Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu luận "Tìm hiểu về tình trạng ô nhiễm sông Tô Lịch" potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.95 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Bộ môn Sinh Thái Nhân Văn
TIỂU LUẬN
SINH THÁI NHÂN VĂN
ĐỀ TÀI: “Tìm hiểu về tình trạng ô nhiễm sông Tô Lịch”
Giáo viên hướng dẫn: Phan Thanh Thuý
Nhóm thực hiện: Hoàng Thị Trang 532468
Trương Thị Thuý 532463
Nguyễn Văn Quân 532448
Bùi Duy Khải 532429
Lớp: MTC – K
1
Mục Lục
I. Mở đầu.
2
Cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, nền kinh tế thế giới phát triển
trong nửa sau thế kỷ XX đã phát triển rất nhanh. Sự phát triển mà người ta gọi là “Thần
kỳ” đó đã làm cho cuộc sống của con người thay đổi rất nhiều. Chất lượng cuộc sống
được nâng lên, tuổi thọ bình quân tăng….Nhưng bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế đã làm
xuất hiện những xu hướng tiêu cực đang ngày một ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc
sống của hành tinh chúng ta. Suy thoái môi trường là một trong những xu hướng đó. Các
hệ sinh thái cơ bản đóng vai trò vào việc duy trì sự sống trên trái đất như đất , rừng,
nước…ngày nay đang bị suy thoái hết sức nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm nước là
đáng báo động hơn cả, nhất là ở những khu đô thị và công nghiệp. Ô nhiễm nước mặt với
các loại tác nhân có độc tính cao như kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh…ngày càng lan
rộng và thậm chí xâm lấn sâu vào cả nước ngầm. Đây là một trong những thực trạng
đáng ngại nhất của sự hủy hoại môi trường tự nhiên do nền văn minh đương thời. Môi
trường nước rất dễ bị ô nhiễm, các ô nhiễm từ đất, không khí đều có thể làm ô nhiễm
nước, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người và các sinh vật khác. Ở Việt Nam tình trạng
ô nhiễm nước mặt tại các con sông đang là một vấn đề đáng lo ngại. Con sông ô nhiễm


nhất phải kể đến đó là :
“Sông Tô Lịch ”
Sông Tô Lịch chảy trong địa phận Hà Nội. Dòng chính sông Tô Lịch khi chảy qua
các quận huyện: Thanh Xuân, Hoàng Mai và Thanh Trì còn được gọi là Kim Giang. Tên
sông Tô Lịch tương truyền lấy từ tên một vị thần sống vào thời nhà Tấn đô hộ xứ Giao
Chỉ. Đến thời nhà Đường, nơi đây là vị trí xây dựng thành Đại La.
Tô Lịch vốn là một phân lưu của sông Hồng, đưa nước từ sông Hồng sang sông
Nhuệ. Đoạn sông từ phố Cầu Gỗ đến đường Bưởi, nay đã bị lấp, chỉ còn lại một vài dấu
tích như ở Thụy Khuê. Và do đó, Tô Lịch không còn thông với sông Hồng nữa. Dòng
chảy của đoạn sông đã bị lấp này theo lộ trình sau: từ Cầu Gỗ ngược lên (cống chéo)
Hàng Lược, men theo đường Phan Đình Phùng (phía ngoài mặt bắc thành Hà Nội), rồi
chảy dọc theo hai phố Thụy Khuê và Hoàng Hoa Thám ngày nay ra đến đường Bưởi (gặp
đoạn sông Tô Lịch ngày nay).
Sông Tô Lịch ngày nay bắt đầu từ cầu Giấy, chảy cùng hướng với đường Láng và
đường Kim Giang về phía Nam tới sông Nhuệ.
3
4
II. Nội Dung
1. Hiện trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm sông Tô Lịch
Sông Tô Lịch đen ngòm với hàng ngàn họng cống ngày đêm xả nước thải chưa qua xử lý
vào con sông này - Ảnh: T.PHÙNG
Sông Tô Lịch là một sông cổ của Thăng Long. Ngày trước, hai bên bờ sông buôn
bán tấp nập. Từ khi bị lấp, sông chỉ là một dòng thoát nước thải của thành phố, bị ô
nhiễm nặng. Từ cuối những năm 1990, Tô Lịch bắt đầu được nạo vét đáy sông, kè bờ, để
làm sách và chống lấn chiếm.
5
Là một trong 4 con sông tiêu thoát chính của TP, song sông Tô Lịch chính là sông
mẹ của 3 con sông còn lại (Kim Ngưu, Lừ, Sét). Cũng vì thế, từ nhiều năm nay, môi
trường sông Tô Lịch đã ô nhiễm nghiêm trọng và bị coi là sông chết do phải gánh lượng
nước thải chưa qua xử lý quá lớn.

