Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN BẰNG ĐƯỜNG SINH DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.82 KB, 49 trang )

CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN BẰNG ĐƯỜNG SINH DỤC
( SEXUALLY TRANSMITTED DISEASES )
1/ CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN BẰNG ĐƯỜNG SINH DỤC THÔNG THƯỜNG
NHẤT.
Tỷ lệ mắc bệnh thật sự của hầu hết các bệnh lây truyền bằng đường sinh dục
(sexually transmitted diseases) không được biết rõ bởi vì không phải tất cả các
trường hợp đều được báo cáo. Nhìn toàn bộ, người ta ước tính rằng các bệnh lây
truyền bằng đường sinh dục ảnh hưởng lên khoảng 12 triệu người ở Hoa Kỳ mỗi
năm. Chlamydia được ước tính gây nhiễm trùng 4 triệu người mỗi năm và là một
vấn đề y tế quan trọng đối với các phụ nữ trẻ bởi vì các di chứng vô sinh và có thai
ngoài tử cung. Vào năm 1996, có 498. 884 trường hợp đã được báo cáo. Tỷ lệ
mắc bệnh lậu (gonorrhea) đạt cao điểm 1 triệu trường hợp mỗi năm trong những
năm cuối 1970 nhưng giảm dần dần trong những năm 1980 và 1970. Theo ước tính
có 600. 000 trường hợp mới được báo cáo mỗi năm. Nhịp độ nhiễm trùng lậu cao
nhất trong các thiếu nữ. Khoảng 5,5 triệu các trường hợp HPV (human
papillomavirus) sinh dục được tìm thấy mỗi năm. Hơn 30 loại HPV có thể gây nên
nhiễm trùng đường sinh dục. Các mụn cóc sinh dục (genital warts) thường gây nên
bởi HPV loại 6 hoặc 11. Vài loại HPV liên kết với loạn sản (dysplasia) cổ tử cung.
Mỗi năm có 500. 000 trường hợp herpes sinh dục mới được chẩn đoán. Giang mai
(syphilis) đang trên đường suy giảm sau một trận dịch từ năm 1986 đến 1990. Năm
1996 có 52. 976 trường hợp giang mai được báo cáo. Giang mai xảy ra nhiều hơn
nơi người da trắng không phải hispanic, so với những nhóm chủng tộc khác. Bệnh
giang mai cũng là bệnh dịch địa phương ở miền Nam Hoa Kỳ. Các trường hợp HIV
(bệnh lây tuyền bằng đường sinh dục làm chết người ) vẫn tiếp tục được tích luỹ.
Vào năm 1996, có 66. 885 trường hợp HIV mới đã được báo cáo.
2/ LÀM SAO ĐÁNH GIÁ KHÍ HƯ ÂM ĐẠO BẤT BÌNH THƯỜNG ?
Điều phải làm đầu tiên là làm bệnh sử sinh dục (sexual history) hoàn chỉnh.
• Bao nhiêu người bạn đường phối ngẫu mà cô ta đã có trong vài tháng qua
(đàn ông hoặc phụ nữ)
• Cô ta có sử dụng vật cản bảo vệ (protective barriers) như bao cao su
(condoms) và dental dams cho mỗi lần giao hợp ?


• Hỏi về những bệnh lây truyền bằng đường sinh dục trước đây.
• Xác định kỳ kinh cuối cùng (last menstrual period ) là khi nào, bởi vì thai
nghén có thể ảnh hưởng lên bất cứ quyết định nào về điều trị kháng khuẩn
(mặc dầu cần cẩn trọng đừng tin bất cứ ai và cho làm thử nghiệm thai nghén).
Dạng vẻ của khí hư lúc thăm khám âm đạo là quan trọng. Luôn luôn lấy một mẫu
nghiệm để làm bệnh phẩm ướt hoặc bệnh phẩm với potassium hydroxide.
• Bệnh nấm candida âm hộ-âm đạo (vulvovaginal candidiasis) không phải là
bệnh lây truyền bằng đường sinh dục, tạo nên một khí hư trắng, như sữa đông
(curdlike), dính vào thành âm đạo. Các hyphae hiện diện trên các bệnh phẩm
potassium hydroxide. Việc sử dụng kháng sinh gần đây là một yếu tố nguy cơ
của bệnh nấm candida, cũng như bệnh đái đường và HIV. Điều trị bằng
fluconazole (Diflucan) với liều duy nhất và bằng đường miệng hoặc bằng bất cứ
thuốc nào thuộc loại imidazoles (miconazole, clotrimazole, terconazole,
butoconazole ) dùng tại chỗ. Các bệnh nhân thường tự điều trị lấy với thuốc
chống nấm, không cần toa, trước khi đến khám phòng cấp cứu, và không biết
rằng nguyên nhân của khí hư này là một nhiễm trùng khác với nhiễm nấm.
• Viêm âm đạo do vi khuẩn (bacterial vaginosis) không phải là một bệnh lây
bằng đường sinh dục, nhưng là một biến đổi của hệ sinh thái vi khuẩn
(microbial ecosystem), với sự tăng trưởng nhanh chóng của Gardnerella
vaginalis và các loài khác. Chẩn đoán được thực hiện bằng cách tìm các tế bào
mối (clue cells) trên bệnh phẩm ướt, và điều trị với metronidazole (Flagyl).
• Viêm âm đạo đo trichomonas (trichomonas vaginitis), nguyên nhân thông
thường đứng hàng thứ ba, là một bệnh lây truyền bằng đường sinh dục thật
sự. Bệnh gây ra một khí hư màu lục, sủi bọt (frothy) và cổ tử cung có thể đỏ
(erythematous) và bở (friable) (cổ tử cung hình quả dâu tây : strawberry
cervix). Chẩn đoán căn cứ vào sự tìm thấy những trichomonads di động trên
bệnh phẩm ướt hay trong nước tiểu. Điều trị với metronidazole.
• Một khí hư với số lượng bạch cầu đáng kể, không bao gồm nấm, các tế bào
mối (clue cells) hay trichomonads, có thể là do viêm cổ tử cung nhầy mủ
(mucopurulent cervicitis).

