Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Thị trường khoai tây ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.3 KB, 15 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Khi nói đến khoai tây là người ta nghĩ ngay tới khoai tây tươi. Nhưng
nay, trước nhu cầu đang gia tăng nhanh của các ngành công nghiệp thực
phẩm ăn nhanh, snack và thực phẩm tiện dụng, việc sử dụng khoai tây chế
biến ngày càng phổ biến.Ở Việt Nam, ngành chế biến khoai tây mới xuất
hiện chưa được 10 năm, nhưng đang phát triển rất mạnh mẽ. Tiêu dùng
khoai tây đang chuyển từ thị trường tiêu thụ tươi sang các sản phẩm chế biến
có giá trị gia tăng như khoai tây rán chẳng hạn. Sản phẩm chế biến từ khoai
tây đã khá đa dạng như khoai tây rán giòn, khoai tây chiên và tinh bột. Sản
phẩm khoai tây chiên kiểu Pháp và khoai tây rán giòn đã trở nên quen thuộc với
người Việt Nam, với các thương hiệu: Zon Zon, Snack, Bim Bim, ….
Để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cũng như trong công nghiệp chế biến,
Việt Nam đã và đang thực hiện các dự án nhằm thúc đẩy phát triển cây khoai
tây. Các nhà khoa học cũng ra sức nghiên cứu tìm ra các loại giống mới có
năng suất cao, và cây có khả năng thích ứng cao với môi trường ở trong
nước. Hiện nay, thị trường tiêu thụ nông sản biến động liên tục, giá cả các
mặt hàng nông sản tăng giá nhanh chóng. Trong đó, thị trường giá cả khoai
tây cũng không ngoại lệ. Để hiểu rõ hơn về thị trường tiêu thụ khoai tây
trong nước, nhóm chúng em thực hiện đề tài nghiên cứu trong bài tiểu luận
“ Thị trường khoai tây ở Việt Nam”. Qua đây, nhóm chúng em dự báo mức
giá khoai tây trong thời gian sắp tới và đề ra một số biện pháp nhằm thúc
đẩy thị trường khoai tây trong nước phát triển mạnh hơn nữa.
Bài tiểu luận “ Thị trường khoai tây ở Việt Nam” được thực hiện bởi
Nguyễn Thị Xuân – Lớp KTB – Mã SV: 532080
Nguyễn Thị Nhẹn - Lớp QTKDB - Mã SV: 532991
Và kết cấu của bài tiểu luận chia ra 6 phần với các tên và người thực
hiện như sau:
Phần 1: Tầm quan trọng của khoai tây do Nguyễn Thị Xuân viết
Phần 2: Cầu về khoai tây ở Việt Nam do Nguyễn Thị Xuân viết
Phần 3: Cung về khoai tây ở Việt Nam do Nguyễn Thị Xuân viết
Phần 4: Tình hình tiêu thụ khoai tây trong nước.


Phần 5: Giá cả và dự báo giá trong thời gian tới.
Phần 6: Biện pháp thúc đẩy tiêu thụ khoai tây trong nước.
Do hạn chế về thời gian, cũng như hiểu biết không nhiều, nhóm chúng
em tuy đã cố gắng tìm hiểu cập nhât các tài liệu mới nhất có thể trong và
ngoài nước nhằm mang tới cho người đọc hiểu thêm về thị trường tiêu thụ
khoai tây ở Việt Nam trong thời gian qua, nhưng không tránh khỏi những
khiếm khuyết. Nhóm chúng em mong được sự đóng góp của thầy và các
bạn.
PHẦN 1 : TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHOAI TÂY
Khoai tây là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Ở Việt Nam, đã
có thời kỳ khoai tây là loại cây lương thực có tầm quan trọng thứ ba sau lúa
và ngô. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu tiêu thụ khoai tây
của thị trường nói chung, đặc biệt là các đô thị, khu công nghiệp và khu du
lịch, ngày càng gia tăng. Có người cho rằng khoai tây là rau, cũng có người
coi khoai tây là lương thực và cũng có người lại coi khoai tây là món ăn cao
cấp. Nhưng nhìn chung mọi người đều công nhận khoai tây là loại thức ăn
giàu dinh dưỡng, dễ nấu và bổ ích. Người dân đã sử dụng khoai tây làm
nguyên vật liệu chính để chế biến nhiều món ăn như: Luộc, xào, nấu với
xương, thịt hay chiên rán.
Khoai tây không chỉ dùng làm thực phẩm để chế biến các món ăn ngon
miệng mà còn được dùng để chữa bệnh và làm đẹp. Nhiều các nhà máy dược
phẩm đã dùng khoai tây dùng làm nguyên liệu chiết một dược chất là
solanin, là thành phần của loại thuốc giảm đau, chữa đau bụng, đau gan, đau
nhức xương khớp, dị ứng, chống hen, viêm phế quản, động kinh…
Khoai tây là loài cây nông nghiệp ngắn ngày, việc trồng cây khoai tây
cũng đem lại giá trị kinh tế lớn cho người dân. Trồng khoai tây vừa tạo việc
làm cho người dân, vừa tạo ra thu nhập lớn hơn so với việc trồng các loại
rau khác. Khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn, từ 80 - 100 ngày, nhưng
có khả năng cho năng suất từ 15 - 30 tấn củ/ha với giá trị dinh dưỡng cao.
Bởi vậy, nhiều nhà nghiên cứu đã và đang tìm ra các loại giống cây khoai