6
Họp chợ
bên dòng
sông ô
nhiễm và xả
rác trực tiếp
xuống đó
Ở Hà Nội, theo số liệu khảo sát của Sở Khoa học, Công nghệ và môi trường năm
2002, tổng lượng nước thải một ngày khoảng 300-400 nghìn m3, bao gồm chủ yếu là
nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nước thải bệnh viện và hầu như không được xử lý mà
thải trực tiếp vào hệ thống tiêu thoát nước đô thị, làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước
ngầm của thành phố. Hầu như toàn bộ hệ thống sông nhận nước thải của thành phố Hà
Nội, đặc biệt là sông Tô Lịch đã bị ô nhiễm, một số chất ô nhiễm đã vượt tiêu chuẩn cho
phép nhiều lần. Tuy nhiên, nguồn nước thải sông Tô Lịch hiện vẫn được sử dụng hàng
ngày phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ở thôn Bằng B, xã Hoàng Liệt, huyện
Thanh Trì, một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội.
Nước sông Tô Lịch đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước đen, bốc mùi hôi
thối rất khó chịu, gây bức xúc cho hàng trăm nghìn người dân sống hai bên bờ sông từ
nhiều năm nay. Chính những người dân đó và những nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản
xuất… dọc theo con sông đó đã thải ra dòng sông này biết bao rác rưởi, vật nuôi bị chết
và hàng chục vạn mét khối nước thải chưa qua xử lý mỗi ngày. Với bấy nhiêu thứ bẩn
thỉu dồn xuống dòng sông, đổ xuống dòng sông qua hàng chục năm nay thì làm sao dòng
nước không bị ô nhiễm nặng nề, hôi hám kinh người khiến ta mỗi khi đi qua phải đeo
khẩu trang hoặc bịt mũi bước vội.
7
Nước thải được xả ra sông qua các họng cống.
Các kết quả phân tích về hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước sông Tô Lịch
chỉ ra rằng diễn biến chất lượng nước trên trục chính sông thay đổi khá phức tạp. Mặc dù,
tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về nước thải đô thị và công nghiệp năm 2001 đã tồn tại
nhưng có kế thừa một số tiêu chuẩn đã có trong TCVN năm 1995. Trong khuôn khổ của

