,885 80585,59 88,4 71231,7 100 6,73 480.040.8 100
2. Nhu cầu khoai tây cho làm giống
Lượng giống dùng trong niên vụ 2002-2003 là 38.500 tấn và nhu cầu
tăng lên 46.800 tấn vào năm 2005 và 49.500 tấn vào năm 2010. Trong đó,
khoảng 37% lượng giống cần được cung cấp vào cuối tháng 9 và trong suốt
tháng 10 và 63% cần được cung cấp trong tháng 11. Người nông dân mua
giống từ rất nhiều nguồn: 54,1% người dân thích mua giống ở các viện
nghiên cứu, 34,4% ở hợp tác xã, và 11,5% ở các cơ quan khuyến nông. Đây
là những tổ chức có uy tín trong việc cung cấp giống tốt cho nông dân để sản
xuất khoai tây cho xuất khẩu và chế biến. Trên thị trường, cũng có rất nhiều
kinh tế tư nhân cung cấp giống như công ty: Hoa Nam, Hùng Hà cung cấp
giống nhập khẩu cho các hợp tác xã, các tổ chức khuyến nông tình nguyện
và một số tỉnh miền Bắc. Trong những năm 80, Cộng hoà Dân chủ Ðức là
nước cung cấp khoai tây giống chủ yếu cho Việt Nam nhưng từ 1996 trở lại
đây thì khoai tây thương phẩm nhập từ Trung quốc được sử dụng làm giống
do có 2 ưu điểm chính là giá rẻ và sẵn có trên thị trường
3. Nhu cầu khoai tây tươi cho chế biến
Với tốc độ đô thị hóa cao và sự phát triển của công nghiệp hàng hàng
và khách sạn, công nghiệp giấy, nhu cầu khoai tây tươi cho chế biến tăng lên
đáng kể. Các sản phẩm chủ yếu chế biến từ khoai tây là khoai tây rán giòn,
chiên kiểu Pháp, tinh bột và bán thành phẩm cho các nhà hàng và khách sạn.
Tinh bột khoai tây được dùng làm giấy và làm bột dinh dưỡng. Mỗi tấn giấy
cần 4kg tinh bột khoai tây, bột dinh dưỡng cho trẻ em cần 20% tinh bột
khoai tây. Hiện nay 35% lượng khoai tây được sản xuất trong nước và 65%
được nhập khẩu. Hầu hết các nhà chế biến đều đồng ý rằng việc cung cấp về
số lượng và chất lượng nguyên liệu cho chế biến không đủ đáp ứng nổi yêu
cầu của công nghiệp chế biến.
4.Nhu cầu khoai tây cho xuất khẩu
Hiện nay khoảng 1% sản lượng khoai tây trong nước được xuất khẩu
hàng năm. Gần đây, với sự hoàn thiện về giống phù hợp cho xuất khẩu, các
nhà xuất khẩu đã mở rộng thị trường sang Singapo, Malaysia và gần đây
nhất sang Lào và Campuchia. Theo đánh giá của các nhà xuất khẩu lượng
khoai tây xuất khẩu chiếm trong sản lượng trong nước sẽ tăng tới 3% vào
năm 2005 và 5% vào năm 2010. Nhu cầu khoai tây cho xuất khẩu sẽ tăng từ
4200 tấn năm 2003 tới 12000 tấn vào năm 2005 và 20000 tấn năm 2010.
Hiện nay khoảng 20 đến 30% sản lượng khoai tây có thể đáp ứng được nhu
cầu thị trường xuất khẩu.
Tổng nhu cầu về khoai tây tươi ở Việt Nam bao gồm nhu cầu khoai tây
dùng cho ăn tươi, làm giống, chế biến và cho xuất khẩu. Với điều kiện lạc
quan nhu cầu khoai tây tươi đạt 534.740.8 tấn năm 2003, đạt 630.727 tấn
năm 2005 và 780.600 tấn vào năm 2010.