3/ BỆNH TRICHOMONAS ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO ?
Thuốc điều trị chuẩn của bệnh trichomonas là metronidazole (Flagyl), 2g bằng
đường miệng với liều duy nhất. Có thể cho metronidazole 500mg, 2 lần mỗi ngày
trong 7 ngày. Những cách điều trị này thường đưa đến tỷ lệ chữa lành vượt quá
90%. Cần ghi nhận là metronidazole dưới dạng gel dùng bằng đường âm đạo ít hiệu
quả hơn nhiều ( <50% ) trong điều trị bệnh do trichomonas, có lẽ là do thuốc dùng
tại chỗ không có thể đạt được những nồng độ đủ cao trong niệu đạo và mô quanh
âm đạo.
4/ NHỮNG ĐIỀU THẬN TRONG CẦN ĐƯỢC THÔNG BÁO CHO CÁC PHỤ NỮ
ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ VỚI METRONIDAZOLE ?
Các bệnh nhân được cho toa điều trị với metronidazole nên được khuyên tránh
uống rượu trong thời kỳ điều trị và trong ít nhất 24 giờ sau khi điều trị hoàn tất.
Metronidazole (đặc biệt là khi được cho bằng đường tổng quát ) có thể gây nên một
phản ứng như disulfiram (bừng đỏ mặt), khi được sử dụng đồng thời với rượu.
5/ MỘT KHI ĐÃ CHẨN ĐOÁN BỆNH DO TRICHOMONAS, CÓ CẦN THIẾT ĐIỀU
TRỊ NGƯỜI BẠN TÌNH PHỐI NGẪU NAM KHÔNG ?
Các người bạn tình phối ngẫu nam của bệnh nhân bị bệnh do trichomonas vaginalis
phải luôn luôn được điều trị, dầu họ có triệu chứng hay không. Bệnh do trichomonas
có thể được nhận diện ở trên 40% các bạn tình phối ngẫu nam của những phụ nữ bị
nhiễm trùng, đặc biệt nếu dịch tiết của tuyến tiền liệt được xét nghiệm. Các bạn tình
phối ngẫu nam thường không cảm thấy triệu chứng, nhưng điều này không vì thế
mà ngăn cản việc điều trị. Các bệnh nhân (nam lẫn nữ) nên được khuyên tránh giao
hợp cho đến khi đã hoàn tất thành công một đợt điều trị .
6/ NÓI VỀ TỶ LỆ BỆNH LƯU HÀNH VÀ VÀ Ý NGHĨA LÂM SÀNG CỦA VIÊM NIỆU
ĐẠO DO TRICHOMONAS.
Bệnh Trichomonas (trichomoniasis) có thể được tìm thấy nơi 5-60% bệnh nhân nam
đến khám các phòng khám bệnh lây truyền bằng đường sinh dục. Hầu hết đều có
triệu chứng khó tiểu và tiết dịch niệu đạo (50-65%). Nhiễm trùng có thể tồn tại trong
nhiều tháng nếu không được điều trị. Đôi khi có biến chứng viêm tiền liệt tuyến
(prostatitis). Trichomonas hiếm khi gây nhiễm những cơ quan niệu sinh dục khác.

Mối quan tâm chính yếu là nguy cơ truyền bệnh cho người bạn tình phối ngẫu của
mình.
7/ ĐIỀU TRỊ HIỆN NAY ĐỐI VỚI VIÊM NIỆU ĐẠO DO TRICHOMONAS ?
• Metronidazole (Flagyl), liều duy nhất 2g, bằng đường miệng (được dung nạp
tốt hơn nếu liều lượng được cho trong nhiều giờ).
hoặc
• Metronidazole, 375-500mg, 2 lần mỗi ngày trong 7 ngày bằng đường miệng.
8/ VIÊM ÂM ĐẠO DO VI KHUẨN (BACTERIAL VAGINOSIS) CÓ PHẢI LÀ MỘT
BỆNH LÂY TRUYỀN BẰNG ĐƯỜNG SINH DỤC KHÔNG ?
Nguyên nhân của viêm âm đạo do vi khuẩn (bacterial vaginosis) không hoàn toàn
được biết rõ. Tính chất có thể lây truyền của khuẩn chí (flora) đã được chứng minh
bởi Gardener và Dukes vào năm 1955, nhưng rõ ràng là việc hiện diện của khuẩn
chí không thôi không đủ để gây triệu chứng, bởi vì vi khuẩn gây bệnh (một bộ phận
của khuẩn chí âm đạo bình thường), thường chỉ hiện diện với số lượng thấp. Các
phụ nữ không bao giờ có quan hệ sinh dục hiếm khi bị bệnh viêm âm đạo do vi
khuẩn (bacterial vaginosis), và có một mối liên hệ giữa bệnh viêm âm đạo do vi
khuẩn và một tiền sử có nhiều người bạn tình phối ngẫu. Dường như cũng có một
liên hệ vững chắc giữa các báo cáo về một người bạn tình phối ngẫu mới và sự
phát triển bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn. Tuy nhiên đây chỉ là những mối liên hệ.
Hầu hết cac nhà thẩm quyền tin rằng căn bệnh được phát sinh bởi nhiều yếu tố chứ
không phải chỉ đặc biệt là do lây truyền bằng đường sinh dục.
9/ MỘT KHI VIÊM ÂM ĐẠO DO VI KHUẨN (BACTERIAL VAGINOSIS) ĐÃ ĐƯỢC
CHẨN ĐOÁN, CÓ CẦN ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BẠN TÌNH PHỐI NGẪU KHÔNG ?
Đôi khi có thể thử điếu trị người bạn phối ngẫu trong những trường hợp viêm âm
đạo do vi khuẩn (bacterial vaginosis ) dai dẳng khó chữa. Tuy nhiên chiến lược này
đã không chứng tỏ là cải thiện tỷ lệ chữa lành bệnh hoặc làm giảm tỷ lệ bệnh tái hồi.
Điều trị thường quy các bạn tình phối ngẫu do đó không được khuyên thực hiện.
10/ MỘT THANH NIÊN TRONG THỜI KỲ HOẠT ĐỘNG SINH DỤC VÀ BỊ KHÓ
TIỂU. TRIỆU CHỨNG NÀY CÓ THỂ LÀ DO NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU ?
Khó tiểu nơi thanh niên hầu như luôn luôn là do viêm niệu đạo (urethritis), gây nên