đề tài nghiên cứu, tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 5942/1995, 5945/1995 loại B vẫn được
sử dụng để tiện so sánh.
So sánh với giá trị giới hạn cho phép về nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt
loại B (TCVN 5942, 5945/1995 loại B), chỉ có pH tại các điểm lựa chọn lấy mẫu trên
sông Tô Lịch nằm trong giới hạn cho phép còn lại các chỉ tiêu khác đều vượt quá giới
hạn, đặc biệt là chỉ tiêu N-NH4+ và Coliform.
Cụ thể N-NH4+ cao hơn TCVN 5945/1995 loại B từ 2,6-25,22 lần; Coliform cao
hơn 90-1340 lần so với tiêu chuẩn cho phép; COD cao hơn TCVN 5942/1995 loại B từ
3,37-8,2 lần và cao hơn TCVN 5945/1995 loại B từ 1,18-2,87 lần; N-NO2 cao hơn
TCVN 5942/1995 loại B từ 1,42-32,7 lần; chỉ có 1 mẫu N-NO3 tại mương Nghĩa Đô có
hàm lượng cao hơn TCVN 5942/1995 loại B 1,78 lần; PO43- cao hơn TCVN 5945/1995
loại B từ 5,33-18,33 lần.
8
Theo kết quả nghiên cứu của đề tài này (4/2004), nồng độ một số kim loại nặng
đều chưa vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt (TCVN 5942/1995 loại B). Tuy
nhiên, theo kết quả nghiên cứu năm 1997, nước thải sông Tô Lịch còn bị ô nhiễm bởi các
kim loại nặng như Pb, Mn, Zn. Như vậy, hàm lượng các kim loại nặng có thể biến động
theo thời gian hoặc trong quá trình cải tạo các sông nâng cao công tác quản lý môi trường
của các cấp, các ngành, các cơ sở công nghiệp mà hàm lượng các kim loại nặng giảm đi.
Nhìn chung, nước sông Tô Lịch bị ô nhiễm nhưng với mức độ khác nhau trên dọc sông,
có xu hướng giảm dần từ thượng lưu (cống Bưởi) đến hạ lưu (Cầu Sơn) và diễn biến khá
phức tạp. Hàm lượng các chất ô nhiễm tập trung cao ở khu thượng lưu, trung lưu của
sông Tô Lịch, sau đó giảm dần ở các đoạn sau. Nhưng đến khu vực hạ lưu, do có sự gia
nhập thêm nước thải khi qua các khu vực công nghiệp như Thượng Đình, sông Lừ và
sông Kim Ngưu thì hàm lượng một số chất ô nhiễm, đặc biệt là nhóm nitơ, Photpho có xu
hướng biến động nhiều (hàm lượng của chúng tăng thêm).
Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội cho biết, qua nhiều năm, lòng sông Tô Lịch
ngày càng bị thu hẹp, hành lang bảo vệ bị lấn chiếm, chất lượng nước sông ngày càng ô
nhiễm nặng. Mỗi ngày con sông này phải tiếp nhận trên 150.000m3 nước thải sinh hoạt
hòa lẫn nước công nghiệp tập trung ở khu vực Thượng Đình, Cầu Bươu và hàng trăm cơ

sở lớn nhỏ xen kẽ trong khu dân cư.
Có thể nói rằng “Chưa thấy một ngày nào dòng sông không chở nặng rác rưởi”.
Do vậy ý thức của người dân là điều đáng bàn. Thống kê sơ bộ cho thấy, dọc tuyến sông
Tô Lịch dài 14,6km có hơn 10 cửa xả lớn thu gom nước thải, khoảng 200 cống tròn
đường kính 300 - 1.800mm và hàng trăm cống nhỏ dân sinh đổ ra sông. Đây chính là
nguồn gây ô nhiễm chính cho sông Tô Lịch.
9
Rác thải chất đầy 2 bên bờ sông Tô Lịch
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, trung bình một ngày đêm, sông Tô
Lịch phải tiếp nhận trên 100.000m3 nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Trong đó,
khoảng 1/3 là nước thải công nghiệp chưa qua xử lý. Khu công nghiệp (KCN) Thượng
Đình, KCN quận Hai Bà Trưng, KCN Cầu Bươu – Văn Điển, KCN Pháp Vân – Văn
Điển, có nồng độ các chất độc hại cao, xả trực tiếp vào sông Tô Lịch. Ngoài ra, một hệ
thống trên 30 bệnh viện của Hà Nội với lượng nước thải hàm lượng chất bẩn hữu cơ cao,
chứa nhiều vi trùng gây bệnh sau khi được thu gom, vận chuyển trong các tuyến cống,
mương, sông cũng tập trung vào hạ lưu sông Tô Lịch để xả qua cửa Thanh Liệt vào sông
Nhuệ. Mặc dù toàn bộ chiều dài 14,6km đã được cải tạo, nạo vét và kè 2 bờ, song tình
trạng ô nhiễm của sông Tô Lịch vẫn được đánh giá là rất nghiêm trọng với các chỉ số
vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần, hoàn toàn không thể sử dụng trong sinh hoạt, sản
xuất, trồng trọt.
10
2. Hậu quả
Ô nhiễm sông Tô để lại hậu quả nặng nề đối với chất lượng nước mặt và nước
ngầm của thành phố. Nguồn nước thải sông Tô Lịch hiện vẫn được sử dụng hàng ngày
phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ở thôn Bằng B, xã Hoàng Liệt, huyện Thanh
Trì, một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội. Trong khi đó nguồn nước thải sông Tô
Lịch hiện vẫn được sử dụng hàng ngày phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ở
thôn Bằng B, xã Hoàng Liệt, huyện Thanh Trì, một huyện ngoại thành của thành phố Hà
Nội.
Đặc biệt, hàm lượng các kim loại nặng trong sản phẩm rau nước tại một số điểm