PHẦN 3: CUNG VỀ KHOAI TÂY Ở VIỆT NAM
1. Sản xuất khoai tây trong nước của Việt Nam
Vào đầu thập kỷ 70 với sự áp dụng rộng rãi về giống mới có năng suất
cao, thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với những giống truyền thống, nông
dân vùng đồng bằng sông Hồng có điều kiện trồng thêm vụ đông sau khi thu
hoạch vụ lúa xuân và vụ mùa trong một năm. Trong những năm qua, diện
tích trồng cây khoai tây có xu hướng tăng lên, và do đổi mới kỹ thuật một số
giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt được nhập khẩu từ Đức và Hà
Lan đã giúp bà con nông dân thu được năng suất đáng kể. Diện tích gieo
trồng khoai tây đạt 35000 ha vào năm 2002-2003 với năng suất trung bình
đạt 4 tấn/ha. Năm 2009-2010 thì diện tích gieo trồng tăng lên 45-50.000 ha
với năng suất bình quân khoai tây đạt 15-16 tấn/ha. Số hộ nông dân sản xuất
khoai tây giống xác nhận tăng từ 1.100 năm 2003 lên ít nhất là 3.300 hộ vào
năm 2009. Thu nhập từ sản xuât khoai tây của các hộ sản xuất khoai tây
thương phẩm từ giống xác nhận cao hơn 25% thu nhập của các hộ không
dùng khoai tây giống xác nhận. Tất cả các chủ hộ trồng khoai tây đều được
học hành và có trình độ văn hóa nhất định. Điều này rất quan trọng vào tạo
cho người sản xuất khoai tây tiếp thu được kỹ thuật mới trong sản xuất khoai
tây. Trung bình mỗi hộ với 4,3 nhân khẩu có thể thu được 2.210.000 đồng
trong 3 tháng vụ đông trong lúc không phải thời vụ lúa. Khoai tây đóng góp
khoảng 12% tổng thu nhập ròng từ nông nghiệp của hộ, giúp nông dân có
thêm 4,05 triệu đồng/ha do năng suất lúa luân canh với khoai tây tăng
khoảng 15%, tiết kiệm được chi phí làm đất ( tiết kiệm 100% chi phí phân
bón trong vụ xuân và 30% trong vụ mùa), tiết kiệm chi phí làm đất ( 24-
26%) và tiết kiệm chi phí lao động (12-24 %). Bình quân một ha khoai tây
có thể tạo cho nông dân thu được 15,27 triệu đồng thu nhập và 39.800 đồng
một ngày/ người.
Với 95% sản lượng khoai tây sẵn có ở miền Bắc từ tháng 12 đến tháng
4, trong khi đó chỉ có 5% sản lượn khoai tây được sản xuất liên tục 2-3 vụ
trong vòng 7 đến 8 tháng tại Đà Lạt – cao nguyên Trung bộ miền Nam. Sự
phân bổ này đã làm cho giá khoai tây thấp lúc thu hoạch từ tháng 12 đến
tháng 3 và giá đắt trong thời gian không phải vụ khoai tây từ tháng 5 đến
tháng 10. Sản lượng khoai tây ở Việt Nam bao gồm hơn 10 giống. Giống
Thường Tín vẫn còn được trồng khoảng 8,5% diện tích cả nước, nhất là các
tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Nam Định và Ninh Bình. Các giống nhập từ
châu Âu như Diamant, Mariella và Nicola đang được trồng chủ yếu ở đồng
bằng sông Hồng với 15,19% tổng diện tích. Đặc biệt giống VT2 của Trung
Quốc chiếm tới 66% tổng diện tích khoai tây vì nó cho năng suất khá cao
( khoảng 16-20 tấn/ha). Mức giống trung binhg một ha là 908 kg/ha dao
động từ 747 kg tới 1077kg/ha.
Đến tháng 4 năm 2003, có khoảng 79 kho lạnh với công suất bảo quản
là 2.615 tấn ( 33 tấn/kho). Khoảng 54% số nông dân dùng giống được bảo
quản lạnh. Hầu hết nông dân thiếu sự hiểu biết về sự tiện lợi của sử dụng
giống bảo quản trong kho lạnh. Chí phí cho bảo quản lạnh chiếm từ 1.700-
2.000 đồng/kg. Khoảng 75% số nông dân trồng khoai tây mua hoàn toàn hay
một phần giống khoai tây. Đây là nhân tố quan trọng cho hình thành và phát
triển ngành sản xuất khoai tây giống ở Việt Nam. 83% sản lượng thu hoạch
được thu hoạch được dùng để bán. 5% sản lượng thu hoạch được dùng làm
thức ăn cho gia súc, chủ yếu là nuôi lợn và khoảng 2% được dùng làm
giống, 10% được dùng để tiêu dùng tại nhà. Tỷ lệ này khác nhau theo địa
phương, điều kiện thị trường và tỷ lệ khoai tây dùng làm giống, chăn nuôi và
tiêu dùng gia đình có thể cao hơn.