bởi một bệnh lây truyền bằng đường sinh dục (STD). Các tác nhân gây bệnh gồm
có bệnh lậu (gonorrhea), chlamydia, ureaplasma, trichomonas và herpes simplex
virus. Dịch tiết mủ niệu đạo rất có thể là do bệnh lậu, trong khi đó dịch tiết dạng nhầy
(mucoid) rất có thể là do nhiễm trùng bởi chlamydia. Bệnh nhân nên được xét
nghiệm để tìm hai tác nhân gây bệnh này. Chlamydia cũng có thể gây nhiễm trùng
niệu đạo nơi phụ nữ và khó tiểu có thể là triệu chứng duy nhất. Hãy nghĩ đến chẩn
đoán này nơi các phụ nữ bị khó tiểu và lúc xét nghiệm phân tích nước tiểu không
tìm thấy vi khuẩn và hãy thăm khám âm đạo.
11/ TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU CHỨNG VIÊM NIỆU ĐẠO Ở ĐÀN ÔNG ?
Bệnh nhân có thể có tiết dịch niệu đạo (urethral discharge). Chất tiết có thể ít hoặc
khá nhiều làm bẩn quần lót. Chất tiết có thể trong, nhầy mủ (mucopurulent) hoặc
toàn mủ ; màu trắng, vàng lục hoặc nâu. Bệnh nhân có thể có triệu chứng khó tiểu
(dysuria) nơi lỗ tiểu (meatus) hoặc bất cứ nơi nào dọc theo đường niệu đạo và/hoặc
đau, ngứa, tiểu nhiều lần, són tiểu hoặc một cảm giác nặng nơi bộ phận sinh dục.
Đau có thể vẫn còn giữa hai lần đi tiểu.
12/ TRIỆU CHỨNG CỔ ĐIỂN NHẤT CỦA NHIỄM TRÙNG BỞI LẬU CẦU NƠI ĐÀN
ÔNG ?
• Viêm niệu đạo cấp tính (urétrite aigue) rất đau đớn (“ nước đái nóng ” ), “
cảm giác đái những lưỡi dao cạo ”.
• Tiết dịch mủ niệu đạo.
13/ TÁC NHÂN GÂY BỆNH NÀO LÀ NGUYÊN NHÂN CỦA HẦU HẾT CÁC VIÊM
NIỆU ĐẠO Ở NAM VÀ NỮ ?
• Chlamydia trachomatis.
14/ CÁC BỆNH LÝ KHÁC NHAU GÂY NÊN BỞI CÁC LOẠI CHLAMYDIA KHÁC
NHAU ?
• Chlamydia trachomatis là nguyên nhân của :
o Hầu hết các viêm niệu đạo ở đàn ông và các viêm cổ tử cung của phụ
nữ, các viêm kết mạc có thể vùi (conjonctivites à inclusions) (sérotypes D và
K)
o Bệnh viêm hạch bạch huyết hoa liễu (lymphogranulomatose

vénérienne) (sérotypes L1 và L3)
o Bệnh mắt hột (trachome) (sérotypes A và C)
• Chlamydia pneumoniae là nguyên nhân của viêm phổi không điển hình
(pneumopathies atypiques).
• Chlamydia psittaci là nguyên nhân của bệnh vẹt (psittacosis)
15/ NHỮNG TRIỆU CHỨNG THƯỜNG THẤY NHẤT CỦA NHIỄM TRÙNG BỞI
CHLAMYDIA TRACHOMATIS NƠI PHỤ NỮ ?
• Nhiễm trùng thường không có triệu chứng.
• Đôi khi có thể nhận thấy :
o Khí hư không nhiều, ít hôi thối, nhầy mủ (mucopurulent) hoặc lẫn
máu.
o Triệu chứng viêm bàng quang (tiểu khó, tiểu nhiều) có nước tiểu trong
với tiểu bạch cầu (leucocyturie).
• Cổ tử cung thường xuất huyết.
16/ NHỮNG BIẾN CHỨNG THƯỜNG THẤY NHẤT CỦA NHIỄM TRÙNG BỞI
CHLAMYDIA TRACHOMATIS NƠI PHỤ NỮ ?
• Viêm noãn quản (salpingite) với các nguy cơ thứ phát :
o Vô sinh do noãn quản (stérilité tubaire)
o Có thai ngoài tử cung.
o Bệnh viêm vùng chậu mãn tính.
• Hội chứng fitz-hugh-curtis hoặc viêm quanh gan (péri-hépatite)
• Lây truyền chlamydia trachomatis cho trẻ sơ sinh lúc sinh.
• Viêm kết mạc có thể vùi (conjonctive à inclusions (thường là tự nhiễm)
• Hội chứng fiessinger-leroy-reiter.
17/ NHỮNG TRIỆU CHỨNG THƯỜNG THẤY NHẤT CỦA NHIỄM TRÙNG BỞI
CHLAMYDIA TRACHOMATIS NƠI ĐÀN ÔNG ?
• Bệnh cảnh lâm sàng cổ điển là tiết dịch niệu đạo trong suốt, không nhiều, rõ
ràng nhất vào buổi sáng, ít đau đớn, kết hợp với những cảm giác chủ quan khó
chịu ở niệu đạo.
18/ NHỮNG BIẾN CHỨNG THƯỜNG THẤY NHẤT CỦA NHIỄM TRÙNG BỞI

CHLAMYDIA TRACHOMATIS NƠI ĐÀN ÔNG ?
• Viêm tuyến tiền liệt ( prostatite)
• Viêm mào tinh hoàn (épididymite)
• Hẹp niệu đạo (sténoses urétrales) (hiếm)
• Viêm hậu môn trực tràng (ano-rectites) : thường thấy ở những người đồng
tính luyến ái (nam hơn nữ).
• Viêm kết mạc có thể vùi (conjonctivite à inclusions) (thường là tự nhiễm)
• Hội chứng fiessinger-leroy-reiter.
19/ BA HỌ KHÁNG SINH ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH NHIỀU NHẤT ĐỂ ĐIỀU TRỊ CÁC
NHIỄM TRÙNG DO CHLAMYDIA TRACHOMATIS ?
• Các cyclines là các thuốc điều trị chuẩn.
• Các fluoroquinolones cũng có hiệu quả.
• Các macrolides có hai lợi ích
o Có thể sử dụng ở đàn bà có thai (trái với cyclines và fluoroquinones).
o Azythromycine (zitromax) có thể được dùng với liều duy nhất (1g bằng
đường miệng).
20/ CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ VỚI LIỀU DUY NHẤT CHO NHIỄM TRÙNG BỞI
CHLAMYDIA KHÔNG CÓ BIẾN CHỨNG KHÔNG ?
Có, azithromycin (Zitromax) với liều duy nhất 1g là một thuốc điều trị hiệu quả đối
với nhiễm trùng đường niệu sinh dục dưới bởi Chlamydia, bao gồm viêm niệu đạo
(urethritis) và viêm cổ tử cung (cervicitis). Điều trị liều duy nhất không thích hợp đối
với nhiễm trùng đường niệu sinh dục trên, như viêm mào tinh hoàn (epididymitis) và
bệnh viêm vùng chậu (pelvic inflammatory disease) (PID). Phép điều trị đơn giản
hóa này hắn là điều trị hiệu quả cho những bệnh nhân không tuân thủ trong điều trị.
21/ ĐỂ ĐIỀU TRỊ VIÊM NIỆU ĐẠO DO CHLAMYDIA , NHỮNG KHÁNG SINH NÀO
HIỆN NAY ĐƯỢC KHUYÊN SỬ DỤNG ?
Những kháng sinh hiện nay được khuyên sử dụng :
• Doxycycline (Vibratab), 100mg, 2 lần mỗi ngày, trong 7 ngày, bằng đường
miệng. hoặc
• Azithromycin (Zitromax), liều duy nhất 1g, bằng đường miệng