thuộc thôn Bằng B rất cao và hàm lượng của đa số kim loại nặng độc hại trong rau
muống nước là cao hơn trong rau muống cạn. Nguyên nhân có thể do nhu cầu nước tưới
của rau muống cạn ít hơn so với rau muống nước nên khả năng tích lũy kim loại nặng
trong 2 loại rau này có sự khác nhau rõ nét.
Theo kết quả nghiên cứu : Hàm lượng các kim loại nặng trong rau của thôn Bằng
B (4/2003)
STT Mẫu Cu
(ppm)
Zn
(ppm)
Pb
(ppm)
Cd
(ppm)
Cr
(ppm)
Hg
(ppm)
As
(ppm)
1 TT1 9,13 71,48 23,28 0,55 3,98 0,025 0,200
2 TT2 5,88 39,75 22,78 0,25 1,88 0,025 0,206
3 TT3 6,63 64,7 25,03 0,38 0,80 0,031 0,299
4 TT4 11,88 46,53 25,78 0,43 0,43 0,022 0,253
5 TT5 11,88 73,75 29,03 0,58 1,88 0,029 0,307
6 TT6 6,38 33,63 27,78 0,35 0,83 0,031 0,303
7 TT7 4,13 34,55 24,03 0,05 2,53 0,036 0,317
8 TT8 1,88 37,03 29,53 0,18 1,50 0,035 0,270
10 TCCP(WHO) 2 30 0,6 0,03 - 0,06 0,2
Các mẫu rau dùng để phân tích gồm: mồng tơi (TT1), Hành (TT2), Cải xanh (TT3)

Muống cạn (TT4), Ngải cứu (TT5), Muống nước (TT6, TT7, TT8). Các số liệu phân tích
đất ở thôn Bằng B xấp xỉ với tiêu chuẩn cho phép nên các kết quả phân tích về hàm
lượng kim loại nặng trong rau trồng tại thôn Bằng B cho thấy việc sử dụng nước thải đô
thị để tưới rau gây tích luỹ kim loại nặng trong các sản phẩm rau trồng. Nói chung, trong
sản phẩm rau, hàm lượng các kim loại nặng như Cu, Zn, Pb, Cd, Cr, Hg, As, là cao.
Nếu so sánh các số liệu phân tích của các mẫu rau với tiêu chuẩn của WHO, hàm lượng
các kim loại Cu, Zn, Pb, Cd, Cr, Hg, As đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể, hàm lượng
11
Cu cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2.06-5,94 lần; hàm lượng Zn cao hơn tiêu chuẩn cho
phép từ 1,12-2,46 lần; hàm lượng Pb cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 37,97-49,22 lần;
hàm lượng Cd cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,67-19,33 lần; hàm lượng As cao hơn tiêu
chuẩn cho phép từ 1,03-1,59 lần.
Người dân chính là người từng ngày phải lãnh đủ những hệ lụy kéo theo. Một
người dân sống tại số nhà 249 Nguyễn Khang nói: "Giáp bên sông chết, hàng ngày chúng
tôi phải chịu đựng mùi hôi thối bốc lên. Nhất là những ngày thời tiết oi bức, dù đã đeo
khẩu trang nhưng mùi thối vẫn sộc thẳng vào mũi. Sinh hoạt gia đình và sức khỏe các
thành viên trong nhà đều bị ảnh hưởng".
Ông Nguyễn Trung Cường, nhà cạnh sông Tô Lịch thuộc P.Khương Đình
(Thanh Xuân), than phiền bao nhiêu năm qua dòng sông vẫn nguyên một màu đen. “Mức
độ ô nhiễm gồm đủ loại mùi hôi thối, xác động vật trôi nổi nên giờ có thấy dòng sông
đen hơn, nặng mùi hơn người dân cũng không còn sức kêu than nữa” - ông Cường than
vãn.
Không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khoẻ của người dân sống ở quanh khu
vực sông, ô nhiễm sông Tô con ảnh hưởng đến sức khoẻ của những người làm công việc
vớt rác và nạo vét sông Tô Lịch. Anh Thái (quê Thái Bình) cho biết bị các bệnh ngoài da là còn
nhẹ, nhiều anh khi xuống dưới đấy dẫm phải ống kim tiêm, đinh gỉ, mảnh chai, cây mục dưới lòng sông.
Cách đây đã lâu, có anh Hoà trong lúc xuống vớt rác đã bị mảnh thuỷ tinh đâm ngang bàn chân, chảy máu
lênh láng dính phải nước sông ô nhiễm gây nhiễm trùng nặng, phải bỏ việc về quê.
Số liệu quan trắc gần đây cho thấy vào mùa khô hàm lượng oxy hòa tan (DO)
thấp hơn 2,5 lần so với tiêu chuẩn, nhu cầu oxy sinh học (BOD5) vượt tiêu chuẩn cho