2. Nhập khẩu khoai tây
Mặc dù trong những năm qua, có sự đầu tư lớn cho khoai tây, năng suất
khoai tây và diện tích khoai tây được mở rộng, sản xuất khoai tây ở Việt
Nam vẫn chưa đáp ứng đủ trong nước, nên Việt Nam vẫn là nước nhập khẩu
khoai tây. Năm 2002, có 36 công ty nhà nước và tư nhân, doanh nghiệp
tham gia nhập khẩu giống trong khi đó các doanh nghiệp tư nhân tham gia
nhập khẩu cả giống, khoai tây thịt và nguyên cho công nghiệp chế biến
khoai tây. Khoai tây được nhập khẩu từ Trung Quốc, Đức, Hà Lan,
Niudilân, Singapo và Mỹ. Hiện nay, giống khoai tây ở trong nước mới chỉ
đáp ứng 20 đến 25% nhu cầu, số còn lại phải nhập khẩu từ Trung Quốc.
Lượng khoai tây nhập từ Trung Quốc chiếm 98,1% lượng nhập khẩu hàng
năm khoảng 100.000 tấn. Trong đó, 30% được dùng làm giống, 62% được
dùng làm khoai tây thịt và 8% dùng cho chế biến.
PHẦN IV: GIÁ VÀ DỰ BÁO GIÁ KHOAI TÂY
5.1 Gía khoai tây trên toàn quốc
Giá cả là công cụ để giải quyết những mâu thuẫn về lợi ích giữa người
mua và người bán. Bởi vì đối với người mua thì giá cả là căn cứ trực tiếp
giữa cái được và cái mất khi sử dụng và chiếm hữu nó. Người bán là căn cứ
trực tiếp đến doanh thu va lợi nhuận.
Giá khoai tây của hầu hết các thị trường trong nước đều tăng. Tại một
số chợ đầu mối nông sản thị trường Tp HCM, giá khoai tây nhìn chung đều
tăng so với tháng trước. Tại chợ Bình Tây, khoai tây 20.000 đồng tăng đến
9.000 đồng/kg và thay đổi mạnh trong tháng vừa qua. Tại chợ An Đông
(quận 5), Rạch Ông (quận 8), Thị Nghè (quận Bình Thạnh), giá khoai tây
hồng Đà Lạt 65.000 đồng/kg. Chợ Tân Định, Bà Chiểu cho thấy giá khoai
tây tăng 20 - 30%, tương đương tăng 2.000 - 4.000 đồng/kg với giá bán
25.000 – 27.000 đồng/kg Giá khoai tây tại các chợ ở Đà Lạt dao động từ
16.000 - 20.000 đồng/kg. Tại Cần Thơ giá khoai tây có nguồn gốc từ Hà Nội
và Đà Lạt là 35000 đồng/kg .
Tại thị trường miền trung: Do ảnh hưởng của mưa lớn khiến cho
phần lớn diện tích đất trồng trọt và hoa màu bị ngập lụt làm tăng giá cả các
mặt hàng tiêu dùng. Tại chợ Nguyễn Tri Phương - Đà Nẵng, giá khoai tây
khoai tây 20.000-23.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg. Tại chợ Quang Trung
- TP Vinh, giá khoai tây tăng lên gấp đôi so với tháng 9 vào khoảng 27000
đồng/kg.