Những thuốc thay thế :
• Ofloxacin (Tarivid), 300mg, 2 lần mỗi ngày, trong 7 ngày, bằng đường
miệng. hoặc
• Levofloxacin ( Tavanic), 500mg mỗi ngày, trong 7 ngàyhoặc
• Erythromycin (Erythroforte), 500mg, 4 lần mỗi ngày, trong 7 ngày, bằng
đường miệng. hoặc
• Erythromycin ethylsuccinate, 800mg, 4 lần mỗi ngày, trong 7 ngày, bằng
đường miệng.
Trong thời kỳ thai nghén :
• Erythromycin (Erythroforte), 500mg, 4 lần mỗi ngày, trong 7 ngày, bằng
đường miệng. hoặc
• Amoxicillin (Clamoxyl), 500mg, 3 lần mỗi ngày, trong 7 ngày, bằng đường
miệng. hoặc
• Azithromycin (Zitromax), liều duy nhất 1g, bằng đường miệng
22/ ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH LẬU, CÓ THUỐC UỐNG THAY CHO THUỐC TIÊM
CHÍCH KHÔNG ?
Các nhiễm trùng lậu cầu niệu đạo, nội cổ tử cung hay trực tràng có thể được điều trị
đầy đủ bằng ceftriaxone (Rocéphine) (125mg), tiêm mông với liều duy nhất hoặc
một kháng sinh tương đương thuộc cephalosporin thuộc thế hệ thứ ba. Thuốc thay
thế dùng bằng đường miệng gồm có cefixime (400mg ), ciprofloxacin (Ciproxine )
(500mg), ofloxacin (Tarivid) (400mg), và levofloxacin (Tavanic) (500mg). Các trường
hợp Neisseria gonorrhoeae đã được báo cáo từ nhiều nước trên thế giới và đang
trở nên lan rộng trên mọi miền của châu Á. Hiện nay, quinolone có thể được sử
dụng một cách đáng tin cậy để điều trị các nhiễm trùng này, nhưng N. gonorrhoeae
đề kháng quinolone có thể gia tăng trong tương lai. Do nhiễm đồng thời bởi
chlamydia, các bệnh nhân này nên được điều trị thêm với thuốc chống lại chlamydia
(doxycline hay azythromycin).
23/ HAI HỌ KHÁNG SINH CÓ THỂ ĐƯỢC SỬ DỤNG VỚI LIỀU DUY NHẤT ĐỂ
ĐIỀU TRỊ VIÊM NIỆU ĐẠO DO LẬU CẦU ?
• Fluoroquinolone

• Céphalosporine thế hệ thứ 3 có thể chích được (ceftriaxone).
24/ ĐỂ ĐIỀU TRỊ VIÊM NIỆU ĐẠO DO LẬU CẦU, NHỮNG KHÁNG SINH NÀO
HIỆN NAY ĐƯỢC KHUYÊN SỬ DỤNG ?
• Ceftriaxone, liều duy nhất 125 mg, tiêm mông (trong lidocaine 1% ) hoặc
• Cefixime,liều duy nhất 500mg, bằng đường miệng hoặc
• Ciprofloxacin (Ciproxine), liều duy nhất 500mg, bằng đường miệng hoặc
• Ofloxacin (Tarivid), liều duy nhất 400mg, bằng đường miệng hoặc
• Levofloxacin (Tavanic), liều duy nhất 500mg, bằng đường miệng
+Doxycycline (Vibratab), 100mg , 2 lần mỗi ngày, trong 7 ngày, bằng đường
miệng (khả năng nhiễm trùng kết hợp với chlamydia )
hoặc
• Azithromycin (Zitromax), liều duy nhất 1g, bằng đường miệng
Nếu nghỉ lậu cầu đề kháng với quinolone :
• Ceftriaxone (Rocéfine), liều duy nhất 125 mg, tiêm mông.
hoặc
• Cefixime, liều duy nhất 400mg, bằng đường miệng.
25/ ĐỨNG TRƯỚC MỘT VIÊM NIỆU ĐẠO DO LẬU CẦU, NHIỄM TRÙNG LÂY
TRUYỀN BẰNG ĐƯỜNG SINH DỤC NÀO CŨNG PHẢI ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ ĐỒNG
THỜI ?
• Chlamydia
26/ Ý NGHĨA CỦA VIỆC TÌM THẤY VIÊM CỐ TỬ CUNG NHÀY MỦ
(MUCOPURULENT CERVICITIS) NƠI MỘT PHỤ NỮ ĐAU BỤNG DƯỚI ?
Bình thường chất tiết nội mạc tử cung (được nhận thấy ở lỗ ra từ ống nội cổ tử
cung) phải trong suốt. Sự hiện diện của một chất tiết nhầy mủ từ lỗ cổ tử cung, có
thể xuất hiện với màu vàng khi nhìn trên một que có đầu mang bông trắng (Q-tip
dương tính), gợi ý viêm cổ tử cung nhầy mủ (mucopurulent cervicitis). Viêm cổ tử
cung nhầy mủ, thường nhất được gây nên bởi lậu cầu hay chlamydia, là dấu hiệu
báo trước của nhiễm trùng đường sinh dục trên, ví dụ : bệnh viêm vùng chậu (pelvic
inflammatory disease). Bệnh viêm vùng chậu là một chẩn đoán dựa trên những tiêu
chuẩn lâm sàng gồm có nhạy cảm đau lúc lay động cổ tử cung (cervical motion