tây tốt, đạt năng suất cao và có sức chống chịu môi trường tốt hơn. Nhà
nước ta cũng chủ trương, hỗ trợ phát triển cây khoai tây thông qua việc áp
dụng khoa học tiên tiến trong sản xuất làm nâng cao giá trị của khoai tây để
không những đảm bảo vấn đề an ninh lương thực thực phẩm trong nước và
còn đem đi xuất khẩu thu ngoại tệ về để phát triển các ngành kinh tế khác.
PHẦN 2: CẦU KHOAI TÂY Ở VIỆT NAM
1. Nhu cầu khoai tây để ăn tươi
Như chúng ta đã biết, dân số Việt Nam ngày càng gia tăng, mà khoai
tây lại là một thực phẩm rất quen thuộc. Khoai tây ở miền Bắc sẵn có hơn so
với miền Nam, số bữa ăn có khoai tây ở miền Bắc cao gấp 1,7 lần so với các
hộ ở miền Nam, và mức tiêu dùng/khẩu miền Bắc cao hơn 1,44 lần so với
miền Nam. Tuy nhiên số tháng dùng khoai tây ở miền Nam lại nhiều hơn so
với miền Bắc vì: người tiêu dùng ở miền Nam có thị hiếu ăn khoai tây trong
suốt cả năm; khoai tây ở miền Nam được sản xuất nhiều ở Đà Lạt – nơi có
khí hậu cho sản xuất 2-3 vụ khoai tây trong năm.
Hiện nay, mức tiêu dùng về khoai tây ở Việt Nam khoảng 671.100 tấn.
Vùng sản xuất khoai tây chỉ chiếm có 27,2% số người tiêu dùng nhưng tiêu
dùng 52% lượng khoai tây tươi. Mức tiêu dùng khoai tây bình quân ở nông
thôn miền Bắc cao hơn 34,3% so với mức tiêu dùng vùng thành thị miền
Bắc, 131% so với mức tiêu dùng ở thành thị miền Nam và 381% so với mức
tiêu dùng ở nông thôn miền Nam. Bình quân người tiêu dùng miền Bắc
giành 0,45% thu nhập và người miền Nam giành 0,38% thu nhập cho tiêu
dùng khoai tây tươi. Lượng khoai tây được sử dụng nhiều nhất ở cả 2 miền
là vào mùa thu, đông, và vào các dịp lễ tết được tổ chức vào tháng 12 như
Lễ giáng sinh, Tết dương lịch…
Trên thị trường, có khoảng 75% người mua khoai tây cho tiêu dùng gia
đình. Ở miền Bắc khoảng 50% số người mua vừa tiêu dùng cho gia đình vừa
cho sản xuất. Theo kết quả khảo sát của Dự án Thúc đẩy sản xuất khoai tây
Việt Nam, tỷ trọng thị trường khoai tây chế biến nội địa là: 40% sản phẩm
tiêu thụ ở siêu thị; 20% bán cho các nhà hàng khách sạn; 30% tiêu thụ qua