phép 4,7 lần, hàm lượng amoniac vượt tiêu chuẩn cho phép 17,3 lần, hàm lượng nitrit
vượt 3,3 lần, riêng hàm lượng coliform vượt tiêu chuẩn cho phép đến 9.552,5 lần Điều
đó khiến dòng sông này trở thành sông chết khi nguồn nước tại đây không thể sử dụng
cho bất cứ mục đích nào.
Ô nhiễm sông Tô còn làm mất đi môi trường sống lý tưởng của các loài sinh vật
sông nơi đây. Dưới dòng nước đen ngòm của con sông đó cá, cua, tôm, ốc không còn
sống được nữa vì bị nhiễm độc! Chỉ có bọ gậy và muỗi cùng các loại vi trùng gây hại có
thể tồn tại được.
12
3. Các biện pháp cải tạo sông Tô Lịch
Để cải tạo sông Tô Lịch cần sự chung sức đồng lòng của các cơ quan chức
năng và người dân Thủ đô. Ảnh: Duy Tuấn
Hướng tới 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, TP lập phương án cải tạo, nâng cấp
sông Tô Lịch để giải quyết những vấn đề bức xúc về tiêu thoát nước, ô nhiễm môi trường
và cảnh quan trong khu vực.
Bài toán hồi sinh sông chết Tô Lịch đang được đưa ra bàn thảo. Tuy nhiên, mọi
phương án sẽ không khả thi nếu thói xấu xả rác bừa bãi của người dân không chấm dứt.
Đề án nhiệm vụ và các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường bức xúc trên địa bàn
thành phố hà nội đến năm 2010 vừa được thành phố phê duyệt tháng 7 năm 2009 xác
định từ nay đến năm 2010 sẽ thực hiện dự án thu gom và xử lý nước thải cho một đoạn
sông Tô lịch tại đầu đường Hoàng Quốc Việt cắt đường bưởi. Dự án này sẽ được đầu tư
khoảng 600 tỷ đồng xử lý toàn bộ nước thải sông tô lịch đoạn chảy đến Hoàng Quốc Việt
và nước thải thu gom từ bờ sông khoảng 1-2 km trước khi đổ vào sông tô lịch.
13
Thu gom rác thải trên sông Tô Lịch
Theo Sở TNMT Hà Nội, nguyên tắc đầu tiên trong quá trình làm sống lại sông Tô
Lịch là "không cống hóa mà để dòng chảy tự nhiên". Tiếp đó, để làm nước sông bớt ô
nhiễm, sở này đề xuất xây dựng hệ thống cống bao dọc sông để thu gom nước thải về
trạm xử lý tập trung tại cuối nguồn. Đồng thời, trên từng đoạn sông, sẽ xây dựng các trạm
xử lý nước thải quy mô nhỏ, tập trung vào hơn 10 cửa xả lớn. Các trạm nhỏ này sẽ đặt