tenderness), nhạy cảm đau ở phần phụ (adnexal tenderness) và nhạy cảm đau
bụng dưới. Những bệnh nhân đau nặng với bệnh viêm vùng chậu cần phải được
nhập viện và điều trị kháng sinh bằng đường tĩnh mạch. Nhiều bệnh nhân với bệnh
viêm vùng chậu có thể được điều trị ngoại trú với một liều duy nhất ceftriaxone
(Rocéfine), tiêm mông và hai tuần doxycycline.
27/ BẠN ĐÁNH GIÁ THẾ NÀO MỘT PHỤ NỮ ĐANG TRONG THỜI KỲ HOẠT
ĐỘNG SINH DỤC TÍCH CỰC, ĐẾN VỚI MỘT MẮC CÁ CHÂN SƯNG PHỒNG
CẤP TÍNH, NÓNG VÀ ĐAU ?
Bệnh nhân này, với viêm đơn khớp cấp tính (acute monoarticular arthritis), nên
được coi như bị nhiễm trùng lậu cầu tỏa lan (disseminated gonococcal infection).
Đây là một hội chứng vi khuẩn huyết lậu cầu (gonococcal bacteremia), dẫn đến các
biểu hiện ngoại biên của bệnh, gồm có viêm da, viêm gân-bao hoạt dịch
(tenosynovitis) và viêm khớp nhiễm trùng (septic arthritis). Chọc dò khớp
(arthrocentesis) nên được thực hiện nơi khớp bị thương tổn và chất dịch hút nên
được gởi phòng xét nghiệm để nhuộm gram, cấy tìm lậu cầu, cấy tìm các vi khuẩn
hiếu khí thông thường và đếm tế bào. Cấy lậu cầu dương tính trong 50% trường
hợp. Cần khám âm đạo để cấy cổ tử cung tìm lậu cầu. Hãy xét đến việc cấy trực
tràng và niệu đạo. Một bệnh nhân nghi bị nhiễm trùng lậu cầu tỏa lan nên được
nhập viện và điều trị với kháng sinh bằng đường tĩnh mạch (ceftriaxone, 1g tĩnh
mạch, mỗi 12 giờ).
28/ NHỮNG TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP NHẤT TRONG NHIỄM TRÙNG
HUYẾT BỞI LẬU CẦU ?
• Sốt
• Viêm các khớp lớn.
• Thương tổn da dát sần (lésions cutanées maculo-papuleuses)
29/ NHỮNG NGUYÊN NHÂN THÔNG THƯỜNG NHẤT CỦA LOÉT SINH DỤC ?
Các vết loét sinh dục (genital ulcers) có thể là những biểu hiện của nhiễm trùng
bởi herpes simplex virus (HSV), của hạ cam (chancroid, chancre mou) hay
của giang mai. Khó mà chẩn đoán nếu chỉ dựa trên bệnh sử và khám vật lý. Luôn
luôn hỏi những bệnh nhân này về quá trình du lịch của họ, về sự tiếp xúc với đĩ

điếm ở các vùng khác nhau. Các vết loét sinh dục là một đồng yếu tố nguy cơ (risk
cofactor) quan trọng trong việc lan truyền HIV.
• Herpes simplex virus (HSV) : Trong hầu hết các vùng của Hoa Kỳ, herpes
sinh dục gây nên bởi HSV là nguyên nhân thông thường nhất của vết loét sinh
dục. Nhiễm trùng nguyên phát bởi HSV dẫn đến những bệnh nhân đau nặng,
nhiễm độc với sốt, khó ở và hạch vùng bẹn. Chẩn đoán được thực hiện bằng
cách cấy siêu vi khuẩn hoặc thử nghiệm tìm kháng nguyên. HSV là một bệnh
thường tái diễn và bệnh nhân có thể thải siêu vi trùng mặc dầu không có triệu
chứng. Bệnh này không thể chữa lành nhưng điều trị với thuốc kháng siêu vi
như acyclovir (Zovirax) có thể làm rút ngắn thời gian của các triệu chứng. Điều
trị ngăn chặn (suppressive therapy) lâu dài có thể ngăn ngừa những đợt loét
bộc phát.
• Hạ cam mềm (Chancroid) : cũng còn được gọi là vết loét mềm (soft sore),
bệnh này được gây nên bởi Hemophylus ducreyi, một vi khuẩn rất khó cấy. Tỷ
lệ mắc bệnh ở Hoa Kỳ đã giảm cho đến cuối những năm 1980, là lúc những đợt
bộc phát đã được ghi nhận ở vài đô thị. Bây giờ bệnh trở thành dịch địa phương
(endemic) ở một vài vùng của Hoa Kỳ. Về phương diện lâm sàng, hội chứng
này gây nên một nốt sần đau, không cứng (nonindurated), sau đó trở thành một
vết loét (ulcer). Hạch đau ở vùng bẹn được nhận thấy trong hơn 50% các
trường hợp. Các phương thức điều trị gồm có azithromycin hoặc ceftriaxone với
liều duy nhất hoặc điều trị 1 tuần với erythromycin hoặc ciprofloxacin.
• Giang mai : Giang mai nguyên phát được thể hiện bởi một vết loét cứng
(indurated) và không đau, gọi là săng hay hạ cam (chancre). Chẩn đoán được
thực hiện bằng khám trực tiếp một chất thanh dịch trên kính hiển vi có nền đen
(dark-field examination ) để tìm xoắn khuẩn (spirochetes). VDRL ( venereal
disease research laboratory) test nên được thực hiện nơi bất cứ ai có thể bị
giang mai. Điều trị giang mai nguyên phát với penicillin G benzathine, 2,4 triệu
đơn vị tiêm mông.
30/ NHIỄM TRÙNG HSV CÓ THỂ CHỮA LÀNH ĐƯỢC KHÔNG ?
Tiếc thay là không. Các siêu vi trùng herpes simplex thường gây các triệu chứng và

sau đó nằm im không hoạt động trong những hạch cảm giác của những dây thần
kinh tủy, và sau đó có thể trở nên hoạt động và gây những triệu chứng tái hồi. Khi
bệnh nhân đang có triệu chứng, nhiễm trùng có thể được điều trị bằng đường miệng
với acyclovir (Zovirax), valacyclovir (Zelitrex) (prodrug của acyclovir), hoặc
famciclovir (prodrug của penciclovir). Phép điều trị này đã được chứng tỏ là làm
giảm thời gian bệnh và sự phóng thải virus, cải thiện các triệu chứng tại chỗ và toàn
thân, và gia tốc quá trình lành bệnh đối với những bệnh nhân có cơn bệnh đầu tiên.
Điều trị đã không chứng tỏ làm thay đổi lịch sử tự nhiên của nhiễm trùng. Tuy nhiên
đối với các cơn tái hồi, dùng thuốc từng đợt làm ngắn thời gian thải virus và làm
nhanh sự khỏi bệnh chỉ khoảng 1-2 ngày.
31/ NHỮNG BỆNH LÂY TRUYỀN BẰNG ĐƯỜNG SINH DỤC NÀO THƯỜNG GÂY
LOÉT SINH DỤC VỚI LỚN HẠCH VÙNG LIÊN HỆ.
• Giang mai
• Hạ cam mềm (chancroid)
• U hạt bẹn (granuloma inguinale = donovanosis)
• Herpes sinh dục (genital herpes)
• Viêm hạch bạch huyết hoa liễu (lymphogranuloma venereum).
32/ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG THÔNG THƯỜNG CỦA MỘT GIANG MAI
NGUYÊN PHÁT (SYPHYLIS PRIMAIRE) ?
• Vết loét đơn độc, không đau, sạch, nằm trên một nền cứng.
• Xuất hiện nơi bị lây nhiễm (vùng sinh dục trong 95% trường hợp)
• Kèm theo nổi hạch ở vùng lân cận, không nóng, không đau, gồm một hạch
lớn hơn những hạch khác.
33/ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NHỮNG DẤU CHỨNG DA NIÊM MẠC CỦA GIANG
MAI THỨ PHÁT (SYPHYLIS SECONDAIRE) ?
• Có thể rất thay đổi (giang mai thứ phát : tay giả vờ vĩ đại)
• Thường phân tán (disséminé).
• Các thương tổn nói chung không gây ngứa.
• Những dấu chứng cổ điển nhất là :
o Ban đào (roséole)