Tại thị trường miền bắc: Ở các chợ đầu mối và bán lẻ, giá cả nhiều
mặt hàng thực phẩm đang ở mức cao so với cách đây gần nửa tháng. Tại chợ
Nông sản thực phẩm Dịch Vọng Hậu, chợ Mỹ Đình (quận Cầu Giấy), chợ
Ngã Tư Sở (quận Thanh Xuân), giá nhiều loại rau củ đã tăng 30 - 120% so
với cách đây gần nửa tháng. khoai tây tăng từ 10.000 lên 15.000 đồng. Tại
các chợ truyền thống giá khoai tây 18.000 đồng/kg tăng 2.000 đồng. Tại
chợ Phùng Khoang, giá bán lẻ khoai tây 15.000 đồng /kg. Tại siêu thị Big C,
Intimex, Fivimart, CoopMart giá các mặt hàng thực phẩm khá ổn định.
5.2. Nguyên nhân làm cho giá biến động
- Giá vàng và USD tăng.
- Giá xăng dầu tăng cũng làm tăng giá các loại hàng hóa.
- Chỉ số CPI tăng cao tác động bất lợi đến sản xuất,giá nguyên liệu đầu
vào tăng.
- Thiên tai lũ lụt kéo dài ở miền Trung đã gây thiệt hại lớn, việc tập trung
hàng hóa đưa vào cứu trợ miền Trung dẫn tới phân tán nguồn hàng ở miền
bắc.
- Thời tiết không thuận lợi (nắng nóng, khô hạn kéo dài) chi phí sản xuất
tăng cao, rau lại hư hỏng nhiều nên người bán phải tăng giá.
- Sự hao hụt khoai tây trong quá trình bảo quản. Theo số liệu của FAO
ước tính hao hụt khoai tây trong quá trình bảo quản ở các nước đang phát
triển từ 5 - 40%. Nếu chỉ 25% thì năm 1980 lượng hao hụt một năm là 11,5
triệu tấn. Nếu nghiên cứu được biện pháp bảo quản tốt, giảm được một nửa
số hao hụt thì các nước đang phát triển sẽ có thêm 5,75 triệu tấn khoai tây
mỗi năm, tương đương với tăng năng suất 12,5%.Sự hao hụt trong quá trình
bảo quản chủ yếu là do: sự xâm nhập phá hoại của sâu bệnh: Nấm mốc và vi
khuẩn; Giảm hàm lượng nước trong củ (có thể giảm 5 - 10%); Những biến
đổi sinh lý, sinh hóa xảy ra trong củ.
- Tiêu dùng khoai tây đang chuyển từ thị trường tiêu thụ tươi sang các sản
phẩm chế biến làm sản lượng tiêu thụ khoai tây tăng, khả năng đáp ưng chưa
cao còn phải nhập khẩu với giá cao.
- Do giá khoai tây tại nơi sản xuất nước ta vẫn rất rẻ, chưa thuyết phục
được nông dân trồng nhiều nên gây ra thiếu hụt sản phẩm.
5.3. Dự báo giá trong thời gian tới.
Nguồn thực phẩm khoai tây ngày càng trở nên khan hiếm nên giá cả sẽ
có xu hướng tăng lên đáng kể. Cũng giống như nhiều mặt hàng nông phẩm
khác, giá khoai tây sẽ có nhiều sự biến động. Tuy diện tích trồng khoai tây
trong niên vụ 2010 -2011 dự kiến tăng 3%, sản lượng vụ mùa đông xuân
đang trong thời kỳ chuẩn bị thu hoạch ở các tỉnh phía bắc nhưng vẫn không
đáp ứng đủ nhu cầu, bởi tiêu thụ trong lĩnh vực sản xuất chế biến gia tăng và
làm đồ ăn trong các bữa ăn tăng cao.Trong thời gian tới giá khoai tây tăng
2% . Đồng thời, do chúng ta đang mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc
gia, chính sách nhập khẩu có nhiều ưu đãi, nên lượng khoai tây tiêu thụ có
khả năng sẽ được đáp ứng về nhu cầu của người dân trong tiêu dùng cũng
như trong chế biến.
Vì nhu cầu tăng cao, nên việc mở rộng diện tích trồng khoai tây sẽ được
thực hiện. Lượng khoai tây nhập khẩu giảm xuống, giá khoai tây trên thị
trường có thể ổn định. Nhưng việc giá khoai tây giảm và ít biến động trên
hầu hết các thị trường địa phương trong cả nước là rất khó, nếu có xảy ra thì
sẽ phải mất một lượng thời gian khá dài.