ngầm dưới lòng sông, có quy mô tùy theo lưu lượng nước cần xử lý.
Sẽ đặt trạm xử lý nước thải mini ở các cửa xả lớn trên sông
14
Một trong những biện pháp quan trọng khác để giảm ô nhiễm cho sông Tô Lịch -
được Sở TNMT đề xuất là bổ cập nước cho sông. Theo ông Phạm Văn Khánh - Phó
Giám đốc Sở TNMT Hà Nội - để cải thiện khả năng tiêu thoát, duy trì cân bằng nước và
pha loãng nồng độ ô nhiễm, cần bổ cập thêm nước tự nhiên cho sông Tô Lịch. Tuy nhiên,
mối quan ngại của cơ quan chức năng là các kênh mương đã bị ngắt quãng trong quá
trình đô thị hóa.
Để làm được điều này, có một số phương án khác nhau như lấy nước từ hồ Tây,
các hồ điều hòa, sông Hồng, sông Nhuệ. Trong đó, có thể lấy nước sông Hồng vào dòng
chảy sông Tô Lịch theo hướng khai thông dòng chảy cũ hoặc đấu nối thông qua sông
Nhuệ. Địa hình dòng chảy của các sông hiện tại cho thấy, có thể đảm bảo cao độ dòng
chảy
Hiện năng lực của hệ thống cống dẫn nước từ sông Hồng vào sông Nhuệ chỉ có
lưu lượng 36,3m3/giây, và Bộ NN&PTNT đã có kế hoạch nâng cấp hệ thống này về lưu
lượng lên gấp đôi hiện tại. Và với đề nghị của Hà Nội, chuyên gia về thủy lợi của Cục
Thủy lợi cho hay Bộ NN&PTNT đã chấp thuận điều chỉnh quy hoạch này để tăng thêm
lưu lượng cấp nước vào sông Nhuệ lên mức 75m3/giây nhằm có đủ nước cho cuộc “thau
rửa” sông Tô Lịch.
Theo đề xuất của Hà Nội, vị trí lấy nước từ sông Hồng và vị trí bổ cập vào sông
Tô Lịch dựa trên nguyên tắc gần với nguồn cấp nước nhất - tức là lấy từ đầu nguồn sông
Nhuệ để hạn chế ô nhiễm của bản thân sông Nhuệ.
Trên cơ sở các hệ thống kênh mương hiện có, Hà Nội xác định điểm lấy nước tại
sông Nhuệ là ngay sau cống Liên Mạc qua hệ thống kênh mương tại Chèm - Đông Ngạc
(huyện Từ Liêm), mương chạy dọc đường Nguyễn Hoàng Tôn (Q.Tây Hồ), Cổ Nhuế (Từ
Liêm) tới Nghĩa Đô (Cầu Giấy) và cấp vào sông Tô Lịch.
Phó giám đốc Sở Quy hoạch - kiến trúc Hà Nội Vũ Tuấn Định giải thích lưu
lượng thiết kế của cống Liên Mạc có thể đảm bảo cho việc bổ cập nước 5m3/giây. Ông
Định cho biết hiện đây là hướng tuyến thuận lợi và khả thi nhất mà sở đang nghiên cứu

để giới thiệu.
15
Đại diện Sở QHKT Hà Nội cho rằng, do ý tưởng lấy nước sông Hồng sẽ gặp
nhiều khó khăn, có thể lựa chọn lấy nước sông Nhuệ để thau rửa sông Tô Lịch. Tuy vậy,
nước sông Nhuệ phải được lấy từ đầu sông, chứ nếu lấy đoạn giữa thì không có ý nghĩa
bởi chính sông Nhuệ - đoạn qua Hà Nội cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Ông Đỗ Viết Chiến - Phó Giám đốc Sở QHKT - nhận định, có thể dùng phương
án lấy nước sông Nhuệ qua trạm bơm Xuân Phương, chảy qua mương ở đường Nguyễn
Hoàng Tôn và đổ vào sông Tô Lịch ở đường Hoàng Quốc Việt.
Những cống thải trực tiếp ra sông Tô Lịch - thủ phạm gây ô nhiễm
Đánh giá phương án này là "khả thi", song Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng
Khanh - Phó Chủ tịch UBND TP - yêu cầu xem xét lại quy hoạch toàn tuyến cũng như
cân nhắc kỹ các yếu tố liên quan trước khi lựa chọn phương án để chính thức trình
UBND TP thông qua. Theo dự kiến, đến tháng 6.2009 TP sẽ thông qua phương án cải
tạo, nâng cấp sông Tô Lịch, sau đó sẽ đưa ra lộ trình cụ thể để "làm sống lại" sông Tô
Lịch.
16
Ngoài ra, Sở TNMT còn đề xuất với UBND thành phố cơ chế khuyến khích các
hộ dân ứng dụng chế phẩm vi sinh, hóa sinh để xử lý nước thải, đặc biệt là nước đen từ
bể phốt, trước khi thải ra cống chung đổ xuống sông Tô Lịch. Các khu nhà ở, công trình
mới xây dựng đều phải có công nghệ xử lý nước thải triệt để, hiệu quả để đảm bảo nước
thải trước khi ra môi trường.
Phương án khác được Sở TNMT HN đề xuất là việc sử dụng hóa chất, hoạt chất,
chế phẩm để xử lý nước bề mặt theo từng đoạn hoặc theo từng cống xả chính. Đồng thời,
tiến hành nạo vét thường xuyên. Đây là giải pháp tình thế để có thể xử lý, phục hồi, làm
sạch tạm thời chất lượng nước sông trong thời gian ngắn, phạm vi nhỏ, để chuẩn bị cho
việc xây dựng và triển khai các phương án cải tạo lâu dài.
17
Sơ đồ một phương án dẫn
nước sông Hồng vào làm sạch