o Các mảng niêm mạc (plaques muqueuses) : ở quanh chỗ nhiễm
trùng, rất lây nhiễm.
o Các ban giang mai (syphilides) : chủ yếu ở lòng bàn tay, bàn chân
o Rụng tóc từng đám (alopécie en clairière).
34/ NHỮNG TRIỆU CHỨNG CHÍNH CỦA GIANG MAI TAM PHÁT (SYPHLIS
TERTIARE) ?
• Các gôm giang mai (gommes syphilitiques) ở mô dưới da, niêm mạc, xương,
hệ thần kinh trung ương.
• Thương tổn tim : viêm động mạch chủ (aortite) với thiểu năng van động mạch
chủ, phình quai động mạch chủ (anévrysme de la crosse de l’aorte)
• Thương tổn não bộ (liệt toàn thân với hội chứng sa sút trí tuệ).
• Thương tổn tủy sống : tabès.
35/ THỜI GIAN BAO LÂU TỪ KHI LÂY NHIỄM ĐẾN KHI XUẤT HIỆN GIANG MAI
NGUYÊN PHÁT ? GIANG MAI THỨ PHÁT ? GIANG MAI TAM PHÁT ?
• Giang mai nguyên phát (syphilis primaire) có thời gian tiềm phục trung bình là
21 ngày (có thể thay đổi).
• Giang mai thứ phát (syphilis secondaire) phát ra từ tháng thứ hai đến năm
thứ 4 sau khi bị lây nhiễm.
• Giang mai tam phát (syphilis tertiaire) xảy ra từ 2 đến 10 năm sau khi bị
nhiễm trùng.
36/ XÉT NGHIỆM NHANH NHẤT ĐỂ CHẤN ĐOÁN BỆNH GIANG MAI ?
• Khám trực tiếp trên kính hiển vi có nền đen (examen direct sur microscope à
fond noir) một chất thanh dịch (sérosité) lấy từ săng giang mai (chancre), ban
giang mai (syphilides) hoặc các mảng niêm mạc (plaques muqueuses).
37/ NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA CHẨN ĐOÁN HUYẾT THANH BỆNH GIANG MAI
?
Huyết thanh học (sérologie) gồm hai trắc nghiệm :
• Một trắc nghiệm không đặc hiệu, dựa trên sự nhận biết một kháng nguyên
lipide : VDRL (Venereal disease research laboratory).
• Một trắc nghiệm đặc hiệu, dựa trên sự nhận biết một kháng nguyên của

tréponème : TPHA (Treponema pallidum Hemagglutination).
38/ PHẢN ỨNG HUYẾT THANH GIANG MAI TPHA+ và VDRL+ CÓ NGHĨA LÀ
GÌ ?
• Bệnh giang mai đang trong thời kỳ hoạt động, cần được điều trị.
39/ PHẢN ỨNG HUYẾT THANH GIANG MAI TPHA[*]và VDRL+ CÓ NGHĨA LÀ
GÌ ?
• Có lẽ phản ứng dương tính giả (faux négatif).
40/ PHẢN ỨNG HUYẾT THANH GIANG MAI TPHA+ và VDRL[*]CÓ NGHĨA LÀ
GÌ ?
• Giang mai mắc phải trước đây đã được chữa lành (đôi khi không được nhận
biết).
• Hoặc giai đoạn rất sớm của một giang mai nguyên phát (syphilis primaire)
(tpha dương tính đầu tiên).
41/ PHẢN ỨNG HUYẾT THANH GIANG MAI NÀO VẪN DƯƠNG TÍNH SAU MỘT
ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ ?
• TPHA (Treponema pallidum Hemagglutination).
42/ PHẢN ỨNG HUYẾT THANH GIANG MAI NÀO CÓ NỒNG ĐỘ GIẢM RẤT RÕ
RỆT HOẶC ÂM TÍNH SAU MỘT ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ
• VDRL (Venereal Disease Research Laboratory).
43/ NHỮNG CƠ SỞ CỦA ĐIỀU TRỊ BỆNH GIANG MAI ?
Những lời khuyên điều trị được căn cứ trên mức độ thâm niên của nhiễm trùng, chứ
không phải trên các biểu hiện lâm sàng :
• Giang mai giai đoạn sớm (syphylis précoce) :
o Có thời gian tiến triển dưới 1 năm.
o Benzathine pénicilline g (penadur la, extencilline) : 2,4 triệu đơn vị, liều
duy nhất, tiêm mông.
• Giang mai giai đoạn muộn (syphylis tardive) :
o Có thời gian tiến triển hơn một năm hoặc mọi bệnh giang mai không thể
xác định được lúc nào bệnh nhân đã bị lây nhiễm.
o Benzathine pénicilline, 2,4 triệu đơn vị, tiêm mông 3 lần mỗi lần cách nhau

một tuần.
44/ PHẢN ỨNG JARISCH-HERXHEIMER LÀ GÌ ?
Sau khi khởi đầu điều trị bệnh giang mai, bệnh nhân phát khởi sốt, run lạnh, đau cơ,
đau đầu, tim đập nhanh, thở nhanh, tăng neutrophils, hạ nhẹ huyết áp. Các triệu
chứng và dấu chứng này xảy ra sau khi khởi đầu điều trị với sốt cao đạt cao điểm
sau 7 giờ và hạ sốt sau 12 đến 24 giờ. Phản ứng này xảy ra nơi 50% bệnh nhân với
giang mai nguyên phát, 90% bệnh giang mai thứ phát và 25% bệnh giang mai tiềm
ẩn ở giai đoạn sớm. Ở những bệnh nhân với giang mai thứ phát, những thương tổn
da và niêm mạc có thể trở nên phù hơn và đỏ hơn.
45/ VIÊM HẬU MÔN LÀ MỘT VẤN ĐỀ CHỦ YẾU ĐƯỢC THẤY Ở CÁC NGƯỜI
ĐÀN ÔNG ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI. NÓI VỀ PHƯƠNG CÁCH CHẨN ĐOÁN VÀ
ĐIỀU TRỊ.
Bất cứ cá nhân nào, nam hay nữ, với khởi đầu bằng những triệu chứng viêm hậu
môn cấp tính (acute proctitis) (đau trực tràng, tiết dịch, mót rặn) và vừa mới giao
hợp bằng đường hậu môn không được bảo vệ, đều có nguy cơ mắc phải bệnh lây
truyền bằng đường sinh dục. Những bệnh nhân này nên được thăm khám bằng soi
hậu môn (anoscopy) và nên được thử nghiệm tìm bệnh lậu (gonorrhea), chlamydia,
và HSV. Tất cả các bệnh nhân này nên được xét nghiệm huyết thanh tìm bệnh
giang mai và nên được điều trị bệnh lậu và chlamydia. Nếu các vết loét được thấy rõ
ràng lúc thăm khám bằng soi hậu môn, cần xét đến việc điều trị kháng siêu vi với
acyclovir.
46/ NÓI VỀ NHỮNG NHIỄM TRÙNG LÂY TRUYỀN BẰNG ĐƯỜNG SINH DỤC Ở
HẬU MÔN TRỰC TRÀNG.
Chlamydia và bệnh lậu là những nguyên nhân thông thường của viêm hậu môn
(proctitis). Chlamydia có thể gây nên viêm hạch bạch huyết hoa liễu
(lymphogranuloma venereum). Chlamydia và bệnh lậu được truyền lúc giao hợp qua
đường hậu môn-trực tràng (anorectal) hoặc miệng-hậu môn (oral-anal). Hầu hết các
bệnh nhân bị nhiễm trùng bởi chlamydia đều có triệu chứng, trong khi đó chỉ 10%
các bệnh nhân với bệnh lậu là có triệu chứng mà thôi. Viêm hậu môn được biểu
hiện bằng đau và mót rặn trực tràng (rectal pain et tenesmus). Thăm khám bằng soi