PHẦN VI: BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ KHOAI TÂY
Để tăng khả năng tiêu thụ các sản phẩm chế biến từ khoai tây thì
chúng ta cần phải xây dựng được chuỗi giá trị cung cấp cả năm.Và để có
được chuỗi giá trị tốt, chúng ta phải làm tốt khâu marketing, trang bị nhiều
kho lạnh đảm bảo lưu giữ từ 6-7 tháng. Theo phân tích khoa học, nếu lưu
giữ bảo quản trong kho lạnh từ 9-100C thì khoai tây để được trong vòng 6
tháng mà vẫn giữ nguyên chất lượng. Để đưa kho lạnh vào sử dụng rộng rãi
thì phải có những hợp đồng cung cấp lâu dài và phải có những vùng nguyên
liệu hàng hóa lớn. Đối với người nông dân thì có thể bố trí bảo quản khoai
tây trong hang, trong hầm, ở vách núi, vách đồi hoặc ở ngay gần cánh đồng
thu hoạch tùy thuộc vào đặc điểm khí hậu, đặc điểm địa lý và mục đích khác
nhau trong bảo quản. Dùng một số hóa chất chống nấm và các chất điều hòa
sinh trưởng được sử dụng. Dùng các loại thuốc kích thích, xử lý trước và sau
khi thu hoạch, kết hợp với khống chế nhiệt độ, độ ẩm và môi trường để bảo
quản khoai tây ở qui mô hộ gia đình, đơn giản, rẻ tiền và dễ thực hiện đã cho
hiệu quả bảo quản cao.
.Chú trọng đến việc nâng cao năng suất cây trồng, nghiên cứu và ứng
dụng các loại giống phù hợp với điều kiện khí hậu ở từng vùng địa phương
cho phù hợp.
Thu hút vốn đầu tư câc lĩnh vực như: giống, máy móc thiết bị,và hướng
dẫn cách chăm sóc, bảo quản. Đồng thời xây dựng thương hiệu cho khoai
tây.
Có các chính sách hỗ trợ bà con nông dân trong việc trồng cây khoai tây
về giống, cũng như về vốn và kỹ thuật. Từ đó làm thay đổi nhận thức và thói
quen của người dân về tiêu dùng khoai tây coi khoai tây là cây lương thực
chứ không phải là thực phẩm có giá trị
KẾT LUẬN
Qua khảo sát thị trường tiêu thụ khoai tây ở việt nam cho thấy nhu càu
tiêu dùng khoai tây la rất cao. Khả năng sản xuất thì chưa đáp ứng được nhu
cầu sản xuất và tiêu thụ còn phải nhập khẩu từ nước ngoài còn nhiều. khoai
tây có rát nhiều chức năng và tác dụng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực
khác nhau như thực phẩm, thuốc chữa bệnh, làm đẹp và các sản phẩm chế
biến từ khoai tây.các sản phẩm chế biến từ khoai chủ yếu được tiêu thụ ở các
siêu thị, nhà hàng, các khu công nghiệp hầu hết các ngày trong năm còn các
khu nông thôn, khu trồng khoai tây nhu cầu tiêu thụ khoai tây cao chủ yếu là
các mùa vụ và sau mùa vụ 1 vài tháng dùng làm thức ăn trong bữa ăn.tuy
nhiên diện tích trồng khoai tây và các giống cho năng suất cao chất lương tốt
thi chưa nhiều, sản xuất còn tốn nhiều chi phí và chưa đáp ứng được nhu cầu
tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.do vậy mà giá khoai tây trên thị trường tự
do còn rất cao và luôn biên dổi theo mùa vụ, chịu sự chi phối từ môi trường
bên ngoài còn cao như giá xăng dầu, giá vàng. Vào các dịp lễ tết nhu câu
tăng cao mà giá cả cũng tăng cao lên chính phủ lên đưa ra các chính sách
nhằm bình ổn giá cả thị trường, trợ giúp cho người sản xuất để tăng nhu cầu
sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Kim Chung, 2003. “ Thị trường khoai tây ở Việt Nam”, nhà xuất bản
Văn hóa – Thông tin, Hà Nội
2. Một số trang web:
www.amthucquehuong.com
www.vinhcity.gov.vn
www.baonghean.vn.
www.nongnghiep.vinhlong.gov.vn