sông Tô Lịch - Nguồn: Sở
Quy hoạch - kiến trúc Hà Nội
cung cấp
Đ

h
o

Hai bên sông Tô Lịch cũng được tăng cường cây xanh để tạo cảnh quan, thông
thoáng cho môi trường, phục hồi sinh thái cho dòng sông.
“Nước sông Tô vừa trong vừa mát “
Hai bên bờ sông, đoạn Cầu Giấy - Cầu Mới được quy hoạch thành hệ thống công
viên, vườn hoa; một phần rất nhỏ mặt sông được quy hoạch thành khu dịch vụ văn hoá -
du lịch, khu ẩm thực, bãi đỗ xe trên mặt sông.
Hành lang bờ sông sẽ được thiết lập hệ thống cây xanh, chiếu sáng-nhằm chống
việc đổ rác thải, tái lấn chiếm như hiện nay. Bên cạnh các hạng mục chủ yếu, hệ thống
thu gom, xử lý nước thải chống ô nhiễm cho dòng sông sẽ được xây dựng mới.
Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải trước khi đổ vào sông Tô Lịch, kết
hợp sử dụng chế phẩm sinh học làm sạch nước sông là những giải pháp lần đầu được
Hà Nội áp dụng để xử lý ô nhiễm con sông giữa thủ đô. Mục tiêu đề án xử lý ô nhiễm
môi trường Hà Nội quá tầm.
18
Bộ NN&PTNT đang quy hoạch nâng cấp, cải tạo hệ thống cống Liên Mạc (huyện
Từ Liêm) nhằm nâng cao khả năng chủ động tưới tiêu cho các địa phương nằm dọc hai
bên bờ sông Nhuệ.
19
III. Kết luận
Như vậy, cho đến hôm nay vẫn chưa có phương án chọn để "làm sống lại sông Tô
Lịch", trong khi đó một số phương án đều đòi hỏi một núi tiền. Đây cũng là điều nan giải,
cần phải có những giải pháp đồng bộ, khoa học và táo bạo.

Sông Tô Lịch gắn với lịch sử mấy ngàn năm đã tạo ra một không gian văn hoá rất
linh thiêng của Hà Nội và của dân tộc; và rất riêng, nó gắn với thời thanh niên gian khổ
và trong sáng của hàng vạn sinh viên đã tham gia cải tạo dòng sông.
Trong lòng chúng tôi chỉ là mong sao cho sông Tô Lịch một ngày nào đó sẽ là
một dòng sông đầy nước có du thuyền vừa lưu thông vừa du lịch như sông Matxcơva hay
sông Xen chảy qua Pari. Tô Lịch sẽ lại là một dòng sông như nó từng là sông trong lịch
sử.
Đề tài hay, độc đáo nhưng số liệu không sâu sát, cụ thể
Phân tích còn sơ sài
ĐVĐ được nhưng kết luận không hay
Ưu tiên đề tài mới 7
20

×