hậu môn phát hiện một niêm mạc đỏ và mảnh dẻ với chất tiết lẫn máu hoặc niêm
dịch và các vết loét. Viêm hạch bạch huyết hoa liễu nếu không được điều trị có thể
đưa đến rò (fistulas), áp-xe hay hẹp trực tràng (rectal strictures).
Hẹp trực tràng có thể là một cấp cứu ngoại khoa cần nong dãn cấp cứu. Đối với các
bệnh nhân có triệu chứng nên điều trị cho cả hai vi khuẩn chlamydia và lậu cầu bởi
vì tỷ xuất đồng nhiễm (coinfection) cao. Doxycycline, 100mg bằng đường miệng, hai
lần mỗi ngày, trong 7 ngày, và azithromycin, 1g bằng đường miệng với liều duy
nhất, kết hợpvới ceftriaxone, 125mg tiêm mông. Những người tiếp xúc bằng đường
sinh dục cũng nên được điều trị.
Herpes simplex virus là một nguyên nhân khác của viêm hậu môn. Nhiễm trùng này
đặc biệt thường thấy nơi những người đồng tính luyến ái. Có thể thấy loét hậu môn
và trực tràng. Đau trực tràng, mót rặn, chất tiết niêm dịch mủ và ngứa thường xảy
ra. Hẹp thường xảy ra với bệnh kinh niên. Điều trị gồm có acyclovir 400 mg bằng
đường miệng, 5 lần mỗi ngày trong 10 ngày. Cũng cần cho thuốc giảm đau và thuốc
nhuận tràng.
47/NHỮNG ĐIỂM QUAN TRỌNG NÀO TRONG CHỈ THỊ XUẤT VIỆN ĐỐI VỚI
BỆNH NHÂN BỊ BỆNH LÂY TRUYỀN BẰNG ĐƯỜNG SINH DỤC ?
1. Chỉ thị bệnh nhân giới thiệu đi khám để đánh giá và điều trị tất cả những bạn
đường phối ngẫu của họ. Vài thầy thuốc của Hoa Kỳ đã kể đơn thêm một cách
thường quy kháng sinh cho các bạn đường phối ngẫu. Mặc dầu đó là một ý
định tốt, nhưng việc cho toa một người không được hỏi bệnh và thăm khám là
điều đáng tranh cãi. Người đó có thể dị ứng với thuốc được kê đơn hoặc có
những nhiễm trùng khác sẽ không được điều trị.
2. Tất cả các bệnh nhân nên được chỉ thị tránh tiếp xúc sinh dục với những bạn
đường phối ngẫu của họ cho đến khi nào tất cả các bên đã hoàn tất việc điều
trị. Bởi vì việc trông chờ các bệnh nhân theo lời khuyên này là không thực tế,
nên hãy giải thích tầm quan trọng của việc sử dụng condom đối với mọi tiếp xúc
sinh dục để tránh nhiễm trùng thêm nữa và để ngăn ngừa nhiễm trùng với HIV.
3. Giáo dục về những bệnh lây nhiễm bằng đường sinh dục là trách nhiệm của
mỗi thầy thuốc khoa cấp cứu bởi vì anh có thể là tiếp xúc duy nhất mà bệnh

nhân có với hệ thống y tế.
VIÊM MÀNG NÃO (MENINGITIS)
1) VIÊM MÀNG NÃO LÀ GÌ ?
Một bệnh của hệ thần kinh trung ương gây viêm các màng bao quanh não bộ và tủy
sống. Viêm màng não là một nhiễm trùng khu trú ở khoang dưới màng nhện
(subarachnoid space), dẫn đến những mức độ phản ứng màng não (meningismus)
khác nhau. Quá trình viêm có thể xảy ra trên toàn bộ bề mặt của màng não-tủy mềm
(leptomeninge) và lan tràn xuyên qua các lỗ Luscha và Magendie để gây nên viêm
não thất (ventriculitis). Với viêm màng não, loạn chức năng thần kinh thường được
giới hạn vào sự giảm ý thức và các cơn co giật. Những dấu hiệu khu trú não bộ hay
những liệt các dây thần kinh đầu được thấy trong 14-20% các trường hợp và là do
phản ứng viêm bao quanh các dây thần kinh sọ đi xuyên qua khoang dưới màng
nhện hay tăng áp lực nội sọ. Tích mủ dưới màng cứng (subdural empyema) hay áp
xe ngoài màng cứng (epidural abscess) trong sọ hay ống tủy, áp xe não, viêm màng
não, viêm tủy sống (myelitis), và viêm thần kinh (neuritis) có khuynh hướng gây nên
những dấu hiệu hay triệu chứng khu trú hơn những triệu chứng và dấu hiệu của
viêm màng não.
2) CÁC NGUYÊN NHÂN CỦA VIÊM MÀNG NÃO ?
Nhiễm trùng ( infections)
• Vi khuẩn (Bacteria)
• Siêu vi trùng (viruses)
• Nấm (fungi)
• Ký sinh trùng (parasites)
• Lao (tuberculosis)
Nguyên nhân không phải nhiễm trùng (noninfectious causes)
• Ung thư (neoplastic)
• Collagen vascular
• Phế cầu (Streptococcus pneumoniae) và Não mô cầu (Neisseria meningitidis)
là các nguyên nhân thông thường nhất của viêm màng não nhiễm khuẩn
(bacterial meningitis).