đại lý; 5% bán cho các trường học; 5% cho người bán rong.
Ở miền Bắc, các hộ gia đình có xu hướng tiêu dùng khoai tây trong
việc nấu các món:luộc và rán. Còn ở miền nam khoai tây thường được dùng
cho người già, trẻ em, người ốm hay trong các dịp đám cưới, tiệc hay tết. Do
giá mua khoai tây theo tháng, cỡ củ, giống, địa phương khác nhau nên lượng
tiêu dùng không đồng đều các vùng miền và trong các tháng. Nhưng hầu
như xu hướng của người tiêu dùng ở miền Bắc quan tâm đến chất lượng hơn
là giá cả nên họ sẵn lòng mua với giá cao hơn. Còn người dân miền Nam thì
ngược lại.
Mức tiêu dùng về khoai tây tươi năm 2003
Dân số
năm 2001
(nghìn
người)
Dân số
năm 2003
(nghìn
người)
% tiêu dùng
khoai tây
Số người tiêu dùng
khoai tây
Nghìn người%
Khoai tây/
Khẩu
(Kg)
Lượng khoai tây
tiêu dùng
Tấn %
1.Vùng sx

khoai tây
19480,6 19950,94 97,2 19406,1 27,2 12,72 246.837.5 52,0
Thành thị 3835 3927,59 100 3927,6 5,5 10,52 41.318.3 8,6
Nông thôn 15645,6 16023,35 96,6 15478,6 21,7 13,28 205.555.2 43,4
2.Vùng không
sx khoai tây
59205,2 60634,65 85,5 51825,5 72,8 4,38 233.167.3 48,0
Thành thị 15646 16023,76 98,2 15735,3 22,2 6,63 104.325.2 21,2
Nông thôn 43559,2 44610,89 80,9 36090,2 50,6 3,57 128.842.1 26,8
3.Tổng số 78685,885 80585,59 88,4 71231,7 100 6,73 480.040.8 100
2. Nhu cầu khoai tây cho làm giống
Lượng giống dùng trong niên vụ 2002-2003 là 38.500 tấn và nhu cầu
tăng lên 46.800 tấn vào năm 2005 và 49.500 tấn vào năm 2010. Trong đó,
khoảng 37% lượng giống cần được cung cấp vào cuối tháng 9 và trong suốt
tháng 10 và 63% cần được cung cấp trong tháng 11. Người nông dân mua
giống từ rất nhiều nguồn: 54,1% người dân thích mua giống ở các viện
nghiên cứu, 34,4% ở hợp tác xã, và 11,5% ở các cơ quan khuyến nông. Đây
là những tổ chức có uy tín trong việc cung cấp giống tốt cho nông dân để sản
xuất khoai tây cho xuất khẩu và chế biến. Trên thị trường, cũng có rất nhiều
kinh tế tư nhân cung cấp giống như công ty: Hoa Nam, Hùng Hà cung cấp
giống nhập khẩu cho các hợp tác xã, các tổ chức khuyến nông tình nguyện
và một số tỉnh miền Bắc. Trong những năm 80, Cộng hoà Dân chủ Ðức là
nước cung cấp khoai tây giống chủ yếu cho Việt Nam nhưng từ 1996 trở lại
đây thì khoai tây thương phẩm nhập từ Trung quốc được sử dụng làm giống
do có 2 ưu điểm chính là giá rẻ và sẵn có trên thị trường
3. Nhu cầu khoai tây tươi cho chế biến
Với tốc độ đô thị hóa cao và sự phát triển của công nghiệp hàng hàng
và khách sạn, công nghiệp giấy, nhu cầu khoai tây tươi cho chế biến tăng lên
đáng kể. Các sản phẩm chủ yếu chế biến từ khoai tây là khoai tây rán giòn,
chiên kiểu Pháp, tinh bột và bán thành phẩm cho các nhà hàng và khách sạn.

Tinh bột khoai tây được dùng làm giấy và làm bột dinh dưỡng. Mỗi tấn giấy
cần 4kg tinh bột khoai tây, bột dinh dưỡng cho trẻ em cần 20% tinh bột
khoai tây. Hiện nay 35% lượng khoai tây được sản xuất trong nước và 65%
được nhập khẩu. Hầu hết các nhà chế biến đều đồng ý rằng việc cung cấp về
số lượng và chất lượng nguyên liệu cho chế biến không đủ đáp ứng nổi yêu
cầu của công nghiệp chế biến.
4.Nhu cầu khoai tây cho xuất khẩu
Hiện nay khoảng 1% sản lượng khoai tây trong nước được xuất khẩu
hàng năm. Gần đây, với sự hoàn thiện về giống phù hợp cho xuất khẩu, các

×