3) TẠI SAO BIẾT VỀ VIÊM MÀNG NÃO LÀ QUAN TRỌNG ?
Tỷ lệ tử vong do viêm màng não do vi khuẩn và nấm là từ 10 đến 50%. Đây là một
vấn đề quan trọng bởi vì sự nhận biết và điều trị sớm bệnh viêm màng não nhiễm
khuẩn (bacterial meningitis) có thể làm giảm tỷ lệ bệnh và tử vong.
4) TỶ LỆ MẮC BỆNH CỦA VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN (BACTERIAL
MENINGITIS) ? CỦA VIÊM MÀNG NÃO VÔ TRÙNG (ASEPTIC MENINGITIS) ?
Nơi những người trưởng thành ở Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc phải viêm màng não nhiễm
khuẩn (bacterial meningitis) là 2,5- 10 trường hợp/ 100.000 dân với một gia tăng vào
mùa đông và đầu mùa xuân. Viêm màng não vô trùng (aseptic meningitis) chỉ những
bệnh nhân với bằng chứng lâm sàng và xét nghiệm viêm màng não nhưng cấy vi
khuẩn âm tính.Tỷ lệ mắc bệnh của viêm màng não vô trùng cũng tương tự với viêm
màng não nhiễm khuẩn, với đỉnh cao vào mùa hè và mùa thu, do enterovirus và
arbovirus.
Mỗi năm ở Hoa Kỳ, có khoảng 25.000 trường hợp viêm màng não nhiễm khuẩn. 2/3
các trường hợp này xảy ra ở các trẻ em.
5) TỶ LỆ TỬ VONG NÀO LIÊN KẾT VỚI VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN ?
Tỷ lệ tử vong thay đổi tùy theo tuổi của ký chủ và tình trạng miễn dịch cũng như vi
khuẩn gây bệnh. Nhìn toàn bộ, tỷ lệ tử vong là 25%, với tỷ lệ tử vong do phế cầu
(Streptococcus pneumoniae) 21-32%, Listeria monocytogenes 15-28%, và não mô
cầu (Neisseria meningitidis) 3-10%.
Tỷ lệ tử vong là 25% ở trẻ sơ sinh, 5% ở các trẻ em sau thời kỳ thơ ấu và 25% nơi
người trưởng thành
6) DỊCH TỄ HỌC CỦA VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN ĐÃ THAY ĐỔI TRONG
15 NĂM QUA NHƯ THẾ NÀO ?
Có sự giảm rõ rệt tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não gây nên bởi Haemophilus
influenzae loại B do việc đưa chương trình tiêm chủng vào các nhũ nhi.
7) CÁC NGUYÊN NHÂN THÔNG THƯỜNG NHẤT CỦA VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM
KHUẨN (BACTERIAL MENINGITIS) ?
Cho đến 18-60 tuổi
Phế cầu (Streptococcus pneumoniae) (60%)

Não mô cầu (Neisseria meningitidis) (20%)
Hemophilus influenzae (10%)
Listeria monocytogenes (6%)
Group B Streptococcus (4%)
Trên 60 tuổi
Phế cầu (Streptococcus pneumoniae)(70%)
Listeria monocytogenes (20%)
Não mô cầu (N.meningitidis),
Group B Streptococcus
và H.influenzae (3-4% cho mỗi loại)
Các bệnh nhân bị bệnh ung thư, ghép cơ
quan hay dùngcorticosteroids
Listeria monocytogenes
Các bệnh nhân với HIV/AIDS
Cryptococcus neoformans Phế cầu (Streptococus pneumoniae) Listeria
monocytogenes
Viêm màng não nhiễm khuẩn mắc phải trong
bệnh viện
Trực khuẩn gram âm (Escherichia Coli, các loại Klebsiella, Pseudomonas
aeruginosa, các loại Acinetobacter, các loại Enterobacter)
Tụ cầu (Staphylococcus)
Streptococci khác với S.pneumonia
8/ NƠI BỆNH NHÂN BỊ NHIỄM BỞI HIV, NHỮNG VIÊM MÀNG NÃO NÀO NÊN
ĐƯỢC XÉT ĐẾN TRONG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT ?
Viêm màng não do cryptococcus (cryptococcal meningitis) và viêm màng não vô
trùng (aseptic meningitis) (có thể gây nên bởi HIV) là những viêm màng não có liên
quan với HIV thông thường nhất. Những nguyên nhân khác gồm có lao, giang mai,
herpes simplex, histoplasmosis, coccidioidomycosis, lymphoma di căn, và L.
monocytogenes. Nguy cơ bị viêm màng não mủ là 150 lần lớn hơn nơi các bệnh
nhân bị nhiễm HIV so với dân nói chung.

9/ NHỮNG VI KHUẨN NÀO CÓ KHẢ NĂNG NHẤT GÂY VIÊM MÀNG NÃO SAU
CÁC THỦ THUẬT NGOẠI THẦN KINH ?
Các trực khuẩn gram âm và các tụ cầu khuẩn là những vi trùng thông thường nhất,
nhưng thật ra bất cứ loại vi khuẩn nào và ngay cả nấm như Candida spp. đều có thể
đến khoang dưới màng nhện.
10/ CÁC NGUYÊN NHÂN THÔNG THƯỜNG NHẤT CỦA VIÊM MÀNG NÃO
KHÔNG PHẢI DO VI KHUẨN (NONBACTERIAL MENINGITIS) ?
NGUYÊN NHÂN NHẬN XÉT
VIRUS
Enteroviruses (ví dụ Coxsackie,
echovirus, những enterovirus không
phải polio khác)
Nguyên nhân thông thường nhất của viêm màng não do virus. Tỷ lệ
mắc bệnh gia tăng vào mùa hè và mùa thu Cấy virus dương tính trong
40-80% các trường hợp.
HSV-1 và HSV-2
HSV-2 thường gây viêm màng não và hầu như luôn luôn liên kết với
nhiễm trùng herpès sinh dục nguyên phát cấp tính
EBV
HIV
. có thể là triệu chứng khởi đầu trong nhiễm trùng bởi HIV nghi ngờ
nhiễm trùng này nơi bất cứ người nào có những yếu tố nguy cơ đối
với HIV.
HHV-6,-7, và –8 thường xảy ra hơn nói những người nhận ghép cơ quan
Lymphocytic choriomeningitis virus
thường xảy ra hơn nơi những người trẻ vào mùa thu do tiếp xúc với
khí dung hay loài gặm nhấm
KHÔNG PHẢI VIRUS
Lao
thường xảy ra hơn nơi những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch trong

trường hợp điển hình khởi đầu thường bán cấp xảy ra trong nhiều
tuần nồng độ glucose thấp trong dịch não tủy.
Treponema pallidum
trong trường hợp điển hình, viêm màng não xảy ra trong giai đoạn
nguyên phát hay thứ phát
Borrelia burdorferi
tác nhân gây bệnh Lyme khởi đầu điển hình 2-10 tuần sau khi nổi ban
erythema nodosum
Cryptococcus neoformans thường xảy ra hơn nơi những bệnh nhân bị AIDS và bị ghép cơ quan

×